HVG - Hãy Đầu tư vào Giá trị "chìm" của doanh nghiệp.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 11/08/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3587 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 18:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 259445 lượt đọc và 4481 bài trả lời
  1. tranhungzon

    tranhungzon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2014
    Đã được thích:
    127
    Ngày trước hằng bạn cùng cty có đặt báo nhịp cầu đầu tư hàng tuần, đợt trước lần đầu tiên đọc số báo có bài viết chất lượng này, đã thực sự ấn tượng bởi tầm nhìn của vua cá Dương Ngọc Minh:
    http://bizlive.vn/thuong-truong/chien-luoc-thau-tom-cua-vua-ca-119889.html
    Khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, bên ngoài các yếu tố cơ bản, ông chủ của doanh nghiệp đó + tầm nhìn chiến lược + tham vọng của đội ngũ lãnh đạo là yếu tố để chúng ta tin tưởng vào quyết định của chúng ta. Bác Minh HVG và bác Quang MSN chính là 2 người có tham vọng và tầm nhìn chiến lược vươn tầm quốc tế.
  2. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.103
    08:53 | 06/09/2014
    Nâng tầm cho cá tra Việt Nam
    (Baodautu.vn) Việt Nam đang đứng đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu cá tra. Điều này, theo ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là rất đáng tự hào, nhưng để giữ vững được ngôi vị quán quân về xuất khẩu cá tra, phải thực hiện triệt để Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

    Cá tra là một trong số rất ít mặt hàng được Chính phủ ban hành hẳn một nghị định với đầy đủ các cơ chế, chính sách phát triển. Theo ông, vì sao Chính phủ đặc biệt quan tâm đến loài cá da trơn này?


    [​IMG]
    Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
    Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động. Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người. Trong lĩnh vực thủy sản, sản lượng cá tra nuôi trồng phải đạt 1,5 - 2 triệu tấn (chủ yếu dành để xuất khẩu) với tốc độ tăng trưởng 4,8%/năm.

    Như vậy, Chính phủ đã đặt ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra là xương sống của lĩnh vực thủy sản với nhiệm vụ phải phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

    Trên thị trường thế giới, sản phẩm cá tra của Việt Nam có thể nói là “vô đối”. Chúng ta có thể giữ ngôi vị quán quân về xuất khẩu cá tra trong bao lâu nữa, thưa ông?

    Điều kiện thiên nhiên, thời tiết, môi trường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất lý tưởng cho việc nuôi cá tra. Sản phẩm cá tra được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, đặc biệt là EU và Mỹ. Nhưng cũng chính vì thị trường rất rộng mở, nên nhiều nước gần đây bắt đầu quan tâm tới việc nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm loài cá da trơn này. Vì vậy, nếu mình không có chiến lược phát triển với đầy đủ cơ chế, chính sách hỗ trợ, bảo vệ thương hiệu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngôi vị quán quân sẽ rơi vào tay nước khác.

    Có giữ được ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu sản phẩm cá tra hay không, theo tôi, không quan trọng, mà quan trọng là phải phát triển vững chắc, giữ vững được thị trường xuất khẩu, bảo đảm lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và phải bảo đảm thu nhập cho người nông dân nuôi giống cá này.

    Có nhiều lợi thế phát triển, nhưng trên thực tế, người nuôi, doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu cá tra liên tục lao đao, nhiều thời điểm người dân “treo ao”, còn doanh nghiệp càng xuất khẩu càng thua lỗ. Vì sao vậy?

    Nhiều lần, tôi đi khảo sát tại siêu thị nước ngoài và rất bất ngờ khi được biết giá cá tra bán lẻ thấp nhất cũng lên tới 9-10 USD/kg, trong khi đó giá cá tra mà người nông dân Việt Nam bán cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặc dù đã tăng so với trước, nhưng hiện cũng chỉ vào kkhoảng 21.000 - 22.000 đồng/kg (khoảng 1 USD), tức là vẫn chưa có lãi, thậm chí còn bị lỗ. Toàn bộ lợi nhuận rơi vào khâu trung gian nước ngoài, chứ doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi. Lý do là, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước tự cạnh tranh với nhau, giành giật thị trường của nhau bằng mọi giá, kể cả bán dưới giá thành, nên bị phía nước ngoài ép giá và kết quả là cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều bị thiệt hại.

    Làm gì để khắc phục được những hạn chế kể trên, thưa ông?

    Nhược điểm lớn nhất của lĩnh vực thủy sản là tình trạng doanh nghiệp “mua tranh, bán cướp”; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu; và ổn định được nguồn thức ăn chăn nuôi.

    Để tránh tình trạng cá tra xuất khẩu bị ép giá do nguồn cung quá lớn, Chính phủ đã quy định rất cụ thể về quy hoạch nuôi, chế biến; điều kiện chế biến, xuất khẩu; điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Đặc biệt là quy định doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra ngoài đáp ứng đủ điều kiện còn phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nếu không sẽ không được thông quan.

    Những quy định kể trên sẽ chấm dứt được tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh bất bình đẳng dẫn tới phá giá thị trường xuất khẩu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và không để nguồn cung nguyên liệu vượt quá nhu cầu của thị trường xuất khẩu như nhiều loại hàng hóa nông sản khác.

    Còn người nuôi trồng thì sao, liệu họ có được hưởng lợi từ những chính sách này?

    Khi làm chủ được đầu ra và đầu vào, bảo đảm được chất lượng sản phẩm, thì người nuôi cá tra cũng được hưởng lợi. Tôi đặc biệt đánh giá cao Nghị định 36/2014/NĐ-CP giao Hiệp hội Cá tra Việt Nam ít nhất mỗi năm 2 lần công bố giá sàn cá tra nguyên liệu và kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thị trường trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính về phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu.

    Để giữ vững ngôi vị số 1 thế giới về chế biến, xuất khẩu cá tra, theo tôi, cần phải thực hiện triệt để các quy định kể trên. Ngoài ra, phải có chính sách phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thực hiện triệt để các cơ chế, chính sách ưu đãi thuế, tín dụng, đầu tư… được quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản vừa có hiệu lực từ ngày 25/8/2014.
  3. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.103
    Thủy sản Việt vào Liên bang Nga: Dễ mà khó - Kỳ II
    05/09/2014 08:09:00

    Việc Liên bang Nga và Liên minh hải quan mới đây đã gỡ bõ lệnh cấm nhập khẩu đối với thủy sản Việt Nam đang mở ra nhiều ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu (DN XK) thủy sản. Tuy nhiên, đến nay vẫn có quá ít DN Việt Nam được công nhận đủ điều kiện để XK sản phẩm thủy sản sang thị trường này.
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng các điều kiện của thị trường Liên bang Nga
    Việc Liên bang Nga và Liên minh Hải quan dỡ bõ lệnh cấm nhập khẩu đối với thủy sản Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam vào thị trường rộng lớn này. Tuy nhiên để “bắt rễ” và “vững chân” hơn, cần hơn nữa sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng...

    CôngThương - Kỳ I: Cơ hội mới

    Những tín hiệu lạc quan

    Trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa Mỹ, EU với Nga đang “tăng nhiệt” với những đòn trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow, Chính phủ Nga đã đề ra một loạt lệnh cấm thực phẩm “nhiễm độc” nhập khẩu từ nước ngoài.

    Để đáp ứng nhu cầu của thị trường với hơn 140 triệu dân, nước Nga đang hướng tới các đối tác thương mại mới nhằm bù đắp những thiếu hụt đối với các mặt hàng trong danh sách cấm nhập từ một số nước phương Tây.

    Cụ thể, trong một diễn biến mới nhất liên quan, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa qua đã thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam.

    Đây được coi là cơ hội mới cho các nhà XK vào thị trường Nga, trong đó có Việt Nam bởi đây là mặt hàng mà Việt Nam đặc biệt có thế mạnh.

    CôngThương - Kỳ II: Chung tay tháo gỡ vướng mắc

    Gỡ vướng để tăng cơ hội

    Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”. Để có thể “bắt rễ” và “vững chân” hơn, ngoài sự chung tay nỗ lực của cộng đồng DN thủy sản, cần hơn nữa sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng... ông Hòe nhìn nhận.

    Theo ông Hòe, không phải DN thủy sản không nắm bắt được những cơ hội XK sang Nga, thậm chí có nhiều DN đã nộp đơn xin cấp phép vào thị trường này từ mấy năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa được công nhận đủ điều kiện.

    “Một số DN cho biết họ rất mong muốn được tiếp cận nhưng vẫn gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục; chưa rõ phải tuân thủ,

    đáp ứng những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nào theo quy định của phía Nga. Do đó các cơ quan chức năng, kể cả ở những cấp cao hơn cần tăng cường làm việc, trao đổi với phía bạn nhằm có những tác động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN thủy sản có thể XK vào thị trường này”, ông Hòe kiến nghị.

    Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP):

    Hiện nay cá tra XK sang thị trường Nga vẫn có chất lượng chưa cao, do đó bản thân các DN XK phải nâng chất lượng cá tra lên chứ không thể “à uôm” như cũ. Đồng thời, phải nâng cao chuỗi giá trị cá tra thông qua tăng cường mối liên kết giữa người nuôi và DN chế biến XK để đáp ứng nguồn cung và đơn hàng ổn định.

    Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cho rằng, vừa qua, mới chỉ có một số ít DN được tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu trong khi LB Nga đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với cam kết tạo một nền thương mại minh bạch và không đối xử. Do vậy Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục cử đoàn đàm phán sang Nga để tháo gỡ vướng mắc cho các DN còn lại có cơ hội tham gia thị trường.

    Nâng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm

    Trong văn bản kiến nghị số 99/HHCTVN.14 – VP của Hiệp hội Cá tra Việt Nam gửi Bộ NN&PTNT ngày 20/8/2014 cũng nêu rõ: “Thời gian qua, chỉ có một nhóm các công ty Việt Nam được XK vào Liên bang Nga tạo nên sự phản ứng rất mạnh mẽ từ phía các DN khác trong ngành. Việc Ủy ban Chống độc quyền Liên bang Nga vừa có quyết định xét xử vi phạm Luật chống độc quyền đã gây cản trở việc tiếp cận thị trường hàng hóa sản phẩm phi lê cá tra/ba sa đông lạnh của Việt Nam…”. Vì vậy, Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm có kế hoạch cụ thể bảo đảm lợi ích cho tất cả các DN được XK thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Bộ cũng cần phổ biến quy định hướng dẫn nhập khẩu thủy sản vào các thị trường này nhằm hỗ trợ các DN ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra nói riêng. Mặt khác, các DN cũng cần đa dạng hóa sản phẩm, cụ thể như chế biến cá tra phi lê xông khói, vừa tận dụng được diện tích nhà xưởng hiện có, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế và chủ động hơn khi tiếp cận thị trường LB Nga”.

    Dự kiến tháng 10 tới đây, chúng ta cũng kết thúc đàm phán hiệp định thương mại với liên minh châu Âu, khu vực đang áp thuế bình quân 7%. Như vậy, ngay từ đầu 2015, hàng hóa thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào 2 thị trường này sẽ được hưởng lợi về vấn đề thuế. Những đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy không có lợi thế như Việt Nam vì các nước này vẫn chịu mức thuế cao.

    Ngoài ra, gần đây một số chính sách của Chính phủ cũng bắt đầu có tác động nhất định cho vấn đề nuôi trồng, như vừa qua đã thống nhất chủ trương bỏ thuế VTA thức ăn (5%). Nếu thuế VAT thức ăn không còn, sẽ giúp giá thành thủy sản của Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Nếu kết hợp với điều kiện thuận lợi trong đàm phán thương mại thì tôi nghĩ năm 2015, ngành thủy sản sẽ tăng trưởng rất mạnh.
  4. ckhettien

    ckhettien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    4.804
    tin chứ.5x thì còn mơ mơ chứ 4x tui bảo đảm luôn khỏi tin nửa....trừ khi.......
  5. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.982
    Sau khi lấn sân sang mảng Tôm anh Minh sẽ ko chỉ là vua cá mà là vua thuỷ sản VN
    Huuchi22 thích bài này.
  6. lucthien

    lucthien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2013
    Đã được thích:
    13.170
    :drm3:drm3
  7. giaosuchungkhoan

    giaosuchungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2013
    Đã được thích:
    245
    Vậy thì giá nào mới hợp lý cho HVG?
    Thanh92 thích bài này.
  8. Thanh92

    Thanh92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2014
    Đã được thích:
    5.638
    = mpc
  9. luonlacquan

    luonlacquan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2014
    Đã được thích:
    3.469
    Mình thấy kỳ này có lẽ VNM đưa HVG vào thế GMD thì hợp lý nhất. Con I J C thêm vào rồi cũng lại bớt ra
    Huuchi22 thích bài này.
  10. giaosuchungkhoan

    giaosuchungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2013
    Đã được thích:
    245
    Tuần tới tiền chốt lời từ TCM và họ P sẽ dồn sang HVG. Vì giá hiện tại của HVG đang quá thấp nếu Đúng như lời A Minh nói- hết quý 3 DT của HVG sẽ đạt 12.000 tỷ đ.
    ditruocmotbuocHuuchi22 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này