IJC- Ngọc trong cát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mina_Mino, 01/11/2021.

2546 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 04:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 323323 lượt đọc và 2512 bài trả lời
  1. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    https://*********.vn/2016/03/ijc-se...trieu-cp-nham-giam-von-dieu-le-764-464708.htm
    Người ta in tờ giấy A4 xin tăng vốn để lấy GIẤY BÁN LẤY TIỀN
    CÒN IJC BỎ TIỀN RA MUA LẠI CP ĐỂ GIẢM TỶ LỆ SỞ HỮU CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂY CHỨ KO PHẢI Ở DN LIÊN TỤC XIN PHÁT HÀNH THÊM TĂNG VỐN IN GIẤY NHÉT GIẤY VÀO MỒM CỔ ĐÔNG VẬY MỚI ĐẦU TƯ IJC CHỨ ANH EM.
    TIN CŨ TỪ 2016 NHƯNG ĐỌC ĐỂ HIỂU DN ĐỂ BIẾT GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN CHÚNG TA MUA.

    IJC sẽ bán tài sản để mua lại tối đa 139 triệu cp nhằm giảm vốn điều lệ
    • IJC) mới đây đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, trong đó đáng chú ý là tờ trình báo cáo phương án giảm vốn điều lệ của Công ty như thông tin đã được IJC thông báo trước đó.

      * IJC có đủ điều kiện để giảm vốn điều lệ hàng ngàn tỷ?

      Cụ thể theo phương án này, để giảm vốn điều lệ hơn 50.7% từ gần 2,742 tỷ đồng xuống còn 1,350 tỷ đồng, IJC dự kiến sẽ chào mua công khai từ các cổ đông tối đa 139,194,525 cp, tương ứng với 50.76% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, trong đó tỷ lệ chào mua tối đa với mỗi cổ đông là 50.76% số cp đang sở hữu (10,000 cp sẽ được công ty chào mua tối đa 5,076 cp). Thời gian đăng ký chào mua công khai và thời hạn dự kiến kết thúc việc chào mua là năm 2016. Giá mua tối đa là 10,000 đồng/cp, tương đương với số tiền dự kiến để thực hiện gần 1,400 tỷ đồng (thị giá cổ phiếu IJC chốt phiên 25/03 là 8,400 đồng/cp).

      Cũng theo phương án này, phương thức thanh toán sẽ được sử dụng là tiền, thực hiện thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và CTCK được chỉ định làm đại lý chào mua. Với nguồn vốn thực hiện từ việc chuyển nhượng các tài sản của IJC. Đồng thời, HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ sắp tới ủy quyền cho HĐQT lựa chọn đối tác để chuyển nhượng tài sản hiện có đảm bảo nguồn tiền hoàn trả cho cổ đông.

      Theo giải trình từ IJC, mục đích của việc xin giảm vốn điều lệ là do năm 2010, IJC thực hiện tăng vốn điều lệ từ 548 tỷ đồng lên 2,741 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn cho các dự án BĐS lớn tại Thành phố mới Bình Dương và chuẩn bị kế hoạch vốn đối ứng để đầu tư dự án BOT Quốc lộ 13 trên cao (vốn đầu tư 832 triệu USD). Tuy nhiên, theo IJC, do khủng hoảng kinh tế kéo dài trong các năm qua UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua chủ trương không thực hiện dự án Quốc lộ 13 trên cao mà chỉ mở rộng thêm 2 làn xe và cải tạo. Do vậy, IJC lên kế hoạch giảm vốn nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

      Mặc dù giảm vốn điều lệ hơn 50%, kế hoạch dự tính cho năm 2016 của Công ty không những không giảm mà còn tăng so với trước. Cụ thể, doanh thu hợp nhất năm 2016 sau điều chỉnh vốn điều lệ là 1,043 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 193 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với trước khi điều chỉnh vốn. Mặt khác, do số lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm, mức cổ tức chi trả năm 2016 cũng được đề xuất tăng gấp 3 lần so với trước từ 10 - 12%.

      Kế hoạch kinh doanh dự kiến sau khi giảm vốn của IJC
      https://image.*********.vn/2016/03/26/IJC-vekehoachkd.png
      Theo BCTC hợp nhất quý 4/2015 của IJC, xét bên phần tài sản, chiếm tỷ lệ lớn nhất là hàng tồn kho và phải thu khách hàng (ngắn hạn và dài hạn) với giá trị lần lượt là 4,392 tỷ đồng và 1,742 tỷ đồng, chiếm tổng cộng gần 84% tổng tài sản.

      Trong đó chi phí dở dang chủ yếu của các công trình xây dựng nhà phố, khu thương mại, nhà biệt thực, nhà chung cư... Riêng Khu đô thị IJC tại Thành phố mới Bình Dương có số dư tại ngày 31/12/2015 là 2,148.3 tỷ đồng, do công trình đang trong quá trình xây dựng nên phần lớn là phản ảnh chi phí chuyển quyền sử dụng đất. Khu đô thị 26.6 ha tại Trung tâm thành phố mới Bình Dương này được IJC mua lại quyền sử dụng đất Khu đô thị này từ chính công ty mẹ Becamex IDC năm 2011, cũng là năm IJC hoàn tất đợt tăng vốn khủng từ 548 tỷ đồng lên 2,741 tỷ đồng.

      Tuy nhiên, BCTC cũng cho biết, một số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang với giá trị ghi số 2,322.4 tỷ đồng đã được dùng thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay tại một số Ngân hàng thương mại.

      Theo cơ cấu cổ đông hiện tại, công ty Becamex đang sở hữu gần 79% vốn của IJC. Với việc đưa phương án này tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, nếu Becamex chấp nhận phương án này, dự kiến Tổng Công ty này sẽ bán khoảng 108 triệu cp cho IJC để công ty con giảm vốn điều lệ, với số tiền thu về tính theo giá mua tối đa (10,000 đồng/cp) khoảng 1,080 tỷ đồng./.
    thuyquai29 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  2. lolemsieuchanh

    lolemsieuchanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    12.369
    Nay giá 33 bán ra bao nhiêu cũng có người múc sạch là thấy mùi xiền thơm dồi :drm
    Butchep01mabuvoyeu thích bài này.
  3. keep_walker6789

    keep_walker6789 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/06/2017
    Đã được thích:
    565
    Chiều nay ce cái cho cổ đông bung lụa đi anh lái chứ từ hồi chơi ijc đến giờ ăn sàn nhiều hơn là trần :((
    mabuvoyeu thích bài này.
  4. Niemvuichungkhoan

    Niemvuichungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2017
    Đã được thích:
    176
    mabuvoyeu thích bài này.
  5. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    Gần 2,5 tỷ vốn FDI đổ vào Bình Dương, kích thích nguồn cung nhà ở cho giai đoạn mới
    11-01-2022 - 10:47 AM | Bất động sản


    BÁO NÓI - 4:10


    [​IMG]
    Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các chuyên gia kinh tế đều khẳng định nền kinh tế - xã hội của Bình Dương chắc chắn sẽ sớm phục hồi và phát triển mạnh hơn trong những năm tới.


    [​IMG]
    ĐHCĐ bất thường Cen Land: Tăng vốn điều lệ, đặt doanh thu 10.000 tỷ năm 2022

    Theo báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, lũy kế đến hết năm 2021, Bình Dương đã thu hút được gần 2,5 tỷ USD (tăng 127% so với cùng kỳ). Lũy kế đến nay, tỉnh có 4.019 dự án đầu tư từ 65 quốc gia vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 37 tỷ USD; đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau TP.HCM). Trong đó, các nhà đầu tư ngoại đổ mạnh nguồn vốn vào các khu công nghiệp và phát triển dự án bất động sản...

    Điển hình nhất có thể kể đến mới đây Tập đoàn Lego đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) để xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và đi vào hoạt động trong năm 2024, mang đến 4.000 cơ hội việc làm.

    Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus châu Á chia sẻ: "Tôi đã lựa chọn Bình Dương như quê hương thứ hai bởi tỉnh đã có những cơ chế thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư từ rất sớm. Chúng tôi đã đầu tư ở nhiều lĩnh vực tại đây từ năm 2008 và đến giờ vẫn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình".

    Sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư FDI vào Bình Dương đã thúc đẩy các nhà đầu tư dồn vào thị trường BĐS. Trong vòng chưa đầy 3 năm tỉnh đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn vào phát triển nhiều dự án nhà ở phù hợp với mọi đối tượng người dân, nhất là tại một số địa phương có tiềm năng lớn như Thuận An, Dĩ An cũng đang xuất hiện nhiều trung tâm thương mại quy mô lớn, hiện đại để bắt kịp tốc độ phát triển của những khu đô thị, khu dân cư mới.

    Theo đó, hiện nay tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư mới 178 dự án với quy mô sử dụng đất 850 ha, tương ứng phát triển thêm tổng diện tích khoảng 11,82 triệu m² sàn nhà ở (vượt 4,32 triệu m² sàn so với kế hoạch đặt ra). Riêng về dự án bất động sản là chung cư cao tầng, từ 2018 đến nay, đã phát triển mới 27 dự án với quy mô sử dụng đất 18,57 ha, tương ứng với 2,67 triệu m² sàn nhà ở, tương đương 33.304 căn hộ (chiếm trên 20% tổng diện tích nhà ở theo dự án).





    Nhiều dự án mới đang được triển khai khá rầm rộ với nhiều phân khúc khác nhau. Dọc tuyến QL13, đoạn qua TP.Thuận An như một đại công trường luôn sáng đèn hàng đêm, điều này cho thấy thị trường vẫn tăng trưởng với nguồn cung nhà ở dồi dào đến từ các dự án như Astral City, Habitat, Lavita Thuận An, The Emerald Golf View,…

    Một trong những dự án chung cư có quy mô lớn nhất tại Thuận An hiện nay là Astral City do Phát Đạt và Tập đoàn Danh Khôi hợp tác đầu tư. Nằm trên mặt tiền QL13, Astral City có quy mô 3,7ha, được gồm 8 tháp cao 40 tầng và 1,7ha cảnh quan, tiện ích nội khu với 4 tầng trung tâm thương mại và 1 tầng cinema ở khối đế, cùng tầng tiện ích riêng ở trên không mỗi tòa tháp. Astral City được giới thiệu ra thị trường bởi DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị & phân phối với mức giá chỉ từ 1,9 tỷ/căn, cam kết lợi nhuận lên đến 12%/năm.

    Số liệu từ trang batdongsan.com.vn cho thấy, năm 2020 tốc độ gia tăng dân số trung bình của Bình Dương là 7,3%/năm, cao nhất cả nước và gấp 3 lần TP.HCM. Mỗi năm nơi này cần thêm 7.171.520m2 nhà ở với khoảng 102.450 căn nhà (diện tích 70m2), gần gấp đôi TP.HCM.

    Đơn vị này cũng chỉ ra hiện Bình Dương có 50.000 chuyên gia, hơn 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lượng chuyên gia tập trung nhiều nhất ở Thuận An với các KCN lớn như VSIP 1, Việt Hương, Đồng An,… Đây là lý do các chủ đầu tư đổ về thành phố này triển khai nhiều dự án lớn nhỏ. Nhiều ý kiến chuyên gia dự báo sang năm 2022 thị trường bất động sản Bình Dương còn nóng hơn nữa bởi nhiều doanh nghiệp lớn đang xuất hiện tại đây như Vingroup, FLC, Becamex, HUD…
    lolemsieuchanh thích bài này.
  6. Niemvuichungkhoan

    Niemvuichungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2017
    Đã được thích:
    176

    Chào bác batdongsananhnghiem - Tôi cũng theo dõi nhiều Topic mà bác lập ra hoặc tham gia Như Topic và HQC khi nó giá 0.9 đến 1 ( giờ nó là 10); LDG khi nó 5-6 giờ nó trên 25 dưới 30 ( sau khoảng nửa năm). Bác là người Bắc chuyên kinh doanh bất động sản có lẽ tay ngang mới là chứng khoán nên bác áp dụng cái nhìn của bác vào các cổ phiếu bất động sản, nhận xét của bác tôi thấy qua thực tế kiểm tra rất chuẩn, bác còn thách thức, ăn thua và chiến thắng với cả các nhà tạo lập và toàn ăn bằng lần. Chúc bác tiếp tục thắng lớn vói cổ phiếu IJC và là người mà các thành viên trên f319 có thể tin tưởng vào các phân tích của Bác.
    Last edited: 11/01/2022
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  7. Niemvuichungkhoan

    Niemvuichungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2017
    Đã được thích:
    176
    Do bác vào không đúng thời điểm thôi. Năm 2000 từ tháng 5 đến tháng 12 IJC đã tăng 3-4 lần. Năm nay nó chững lại không tăng nhiều. IJC có giá trên 30 khi LDG có giá 5.5 - 8.0 ( giờ LDG giá gần 30 rồi, không phải ldg không tốt mà nó lên chậm hơn IJC, LDG mới chỉ tăng 4 lần từ hồi tháng 10 đến giờ thôi chứ còn từ tháng 7/20 đến tháng 10/21 các cổ đông LDG than trời mà tôi là một người giữ cổ LDG cũng cho rằng số mình đúng là đen, sàn đầy cổ ăn bằng lần thì lại đi ôm em LDG, nhưng kiên trì ôm giữ và LDG đã đem cho tôi một khoản lợi nhuận kha khá (và hiện nay vẫn còn giữ một phần mặc dù hôm qua vẫn bán một phần ldg giá trần 29.2). Nên theo tôi IJC đây là thời điểm thích hợp để IJC cất cánh. Một cố phiếu tốt, thời điểm thích hơp, đúng lúc lái kéo ( Thiên thời, địa lợi, nhân hòa phải hội đủ 3 yếu tố mới cất cánh được).
    Last edited: 11/01/2022
  8. kakaallstars

    kakaallstars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2021
    Đã được thích:
    96
    Có cả bác chép và bác nghiêm trên tàu, em an tâm nắm giữ. Chiều này ijc muốn tím roài
    bdsanhnghiem, mabuvoyeulolemsieuchanh thích bài này.
  9. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
    NGHỊ QUYẾT 01/NQ-CP: Chính phủ quyết tâm thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022


    (Chinhphu.vn) – Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, chủ đề điều hành năm 2022 là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển". Với 6 quan điểm, trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển KTXH; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở;...






    [​IMG]
    Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025
    Chính phủ nhận định: Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) 10 năm 2021-2030 và các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, kiện toàn Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và các vấn đề an ninh phi truyền thống, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự giám sát hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng trân trọng. Đã quyết liệt thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19, là một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới; kịp thời triển khai các giải pháp gia hạn, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động.
    Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt 16,4% dự toán, trong đó thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 khu vực kinh tế vượt khoảng 14,5% so với dự toán và tăng khoảng 11,3% so với năm 2020; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục là động lực tăng trưởng; thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự, an toàn xã hội, độc lập chủ quyền được giữ vững; đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực; uy tín, vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế.
    Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo không đồng đều, chưa vững chắc, có thể thấp hơn năm 2021; áp lực lạm phát, rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong phát triển KTXH. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng còn tiềm ẩn nếu dịch bệnh không được kiểm soát hiệu quả. Thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nặng nề…

    6 trọng tâm chỉ đạo điều hành

    Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm 2022 như sau:

    1. Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, căn cứ vào tình hình thực tiễn để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng chống chịu với tác động tiêu cực từ bên ngoài; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài; thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

    2. Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Xác định tiêm chủng vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục hồi phát triển KTXH.

    3. Chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KTXH và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới. Tập trung thực hiện 03 trọng tâm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

    4. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

    5. Bảo đảm an sinh xã hội, an dân, thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, khôi phục và ổn định thị trường lao động, tạo việc làm, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

    6. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường, giữ vững quốc phòng, an ninh. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

    12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

    Chính phủ đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

    1. Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH: Tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022; phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

    2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật: Tập trung thể chế hóa những định hướng chính sách của Đảng; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; hoàn thiện cơ chế chính sách; phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền tệ, lao động, khoa học công nghệ (KHCN), bất động sản... Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý thị trường tài chính, chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định, an toàn; chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế; hiện đại hóa, tăng cường công khai, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật đối với thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển KTXH, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch COVID-19.

    3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số: Khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn; tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, tăng cường quản lý nợ công.

    4. Phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế; bảo đảm tiến độ quy hoạch, xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm; khẩn trương triển khai các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung; phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hạ tầng thương mại gắn với đa dạng hóa mô hình phân phối hiện đại, hạ tầng bưu chính, viễn thông, logistics.

    5. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo: Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học, hoàn thiện hình thức tổ chức dạy và học phù hợp với tình hình dịch bệnh; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo quốc gia; tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ứng dụng và phát triển mạnh mẽ KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

    6. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch: Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm 2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị khu kinh tế ven biển.

    7. Phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển KTXH; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, con người Việt Nam: Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp; thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2022. Hỗ trợ kịp thời về lương thực, nhà ở, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; không để sót đối tượng, địa bàn cần hỗ trợ; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở ngay trong năm 2022, phấn đấu có 9,4 bác sĩ và 29,5 giường bệnh trên 10.000 dân.

    8. Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu: Chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển, điện gió ngoài khơi; quản lý bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước.

    9. Tăng cường công tác xây dựng Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí: Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, đặc biệt là kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2022.

    Tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xác định vị trí việc làm làm cơ sở tinh giản và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.

    10. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

    11. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

    12. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội./.
    keep_walker6789lolemsieuchanh thích bài này.
  10. FanFLC

    FanFLC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2020
    Đã được thích:
    2.875
    Cụ chép ơi hỏi đội anh em nhà cụ xem đã đủ hàng chưa? 2 tháng nay em ôm chứng đói lắm rồi. Mon men sang con đầu thừa đuôi thẹo nhà đất cũng mong có cái tết :D:D:D
    mabuvoyeukeep_walker6789 thích bài này.

Chia sẻ trang này