HVG doanh thu tỷ đô , Lợi nhuận ngàn tỷ giai đoạn 2016-2018!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sgnvina2015, 02/06/2016.

4383 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 12:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 570464 lượt đọc và 4612 bài trả lời
  1. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    Không mua CP quỹ như đã công bố như HAG cũng nói .

    Mua trọn vẹn CP quỹ như HVG đã công bố cũng chê .
  2. 3Phi

    3Phi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2014
    Đã được thích:
    2.254
    Thực tế, những ngành Hùng Vương dồn lực đầu tư đều hứa hẹn tiềm năng. Chẳng hạn, thức ăn chăn nuôi là ngành có quy mô doanh thu 6 tỉ USD và nhu cầu luôn tăng 13-15%/năm. Theo dự báo của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, đến năm 2020, thị trường cần 25-26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Lợi thế cho Hùng Vương còn là kết hợp bán hàng ra bên ngoài với tiêu thụ nội bộ, đang chiếm 36% sản lượng bán ra.
    Riêng trong chăn nuôi heo, Hùng Vương mạnh dạn bởi nhìn thấy triển vọng từ thị trường đông dân nhưng chỉ mới tiêu thụ 200 gram thịt heo/người/năm. Tương tự, Công ty dự kiến chi 1.500 tỉ đồng cho đầu tư kho lạnh với sức chứa 60.000 tấn khi thấy tiềm năng của một thị trường sẽ cần thêm 500.000 tấn kho lạnh trong 5 năm tới.

    Điều khiến nhà đầu tư bớt lo là những lãnh đạo ở Hùng Vương và các công ty thuộc Hùng Vương đều có thâm niên hàng chục năm trong ngành thủy sản. Ngoài ra, các gương mặt điều hành như ông Hồ Quốc Lực ở Fimex, ông Nguyễn Quang Hiền ở Việt Thắng, ông Nguyễn Văn Ký ở Agifish đều có kinh nghiệm quản lý không dưới 5 năm. Nghĩa là họ có khả năng am tường, sâu sát tình hình kinh doanh, các biến động thị trường cũng như văn hóa của Công ty. Về trung hạn, những nhà máy chế biến mới cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng sản lượng cá tra xuất khẩu của Hùng Vương
  3. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    Thức ăn chăn nuôi phải làm lớn như HVG mới có tiền chi cho nghiên cứu và phát triển .

    HVG còn có kế hoạch liên doanh với Đan Mạch xây nhà máy sx ra các enzyn thiết yếu cung cấp cho việc sx thức ăn chăn nuôi .

    Tương lai của thức ăn bền vững?




    (Thủy sản Việt Nam) - Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn tôm nói riêng ở Việt Nam vẫn luôn là vấn đề nan giải. Điều này không chỉ khiến giá thức ăn luôn ở xu thế tăng, tác động lớn đền giá thành, mà còn ảnh hưởng lớn tới yêu cầu phát triển bền vững của lĩnh vực này.
    Bị động nguồn cung

    Thức ăn chiếm tới 60 - 70% chi phí sản xuất và giá thành. Thực tế từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Trong đó, có tới 90% nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm (khô đậu tương, lúa mì, ngô, bột xương thịt, bột cá…) đang phải nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, tính riêng tháng 2/2016, nhập khẩu đậu tương 23,1 nghìn tấn, trị giá 9,7 triệu USD; nhập khẩu ngô 486,5 nghìn tấn, trị giá 97,3 triệu USD.

    Cùng với đó, là việc số lượng nhà máy sản xuất thức ăn tôm trong nước cũng hạn chế, năng lực tự sản xuất còn yếu kém và không làm chủ được công nghệ. Thị trường sản xuất thức ăn tôm chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (> 60% thị phần). Theo các chuyên gia nông nghiệp, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu làm cho giá thức ăn tôm trong nước luôn biến động, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành thủy sản. Đồng thời, làm giá thức ăn tôm ở Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

    Việc phụ thuộc nhập khẩu được cho là do Việt Nam chưa sản xuất được những thức ăn bổ sung. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trong nước cũng đang có sự mất cân đối, thiếu quỹ đất, thiếu chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu, thiếu quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn. Theo đó, do tập trung đầu tư sản xuất lúa, gạo xuất khẩu nhưng Việt Nam phải nhập hàng triệu tấn ngô, đỗ tương… do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Mặt khác, những đề tài nghiên cứu cho lĩnh vực này còn ít, nhỏ lẻ, các viện nghiên cứu trong nước nhìn chung chưa có kết quả nghiên cứu nào thành chuỗi công nghệ phổ biến đại trà vào sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài.


    Khó kiểm soát

    Chất lượng của thức ăn tôm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phương pháp chế biến và sản xuất. Theo PGS.TS Lại Văn Hùng, nguyên Trưởng Khoa Nuôi trồng Trường Đại học Nha Trang thì nhu cầu protein trong thức ăn của tôm nuôi rất cao, đặc biệt là tôm sú, vì vậy protein được khẳng định là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn tôm. Tuy nhiên, tôm không có pepsin tiêu hóa, chúng tiêu hóa protein bằng các ezyme tuyến tụy nên chỉ chấp nhận được các loại protein nhất định và đầy đủ hàm lượng amino axit cần thiết.

    [​IMG]

    Giá thức ăn quyết định giá thành sản xuất tôm - Ảnh: Phan Thanh Cường

    Theo đó, bột cá, bột tôm, bột mực chứa protein có các thành phần amino axit phù hợp với khả năng tiêu hóa của tôm. Nhưng thực tế hiện nay, nguồn nguyên liệu ngày càng hạn chế, một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm đã thay thế nguồn nguyên liệu đầu vào bằng bột xương, bột huyết, bột lông vũ… không đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng cho tôm. Trong khi, các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn đến hàm lượng protein trong thức ăn tôm ít để ý đến nguyên liệu đầu vào.Kết quả kiểm tra đối với thức ăn bổ sung của các đoàn thanh tra tại ĐBSCL chỉ ra rằng, một số lượng đáng kể thức ăn chưa được đăng ký lưu hành trên thị trường, các sai phạm về chất lượng hoặc quảng cáo quá mức tại nhãn sản phẩm diễn ra phổ biến.

    Hiện sản phẩm thức ăn nhập khẩu đã được thực hiện kiểm tra chất lượng theo từng lô hàng nhập khẩu, tuy nhiên các lô hàng sản xuất trong nước khi lưu thông trên thị trường hầu như không được kiểm tra chất lượng, ngoại trừ khi đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, khi đăng ký lưu hành thì các doanh nghiệp lại được tự lựa chọn cơ sở phân tích. Trong nhiều trường hợp mẫu mang đi kiểm tra thì rất tốt, nhưng lại không có chế tài nào để thực hiện kiểm tra chất lượng thức ăn khi lưu thông trên thị trường.


    Giải pháp

    Để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất thức ăn tôm, Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc đầu tư cho việc sản xuất nguyên liệu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng sản xuất nguyên liệu. Các chính sách ưu đãi về vốn, đất sản xuất để các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cần được quan tâm. Cần tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt cho doanh nghiệp và người dân.

    Đồng thời, cần có các cơ chế khuyến khích các tập thể, các nhân xây dựng cầu cảng, hệ thống vận chuyển, nhà kho chuyên dụng để phục vụ cho việc vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu… Cùng với đó, để thúc đẩy sản xuất thức ăn trong nước, cần đầu tư nghiên cứu khoa học hiệu quả và hợp tác với các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài, chú trọng nghiên cứu những khâu đột phá theo chuỗi sản phẩm: khoáng, vi sinh, enzym, chất tạo màu, tạo mùi… nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu và mang lại hiệu quả nhất cho ngành sản xuất thức ăn tôm của nước ta, trong tình trạng, nguồn bột cá đang ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
    3Phi thích bài này.
  4. 3Phi

    3Phi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2014
    Đã được thích:
    2.254
    Ở thị trường Nga, chúng ta không chỉ bán mà còn mua. HVG đã ký hợp đồng hợp tác liên doanh 3 nhà gồm: nhà đánh bắt – nhà cung ứng nguyên liệu – nhà sản xuất tiêu thụ, Chúng tôi đã được cấp giấy phép vào ngày 27/03. Nga là một đại diện, Việt Nam là 1 đại diện, bên công ty Masgato là 1 đại diện.
    3 cổ đông: phía Nga là 49%, Việt Nam là ~31%, Tây Ban Nha là ~20%. Ở đây, bên phía Nga chịu trách nhiệm cung ứng là cá Minh Thái. Hùng Vương là đơn vị tiếp nhận để chế biến và xuất khẩu. Đơn vị bao tiêu tiêu thụ là Masgato. Lượng cá này tiêu thụ trên thế giới gấp 5 lần con cá tra. Giá đầu vào của con cá này cũng thấp hơn cá tra rất nhiều.
    Tình hình biến động chính trị tại Nga lúc này chính là thời cơ tốt nhất để đầu tư vào Nga. Việc đồng rúp giảm giá mạnh so với USD thì việc mua lại tài sản của các NĐT tại Nga đã rẻ hơn 50%.
    Ngày 7/5, khi thủ tướng Nga vào Việt nam sẽ có 2 công bố: Việt Nam đầu tư và mở khu công nghiệp tại Mascova. Hùng Vương là một trong những doanh nghiệp cùng đi Ngân hàng đầu tư để đầu tư vào khu công nghiệp này. Trong đó, HVG đầu tư kho lạnh và khu chế biến. Giấy phép thứ 2 là liên doanh giữa HVG và Rosa Fish - đơn vị đánh bắt của Nga. Như vậy sẽ nhập khẩu cá vào Nga, chế biến tại Việt Nam và xuất đi khắp thế giới.
    Việc hợp tác này 3 bên đều có lợi và phía Nga đã chọn đối tác là Việt Nam. HVG đã đầu tư 3 nhà máy ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre để tăng sản xuất cá Minh Thái và cá tra

    Sắp tới, Công ty dự kiến sẽ xuất khẩu cá Alaska pollak (cá minh thái). Đây là loại cá cho giá trị thương phẩm cao, được tiêu thụ rộng rãi và đang cạnh tranh mạnh mẽ với cá tra/basa. Nhưng nguyên liệu cá Alaska pollak lớn nhất thế giới lại nằm ở Nga. Theo ông Dương Ngọc Minh, Hùng Vương dự kiến mua 51% vốn ở Công ty Thủy sản Nga (RFC) vào cuối tháng 7 này là vì lý do trên. Nhưng hơn hết, nhờ nắm 5% thị phần phân phối cá ở Nga, RFC có thể giúp Hùng Vương thâm nhập thị trường Nga
  5. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    HVG đầu tư nhà máy mới để tăng công suất chế biến cá Minh Thái vừa có tiền , vừa thêm nguồn xương , đầu cá và ruột chế biến thức ăn chăn nuôi ( cho không ) :

    Việc hợp tác này 3 bên đều có lợi và phía Nga đã chọn đối tác là Việt Nam. HVG đã đầu tư 3 nhà máy ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre để tăng sản xuất cá Minh Thái và cá tra.

    Tốc độ tăng trưởng cá Minh Thái HVG phải chế biến cụ thể như sau :

    2015 - 10.000 tấn .
    2016 -25.000 tấn.
    2017 -40.000 tấn .
    2018-60.000 tấn.

    Kế hoạch được đưa ra là năm 2016, sẽ sản xuất khoảng 10.000 tấn cá tuyết tại Việt Nam,
    Last edited: 05/07/2016
    3Phi thích bài này.
  6. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    ................

    ................

    Năm 2018 sản lượng cá minh thái Việt Nam có thể tăng 6 lần
    Ông Andrey Teterkin, Giám đốc điều hành của Công ty Thủy sản Nga (RFC), DN giữ hạn ngạch cá minh thái lớn nhất của Nga cho rằng, trong vài năm tới Việt Nam sẽ nhanh chóng thay thế Trung Quốc trong vai trò là một trung tâm chế biến cá thịt trắng.
    http://image.*********.vn/2016/03/24/ca-minh-thai_1045391.jpg

    Theo ông Andrey Teterkin, năm 2018 Việt Nam sẽ chế biến 60.000 tấn cá minh thái đã bỏ đầu và ruột (H&G), tăng so với 10.000 tấn năm 2015. Như vậy, năm 2016 sản lượng này sẽ phải đạt 25.000 tấn, khi đó RFC là nhà máy liên doanh với Công ty CP Hùng Vương và Công ty cá tra Việt. Và chắc chắn năm 2017 sản lượng sẽ tăng lên 40.000 tấn. Đến năm 2018, RFC và Công ty CP Hùng Vương dự tính chế biến 40.000 tấn cá minh thái. Các thành phẩm gồm block cấp đông kép và phi lê cấp đông nhanh, rời của nhà máy sau đó được tập đoàn thủy sản Mascato của Tây Ban Nha bán. Con số 60.000 tấn năm 2018, cao hơn 20.000 tấn so với mục tiêu của RFC là sản lượng dự trù tăng thêm. Ông cũng hy vọng nhiều nhà máy chế biến cá minh thái được xây dựng ở Nga hơn, vì chi phí lao động thấp hơn, có nguồn nguyên liệu và có hỗ trợ của chính phủ.

    Các DN xây dựng nhà máy chế biến tại Nga sẽ được Chính phủ Nga cấp 5% hạn ngạch tổng sản lượng được phép khai thác (TAC) và các tàu cá đóng mới ở Nga được cấp 15% TAC.

    Theo ông Teterkin, Quốc hội Nga đang có những sửa đổi về luật và hy vọng, đến năm 2018, cũng sẽ có một trung tâm chế biến ở Viễn Đông Nga, cũng như lượng cá minh thái chế biến tại Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Khi các công ty khai thác của Nga xem xét việc chuyển hướng cơ sở chế biến ra ngoài Trung Quốc, họ sẽ sản xuất nhiều cá philê và nguyên con hơn và giảm cá H&G. Sự yếu kém trong ngành chế biến cá H&G Trung Quốc sẽ dần nhường cơ hội cho Việt Nam và sẽ chuyển hướng sản xuất nhiều cá philê hơn.

    Espersen chuyển hướng sang Việt Nam

    Quan điểm của ông Teterkin cũng giống với ông Klaus Nielsen, Giám đốc điều hành của A. Espersen, tập đoàn chế biến thịt trắng Đan Mạch. Espersen đã ngừng chế biến ở Trung Quốc và chuyển sản xuất cá tuyết khu vực châu Á sang Việt Nam.

    Ông Nielsen cho biết, những thương hiệu lớn của Mỹ và Anh đang tìm kiếm các đối tác chế biến, chứ không xây dựng nhà máy riêng. Một số thương hiệu không yên tâm về chế biến tại Trung Quốc và đang tìm đến Việt Nam. Kế hoạch được đưa ra là năm 2016, sẽ sản xuất khoảng 10.000 tấn cá tuyết tại Việt Nam, vì nhu cầu đang tăng trở lại. Chi phí ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn so với Việt Nam, do có sự thay đổi trong nền kinh tế. Trung Quốc đang điều chỉnh mức lương cao hơn cho người lao động, trong khi Việt Nam có lẽ sau 10 năm cũng sẽ giống Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam giống như một trung tâm gia công cho cả thế giới.

    Trong tương lai, Việt Nam sẽ có vị thế tốt trong các liên kết thương mại của mình. Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU; có quan hệ chặt chẽ với Nga; và tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc gia nhập này sẽ mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam.
    3Phi thích bài này.
  7. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    Sau khi chế biến tại VN , HVG ăn chi phí sản xuất , thường thì nó chỉ xuất hàng theo định kỳ từng ít một khi có khách mua ( thường mùa cá biển ở nước ngoài sẽ đánh theo mùa khoảng 3 tháng cao điểm nên hàng sẽ dồn về 1 thời điểm chế biến rất khủng ) . Do đó nó sẽ lưu kho lạnh và đương nhiên hệ thống kho lạnh 60.000 tấn hiện đại của HVG sẽ có thêm nhiều khách VIP . Thời hạn lưu kho tại VN sẽ rất dài do chi phí rất rẻ hơn nhiều so với gửi kho lạnh tại các nước nhập khẩu.

    Và việc vận chuyển từ cảng tới nhà máy và ngược lại đều do đội xà lan chuyên dụng của HVG đảm nhiệm .

    Như đã nói ở trên đầu , xương ruột cá tuyết và minh thái bỏ lại VN làm thức ăn chăn nuôi .

    Túm cái váy lại anh Minh luộc hết k bỏ sót thứ gì . Từ chế biến cá , lưu kho lạnh ( cái này thơm nhất ) , vận chuyển , bột cá biển làm thức ăn chăn nuôi ( cái này cũng rất thơm vì chi phí gần như bằng không ) .

    Chỉ có làm ăn lớn mới có những cơ hội lớn như thế .
    --- Gộp bài viết, 05/07/2016, Bài cũ: 05/07/2016 ---
    ..........
    Phân tích mảng chế biến cá Minh Thái làm tôi hiểu kỹ hơn lý do vì sao HVG phải phát hành trái phiếu để đi xây kho lạnh và nhà máy chế biến cá mới .

    Và lý do vì sao lãnh đạo tự tin HVG đang đi rất đúng hướng .
    Last edited: 05/07/2016
    nxtin19813Phi thích bài này.
    3Phisgnvina2015 đã loan bài này
  8. 3Phi

    3Phi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2014
    Đã được thích:
    2.254
    a Minh CT ích kỷ quá,muốn thâu tóm tất tần tật, k bỏ sót phần nào kể cả cái vảy cá (nếu có )
    sgnvina2015nxtin1981 thích bài này.
  9. hoangf319

    hoangf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    4.637
    Khi nao Lai moi cho chay
  10. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.153
    Nay không tăng thì táng
    sgnvina2015nxtin1981 thích bài này.

Chia sẻ trang này