IJC Diện mạo mới, thương hiệu mới, tăng trưởng mới năm 2016!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 17/05/2016.

3029 người đang online, trong đó có 181 thành viên. 00:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7286 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Còn tui,...
    springsail thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Hôm nay IJC thế nào bác nhỉ...xanh, vàng hay đỏ hoặc ce!
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ Tư, 18/5/2016 15:45

    [​IMG] [​IMG]
    GDP Việt Nam có thể tăng 6,7% nếu giá dầu duy trì ở mức 43 USD/thùng
    [​IMG]
    (ĐTCK) Giả định giá dầu thế giới duy trì ở mức khoảng 43 USD/thùng kể từ quý II/2016 đến quý II/2017, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng 0,5 %, tăng trưởng Kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện thêm 0,33%.
    Ngược lại, trường hợp, giá dầu trung bình của thế giới từ quý II/2016 đến quý II/2017 giảm bằng mức giá trung bình của quý I/2016 là 32,7 USD/thùng thì tốc tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ giảm lần lượt 0,29% và 0,11%.

    Đây là 2 kịch bản mà Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra khi phân tích tác động của biến động giá dầu thế giới đối với Kinh tế Việt Nam 2016 trong một báo cáo vừa được công bố tại Hội thảo “Triển vọng Kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 2016 và tác động đến Việt Nam” diễn ra sáng ngày 18/5.

    Theo Báo cáo của NCIF, có 3 yếu tố chính của tình hình kinh tế thế giới tác động tới kinh tế Việt Nam năm 2016 đó là sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc; biến động giá dầu và biến động thị trường tài chính thế giới.

    Đối với yếu tố giá dầu, theo NCIF, vài tháng gần đây, giá dầu thế giới đã bắt đầu hồi phục mạnh trở lại do nguồn cung giảm và nhu cầu tăng lên, từ các nước tiêu thụ lớn như Ấn độ. Hiện tại, Ấn Độ đã thay thế Trung Quốc để trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

    Nếu giả định về giá dầu chuẩn xác, khi giá dầu phục hồi ở mức 43USD/thùng trung bình trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức chúng tôi đưa ra là 6,7%.

    NCIF nhận định, nhu cầu dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016. Trong khi đó, dự trữ dầu thế giới có thể tăng chậm lại trong năm 2016 và dự báo giảm năm 2017, bởi gián đoạn nguồn cung ở Canada do cháy rừng và tại Nigeria do xung đột. Mặt khác, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng trở lại.

    Theo Tiến Sĩ Lương Văn Khôi, Trưởng Ban Kinh tế thế giới NCIF, xu hướng giá dầu 2016 sẽ phục hồi nhưng sẽ không đạt mức cao như trước khi khủng hoảng xảy ra.

    “Nếu giả định về giá dầu chuẩn xác, khi giá dầu phục hồi ở mức 43USD/thùng trung bình trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức chúng tôi đưa ra là 6,7%” TS Lương Văn Khôi cho biết.

    Trên cơ sở diễn biến tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm và khảo sát chuyên gia, NCIF đã dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2016. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quý II dự kiến đạt 6,28%, lạm phát ở mức 1,98%. Cả năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,39%, lạm phát 4,28%.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ 5, 19/05/2016, 05:57

    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    [​IMG]
    Theo thống kê từ Bộ Công thương, trong tháng 4.2016, thép nhập khẩu các loại tăng 45,3% về lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tính gộp từ đầu năm, nhập khẩu thép các loại tăng tới 59,2% và tăng 1,3% về giá trị so với năm 2015.


    Sở dĩ nhập khẩu thép các loại tăng mạnh về lượng, còn giá trị tăng thấp là do giá thép trên thị trường thế giới dù đã phục hồi, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá tại thời điểm này năm ngoái. Trong cơ cấu các loạithép nhập khẩu, thì phôi thép không hợp kim và thép thành phẩm(trong đó thép xây dựng chiếm tỷ trọng lớn) chiếm đến hơn 90% về lượng nhập khẩu cũng như trị giá nhập khẩu. Thực tế đó cho thấy, bất chấp mức thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% và thép dài (thép cuộn và thép thanh) là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng từ ngày 22.3.2016 lượng phôi thép và thép thành phẩm vẫn tiếp tục được nhập vào thị trường trong nước với khối lượng lớn.

    Đây là lý do tại cuộc tham vấn về áp thuế tự vệ đối với mặt hàng thép xây dựng và phôi thép do Bộ Công thương tổ chức đầu tháng 5, đại diện Cty Luật IDVN đề nghị cần đánh thuế chính thức với hai loại hàng hóa này, thậm chí nên đánh thuế cao hơn mức thuế tạm thời hiện nay.

    Theo báo cáo của Hiệp hội Thép, trong tháng 4, giá thép đã bình ổn trở lại sau khi các nhà sản xuất cam kết cung cấp đủ hàng cho thị trường. Tâm lý đầu cơ này được dự báo trước để có giải pháp phù hợp và kịp thời từ phía cơ quan quản lý cũng như nhà sản xuất để thị trường thép xây dựng sớm ổn định trở lại.

    Trong tháng 4, bán hàng trong nước sản phẩm thép các loại đạt 1,123 triệu tấn, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thép xây dựng của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Thép tăng so với cùng kỳ, bán hàng thép xây dựng đạt 700.000 tấn (tăng 19,5%). Theo Hiệp hội Thép, điều này cho thấy, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cả phôi lẫn cán thép đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, cả về số lượng và chất lượng.

    Trở lại với tình hình sản xuất của doanh nghiệp thép, trong tháng 4 sản xuất thép xây dựng tăng so với cùng kỳ, nhưng giảm 4% so với tháng 3. Bán hàng đạt 737.519 tấn, giảm 18% so với tháng trước. Dự báo theo tính mùa vụ hàng năm, tiêu thụ thép xây dựng sẽ giảm trong các tháng 5,6,7 khi vào mùa mưa.

    Khi nhu cầu trong nước giảm, lượng thép nhập khẩu tăng lên với tốc độ như thời gian qua, với các nhà sản xuất trong nước, áp lực sẽ rõ ràng hơn. Vì vậy, nhìn trong dài hạn, kiến nghị của các nguyên đơn trọng việc đề nghị áp thuế tự vệ đối với thép xây dựng và phôi thép nhập khẩu vẫn còn nguyên tính thời sự.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083

      • 18/05/2016 | 09:26

    Ông lớn bất động sản nghìn tỷ xây kế hoạch kinh doanh như thế nào?

    Thống kê của ********* cho thấy, hiện tại có 15 doanh nghiệp bất động sản niêm yết có điều lệ trên 1,000 tỷ đồng. Trong số này thì có 3 đơn vị chưa đưa ra kế hoạch kinh doanh 2016, 2 trường hợp xây dựng kế hoạch thấp hơn kết quả thực hiện năm trước và 10 đơn vị đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh.
    Theo đó, 3 trường hợp chưa đưa ra kế hoạch kinh doanh 2016 đến nay gồm Tập đoàn FLC (FLC), Quốc Cường Gia lai (QCG) và Petroland (PTL).

    Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có vốn (tính đến 31/03/2016) trên nghìn tỷ đồng

    http://image.*********.vn/2016/05/18/KH-bds-2016.png
    Nguồn VietstockFinance
    Với 12 doanh nghiệp còn lại, Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIG) là đơn vị đặt ra chỉ tiêu lãi tăng trưởng cao nhất, gấp 8 lần kết quả năm 2015, ước đạt 118 tỷ đồng. DIG cho biết, nguồn thu chủ yếu năm 2016 sẽ từ dự án DIC Phoenix- Vũng Tàu với khoảng 500 tỷ đồng và dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 409 tỷ đồng, theo sau là dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước- Đồng Nai với gần 370 tỷ đồng và một số dự án khác. Đồng thời, hoạt động tài chính, thu hồi nợ cũng sẽ đóng góp doanh thu khoảng 500 tỷ đồng.

    Điều đáng chú ý ở DIG rằng, đây không phải là lần đầu doanh nghiệp này đặt kế hoạch tham vọng như vậy. Trong 3 năm tài chính liền trước, DIG cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh cao ngất ngưỡng nhưng chưa một lần đạt được chỉ tiêu, chẳng hạn như năm 2015, DIG đưa ra kế hoạch lãi ròng hơn 71 tỷ đồng nhưng kết quả chỉ thực hiện được hơn 10 tỷ đồng, bằng khoảng 15% kế hoạch.

    Chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận và kết quả thực hiện của DIG từ 2013-2015 (Đvt: Tỷ đồng)

    http://image.*********.vn/2016/05/18/DIG-khkd.png

    Năm 2016, DIG đưa ra khá chi tiết về các nguồn thu dự kiến mang về trong năm, kỳ vọng đây không phải là một năm mà cổ đông DIG tiếp tục ăn “bánh vẽ”. Song, đến hết quý 1/2016 thì DIG mới đạt doanh thu gần 290 tỷ đồng và lãi ròng khoảng 10 tỷ đồng, lần lượt bằng 26% và 8% kế hoạch đề ra cả năm.

    Kỳ vọng lớn từ phân khúc cao cấp

    Trái với những đánh giá về rủi ro có thể xảy ra đối với phân khúc bất động sản cao cấp khi tình trạng đầu cơ trong phân khúc này đang bùng nổ mạnh, các ông lớn như Vingroup (VIC) và Phát Đạt (PDR) đã đưa ra một kế hoạch khá tham vọng.

    Theo đó, xét về giá trị tuyệt đối, VIC đứng đầu toàn ngành khi xây dựng kế hoạch doanh thu 45,000 tỷ đồng và lãi ròng 3,000 tỷ đồng, lần lượt tăng 32% và 147% so với năm trước. VIC tiếp tục ra mắt thị trường hàng loạt dự án mới như Vinhomes Gardenia, Vinhomes Times City – Park Hill Premium, Tòa Landmark Plus và Park Paroma tại Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden River, Vinhomes Dragon Bay – Hạ Long, Vincom Shophouse Cần Thơ, Shophouse Vinhomes Central Park, Vincom Shophouse Thái Bình, Vinpearl Empire Condotel… Ngoài ra, trong năm 2016, VIC có kế hoạch khai trương thêm khoảng 20 trung tâm thương mại, 19 dự án shophouse tại Hà Nội, TP.HCM và 16 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc.

    Được biết, trong quý 1/2016, VIC ghi nhận doanh thu 15,159 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 33% kế hoạch cả năm 2016. Lãi ròng đạt 610 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ và thực hiện 20% kế hoạch.

    Đối với PDR, nhiệm vụ trọng tâm của công ty này trong năm 2016 là hợp tác với BĐS An Gia kinh doanh và tiêu thụ hết khoảng 100,000m2 sàn Khối nhà A, B, D của dự án River City và phải bán hết trên 150 căn hộ còn lại của Khối nhà C. Đồng thời, PDR sẽ tiếp tục triển khai chuyển nhượng hết 20% diện tích nền biệt thự còn lại của dự án The EverRich 3. Bên cạnh đó là kinh doanh các sản phẩm còn lại của dự án The EverRich Inifinity và bảo đảm tiến độ thi công xây dựng để cuối năm 2016 sẽ bắt đầu tiến hành việc bàn giao cho khách hàng.

    Qua đó, PDR đã rất cân nhắc đặt ra mục tiêu kế hoạch doanh thu 1,300 tỷ và lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng cho năm 2016, lần lượt gấp 3 lần và 1.5 lần so với kết quả năm 2015.

    Kết quả kinh doanh qua các năm của PDR (Đvt: tỷ đồng)

    http://image.*********.vn/2016/05/18/PDR.png

    Ngoài ra, phân khúc này cũng đánh dấu sự trở lại của Nhà Khang Điền (KDH) khi quay lại đầu tư vào dự án biệt thự Venica (quy mô 3.1 ha với 43 căn biệt thự) và thực hiện mua lại dự án Lucasta (140 căn biệt thự đơn và song lập). Song phần lớn các sản phẩm của KDH lại tập trung phân khúc ở tầm trung và khá, dự kiến năm 2016 sẽ bán khoảng 700 căn, ước lãi sau thuế khoảng 400 tỷ đồng, tăng 53% so với kết quả 2015.

    Ông lớn khu công nghiệp đặt kế hoạch ra sao?

    Trong nhóm doanh nghiệp nghìn tỷ trên sàn hiện nay thì KBC và ITA là đại diện cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp – phân khúc được rất nhiều chuyên gia đánh giá sẽ có triển vọng tốt trong tương lai khi mà các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

    Và cũng trên cơ sở đó mà, KBC đưa ra hai kịch bản kinh doanh trong năm 2016. Cụ thể, trong kịch bản tích cực (điều kiện là Quốc hội tất cả các nước đều thông qua hiệp định TPP sớm, đặc biệt là Quốc hội Mỹ thì việc thu hút các nhà đầu tư được hưởng lợi trực tiếp từ TPP sẽ rất có triển vọng), KBC đưa kế hoạch doanh thu 2,900 tỷ đồng và lãi ròng 850 tỷ đồng, lần lượt tăng 65% và 39% so với kết quả năm 2015.

    Còn với kịch bản khả quan, nếu Hiệp định TPP chậm thông qua thì các nhà đầu tư sẽ không sớm đưa ra các quyết định đầu tư, KBC dự kiến doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trong năm 2016 lần lượt là 1,900 tỷ đồng và 630 tỷ đồng, tăng lần lượt 8% và 5%.

    Cũng nhằm thực hiện kế hoạch 2016, KBC cho biết sẽ phát hành riêng lẻ 120 triệu cp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty, giảm nợ vay với mức giá chào bán không thấp hơn 15,000 đồng/cp. Bên cạnh đó, KBC cũng sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp có quy mô từ 1,000 – 2,000 tỷ đồng cho các đối tượng là cá nhân, tổ chức để đầu tư KCN Quang Châu, KĐT Phúc Ninh.

    Xét về tăng trưởng thì kế hoạch của ITA tham vọng hơn nhiều khi doanh thu dự kiến tăng 52% nhưng lãi ròng tăng đến 183%, lần lượt ở mức 1,173 tỷ và 386 tỷ đồng. Trong năm nay, ITA sẽ đầu tư xây dựng 30,000m2 nhà xưởng KCN Tân Đức, hoàn thiện 2 block chung cư Tân Đức Plaza 5 tầng và 3 block Tân Tạo Plaza 12 tầng để bán và cho thuê... ITA sẽ tiếp tục thoái vốn dự án xi măng Tân Tạo, thoái vốn tại dự án khu thương mại dịch vụ nghỉ dưỡng tại Bãi Sao - Phú Quốc, dự án thủy điện Dakmi2 tại Quảng Nam, dự án thủy điện Chi Khê (Nghệ An).

    Kế hoạch tham vọng như vậy nhưng trong quý 1/2016, doanh thu thuần của ITA chỉ 93 tỷ đồng, tương đương gần 8% kế hoạch cả năm và lãi ròng hơn 17 tỷ đồng, bằng 4% chỉ tiêu.

    Lượng hàng khủng từ phân khúc nhà ở vừa túi tiền

    Chỉ tính riêng 3 doanh nghiệp lớn hiện nay đang tập trung vào phân khúc nhà ở cho đối tượng có thu thu trung bình - thấp thì lượng cung ra thị trường trong năm 2016 dự kiến hơn 15,000 căn hộ.

    Cụ thể, Nam Long (NLG) dự kiến sẽ bán 3,190 sản phẩm trong năm 2016, trong đó 2,492 căn hộ, 516 căn nhà phố Nam Long Home và 182 sản phẩm đất nền. Doanh số bán các sản phẩm này dự kiến 4,271 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch doanh thu năm 2016 của NLG đạt 3,187 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt hơn 360 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 75% so với năm 2015.

    Còn Sacomreal (SCR) dự kiến năm 2016 bán khoảng 2,000 sản phẩm từ 10 dự án. Các sản phẩm diện tích từ 45 - 80 m2 với giá từ 1.2 - 2.5 tỷ đồng/căn. SCR đặt kế hoạch kinh doanh 2016 với doanh thu tăng mạnh 70%, nhưng lãi ròng giảm 17%, còn ở mức 164 tỷ đồng. Doanh thu của SCR sẽ đến từ khu thấp tầng của các dự án Jamona City, Golden silk (sản phẩm chung cư hầu hết được bàn giao trong giai đoạn 2017-2018), chuyển nhượng dự án hay doanh thu tài chính từ chuyển nhượng các khoản đầu tư - vốn là "nét đặc trưng" trong kết quả kinh doanh của SCR từ nhiều năm qua.

    Còn đối với phân khúc nhà ở xã hội, HQC dự kiến sẽ bán tối thiếu 10,000 căn hộ và cũng sẽ thực hiện bàn giao 10,000 căn. Các dự án sẽ được triển khai là HQC Hàm Kiệm, HQC Bình Minh, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại các dự án HQC An Phú, HQC Bình Trưng Đông, HQC Tân Hương, HQC Cần Thơ, HQC Tây Ninh… Trong năm 2016, Công ty đặt mục tiêu doanh thu gần 7,417 tỷ đồng, gấp 5 lần thực hiện năm 2015 nhưng kế hoạch lãi ròng lại giảm 22%, còn ở mức 500 tỷ đồng. Theo HQC, kế hoạch lãi 500 tỷ đồng là thận trọng, bởi so với doanh thu mà công ty đạt được thì lợi nhuận có thể đạt khoảng 700-800 tỷ đồng./.
  6. buffer-vn

    buffer-vn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    1.171
    Nước ngoài sau khi đẩy nhóm dầu khí thì đã bắt đầu chuyển qua BĐS. Mọi thứ đã sẵn sàng cho sóng BĐS, ai ăn non rồi sẽ hối hận.
  7. springsail

    springsail Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/02/2016
    Đã được thích:
    8.091
    cầm ijc giá này thơm, chẳng vội gặt lúa non :p
    IJC BIỆT THỰ VEN SÔNG

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Last edited: 19/05/2016
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ 5, 19/05/2016, 05:57
    Thép nhập khẩu vẫn tăng kỷ lục
    [​IMG]
    Theo thống kê từ Bộ Công thương, trong tháng 4.2016, thép nhập khẩu các loại tăng 45,3% về lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tính gộp từ đầu năm, nhập khẩu thép các loại tăng tới 59,2% và tăng 1,3% về giá trị so với năm 2015.

    Sở dĩ nhập khẩu thép các loại tăng mạnh về lượng, còn giá trị tăng thấp là do giá thép trên thị trường thế giới dù đã phục hồi, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá tại thời điểm này năm ngoái. Trong cơ cấu các loạithép nhập khẩu, thì phôi thép không hợp kim và thép thành phẩm(trong đó thép xây dựng chiếm tỷ trọng lớn) chiếm đến hơn 90% về lượng nhập khẩu cũng như trị giá nhập khẩu. Thực tế đó cho thấy, bất chấp mức thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% và thép dài (thép cuộn và thép thanh) là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng từ ngày 22.3.2016 lượng phôi thép và thép thành phẩm vẫn tiếp tục được nhập vào thị trường trong nước với khối lượng lớn.

    Đây là lý do tại cuộc tham vấn về áp thuế tự vệ đối với mặt hàng thép xây dựng và phôi thép do Bộ Công thương tổ chức đầu tháng 5, đại diện Cty Luật IDVN đề nghị cần đánh thuế chính thức với hai loại hàng hóa này, thậm chí nên đánh thuế cao hơn mức thuế tạm thời hiện nay.

    Theo báo cáo của Hiệp hội Thép, trong tháng 4, giá thép đã bình ổn trở lại sau khi các nhà sản xuất cam kết cung cấp đủ hàng cho thị trường. Tâm lý đầu cơ này được dự báo trước để có giải pháp phù hợp và kịp thời từ phía cơ quan quản lý cũng như nhà sản xuất để thị trường thép xây dựng sớm ổn định trở lại.

    Trong tháng 4, bán hàng trong nước sản phẩm thép các loại đạt 1,123 triệu tấn, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thép xây dựng của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Thép tăng so với cùng kỳ, bán hàng thép xây dựng đạt 700.000 tấn (tăng 19,5%). Theo Hiệp hội Thép, điều này cho thấy, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cả phôi lẫn cán thép đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, cả về số lượng và chất lượng.

    Trở lại với tình hình sản xuất của doanh nghiệp thép, trong tháng 4 sản xuất thép xây dựng tăng so với cùng kỳ, nhưng giảm 4% so với tháng 3. Bán hàng đạt 737.519 tấn, giảm 18% so với tháng trước. Dự báo theo tính mùa vụ hàng năm, tiêu thụ thép xây dựng sẽ giảm trong các tháng 5,6,7 khi vào mùa mưa.

    Khi nhu cầu trong nước giảm, lượng thép nhập khẩu tăng lên với tốc độ như thời gian qua, với các nhà sản xuất trong nước, áp lực sẽ rõ ràng hơn. Vì vậy, nhìn trong dài hạn, kiến nghị của các nguyên đơn trọng việc đề nghị áp thuế tự vệ đối với thép xây dựng và phôi thép nhập khẩu vẫn còn nguyên tính thời sự.
  9. springsail

    springsail Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/02/2016
    Đã được thích:
    8.091
    NHNN vừa hoãn TT36 - Lên tàu đón sóng BĐS
    Ngân hàng Nhà nước phản hồi kiến nghị của HoRea về Thông tư 36
    Khi thị trường phục hồi, ổn định cần phải có sự điều chỉnh để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của hệ thống các ngân hàng, gián tiếp tạo sự ổn định bền vững cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong các năm tiếp theo.
    Ngân hàng Nhà nước cho rằng sự điều chỉnh của NHNN là phù hợp tuy nhiên cần có lộ trình 1-2 năm thực hiện.
    (http://ndh.vn/ngan-hang-nha-nuoc-ph...a-ve-thong-tu-36-20160517045923511p4c148.news)

    Phản hồi nói rõ NHNN hoãn 2 năm... dự đoán sau thông tin hoãn, thì sẽ ko có TT36 nữa mà được thay bằng thông tư khác. Thảo nào phiên hôm qua tiền lan tỏa vào dòng bđs.
    Dòng tiền rút ra từ thép P dịch chuyển sang bđs, giá đường TG đang phá đỉnh.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thêm hàng ngàn ha đất công nghiệp cho Bình Dương
    [​IMG]
    Dự án được triển khai tại Khu công nghiệp Singapore Ascendas - Protrade, tỉnh Bình Dương.

    Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Trong đó, diện tích đất khu công nghiệp mở mới và tăng thêm lên đến hàng ngàn ha.
    Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa KCN Mai Trung với diện tích 51 ha ra khỏi Quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020.

    Điều chỉnh giảm diện tích các KCN: Tân Đông Hiệp B từ 163 ha xuống 150 ha, Sóng Thần III từ 534 ha xuống 427 ha, Đại Đăng từ 274 ha xuống 219 ha; Phú Tân từ 133 ha xuống 107 ha và Kim Huy từ 214 ha xuống 172 ha.

    Điều chỉnh tăng diện tích các KCN: Lai Hưng từ 400 ha lên 600 ha, Cây Trường từ 300 ha lên 700 ha.

    Mở rộng thêm diện tích các KCN: Nam Tân Uyên từ 620 ha lên 966 ha, Rạch Bắp từ 279 ha lên 639 ha và Việt Hương 2 từ 250 ha lên 262 ha.

    Bổ sung mới các KCN: Bình Dương Riverside ISC với diện tích 600 ha, Tân Lập I với diện tích 200 ha, VSIP III với diện tích 1.000 ha và Vĩnh Lập với diện tích 500 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020.

    Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Bình Dương cho phù hợp theo quy định của pháp luật.

    UBND tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện quy hoạch đã được duyệt; chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập, mở rộng KCN theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và trình tự theo quy định; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội cho người lao động tại các KCN để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động.

Chia sẻ trang này