HVG Doanh thu tỷ Đô, lợi nhuận ngàn tỷ giai đoạn 2017-2020.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sgnvina2015, 23/11/2016.

2590 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 229501 lượt đọc và 1892 bài trả lời
  1. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Tính xem doanh thu XK HVG+ AGF 2 quý tới thế nào ?

    Tự nuôi quy ra phi lê là 17.000 tấn .
    Mua ngoài 20% nữa quy ra phi lê 4.800 tấn .( HVG đang mua ngoài với giá cá NL là 23 K /kgs trong đó 2/3 trả bằng cám VTF )

    TC 2 DN này 1 quý XK tầm 21.000 tấn x 2.6 USD ( bình quân ) = 54 Triệu USD .

    Hai quý tầm 108 triệu USD . Còn thiếu khoảng 72 triệu .( so với hợp đồng 180 triệu ) . Phần này chính là hàng tồn kho bù đắp vào .

    Như vậy hết tháng 3 , 2017 HVG sẽ tồn kho chỉ còn 500-1000 tỷ phù hợp dự phòng cho các đơn hàng quý 2 dự kiến vẫn thiếu NL trầm trọng .
    --- Gộp bài viết, 30/12/2016, Bài cũ: 30/12/2016 ---
    .....
    .....
    ....
    ,.....

    .....



    Tiềm năng tăng giá bán cá tra ở TT TQ còn rất lớn :

    Giá bán cá tra của Vĩnh Hoàn cao hơn các đơn vị khác 4 lần và định mức đối tác Trung Quốc mua cũng cao hơn cao 7 lần so với các đơn vị khác.

    http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/phan-tich/ca-tra-viet-tim-thi-truong-moi-3317321/

    HVG giờ tập trung bán mạnh để giảm hàng tồn kho , nhưng từ quý sau sẽ chọn lọc những đơn hàng có giá cao khi nguồn cung khan hiếm dần .
    alexpham263 thích bài này.
  2. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    Vĩnh Hoàn đành từ chối đơn hàng vì nguồn nguyên liệu thiếu hụt. Thậm chí, có cả đơn hàng đặt mua đuôi cá nhưng Vĩnh Hoàn không có để bán. :D:D:D:D:D


    Trung Quốc trở thành thị trường mới của con cá tra Việt Namtrong năm nay khi tăng trưởng đến 90% so với năm ngoái. Vì vậy, trong thời điểm thị trường Mỹ và châu Âu vẫn tiếp tục khó khăn, Trung Quốc được coi là bến đỗ mới của xuất khẩu cá tra trong năm 2017.

    Bất ngờ thị trường Trung Quốc

    Ban đầu, sản phẩm cá tra nướng của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn được xuất thử cho một nhà hàng tại Trung Quốc. Thế nhưng, chỉ sau 1 năm nhà hàng này đã phát triển thành một chuỗi với 100 cửa hàng và sản lượng cá của Vĩnh Hoàn cũng tăng theo. Chẳng hạn, cửa tiệm có tên Kung Fu ban đầu được mở tại sân bay với nhà hàng duy nhất, thì nay họ đã mở ra 600 cửa hàng và nguồn cá đều do Vĩnh Hoàn cung cấp.

    Do đó, năm nay, Vĩnh Hoàn đành từ chối đơn hàng vì nguồn nguyên liệu thiếu hụt. Thậm chí, có cả đơn hàng đặt mua đuôi cá nhưng Vĩnh Hoàn không có để bán. “Tiếc đơn hàng nên nhà máy của Công ty đang phải tăng thêm công suất và dự kiến tăng thêm 50% sản lượng xuất sang Trung Quốc vào năm sau”, bà Trương Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vĩnh Hoàn, chia sẻ.

    Thời gian gần đây, thị trường ẩm thực tại Trung Quốc phát triển rất nhanh, nhà hàng được mở liên tục và thu nhập của người Trung Quốc cũng khá hơn nên họ ăn uống cũng ngon hơn. Vì vậy, cá tra được tẩm ướp bằng nguyên liệu tươi tự nhiên nên giá bán rất cao. Lâu nay, sở dĩ giá cá tra luôn bấp bênh là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc doanh nghiệp Việt Nam ồ ạt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc với giá rẻ. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn của nước này tìm mọi cách ngăn chặn nhập cá tra qua đường tiểu ngạch để hạn chế tình trạng gian lận thương mại.

    Nhiều doanh nghiệp lo sợ bán cho Trung Quốc giá rẻ và chất lượng không cao nhưng thực tế thị trường này có 2-3 phân khúc với giá khác nhau và họ kiểm tra chất lượng rất kỹ, thậm chí còn kỹ hơn cả thị trường Mỹ. Theo bà Khanh, Vĩnh Hoàn đang bán phân khúc cấp cao với giá tương đương xuất sang châu Âu. Giá bán cá tra của Vĩnh Hoàn cao hơn các đơn vị khác 4 lần và định mức đối tác Trung Quốc mua cũng cao hơn cao 7 lần so với các đơn vị khác.

    Trong số những thị trường mới của Vĩnh Hoàn như Nam Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Tây Ban Nha, Trung Quốc đang có đà tăng trưởng tốt và dự kiến năm sau, Vĩnh Hoàn sẽ xuất khẩu 100 container sang thị trường này, chiếm 10% doanh thu vào năm 2017.

    Theo bà Khanh, thương gia Trung Quốc thường thành lập một hội những doanh nghiệp có nhu cầu mua cá, sau đó họ đặt mua cá cho hội viên với số lượng lớn và giá cũng rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng công ty. Phương thức thanh toán là vấn đề nan giải của doanh nghiệp xuất khẩu khi làm ăn với Trung Quốc, nhưng hiện nay sản phẩm đã đi đường chính ngạch nên thanh toán cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Vĩnh Hoàn cũng tìm được giải pháp khá linh hoạt. Khách hàng đến mua trực tiếp thì Công ty bán thẳng, đối với những khách hàng chưa có giấy phép nhập khẩu, Vĩnh Hoàn sẽ xuất qua công ty con tại Trung Quốc và bán lại cho đối tác.

    [​IMG]
    Trung Quốc là thị trường dự phòng cho doanh nghiệp cá tra của Việt Nam. Ảnh: cafef.vn
    Thị trường Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong nhập khẩu cá tra. Nếu như trước đây chủ yếu nhập khẩu phụ phẩm để chế biến thành các sản phẩm, sau đó chuyển sang mua cá phi-lê để chế biến thành phẩm giá trị gia tăng cao để xuất khẩu. Hiện nay, đối tác Trung Quốc bắt đầu chuyển sang mua cá nguyên con với sản lượng lớn để chế biến trong các nhà hàng. “Chính sự có mặt của thị trường Trung Quốc đã khiến thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam năm nay thăng hoa”, bà Khanh cho biết.

    Dự phòng cho thị trường Mỹ

    Mặc dù thị trường Mỹ chiếm 60% doanh thu của Vĩnh Hoàn nhưng trước những chính sách mới của nước này, Vĩnh Hoàn luôn tìm nhiều giải pháp tương đồng để phòng ngừa những bất ngờ xảy đến. Bà Khanh cho biết Vĩnh Hoàn sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện và chờ phán quyết từ thị trường Mỹ nhưng vẫn tích cực tìm thêm thị trường mới để không bị ảnh hưởng sản lượng xuất khẩu. Trung Quốc là điển hình.

    Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương, thị trường xuất khẩu cá tra trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhất là với thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Dự đoán thị trường này trong năm 2017 sẽ tăng trưởng 30% so với năm 2016. “Thị trường Trung Quốc là thị trường khá bền vững và có tiêu chuẩn nhập khẩu ở mức cao, tương đương với thị trường châu Âu, chứ không phải tiêu thụ sản phẩm chất lượng thấp. Nếu được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, khả năng phát triển ở thị trường này chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều”, ông Minh nhận định.

    Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhưng cũng là thị trường dự phòng cho doanh nghiệp Việt bởi thị trường EU tính đến nay đã là năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm sản lượng, có dấu hiệu chững lại với 260 triệu USD năm 2016, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cá tra cũng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi cá thịt trắng Alaska Pollack, cá Cod, cá rô phi... từ các nước khác.

    Mỹ là thị trường tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá tốt trong nhập khẩu cá tra của Việt Nam và dự báo xuất khẩu 366 triệu USD, tăng 16% so với năm 2015, chiếm 22% tổng giá trị của toàn ngành. “Nhưng thị trường này đang bị mắc kẹt với thuế chống bán phá giá từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Nhiều doanh nghiệp phải chịu mức thuế 0,36 USD/kg đến 0,6 USD/kg. Với mức thuế lên đến 0,6 USD/kg, phần lớn các doanh nghiệp cá tra Việt Nam không thể bán cá tra vào Mỹ,” ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết.

    Bên cạnh đó, Mỹ mới triển khai chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra từ Việt Nam. Từ tháng 9.2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ và các tài liệu chứng minh về chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo yêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ (FSIS) thì sẽ không được tiếp tục xuất khẩu. Trước đây, Mỹ xét tiêu chuẩn FSIS cho thịt heo và thịt gia cầm xuất vào Mỹ cho các quốc gia châu Á. Nhưng đến nay, chưa có một quốc gia châu Á nào đạt được chứng nhận tương đồng. Quy định này cho thấy đây là một khó khăn và thách thức trực tiếp cho việc xuất khẩu cá tra vào Mỹ trong thời gian tới.

    Vấn đề lo nhất của ngành cá tra lúc này không phải là thị trường mà là nguyên liệu cá, sản lượng nuôi của người dân giảm khoảng 30%, bản thân cá nuôi của doanh nghiệp cũng giảm. Vì vậy, trong tháng 11, các nhà máy chế biến cá tra giảm tới 30% công suất so với tháng trước, trong khi nhu cầu của thị trường tháng 11 trở đi tăng tới 40%.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo năm 2017, thị trường cá tra sẽ tăng trưởng 10% và kim ngạch đạt hơn 1,7 tỉ USD. Bộ này khuyến cáo, để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần phát triển và trụ vững ở tất cả thị trường hiện có, tập trung khai thác thị trường tiềm năng trong nước.

    Tuy nhiên, trước những khó khăn từ các thị trường chính, ông Dương Ngọc Minh cho rằng, trong năm 2016, các doanh nghiệp đừng quan tâm nhiều vào thị trường Mỹ. Thay vào đó, hãy nhắm đến thị trường châu Á với dân số trên 3 tỉ người có mức thu nhập tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN... Theo ông Minh, thị trường châu Á tới đây có thể tăng gấp 1,5 lần thị trường Mỹ. Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, cá tra có mức giá phù hợp với người dân và người dân hiện không an tâm với các sản phẩm sản xuất trong nước. Theo ông Trương Đình Hòe, định hướng xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc trong năm 2017 vẫn chiếm khoảng 20% của toàn ngành. “Nhưng chúng ta cần tập trung vào phân khúc chất lượng cao, cung cấp vào nhà hàng, thay vì tập trung vào sản lượng”, ông khuyến cáo.

    Về vấn đề này, mới đây, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã tài trợ 48 triệu USD cho 13 nhà cung cấp nội địa của 4 nhà thu mua quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi vì, không chỉ có các công ty xuất khẩu cá basa, mà nhìn chung toàn thị trường chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan là 30% và Malaysia 46%.
    alexpham263dat0039 thích bài này.
  3. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    "....Về vấn đề này, mới đây, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã tài trợ 48 triệu USD cho 13 nhà cung cấp nội địa của 4 nhà thu mua quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi vì, không chỉ có các công ty xuất khẩu cá basa, mà nhìn chung toàn thị trường chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan là 30% và Malaysia 46%...."

    Khi bán hàng thẳng dc vào siêu thị không qua trung gian thì giá bán sẽ tốt hơn nhiều . LN sẽ tăng lên .
    dat0039 thích bài này.
  4. nvnghia_1982

    nvnghia_1982 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Đã được thích:
    9.445
    Vào Cứu Bú hả? :))
    Khanh_FA thích bài này.
  5. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    2500 tỷ hàng tồn kho của HVG sẽ phát huy tác dụng :

    Cuối tháng 12/2016, do hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy chế biến cá tra giảm công suất tới 40% và nghỉ nhiều ngày trong tuần.
    Năm 2017, dự báo là năm ngành cá tra đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nặng nhất, tình trạng này sẽ kéo dài cả năm và đây là lần đầu tiên sau 20 năm, cá tra mới hụt sản lượng nặng nề như vậy.

    Đặc biệt, từ tháng 1 đến tháng 4/2017, lượng cá nuôi của người dân được dự báo chỉ có thể đáp ứng tối đa 10% cho nhu cầu sản xuất của các nhà máy. Trong khi lượng cá có size từ 900 gram đến 1,5 kg cung ứng cho thị trường xuất khẩu cũng sẽ hụt trên 80%.



    http://cafef.vn/ca-tra-hut-san-luong-nang-nhat-trong-vong-20-nam-2016123016451358.chn
    Last edited: 30/12/2016
    alexpham263 thích bài này.
  6. Khanh_FA

    Khanh_FA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    10.776
    Bú phải có trách nhiệm với hàng họ của mình.
    nvnghia_1982 thích bài này.
  7. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    Xuất khẩu tôm sang EU năm 2016 tăng khoảng 7,5%
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản(Vasep) cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU năm nay tăng 7,5% đạt khoảng 589 triệu USD.
    Cụ thể, trong tháng 11/2016, xuất khẩu tôm sang EU đạt 50,5 triệu USD; tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 548 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2015.

    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, EU vẫn là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.

    EU ưa chuộng các sản phẩm có giá hợp lý như tôm chân trắng. Trong 9 tháng đầu năm, tôm chân trắng chiếm 72% tổng giá trị tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU, tôm sú chiếm 18% và tôm biển chiếm 10%.

    Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu tôm vào EU do nguồn cung thế giới hạn chế trong khi nhu cầu Trung Quốc tăng mạnh.

    Trong các nước EU, Anh, Hà Lan và Đức là 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối. Tính tới tháng 11 năm nay, xuất khẩu sang Anh và Hà Lan tăng lần lượt 4,3% và 34,7% trong khi xuất khẩu sang Đức giảm 3,2%, trong đó Anh là thị trường lớn nhất.
    alexpham263 thích bài này.
  8. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    260.091
    Trong điều kiện cung ko đủ cầu thì vừa phát huy lợi thế của hàng tồn kho cao vừa có thể đẩy giá và ép cả bạn hàng về điều khoản thanh toán nhằm tối ưu hóa dòng tiền --> mọi thứ đang là quá ngon cho các doanh nghiệp thủy sản VN đặc biệt là ông nào tồn kho khủng như HVG. Cái này thể hiện tầm nhìn của anh Minh khi từ quý trước đã chủ động ém hàng hy sinh cả chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận của niên độ trước nhằm tối ưu hóa lợi thế cho niên độ này.

    Dòng tiền để giải quyết nợ chắc chắn ko còn là vấn đề. Tôi chỉ hơi lăn tăn chút là sau khi bán hết sạch hàng tồn kho liệu HVG có còn lo đủ nguồn cá tra nguyên liệu nhằm đạt đc chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận cực kỳ tham vọng cho niên độ 16/17 này ko? Mảng heo và thức ăn liệu có bù đủ phần cá tra thiếu hụt ko?

    Dù sao đi nữa nếu ko đạt đc chỉ tiêu khủng đấy thì chắc chắn con số đạt đc cũng sẽ rất ấn tượng rồi, và quan trọng là giải quyết đc bài toán dòng tiền nhằm giảm gánh nặng nợ vay trước mắt :)

    Nếu EPS kỳ tới chỉ cần lên đc 2000/cổ thôi thì cũng đã là quá ngon.
  9. alexpham263

    alexpham263 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    260.091
    Tắc Vân :)>-
  10. yeuemamtham39

    yeuemamtham39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2015
    Đã được thích:
    5.080
    Việt Nam - Thành viên tích cực trong APEC
    10:19, 19/12/2016
    (Taichinh) -Việt Nam đã bắt đầu đảm nhận vai trò chủ nhà của Năm APEC 2017- một năm đầy thử thách vì xu thế chống toàn cầu hóa gia tăng tại một số nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại khu vực là lợi ích chung, và hy vọng sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác mới trong Năm APEC Việt Nam 2017.
    [​IMG]
    Năm APEC 2017 và 4 kỳ vọng của Việt Nam
    Quốc tế đánh giá cao các ưu tiên Việt Nam đề xuất trong năm APEC 2017

    Hướng đến một APEC vì tất cả các thành viên, vì dân và vì doanh nghiệp[/paste:font]APEC 2017 cần tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay[/paste:font]




    [​IMG]

    Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) quốc tế Alan Bollard

    Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) quốc tế Alan Bollard chia sẻ như vậy trong bài phỏng vấn TG&VN nhân Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) được tổ chức tại Hà Nội tuần trước (8-9/12).


    PV. Xin ông cho biết vai trò của APEC trong việc hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên?

    Ông Alan Bollard: APEC vận hành nhằm hỗ trợ 21 nền kinh tế thành viên, hầu hết nằm trong Vành đai Thái Bình Dương. Các nền kinh tế nỗ lực cùng với nhau để tăng cường thương mại, đầu tư trong khu vực, qua đó, cải thiện mức sống của người dân.

    APEC hoạt động theo phương pháp hướng tới sự đồng thuận, tự nguyện giữa các thành viên. APEC đã chứng tỏ mình là một “vườm ươm” hiệu quả cho tất cả các ý tưởng mới. Ban đầu, Diễn đàn tập trung vào việc cắt giảm hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các hạn chế trong hoạt động thương mại. Hướng xa hơn nữa, chúng tôi đã và đang tập trung vào các quy định bên trong các đường biên giới, sự phát triển của chuỗi cung ứng và gần đây nhất, là cách thức để tăng cường thương mại dịch vụ.

    Đánh giá của ông về sự tham gia của Việt Nam trong APEC?


    Việt Nam là một thành viên rất tích cực trong APEC. Việt Nam tham gia APEC năm 1998. Kể từ đó, Việt Nam học hỏi được những thực tiễn tốt nhất trong khu vực và áp dụng chúng vào việc mở cửa nền kinh tế cũng như phát triển thương mại, đầu tư của nước mình. Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng bằng những chính sách này.

    Việt Nam là nước chủ nhà của Năm APEC 2017. Trong vai trò này, Việt Nam sẽ phải tổ chức một số lượng lớn các cuộc họp về chính sách kinh tế, thương mại cũng như cung cấp những thông tin về các ưu tiên của khu vực. Chúng tôi mong đợi có nhiều sự tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp trong suốt năm tới đây.

    Nhận định của ông về triển vọng tăng trưởng và thương mại ở Việt Nam cũng như trong toàn khu vực?

    Các nền kinh tế trong khu vực đã xích lại gần nhau hơn và chúng ta đã chứng kiến những tiến trình hội nhập thương mại thông qua chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Những hoạt động này đã giúp các nền kinh tế kém phát triển hơn có thể cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Việt Nam vẫn duy trì vị thế là một nhà sản xuất quan trọng trong khu vực và có thể tận dụng các lợi thế của việc cắt giảm các rào cản thương mại để phát triển nền kinh tế với một tốc độ khá nhanh.

    Bên cạnh đó, chúng tôi hy vọng các nền kinh tế trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tập trung nhiều hơn vào phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Mong rằng, các nền kinh tế trong AEC có nhiều kế hoạch hơn nữa để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng và sử dụng thương mại điện tử để kết nối với các nền kinh tế chủ đạo trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ có nhiều cơ hội phát triển.

    Việt Nam cũng là một thành viên trong AEC, thành viên tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu như TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một vài thách thức lớn trong việc tuân thủ các quy định song Việt Nam cũng có thể là nền kinh tế đạt được bình quân đầu người cao trong các nước thành viên TPP. Điều này có được là do Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí và vị trí và vị thế của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn khá cạnh tranh.

    Đánh giá của APEC về chiều hướng chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ hiện nay, và tác động của xu hướng này tới các nền kinh tế APEC như thế nào?

    Chúng tôi đã nhận thức được, một thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, là các mô hình thương mại đang thay đổi và thái độ của người dân cũng đang thay đổi. Năm nay, đặc biệt là tại một số nền kinh tế phát triển ở châu Âu và ở Mỹ, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng trong công chúng về cảm giác toàn cầu hóa không mang lại lợi ích mạnh mẽ như trước, ngoài ra còn dẫn tới mất việc làm, giảm thu nhập và gây ra bất bình đẳng. Những điều này không thể hiện hết khi bạn nhìn vào các con số. Rõ ràng có phản ứng khá rộng rãi chống lại toàn cầu hóa.

    Tại cuộc họp hồi tháng trước ở Lima, Peru, ************* Việt Nam ************** và các nhà lãnh đạo APEC kết luận rằng họ muốn thấy APEC nhấn mạnh vào "toàn cầu hóa bao trùm", dành sự quan tâm nhiều hơn cho cả những người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Ngoài ra các lãnh đạo còn kêu gọi APEC tập trung hơn vào "toàn cầu hóa mới", nghĩa là không chỉ về sản xuất mà còn về các ngành công nghiệp dịch vụ, vốn tạo ra hầu hết việc làm hiện nay.

    Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tập trung vào “toàn cầu hóa mềm” theo cách tiếp cận của APEC là phát triển phải tự nguyện, hướng theo sự đồng thuận và không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

    Trong bối cảnh đặc biệt quan trọng như hiện nay, APEC có thể là cách tốt nhất để tiến về phía trước. Một ví dụ điển hình là cách Việt Nam đi đầu trong chương trình làm việc trong APEC để hiện thực hóa Khu vực Thương mại Tự do khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).

    ISOM APEC vừa qua tại Hà Nội đem lại những kết quả gì thưa ông?

    Với hội nghị không chính thức đầu tiên này, vai trò chủ tịch APEC của Việt Nam đã chính thức bắt đầu. Đây là dịp để các quan chức thành viên APEC thảo luận về chương trình nghị sự chính sách cho khu vực trong năm sắp tới.

    Việt Nam đã công bố bốn lĩnh vực ưu tiên của APEC trong năm 2017 đó là Liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Tăng cường sự sáng tạo và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; Bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững. Những ưu tiên này thực sự giải quyết được các thay đổi lớn đang diễn ra tại khu vực và sẽ là những ưu tiên của APEC xuyên suốt năm tới.

    Ông nhận định thế nào về triển vọng hợp tác trong khuôn khổ APEC trong năm Việt Nam làm Chủ tịch APEC 2017 và APEC có thể đạt được thành tựu nào?

    Thông thường, các nền kinh tế APEC – cả lớn và nhỏ, dù là kinh tế thị trường hay phi thị trường – chỉ gặp nhau để thúc đẩy các vấn đề kinh tế và thời gian qua các nỗ lực này đã đem lại sự hợp tác rất tốt. Chúng ta có lợi ích chung trong việc thúc đẩy toàn khu vực phát triển về kinh tế.

    Các cuộc họp tiếp theo mà chúng tôi sẽ tổ chức tại Nha Trang vào tháng Giêng và tháng Hai năm tới, sẽ mang lại câu trả lời cho các nền kinh tế khác về những ưu tiên của Việt Nam và chúng tôi hy vọng sẽ chứng kiến nhiều thỏa thuận hợp tác mới.

    Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ rằng phía trước sẽ là một năm đầy thử thách vì xu thế chống toàn cầu hóa gia tăng tại một số nền kinh tế phát triển và cũng bởi vì có sự thay đổi chính quyền mới tại Mỹ. Ở giai đoạn này, sẽ là quá sớm để hiểu hết những tác động của nó.
    tháng 2 /2017 nhé:drm3

    Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ trang này