IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2929 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 05:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 848938 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. QCK

    QCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    2.967
    https://thoibaotaichinhvietnam.vn/quy-i-nam-2022-xuat-khau-thuy-san-se-mang-ve-2-ty-usd-101860.html
    Quý I năm 2022: Xuất khẩu thủy sản sẽ mang về 2 tỷ USD
    10:31 | 16/03/2022KINH DOANH
    (TBTCO) - Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, mặc dù số ca mắc Covid-19 tăng cao, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp thủy sản đã dần ổn định và lấy lại đà tăng trưởng. Dự báo trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 2 tỷ USD. Ngành thủy sản đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để tận dụng tốt nhu cầu thị trường và gia tăng chế biến, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong năm 2022.
    Tiếp tục đà tăng trưởng mạnh
    Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng đột phá 62%, ước đạt 635 triệu USD. Theo đó, 2 tháng đầu năm, XK thủy sản của Việt Nam đã chạm mốc 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Một trong những điểm nhấn của bức tranh thủy sản trong 2 tháng đầu năm là kim ngạch XK mặt hàng cá tra tăng mạnh, đạt 384 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, XK cá tra còn tiếp tục tăng trong năm 2022, với mức tăng từ 20 - 25% so với năm 2021. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Doãn Tới - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Việt (An Giang) cho biết, giá cá tra hiện nay đang rất cao, người nuôi cá có lợi nhuận cao hơn so với trước tết và cao hơn cùng kỳ năm 2021 rất nhiều. Dự báo thời gian tới, trước căng thẳng Nga - Ukraine, giá xăng dầu tăng cao, sẽ kéo theo giá cá tra tiếp tục tăng.

    Ông Trần Văn Hùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá nhận định, đà tăng của giá cá tra nguyên liệu và XK sẽ kéo dài đến tháng 4 và đỉnh điểm trong cuối năm 2022 - 2023. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển thế giới tăng cao, đánh bắt biển cũng đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn. Đây là cơ hội cho cá tra có chỗ đứng hơn trên thị trường thế giới.

    Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ngành thủy sản đạt kết quả trên là do các doanh nghiệp đã đẩy mạnh XK nhiều loài thủy sản thế mạnh như tôm, cá tra... Sản xuất, chế biến thuỷ sản gần như đã trở lại bình thường như thời điểm trước dịch. Nhu cầu của các thị trường đang rất cao, các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng. Giá nguyên liệu trong nước cũng tăng, nên cả ngư dân và doanh nghiệp đều lạc quan vào một năm bội thu, tất cả đều đang phấn khởi tích cực sản xuất.

    Tận dụng tốt nhu cầu, gia tăng chế biến
    Vasep cũng dự báo, XK thuỷ sản trong quý I/2022 có thể sẽ mang về khoảng 2 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK thủy sản năm 2022 sẽ đạt 9,2 tỷ USD.

    Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình nhận định, triển vọng ngành thủy sản năm 2022 dự kiến tiếp tục lạc quan, với kim ngạch XK dự kiến đạt 9 tỷ USD. Theo các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này, kinh tế thế giới phục hồi và mở cửa trở lại, đặc biệt Mỹ và châu Âu (EU) nhờ đẩy mạnh tiêm vắc-xin sẽ thúc đẩy nhu cầu XK thủy sản của Việt Nam.

    Không những vậy, ngành thủy sản còn được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đa phương, song phương. Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, một số mặt hàng tôm của Việt Nam XK sang EU có mức thuế suất 12 - 20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh... Thống kê của Vasep cho thấy, trong năm 2022, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường chính XK tôm của Việt Nam.

    Đối với cá tra, EVFTA giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh giảm từ 5,5% xuống còn 0%; các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm.

    Tuy nhiên, cùng với cơ hội, triển vọng, ngành thủy sản gặp không ít thách thức như: giá nguyên liệu tăng; các thị trường lớn bị tác động bởi dịch Covid-19 và ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Nga - Ukraine. Cùng với đó là yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng…

    Để khắc phục những khó khăn này, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Vasep cho rằng, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt việc tăng nhu cầu trên thế giới để tăng thêm thị phần; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Như vậy, thủy sản Việt Nam trong năm nay sẽ tiếp tục tạo được dấu ấn lớn.

    Về thị trường, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York (Mỹ), khuyến nghị: “Việt Nam nằm trong top 5 nhà XK tôm lớn nhất tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm quảng bá hình ảnh và thương hiệu tôm tại thị trường Mỹ, thứ hai là quan tâm đến chất lượng, luôn đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu khắt khe của phía Mỹ, cũng như đảm bảo nguồn cung để đáp ứng nhu cầu lớn của các nhà nhập khẩu”.

    Ở góc độ cơ quan nhà nước, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, cho biết: “Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường giới thiệu sản phẩm đối với các sản phẩm mới. Đây là việc cơ quan quản lý cùng hiệp hội ngành hàng sẽ chú trọng trong thời gian tới để doanh nghiệp tự tin mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường cho sản phẩm chế biến”.

    Ngoài ra, theo Tổng cục Thủy sản, dự kiến trong năm nay, khi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống, Ủy ban châu Âu sẽ kiểm tra trực tiếp việc khắc phục thẻ vàng của Việt Nam. Gỡ thẻ vàng là cách duy nhất để hướng tới một nghề cá bền vững và hội nhập, từ đó cải thiện đời sống ngư dân, đặc biệt là nâng vị thế và uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

    Dự báo năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội đạt tăng trưởng cao. Theo báo cáo triển vọng nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới sẽ tăng 3,6% trong giai đoạn 2020-2030. Dự kiến, sản lượng thủy hải sản tiêu thụ sẽ mở rộng trên tất cả các châu lục do được thúc đẩy bởi thu nhập ngày càng cao, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối, đổi mới sản phẩm.
    Nam Khánh
    Tags:
    tichcocphongco09xy852289 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
  3. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.226
    Mấy bác hôm qua chốt ce IDI giờ đang cầu nguyện có giá đỏ, tôi cũng mong có cho họ lên tàu lại nhưng thực tế quá phũ phàng.
    IDI chưa đến giai đoạn tiết cung rít mạnh thì chưa có điều chỉnh mạnh.
    QCK, tangnhethoi09xy852289 thích bài này.
  4. Minhlehong

    Minhlehong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2019
    Đã được thích:
    800
    09xy852289tichcocphongco thích bài này.
  5. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.226
    Bên cạnh đó, tính đến giữa tháng 2, giá cá tra nguyên liệu của Việt Nam tăng 18% so với đầu năm và 27% so với cùng kỳ năm trước lên 1,2 USD/kg do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung cá tra Việt Nam bị kìm hãm. Dịch Covid-19 làm gián đoạn sản xuất cá tra cũng như hoạt động nuôi trồng và chế biến, giá cá tra thấp không khuyến khích hoạt động nuôi trồng trong năm 2021. VCSC nhận định tình trạng khan hiếm nguồn cung này có thể kéo dài đến gần hết năm 2022 do nguồn cung cá tra của Việt Nam sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2023.

    Không chỉ giá xuất khẩu cá tra mà giá xuất khẩu tôm cũng đã tăng từ đầu năm 2021. Agriseco cho biết hiện nay giá xuất khẩu trung bình của tôm và cá tra đang tăng tốt và dự báo tiếp tục chu kỳ tăng giá trong năm 2022.

    Cá phải nuôi từ 7-8 tháng mới có thể thu hoạch, khi thu hoạch chưa chắc đã đạt chất lượng (ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố). Bây giờ mà xuống giống thì tầm tháng 10-11 mới có thể thu hoạch.
    QCK, cakiem06051209xy852289 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  6. Gil

    Gil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    3.409
    Hôm qua các bác chia sẻ tin mật gì cho group cổ đông IDI mà hôm nay xả kinh thế =))
    tichcocphongco thích bài này.
  7. Rot_Sap_San

    Rot_Sap_San Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2019
    Đã được thích:
    953
    Nghe nói chuẩn bị úp bô =))
    tichcocphongco thích bài này.
  8. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.226
    Hôm nay lái úp bô.
    --- Gộp bài viết, 17/03/2022, Bài cũ: 17/03/2022 ---
    Quá chuẩn.
    QCK thích bài này.
  9. Gil

    Gil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    3.409
    Thế úp bô 300 bác trong room vip cổ đông IDI à =))
  10. Laptop98

    Laptop98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2020
    Đã được thích:
    1.710
    quá bản lĩnh, điền vào ô trống thôi, hay thật luôn.
    QCK thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này