Index : Bình tỉnh và tự tin trước mọi con sóng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 04/11/2022.

2093 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 03:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 248645 lượt đọc và 1301 bài trả lời
  1. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    Hôm qua các anh lái đánh phủ quá àh mà TDNN lại vung tiền mua mạnh quá àh
  2. Nam1974

    Nam1974 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2021
    Đã được thích:
    1.201
    Nay muốn mua thì có nên mua SSI, HPG ngay ATO không Su nhỉ ?
  3. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    Chưa biết ATO nó ntn thì sao àh! Nên kiên nhẫn chờ có giá đỏ mua thôi àh
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023, Bài cũ: 18/05/2023 ---
    Chỉ số Nikkei225 bị gì vậy giao nó tăng 2% lên tận 30.7k luôn àh
    Cứ cái đà này chắc đuổi kịp DJ quá
    https://edition.cnn.com/markets/premarkets
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023 ---
    Index nay tăng 1% là đẹp.:-bd và đâu đó xuất hiện một vài con bluechip tím nữa thì hayX_X:drm1Chú ý HPG xem Ông tây có mua điên cuồn nữa hông...vượt 22 lần nữa thì chạy...
    Last edited: 18/05/2023
    Cong8688, Nam1974, Hahoang67892 người khác thích bài này.
  4. vuinheban

    vuinheban Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2014
    Đã được thích:
    3.158
    Thanh khoản thấp. Hy vọng phiên chiều
    Cong8688SuSuCaRot thích bài này.
  5. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    PVS lệnh mua 26.6 tào lao quá...
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023, Bài cũ: 18/05/2023 ---
    Nghe đồn mai lãi suất điều hành sẽ giảm 0.5% ...ngóng tin này bác ahj
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023 ---
    Rumor:

    - SBV will announce a reduction in operating interest rates this afternoon, effective from next Monday. The expected rate reduction is 0.5%.
    - SBV adjusts to reduce the ceiling interest rate for 6-month term deposits

    - Chiều nay NHNN sẽ công bố giảm các lãi suất điều hành, áp dụng từ thứ Hai tuần sau. Mức giảm lãi suất dự kiến là 0,5%.
    - NHNN điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023 ---
    :-/:-/:-/:-/:-/:-/:-/
    vuinheban, Cong8688, Nam19741 người khác thích bài này.
  6. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    Tin này của STB

    Động lực nào giúp rút ngắn lộ trình tái cơ cấu ở Sacombank?

    [​IMG]

    Hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2022 ở mức tốt nhất trong vòng một thập kỷ qua, đã giúp Sacombank đặt bước chân vững chắc trên chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu theo đề án đến năm 2025. Đáng chú ý, không chỉ có chất lượng tài sản tăng lên đáng kể, hành trình trở lại vị thế bán lẻ dẫn đầu cũng ghi nhận "của để dành".
    [​IMG]


    "Chúng tôi xác định năm 2023 sẽ là thời gian cuối cùng để Sacombank tái cơ cấu", ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2022 diễn ra vào ngày 25/4 vừa qua, trong bối cảnh lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 6.339 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước và đạt 120% kế hoạch.

    Cũng tại Đại hội đồng cổ đông của Sacombank, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết đề án tái cơ cấu Sacombank trong giai đoạn 2016-2025 đến nay đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đặt ra, xử lý xong nhiều vấn đề cơ bản như tài sản tồn đọng hay lãi dự thu, chỉ còn vấn đề đấu giá số cổ phần của ông Trầm Bê và những người có liên quan. "Khi hoàn thành đề án trước thời hạn đặt ra, ngân hàng có cơ sở nâng cao năng lực tài chính và chia cổ tức", ông Dũng nói.

    [​IMG]


    Khả năng tiếp tục xử lý nợ được lãnh đạo Sacombank đánh giá kịch bản tích cực. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc, cho biết ngân hàng sẽ kết thúc "gánh nợ" VAMC khi hoàn tất trích lập 100% giá trị trái phiếu trong năm nay. Ngoài ra, ngân hàng cũng đang đấu giá khoản nợ là Khu công nghiệp Phong Phú, bao gồm toàn bộ nghĩa vụ và tài sản tồn đọng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Sacombank xác định không bán dưới giá vốn. "Hiện có một số nhà đầu tư quan tâm và chúng tôi kỳ vọng năm 2023 sẽ xử lý được", bà Diễm cập nhật thêm.

    Một cơ sở quan trọng khác để lãnh đạo Sacombank kỳ vọng về đích sớm đề án tái cấu cơ cấu là quá trình xử lý nợ xấu hiện vẫn đi đúng kế hoạch. Năm 2022, doanh số xử lý nợ đạt 15.886 tỷ đồng, nâng tổng số doanh số thu hồi luỹ kế kể từ khi triển khai đề án lên gần 92.000 tỷ đồng, trong đó thuộc đề án tái cơ cấu là hơn 74.000 tỷ đồng.

    Nhờ đó, nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc đề án giảm 72,8%, tỷ trọng trong tổng tài sản giảm từ 28,1% vào năm 2016 xuống còn 4,3% vào năm 2022. Đặc biệt, Sacombank đã hoàn tất xử lý toàn bộ 21.576 tỉ đồng lãi dự thu được khoanh thuộc đề án và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.

    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    Không chỉ có việc xử lý tài sản tồn đọng tiến đến gần mục tiêu đặt ra, lãnh đạo nhà băng cũng cho biết đã cơ bản hoàn tất xử lý các vấn đề tồn tại theo các kết luận thanh tra, kiểm tra; xử lý dứt điểm các vi phạm về sở hữu chéo và các khoản đầu tư góp vốn, hoàn tất thanh lý cổ phiếu quỹ.

    Những kết quả tái cấu trúc cũng được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận. Hồi tháng 4, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's nâng triển vọng của Sacombank từ "ổn định" thành "tích cực", phản ánh năng lực tín dụng tiếp tục được cải thiện nhờ khả năng xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng. Moody's cũng đưa ra dự đoán khả năng tăng hạng của Sacombank trong 12-18 tháng tới, đồng thời ghi nhận chất lượng tài sản của ngân hàng được nâng 1 bậc từ caa1 lên b3, bộ đệm vốn an toàn hoạt động cũng cải thiện đáng kể, khả năng huy động vốn duy trì sự ổn định.

    [​IMG]


    Bên cạnh những nỗ lực thu hồi nợ, một trong những lý do giúp Sacombank giữ vững tốc độ tái cơ cấu là vì ngân hàng đẩy mạnh phát triển mọi mặt hoạt động kinh doanh cả về quy mô và hiệu quả.

    Năm ngoái, lợi nhuận trước trích lập đề án đạt 19.940 tỷ đồng, tạo điều kiện trích lập dự phòng và phân bổ chi phí theo đề án đến 13.601 tỷ đồng. Nếu không tính phần chi phí dự phòng thì con số lợi nhuận ngân hàng làm ra cũng thuộc nhóm dẫn đầu ngành. "Hoạt động chính, lợi nhuận lõi của chúng ta không thua bất kỳ ngân hàng nào với quy mô tương đương, đặc biệt sau khi trích lập hết phần trái phiếu VAMC", Chủ tịch Sacombank nói với các cổ đông.

    Nếu so sánh với con số từ khi bắt đầu thực hiện đề án tái cấu trúc, có thể thấy được khả năng sinh lời của ngân hàng đã phục hồi mạnh mẽ. Theo đó, lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng đã tăng từ mức 50 tỷ đồng vào năm 2016, lên mức 1.100 tỷ đồng/tháng vào năm 2022.

    Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý trong năm ngoái hiệu suất hoạt động của Sacombank đạt mức tối ưu nhất trong vòng một thập kỷ qua, theo báo cáo của ban điều hành.

    Theo đó, chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần (CIR) giảm 13,3% về mức 41,8%. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân đạt 0,91% (tăng 0,23%), còn tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 13,83% (tăng 3,04%). Với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 63,8% (lên mức 2.674 đồng/cổ phiếu), cổ phiếu STB trên thị trường chứng khoán cũng ghi nhận mức hồi phục ấn tượng so với thị trường chung.

    [​IMG]


    Bên cạnh việc xử lý nợ xấu, Sacombank cho biết ngân hàng cũng đã hoàn tất tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy hoạt động, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới. Trong đó, điểm quan trọng cần kể đến là hiện đại hóa hệ thống quản trị điều hành và quản trị rủi ro hướng đến các thông lệ quốc tế trên nền tảng công nghệ, tăng cường hiệu quả hoạt động và chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.

    "Đây cũng là năm có nhiều đột phá quan trọng và thành quả rõ rệt nhất là Sacombank đặt bước chân vững chắc cho chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu", bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đánh giá.

    Cũng theo lãnh đạo nhà băng này, hướng đi trong thời gian tới của ngân hàng sẽ là tiếp tục hoạt động chuyển đổi số, tập trung 4 mũi nhọn là hạ tầng công nghệ, giải pháp số, sản phẩm số, con người và tư duy số. Quy mô kinh doanh tiếp tục được mở rộng, tăng trưởng tín dụng tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và 5 lĩnh vực ưu tiên, hạn chế và kiểm soát cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đồng thời đẩy mạnh số hóa dịch vụ để giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

    [​IMG]


    Trong tương lai gần, theo Ban lãnh đạo Sacombank, sau khi hoàn thành đề án tái cấu trúc, tập trung xử lý giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể về dưới 3%, ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục để chia cổ tức cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm tăng năng lực tài chính, trong mục tiêu chung là đưa Sacombank trở lại là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

    Kết thúc năm 2022, lợi nhuận hợp nhất giữ lại lũy kế của ngân hàng lên đến 12.672 tỉ đồng, trong khi đó vốn điều lệ của ngân hàng là 18.852 tỷ đồng. Con số được xem như "của để dành" này dư sức đáp ứng các khoản trích lập dự phòng cần thiết, cũng như là cơ sở để ngân hàng tăng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn và chia cổ tức.

    Từ vị thế vững chắc trong năm ngoái, Sacombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên đến 50% trong năm 2023, đạt con số 9.500 tỷ đồng. Những tín hiệu tích cực đầu tiên cũng đã xuất hiện, khi lợi nhuận quí 1/2023 của ngân hàng hợp nhất đạt 2.383 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ và đạt 25% so với kế hoạch. "Nội lực trong tương lai của Sacombank còn rất mạnh", bà Diễm nhấn mạnh với cổ đông.

    Bài:
    Hằng Kim
    Thiết kế:
    Hải An
    Last edited: 18/05/2023
  7. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    Tin này cho PVS


    Ký hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án mỏ khí Lô B
    DẦU KHÍ 10:09 | 18/05/2023
    Copy link
    - Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: Tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) - Nhà điều hành dự án khí Lô B vừa ký kết hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án (PMSS) với các nhà cung cấp dịch vụ (Liên danh PSL Orion, Công ty CP Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam, Liên danh PV CHEM - Amoria Bond, Xí nghiệp Dịch vụ Đầu tư Khoan Dầu khí - thuộc Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí).
    [​IMG]Phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Phân tích một số nội dung mới ‘quan trọng’ và ‘cần thiết’
    [​IMG]Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Nhìn từ 6 nội dung kiến nghị của PVN, EVN
    Theo đánh giá của các bên liên quan tại lễ ký kết, thì hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án (PMSS) là một trong những bước quan trọng, mang tính tiền đề trong công tác chuẩn bị triển khai dự án khí Lô B.

    Tổng giá trị của các hợp đồng khung là trên 50 triệu USD cho toàn đời dự án (khi đi vào hoạt động).

    Trong thời gian qua, được sự chấp thuận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà đầu tư, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) đã và đang tích cực triển khai các công tác liên quan đến các gói thầu chính của dự án như EPCI#1, EPCI#2 (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt và chạy thử vận hành), với mục tiêu có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

    Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Bùi Vạn Thuận - Tổng Giám đốc PQPOC khẳng định: Năm 2023 là thời điểm quan trọng trong việc thúc đẩy và triển khai dự án, nhằm có dòng khí đầu tiên từ Lô B đúng tiến độ. Chính vì thế, PQPOC luôn chủ động và sẵn sàng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ PVN, cũng như các nhà đầu tư giao phó, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của dự án. Tập thể ban lãnh đạo và người lao động của Nhà điều hành luôn ý thức được tầm quan trọng, quy mô, giá trị kinh tế, cũng như nhiệm vụ chính trị của một dự án trọng điểm quốc gia để luôn tập trung cao độ trong các công tác triển khai đúng tiến độ các phần việc tại khâu thượng nguồn.

    Cập nhật tình hình hoạt động Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn của Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho biết: Hồi đầu tháng 4/2023, Ban chỉ đạo dự án phát triển khai thác dầu khí Lô B - Ô Môn (của PVN) đã có kết luận yêu cầu các đơn vị, các ban chuyên môn tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm đạt được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6/2023, nhằm bảo đảm tiến độ thi công (dự án thượng, trung nguồn) để đón dòng khí về bờ vào năm 2026.

    Gói thầu EPCI#1 (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt và chạy thử vận hành cụm giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở) nằm trên đường găng của cả dự án nói chung, cũng như dự án thượng nguồn nói riêng, các rủi ro đã được nhận diện, đánh giá là áp lực rất lớn cho Nhà điều hành trong việc đánh giá, thống nhất với nhà thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.

    Để đạt được các mốc tiến độ theo mục tiêu kế hoạch, Ban chỉ đạo yêu cầu PQPOC quán triệt đến toàn thể CBCNV, đặc biệt cán bộ chủ chốt, cán bộ phụ trách từng lĩnh vực tập trung toàn thời gian (kể cả cuối tuần, ngày lễ) cho công tác đánh giá thầu cho đến khi hoàn thành kết quả đánh giá và đạt được phê duyệt của các bên liên quan, cũng như của Tập đoàn.

    Đặc biệt, yêu cầu các ban, đơn vị liên quan, các đối tác đầu tư nước ngoài thống nhất kế hoạch huy động nhân sự tham gia, giám sát quá trình đánh giá thầu để rút ngắn thời gian xem xét thẩm định, phê duyệt thầu, cũng như xử lý các tình huống trong đấu thầu (theo hướng giảm các thủ tục liên quan).

    Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn yêu cầu việc sớm cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và xây dựng dự thảo hướng dẫn về phân cấp trữ lượng đối với các đối tượng mỏ có điều kiện địa chất (như tại Lô B&48/95 và Lô 52/97) làm cơ sở để hoàn thiện các quy định liên quan v.v...

    Nguyên nhân chậm tiến độ Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn:

    Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các thủ tục liên quan đến Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn đã quá chậm trễ giải quyết. Một trong các nguyên nhân là các quy định chính sách không rõ ràng đã gây cản trở tiến độ.

    Chẳng hạn như dự án Nhiệt điện Ô Môn 3, thời gian thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư kéo dài trên 4 năm 6 tháng (các cơ quan quản lý nhà nước không xác định được cơ quan thẩm định nên “chuyền ban” cho nhau, chờ ban hành nghị định mới). Vì vậy, đối với dự án khí, để có được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6 năm nay nhằm bảo đảm tiến độ thi công và đón dòng khí về bờ vào năm 2026, sẽ còn rất nhiều phạm vi công việc cần phải làm.

    Cụ thể là hoàn tất đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại (hợp đồng mua bán khí, điện), phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nghiên cứu khả thi cho các nhà máy điện), cũng như các phương án thu xếp vốn vay cho các dự án thành phần của PVN và EVN.

    Đối với các cam kết thương mại, giá khí từ Lô B về đến cổng các Nhà máy Nhiệt điện khí Ô Môn được cho biết có thể tiệm cận tới hơn 14 USD/triệu BTU vào cuối năm 2026 - thời điểm dự kiến có dòng khí đầu tiên. Do đó, giá điện bình quân của Nhà máy Ô Môn 3, Ô Môn 4 sẽ ở mức cao hơn khá nhiều so với mức giá bình quân hiện nay và có thể gây khó khăn trong quá trình huy động phát điện (dù các nhà máy này không phải tham gia thị trường điện cạnh tranh).

    Đối với phê duyệt kỹ thuật (nghiên cứu khả thi các nhà máy điện), việc thay đổi thiết kế kỹ thuật để sử dụng nhiên liệu thay thế trong tương lai sẽ kéo theo thay đổi, theo hướng tăng chi phí đầu tư ban đầu.

    Đối với việc thu xếp vốn vay, trong bối cảnh Chính phủ không phát hành Bảo lãnh Chính phủ (GGU) nữa, thì đây sẽ là vấn đề rất khó khăn đối với PVN, EVN khi phải chứng minh hiệu quả kinh tế, cũng như cam kết Net zero theo tinh thần COP26 đối với các khoản vay ODA (từ Nhật Bản) và các định chế tài chính, ngân hàng quốc tế.

    Theo đó, các dự án nhà máy điện (khâu hạ nguồn) có vòng đời 25 năm, nếu tính từ thời điểm đón dòng khí về bờ năm 2026 thì đã vượt qua năm 2050, sẽ là một trong những thách thức đối với việc thu xếp vốn vay từ các ngân hàng quốc tế.

    Như chúng ta đều biết, vòng đời của dự án khâu thượng nguồn (theo phê duyệt FDP) là 23 năm. Vì vậy, ngay cả khi dự án được thông quan, PVN sẽ phải cấp bù khí cho các nhà máy điện những năm còn lại theo cam kết hợp đồng.

    Theo dự báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn sẽ còn rất nhiều phê duyệt có liên quan đến vốn nhà nước, từ đó phát sinh chậm trễ tiến độ. Do đó, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, các bộ, ngành, cũng như các nhà đầu tư cần phải có giải pháp tối ưu. Bởi Chuỗi dự án không chỉ đem lại lợi ích quốc gia (thông qua PVN, EVN), mà còn tạo dựng và tái khẳng định một môi trường đầu tư, hợp tác dầu khí nói riêng, cũng như kinh tế năng lượng nói chung năng động, chuyên nghiệp của thị trường Việt Nam thông qua các hợp tác liên Chính phủ và với các nhà đầu tư quốc tế./.
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023, Bài cũ: 18/05/2023 ---
    Nikkei 225
    Japan
    30,600.56
    + 506.97
    1.68%
    Hang Seng
    Hong Kong
    19,717.78
    + 157.21
    0.80%
    Shanghai Composite
    China
    3,304.12
    + 19.89
    0.61%
    S&P/ASX 200
    Australia
    7,234.10
    + 34.90
    0.48%
    KOSPI
    South Korea
    2,512.63
    + 17.97
    0.72%
    Taiwan SE
    Taiwan
    16,100.63
    + 175.34
    --- Gộp bài viết, 18/05/2023 ---
    Tất cả thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương đều Úp mạnh , riêng Nhật là mạnh nhất > 1.68%

    Chiều kéo VCI CE thì dòng chứng CE hết chào đón ttin lãi suất điều hành giảm...Chờ HPG vượt 22.
    Last edited: 18/05/2023
    Cong8688Nam1974 thích bài này.
  8. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    16.334
    Tiền ko có thì về 900
  9. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
  10. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    129.824
    Khuyến nghị mua cổ phiếu PVS ngày 19.5:

    Định giá & khuyến nghị: Sử dụng phương pháp P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 31.400 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 22%. Định giá này chưa tính đến dự án Lô B – Ô Môn trong năm 2023 vì chúng tôi cho rằng dự án chỉ bắt đầu triển khai từ năm 2024.
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-can-quan-tam-ngay-195-post321700.html


    Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB

    CTCK Vietcap (VCSC)

    Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) thêm 3,7% lên 28.000 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua.

    Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu của chúng tôi đến giữa năm 2024, bù đắp cho (1) mức giảm 1,0% trong tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027 của chúng tôi (2023/24/25/26/27 0,2% /0,3%/-0,8%/-2,6%/-1,6%) và (2) giả định P/B mục tiêu của chúng tôi giảm từ 1,30 lần xuống còn 1,10 lần.
    Last edited: 18/05/2023
    Cong8688, bienlangPaladin1987 thích bài này.

Chia sẻ trang này