HVG hồi sinh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ditruocmotbuoc, 13/10/2018.

5505 người đang online, trong đó có 651 thành viên. 08:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 219666 lượt đọc và 1667 bài trả lời
  1. Dautudaihang

    Dautudaihang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2017
    Đã được thích:
    51.262
    Lực mua yếu nhưng lực cắt trùm cũng không.
    :)):)):)):)):))
  2. Trunglpb

    Trunglpb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    1.533
    Đen. :(
    --- Gộp bài viết, 14/12/2018, Bài cũ: 14/12/2018 ---
    Thanh khoản dư này, lại thả trôi sông rồi. :(
  3. HopBio

    HopBio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2017
    Đã được thích:
    4.244
    Bác đừng than nữa bà con sợ nó bán trôi sông mất xác =))=))=))
  4. Trunglpb

    Trunglpb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    1.533
    Buốt lòng chim én quá bác ạ. :(
  5. dinhtienthanhlong

    dinhtienthanhlong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2017
    Đã được thích:
    30
    chắc rơi về dưới 5 !
  6. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.892
    Vua cá Dương Ngọc Minh tìm lại danh tiếng đã mất

    Thứ Hai, ngày 17/12/2018 - 05:00
    http://plo.vn/kinh-te/quan-ly/vua-ca-duong-ngoc-minh-tim-lai-danh-tieng-da-mat-808382.html

    [​IMG]
    (PL)- Vua cá Dương Ngọc Minh từng có lúc cảm thán: “Tôi mất ăn mất ngủ, cực kỳ xấu hổ và mệt mỏi!”.
    Không ít thương hiệu từng một thời vang bóng trên thị trường nhưng vì nhiều lý do đã rơi xuống vực thẳm. Nay bằng sự nỗ lực họ lại đứng lên từ khó khăn, dần lấy lại tên tuổi, tìm lại thành công năm xưa.

    Từng đặt tham vọng xây dựng một đế chế lớn trong ngành cá tra của Việt Nam nhưng sai lầm về mặt chiến lượckhiến Công ty Cổ phần Hùng Vương rơi vào bẫy nợ. Cuối cùng Hùng Vương đành chấp nhận bán tài sản để trang trải nợ nần, quay về ngành cốt lõi với nỗ lực tìm lại danh tiếng đã mất.

    Từ người khổng lồ

    Cách đây vài năm, trong cuộc trò chuyện với các cổ đông, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG), kể nhiều ngân hàng đến năn nỉ cho công ty vay, thậm chí không cần lấy lãi mà chủ yếu để lấy chỉ tiêu cả năm.

    Thời điểm đó, Hùng Vương đang ăn nên làm ra. Cổ phiếu Hùng Vương hút hàng vì kỳ vọng giá tăng trong tương lai, do công ty có tài sản quá lớn, dòng tiền dồi dào. Đó là chưa kể các bước đi đầy táo bạo được vạch ra bởi người lãnh đạo được mệnh danh là “vua cá tra Dương Ngọc Minh”.

    Hùng Vương bắt đầu vung tiền mua hàng loạt công ty trong ngành thủy sản với mục tiêu mở rộng quy mô, bành trướng thị trường. Chiến lược này đã làm tăng tốc doanh thu từ không đầy 5.000 tỉ đồng vào năm 2010 tăng lên gần 15.000 tỉ đồng vào năm 2014. Một con số khổng lồ mà nhiều công ty mơ ước cũng không đạt được.

    Giai đoạn này thị trường cá tra tăng trưởng khá tốt và Hùng Vương “lượm khá nhiều tiền”. Khi tiền đầy tài khoản, các ngân hàng thi nhau cho Hùng Vương vay cũng là điều dễ hiểu. Ông Dương Ngọc Minh từng hào hứng tuyên bố: “Tôi làm để đem lại cổ tức cho cổ đông chứ nhu cầu của tôi hằng ngày chỉ là hút thuốc lá, uống cà phê, cơm hai bữa. Tiền cổ tức chia cho tôi cũng để thưởng cho những cấp quản lý khác”.

    Đứng ở đỉnh cao, ông Minh bắt đầu nhìn thấy rất nhiều cơ hội khác mà thức ăn chăn nuôi là một điển hình. Trong vòng một thời gian ngắn, Hùng Vương liên tiếp đầu tư vào nhiều dự án ngoài ngành cốt lõi là cá tra, vốn làm nên thương hiệu của mình. Năm 2015 đầu tư vào lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, năm 2016 đầu tư vào kinh doanh chăn nuôi heo và kế tiếp là hệ thống kho lạnh.

    Tài trợ


    “Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trở thành con bài chiến lược để Hùng Vương cán đích doanh thu 1 tỉ USD. Trong cuộc chơi trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, Hùng Vương không e ngại bất kỳ đối thủ nào. Đến năm 2018, Hùng Vương sẽ nằm trong nhóm đầu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi” - ông Minh từng tuyên bố như vậy.

    [​IMG]
    Sản phẩm cá tra của Hùng Vương hiện đang được xuất khẩu sang Mỹ và nhiều thị trường khác (ảnh lớn). Ông Dương Ngọc Minh (ảnh nhỏ). Ảnh: PM

    Chết lâm sàng

    Nhưng khi tài sản ngày càng phình to, hiệu quả kinh doanh của Hùng Vương lại bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Chủ tịch HĐQT Hùng Vương Dương Ngọc Minh bỗng trở thành người thất hứa với cổ đông vì nhiều năm liên tiếp lỗ.

    Mọi thứ đều đảo chiều và dường như chống lại Hùng Vương. Các kế hoạch kinh doanh của công ty sụp đổ vì đầu ra cho các nhóm sản phẩm đều không thuận lợi. Tuy nhiên, cơn đau đầu triền miên của Hùng Vướng chính là làm ra bao nhiêu tiền đều phải nuôi nợ.

    Nguyên nhân đến từ việc tăng tốc các thương vụ mua bán và sáp nhập để mở rộng quy mô. Song điểm mấu chốt chính là sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn đã gây áp lực nặng nề lên các khoản nợ. Nói cách khác, các khoản nợ khủng đã “nuốt sống” hết lợi nhuận của công ty.

    Vận rủi đeo bám Hùng Vương theo kiểu thay vì sờ cái gì cũng biến thành vàng thì trở thành cục nợ to tướng. Đặc biệt với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, Hùng Vương chịu nhiều rủi ro gây ra khoản lỗ lớn. Đầu tư nuôi heo lại rơi đúng vào thời điểm Trung Quốc không ăn hàng, giá heo rớt thê thảm. Chưa kể rất nhiều khoản đầu tư khác vẫn đang dang dở, chưa thể tạo dòng tiền ngay.

    Hệ quả không quá khó đoán: Các chủ nợ bắt đầu gây sức ép đòi tiền. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2018 diễn ra hồi tháng 4, Chủ tịch HĐQT Dương Ngọc Minh kể: “Công ty tất toán dần các khoản nợ nhưng ngân hàng cứ thu tiền mà không nói đến lời nào về các hợp đồng tín dụng mới”. Cũng tại đại hội này, ông Minh cảm thán: “Tôi mất ăn mất ngủ, cực kỳ xấu hổ và mệt mỏi”.

    Bật dậy từ khó khăn

    Các khoản vay nợ cao, kinh doanh gặp khó không tạo đủ dòng tiền để trả nợ đã buộc Hùng Vương không còn lối thoát nào ngoài việc bán bớt tài sản để trả nợ.

    Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hùng Vương, nói các bất động sản với giá trị rất lớn sẽ là “của để dành” cho công ty nhưng cũng phải sang tay cho chủ mới để có dòng tiền. Mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi từng một thời là điểm nhấn chính để công ty lọt vào nhóm công ty tỉ USD, Hùng Vương cũng bán luôn. Chưa kể các công ty thủy sản hàng đầu như Sao Ta, Hùng Vương cũng quyết định thoái vốn.

    Những quyết định này đầy đau đớn nhưng lại là giải pháp đúng giúp công ty bắt đầu có sự hồi phục. Các khoản vay nợ đã giảm rất mạnh, ngân hàng bắt đầu bơm vốn trở lại giúp Hùng Vương hoàn tất các dự án dở dang để kinh doanh tạo dòng tiền.

    Ông Minh nói ngắn gọn: “Khó khăn đã qua rồi, vì kinh doanh đã xuống tận đáy. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào hai mảng chính là nuôi trồng và chế biến cá tra vốn là sở trường của công ty lâu nay”.

    Đặc biệt với mảng kinh doanh cá tra, Hùng Vương đã hoàn thành chuỗi giá trị khép kín với con giống, vùng nuôi, nhà máy chế biến với sự hỗ trợ từ thức ăn chăn nuôi và kho lạnh của riêng mình. Không chỉ vậy, mới đây nhất Hùng Vương là một trong những công ty được hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

    Đến nay, lần đầu tiên sau hai năm lỗ ròng, kết thúc năm tài chính 2018 (Hùng Vương tính báo cáo tài chính vào đầu tháng 10), công ty đã có khoản lợi nhuận, đem lại niềm tin cho các cổ đông về một công ty đã từng phát triển mạnh trong quá khứ đang trên con đường hồi phục. Hùng Vương đang đứng dậy từ thất bại, từng bước lấy lại vị thế “vua cá tra”.

    Có lợi thế xuất khẩu

    Đại diện Công ty chứng khoán Phú Hưng nhận định: Mặc dù vẫn còn khó khăn nhưng Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) vẫn có tiềm năng tích cực trong dài hạn. Lý do Hùng Vương là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản với tên tuổi được xây dựng trên thị trường từ nhiều năm.

    Đồng thời Hùng Vương là một trong số ít doanh nghiệp thủy sản xây dựng được chuỗi sản xuất khép kín từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi đến xuất khẩu. “Đây là một lợi thế lớn cho sản phẩm của Hùng Vương” - đại diện Công ty chứng khoán Phú Hưng nhìn nhận.

    Phát triển thương hiệu bền vững

    Có thể thấy rõ động thái tái cơ cấu quyết liệt của Hùng Vương đang dần có kết quả. Ví dụ quý III năm nay Hùng Vương lãi ròng gần 366 tỉ đồng.

    Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng nếu cứ tiếp tục hoạt động mà không tính đến tái cấu trúc nợ thì doanh nghiệp hầu như chỉ đem lại lợi ích cho các chủ nợ. Việc tái cơ cấu nợ có thể thực hiện bằng hàng loạt phương pháp như bán bớt tài sản để trả nợ, thoái vốn khỏi các công ty tốt… để kiếm dòng tiền từ đó duy trì tài sản, thương hiệu công ty một cách bền vững hơn.

    PHƯƠNG MINH
  7. Namhung2008

    Namhung2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2018
    Đã được thích:
    5.895
  8. Trunglpb

    Trunglpb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    1.533
    Toàn những thứ đã biết từ 2 tháng trước. Cái mới phải là xuất khẩu có tăng mạnh ko? Báo cáo kiểm toán có điều chỉnh ko?
  9. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.892
  10. Trunglpb

    Trunglpb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    1.533

Chia sẻ trang này