KBC có phải siêu cổ phiếu!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duongmanhhung, 04/04/2024.

2509 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 209540 lượt đọc và 776 bài trả lời
  1. ThuanThien89

    ThuanThien89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2017
    Đã được thích:
    574
    PHRL tầm 45-60 ngày là được chấp thuận thôi. Chào bán ra công chúng thì từ 4-6 tháng. Trung bình giá 30 phiên gd cũng xấp xỉ từ ngày nộp hồ sơ đến ngày được chấp thuận :)):)):)):))
    Ubermensch thích bài này.
  2. Ubermensch

    Ubermensch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2024
    Đã được thích:
    36
    Chart đẹp quá, sắp phóng nhé
  3. dn983

    dn983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2018
    Đã được thích:
    373
    bác mua khi nào mà giá vốn thấp thế. ngon quá rồi
  4. Ubermensch

    Ubermensch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2024
    Đã được thích:
    36
    Mua được giá hiện tại cũng là thấp rồi.
  5. dn983

    dn983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2018
    Đã được thích:
    373
    mỗi tuần múc 100 cổ. chơi cùng chú Tâm tới hết năm luôn cũng chơi. xem ai lì hơn ai :)):))
    Soigia1997 thích bài này.
  6. Ubermensch

    Ubermensch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2024
    Đã được thích:
    36
    That's the plan bro, nhìn giá đỏ thèm quá mà hết xiền rồi.
    --- Gộp bài viết, 03/01/2025 lúc 14:46, Bài cũ: 03/01/2025 lúc 14:01 ---
    Tây cứ rình ATC là múc trộm.
    --- Gộp bài viết, 03/01/2025 lúc 14:49 ---
    Ngày hôm qua (02/01/2025):
    + Tự doanh xả: 9.5 tỉ
    + Cá nhân xả: 74.5 tỉ
    + Tổ chức múc: 92.3 tỉ
  7. Ubermensch

    Ubermensch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2024
    Đã được thích:
    36
    https://fili.vn/2025/01/vpbanks-von...hu-cong-nghiep-trong-nam-2025-145-1257715.htm

    VPBankS Research cho rằng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sẽ là trọng tâm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2025-2026, do lợi thế về vị trí địa lý và cạnh tranh lớn về chi phí hoạt động so với các quốc gia trong khu vực.

    Xu hướng chuyển dịch Trung Quốc +1 ngày càng rõ nét

    Dòng vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng nhiều năm qua nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất và do Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chính sách đầu tư thuận lợi, chi phí lao động thấp và nền kinh tế ổn định.

    11 tháng năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt 31.4 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5.63 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, và tăng 89% so với cùng kỳ.

    Tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp (KCN) miền Bắc và miền Nam đều duy trì ổn định với miền Bắc đạt 83%, còn tỷ lệ lấp đầy tại miền Nam đạt 92%.

    Theo VPBankS Research, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng đón đầu xu hướng Trung Quốc +1 tới từ: xu hướng đa dạng hóa chuỗi giá trị sản xuất, mở rộng năng lực sản xuất tới nhiều thị trường, trung tâm công nghiệp sản xuất mới; hay sự lo ngại căng thẳng gia tăng giữa xung đột thương mại Mỹ - Trung là một trong những tác động thúc đẩy kế hoạch tìm kiếm “công xưởng mới” của các tập đoàn lớn.

    Và sự cải thiện môi trường đầu tư của các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn so với Trung Quốc từ các yếu tố vĩ mô, lực lượng lao động, chi phí hoạt động, chất lượng hạ tầng kết nối, ưu đãi thuế quan cũng như mức độ thuận lợi trong đầu tư gia nhập thị trường…

    [​IMG]
    Nguồn: VPBankS Research
    Hơn 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ gia tăng chi phí nhanh chóng, khiến lợi thế về chi phí giá rẻ từng giúp Trung Quốc thu hút đầu tư trở thành công xưởng sản xuất của thế giới dần biến mất.

    VPBankS Research nhận thấy nhóm các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn về chi phí hoạt động.

    “So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Indonesia, Việt Nam đang sở hữu rải giá cho thuê đất KCN rộng và đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu thuê của khách hàng cùng với đó là chí phí xây dựng, chi phí điện năng cho hoạt động sản xuất thấp nhất khu vực Đông Nam Á”, VPBankS Research nhận định.

    Chuyên gia VPBankS Research cho rằng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sẽ là trọng tâm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2025-2026. Dẫn đầu làn sóng chuyển dịch phải kể tới Apple. Theo JP Morgan ước tính, Apple sẽ chuyển dây chuyền sản xuất để đảm bảo tương ứng năng lực sản xuất tại Việt Nam đạt lần lượt 65% AirPods, 20% iPad, 20% Apple Watch và 5% MacBook sản lượng toàn cầu năm 2025. Bên cạnh đó, những cái tên nổi bật như Dell, Google, Lenovo cũng đang lên kế hoạch chuyển dịch vào Việt Nam thời gian tới.

    Với lợi thế vị trí địa lý và môi trường phát triển phù hợp cho hoạt động sản xuất điện tử, linh kiện điện tử, thị trường KCN miền Bắc sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng, nắm bắt cơ hội trong xu hướng chuyển dịch này.

    [​IMG]
    Nguồn: VPBankS Research
    Nút thắt nguồn cung dần được nới lỏng để đón dòng vốn FDI

    Từ triển vọng dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ trong ngắn hạn cũng như dài hạn, VPBankS Research cho rằng nút thắt về nguồn cung hạn chế đang dần được tháo gỡ. Điển hình như Quyết định 227/QĐ-TTg ngày 12/03/2024 về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất tại 63 tỉnh/thành phố tới năm 2025 đã tạo thêm dư địa sử dụng đất tại nhiều tỉnh/thành phố, từ đó thúc đẩy quá trình phê duyệt các dự án mới.

    [​IMG]
    Nguồn: VPBankS Research
    Hay quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố lớn/các trung tâm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 cũng nhanh chóng được hoàn thiện, tạo nên sự đồng nhất với quy hoạch chung của quốc gia, tiêu biểu có thể kể tới các trung tâm công nghiệp cấp 1 tại miền Bắc và miền Nam.

    VPBankS Research kỳ vọng nguồn cung mới miền Nam ước tính đạt hơn 1,600ha, trọng tâm tới từ tỉnh Bình Dương với 1 loạt các dự án mới được đưa vào hoạt động sau thời gian dài chờ đợi phê duyệt pháp lý.

    Tại miền Bắc, nguồn cung mới sẽ tiếp tục bùng nổ không chỉ ở các thị trường cấp 1 mà còn tới từ các thị trường cấp 2 - đang thể hiện xu hướng vươn lên. Hải Phòng và Bắc Ninh sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cung mới để đáp ứng dòng vốn FDI mạnh mẽ sẽ đổ vào 2 địa phương này.

    Mặc dù sở hữu tiềm năng mạnh mẽ để thu hút nguồn vốn FDI, tuy nhiên VPBankS Research cho rằng về dài hạn khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những thách thức tiềm ẩn cần được cải thiện như tốc độ gia tăng lương chưa tương xứng với năng suất lao động, nếu tốc độ gia tăng năng suất không được cải thiện sẽ dẫn tới lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn thu hút đầu tư.

    Việt Nam là quốc gia có chất lượng nhân lực sản xuất thấp thứ 2 ở nhóm các quốc gia cạnh tranh (chỉ cao hơn Indonesia) đặt ra áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cho các ngành nghề trọng tâm phát triển như điện tử, linh kiện điện tử, bán dẫn…

    Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với thiếu hụt lao động và kỹ sư có kỹ năng ở lĩnh vực bán dẫn. Theo ước tính, số lượng kỹ sư lĩnh vực này hiện nay chưa đáp ứng được một nửa nhu cầu 5 năm tới, tạo áp lực lên mục tiêu phát triển lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam.

Chia sẻ trang này