HVG Doanh thu tỷ Đô, lợi nhuận ngàn tỷ giai đoạn 2017-2020.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sgnvina2015, 23/11/2016.

2308 người đang online, trong đó có 85 thành viên. 01:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 229577 lượt đọc và 1892 bài trả lời
  1. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Còn về chuyện giá cá tra NL tăng có lợi thế nào cho HVG thì có thể hình dung thế này . Tháng 3-4 2016 giá cá tra cũng tăng từ 18-19 K lên 22 K /kgs .
    Lúc đó CEO lên tiếng nếu duy trì mức giá này tới cuối tháng 9 thì 2016 HVG sẽ lời riêng mảng cá tra là 500 tỷ . ( tiếc rằng tháng 5 -9 giá cá tra về lại mốc 18-19 K)
    Hiện tại giá cá tra k chỉ 22 K mà đã lên mốc 23 -24.5 K .Và khả năng sẽ tiếp tục tăng ít nhất cho đến tháng 6 , 2017 .

    HVG dự kiến thu lãi 500 tỷ đồng mảng cá tra năm 2016

    Tổng giám đốc công ty Hùng Vương (HVG) dự báo, năm 2016 doanh số về xuất khẩu cá tra của Hùng Vương sẽ tăng 30% so với 2015 do giá xuất khẩu và nguyên liệu tăng. Dự báo, lợi nhuận của riêng mảng cá tra trong năm 2016 đạt trên 500 tỷ đồng, chưa kể lợi nhuận mảng thức ăn và tôm

    http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lie...ia-bao-nhieu-moi-hop-ly-20160406144302966.chn
    nxtin1981stck thích bài này.
  2. Khanh_FA

    Khanh_FA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    10.776
    Ko nên kỳ vọng nhiều.
    alexpham263 thích bài này.
  3. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Bỏ cả 2 bài cl trên cafef là biết các cụ ấy xoắn thế nào rồi.
    Heo HVG chưa suất giá ngắn hạn k ảnh hưởng.
    Hôm nay k cần đè nữa tôi mua lại đủ rồi nhé cụ Hưng LÙN.
    --- Gộp bài viết, 20/01/2017, Bài cũ: 20/01/2017 ---
    Quí này chỉ nhìn đến cá.
    Những cái khác k quan tâm.
    nxtin1981sgnvina2015 thích bài này.
  4. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Mua được rồi.
    Mấy cụ bỏ tiền viết bài trên cafef cũng chỉ mong đến giá này thôi.
    Còn chần chừ...
    MẤT CƠ HỘI
    nxtin1981, sgnvina2015alexpham263 thích bài này.
  5. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Theo dữ liệu từ VASEP :

    Tháng 12 XK cá tra : 169.000 triệu USD tăng 31.5 % so với cùng kỳ 2015 .
    Tháng 11 XK cá tra 155.345 triệu .

    Cả năm là 1,714.892 triệu tăng 9.1 % so với cùng kỳ ..

    Theo báo cáo DT XK VHC tháng 12 sẽ giảm , như vậy khả năng HVG sẽ tăng mạnh XK trong tháng 12 (?)

    TT TQ Tháng 12 tăng 131 % so với cùng kỳ .
    Tháng 11 và 12 TT TQ đã vượt TT Mỹ .

    Mà HVG tập trung chính vào TT TQ .
    Last edited: 20/01/2017
    nxtin1981stck thích bài này.
  6. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    Thủy sản xuất sang Trung Quốc sẽ tăng mạnh
    Thứ Sáu, ngày 20/01/2017 15:00 PM (GMT+7)


    Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2017 tiếp tục tăng trưởng khoảng 30% và lần đầu gia nhập vào nhóm thị trường “tỉ đô” cùng với Mỹ, EU, Nhật Bản.

    Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản năm 2016 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức chiều 19-1 tại TP HCM.

    [​IMG]

    Sản phẩm cá tra phi-lê của Việt Nam xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật, EU…

    Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu thủy sản đi 161 thị trường với kim ngạch khoảng 7,053 tỉ USD, tăng 7,4% so với năm 2015. Trong đó, tôm vẫn mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất ngành, đạt 3,13 tỉ USD (chiếm tỉ lệ 44%) về giá trị; cá tra đứng thứ 2 (24%), thu về 1,67 tỉ USD.

    Đặc biệt, cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đến 89%, kim ngạch 305 triệu USD; tôm tăng 23%, kim ngạch đạt 431 triệu USD. Dù vậy, đại diện VASEP nhận định Trung Quốc là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro nhưng do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu lớn nên đây vẫn là thị trường có sức hút.

    Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị về khả năng ngành cá tra sẽ đi vào “bẫy” thương lái Trung Quốc như nhiều loại nông sản khác như dưa hấu, heo hơi, cá sấu,… ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thủy sản Hùng Vương, cho rằng cá tra khác hẳn các loại nông sản khác. Ông Minh tỏ ra lạc quan cho biết với đà tăng trưởng như hiện nay, đồng thời dự báo năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. “Phải thẳng thắn thừa nhận rằng 20 năm xuất khẩu cá tra đi Mỹ, EU, sản phẩm của chúng ta chủ yếu chỉ là phi-lê đông lạnh. Trong khi đó, với nền ẩm thực lâu đời của mình, các đầu bếp Trung Quốc đã chế biến cá tra thành 10 món khác nhau và 4 món đã có trong thực đơn thường xuyên của các nhà hàng và bán giá gấp 10 lần giá mua, kích thích các nhà nhập khẩu. Tại Trung Quốc, cá tra cạnh tranh với cá chép nhưng ưu thế hơn là không có xương dăm, phù hợp với người già, trẻ em và phù hợp với túi tiền. Trung Quốc là thị trường lớn, người dân ngày càng chuộng thủy sản, đặc biệt là thủy sản nhập khẩu” - ông Minh nói.

    Đối với mặt hàng tôm, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất, chiếm tỉ lệ đến 58%. Do vậy, Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng khi các thị trường truyền thống sụt giảm.

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về chất lượng thủy sản xuất khẩu năm 2016, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), nhận xét tình hình tồn dư hóa chất, kháng sinh có cải thiện, số cảnh báo từ EU có giảm so với năm trước. Dù vậy, EU vẫn đánh giá tỉ lệ tồn dư như vậy là cao, họ yêu cầu phía Việt Nam cần có biện pháp quản lý hiệu quả hơn đồng thời sẽ tổ chức đoàn kiểm tra tận nơi trong năm 2017. Với thị trường Nhật, kiểm soát thủy sản nhập khẩu đang rất ngặt nghèo, chỉ cần phát hiện một lô hàng bị nhiễm, tần suất kiểm tra là 30%, lô thứ 2 sẽ tăng lên 100% trong khi kiểm tra ngẫu nhiên theo xác suất chỉ dưới 5%. Về nguyên nhân, ông Tiệp cho rằng trong nước vẫn chưa quản lý tốt thuốc thú y dẫn đến tồn dư hóa chất, kháng sinh cũng như các nước tăng rào cản kỹ thuật.

    Thiếu nguyên liệu sẽ càng trầm trọng

    Năm 2017, lần đầu tiên ngành cá tra phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu khi có đến 50% ao nuôi đang bỏ trống, không chỉ nông dân mà doanh nghiệp cũng giảm nuôi. Tình trạng thiếu nguyên liệu không phải cục bộ mà cả năm nên các doanh nghiệp phải đối phó bằng cách chuyển sang mặt hàng khác để giữ lao động.



    Theo Ngọc Ánh (Người lao động
  7. Khanh_FA

    Khanh_FA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    10.776
    Sẽ có bất ngờ nhé.:))
  8. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    Bộ Nông nghiệp chính thức bãi bỏ Thông tư 20
    Một tin vui đến với cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp ngay trong những ngày đầu năm mới là Bộ NN-PTNT vừa quyết định bãi bỏ Thông tư 20/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/6/2014 quy định một số nội dung về phân công và thẩm quyền quản lí vật tư nông nghiệp.
    Được biết, Thông tư 20 được ban hành với mục đích quy định các điều kiện cấp phép trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm giống vật nuôi và giống thủy sản); giống cây trồng (bao gồm giống cây trồng nông nghiệp chính và giống cây lâm nghiệp); thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn chăn nuôi, chất kích thích sinh trưởng dùng trong chăn nuôi và thức ăn thủy sản); sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm cả chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng và thuốc thú y trước tình trạng trên thị trường có quá nhiều danh mục vật tư nông nghiệp, dẫn tới khó khăn trong công tác quản lí.

    Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Thông tư 20, Bộ NN-PTNT nhận được rất nhiều phản ánh của doanh nghiệp về việc chậm trễ, khó khăn, vướng mắc trong khâu thủ tục công nhận các sản phẩm giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y mới cũng như gia hạn sản phẩm cũ…Chính vì vậy, việc Bộ NN-PTNT quyết định bãi bỏ Thông tư 20 trong ngày đầu năm mới 2017 là tin vui với các doanh nghiệp nông nghiệp, bởi thủ tục từ nay sẽ thông thoáng hơn rất nhiều./
    --- Gộp bài viết, 20/01/2017, Bài cũ: 20/01/2017 ---
    khã năng tin vui sẽ ra vào phiên giao dịch cuối năm tức hôm thứ 4 ngày 28 têt nguyên đán
    thangnd9780dat0039 thích bài này.
  9. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    (Chinhphu.vn) - Khác với thông tin dự báo ảm đảm từ đầu năm, kết thúc năm 2016, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn có một năm tăng tưởng khá khi mang về 7,053 tỉ USD, tăng 7,4% so với năm 2015 và dự báo trong năm 2017, thủy sản vẫn có những thuận lợi nhất định.


    Điểm sáng thị trường Mỹ
    Chiều 19/1, tại TPHCM, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2016 và đưa ra kế hoạch cho năm 2017. Theo nhận định của VASEP, năm 2016 là một năm không phải quá khó khăn cho toàn ngành như dự báo ban đầu. Điều này được thể hiện khi giá trị xuất khẩu cả năm không giảm mà còn tăng so với năm 2015.

    Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, năm 2016, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị trường, kim ngạch đạt 7,053 tỉ USD, tăng 7,4% so với năm 2015. So với các mặt hàng khác, tôm vẫn là mặt hàng mang về ngoại tệ lớn nhất với 3,13 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015, tương đương 44% giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng thủy sản trong cả năm.

    Hầu như giá trị xuất khẩu tôm đều tăng ở các thị trường. Tại thị trường Mỹ giá trị xuất khẩu tôm ước đạt 729 triệu USD, tăng 11% so với năm 2015, giá trị xuất sang EU là 598 triệu USD, tăng 9% và xuất sang Nhật Bản là 590 triệu USD, tăng 1%, thị trường Trung Quốc ước đạt 431 triệu USD, tăng 23%, Hàn Quốc là 271 triệu USD, tăng 8% so với năm 2015.

    Với cá tra, giá trị xuất khẩu cả năm 2016 ước đạt 1,67 tỉ USD, tăng 7% so với năm 2015, tương đương 24% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Thị trường Mỹ nhập khẩu lượng cá tra trị giá 366 triệu USD, tăng 16% so với năm 2015 và chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng cá tra.

    Bên cạnh đó, mặt hàng cá ngừ sau 3 năm sụt giảm, năm 2016 ghi nhận sự tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm 2015 với giá trị thu về là 500 triệu USD, trong đó, Mỹ vẫn dẫn đầu về nhu cầu nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam với giá trị 200 triệu USD. Mực và bạch tuộc cũng mang về cho Việt Nam 440 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2015.

    Tuy nhiên, theo VASEP, ở một khía cạnh khác, sự sụt giảm của thị trường EU với mặt hàng cá tra, sản phẩm mực, bạch tuộc ở thị trường Hàn Quốc là một trong những điểm tối trong bức tranh toàn cảnh của ngành thủy sản trong năm 2016.

    Năm 2017 có thách thức nhưng vẫn tăng trưởng

    Theo ông Hòe những thách thức của ngành thủy sản Việt Nam trong năm nay là giá thành sản xuất nguyên liệu của nước ta còn cao. Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất còn cao hơn những nước này từ 10-30%. Những yếu tố tạo giá thành sản phẩm cao được VASEP liệt kê như con giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành chính...

    Ngoài ra, một thách thức nữa được VASEP nêu ra trong hội nghị lần này là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là các loại cá nước ngọt. Do đó, trong năm nay, vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích, sản lượng thủy sản nói chung.

    Thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu những rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu. Ông Hòe cho biết, nhờ ký các hiệp định thương mại, thủy sản Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

    Ngoài ra, một trong những vấn đề “treo lơ lửng” đối với thủy sản Việt Nam là vấn đề thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt như chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ đang và sẽ được tăng cường.

    Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là com tôm sẽ chịu sự cạnh tranh với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu tôm trong khu vực và Nam Mỹ. Còn với cá tra, ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến truyền thông tại mốt số thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một loạt những vấn đề sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản trong năm 2017.

    Tuy vậy, theo ông Hòe, năm 2017, dù có những khó khăn nêu trên nhưng vẫn là năm mà giá trị xuất khẩu thủy sản được dự đoán là tiếp tục tăng trưởng. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản của cả năm sẽ vào khoảng 7,4 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2016 một khi doanh nghiệp thủy sản tận dụng được các cơ hội, lợi thế của ngành để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.
    thangnd9780Tra Ly thích bài này.
  10. nxtin1981

    nxtin1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/02/2015
    Đã được thích:
    303
    Sao pic vắng lặng quá vậy mấy bác?

Chia sẻ trang này