KBT khoảng lặng trước con sóng lớn !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhtri76, 07/09/2010.

1086 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 05:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5105 lượt đọc và 67 bài trả lời
  1. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Đầu tư vào KBT cơ hội nhân đôi tài khoản
  3. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Room chính thức được mở thời gian tới khoai tây, khoai ta thoải mái múc
    NHNN rất muốn thực hiện chỉ thị 13 nhưng ko nổi vì thực tế sức khỏe của các ngân hàng chưa đáp ứng được. Giải pháp được đặt ra hiện nay là sửa đổi thông tư 13 và trong thời gian tới có thể là "Nâng cao khả năng tài chính cho các ngân hàng và tăng thêm luồng vốn ngoại tệ thông qua việc cho phép ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ dưới 5% không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, đồng thời nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng lên trên mức 30% hiện nay... ". Link đây xin mời các bác:

    http://www.baodautu.vn/portal/public...fb2f12cee85b57

    10:19:08 Thứ năm, 09/09/2010
    "Mục tiêu trước mắt là tập trung ổn định TTCK" (*)
    Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UBCKNN

    [​IMG] Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UBCKNN. Ảnh: Lê Toàn

    (baodautu.vn) Gần đây, kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế trong nước cũng đã được hưởng lợi từ các gói kích cầu của Chính phủ, do vậy, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và TTCK từng bước hồi phục thông qua việc tăng chỉ số giá chứng khoán và doanh số giao dịch.
    st1\:-* { BEHAVIOR: url(#ieooui)}Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2009 và 2010 đứng trước những khó khăn thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù các quốc gia đã rất nỗ lực khắc phục khủng hoảng bằng cách sử dụng các gói giải pháp kích thích kinh tế, tuy nhiên, thống kê kinh tế cho thấy các nền kinh tế lớn tăng trưởng âm trong năm 2009 và hồi phục vào năm 2010.

    Nền kinh tế nước ta với mức tăng trưởng chậm lại trong năm 2009, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến trong giai đoạn cuối của thời kỳ 2006-2010.

    Với các giải pháp nỗ lực khắc phục khủng hoảng mà Chính phủ chỉ đạo trong năm 2009 (trong đó phải kể đến gói kích cầu kinh tế 8 tỷ USD; miễn, giãn thuế cho doanh nghiệp; cấp bù lãi suất qua ngân hàng.vv) nền kinh tế năm 2010 đã có dấu hiệu hồi phục, các chỉ tiêu tăng trưởng , chỉ số CPI trong giới hạn kiểm soát. Khu vực doanh nghiệp đã có bước cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh, từ chỗ thua lỗ lớn trong năm 2008, năm 2009 đã có lãi và tạo nền tảng cho phát triển của các năm tiếp theo.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng đầu năm 2009 tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gần đây kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực, đồng thời kinh tế trong nước đã hồi phục nhờ vào các gói kích cầu của Chính phủ, do vậy, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và TTCK từng bước hồi phục thông qua việc tăng chỉ số giá chứng khoán và doanh số giao dịch.
    Đối với TTCK quốc tế
    Để đối phó với suy thoái do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây nên, cùng hành động với Chính phủ Mỹ, Chính phủ các nước EU, Nga, Nhật Bản,Trung Quốc cũng đã có những hành động giải cứu sự suy thoái của thị trường, thông qua việc:
    Đưa ra các chính sách cả gói hỗ trợ cho các ngân hàng, bảo hiểm gặp khó khăn về khả năng thanh toán bằng cách mua lại cổ phần, cho vay và mua lại các khoản chứng khoán bất động sản, tài trợ vốn cho các ngân hàng.
    Cung cấp vốn mua lại chứng khoán đang mất thanh khoản, cho vay kích cầu tiêu dùng.
    Một số tập đoàn lớn đã mua lại, sáp nhập các ngân hàng gặp khó khăn.
    Ngân hàng trung ương các nước đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản.
    Một số Chính phủ đã tuyên bố đảm bảo tiền gửi nhằm cam kết giữ an toàn tài sản của người gửi tiền.
    IMF đã cấp các khoản vay cho một số nước gặp khó khăn về tài chính.
    Các nước cam kết liên kết phối hợp toàn cầu trong xử lý khủng hoảng.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho kinh tế các nước rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, hệ thống tài chính bị phá huỷ, hoạt động tín dụng thanh toán của hệ thống ngân hàng liên tục mất cân đối, sản xuất đình trệ, thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp đã gây nên sụt giảm mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán. Một số nước đã phải dùng các biện pháp hành chính mạnh như tạm thời đóng cửa, cảnh báo sớm, hạn chế hoặc cấm một số giao dịch như bán khống, sản phẩm phái sinh, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử phạt, nhưng tất cả những nỗ lực trên cũng không ngăn nổi sự sụt giảm liên tục của TTCK.
    Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2009 và 8 tháng dầu năm 2010:
    Chỉ tiêu thị trường chứng khoán
    Các chỉ tiêu thị trường
    12/2009
    8/2010
    Giá trị vốn hóa (tỷ đồng)
    620.000
    700.000
    Mức vốn hóa so với GDP 2008
    38%
    40%
    Số lượng công ty niêm yết
    457
    580
    Số lượng công ty chứng khoán
    105
    105
    Số lượng công ty quản lý quỹ
    46
    46
    Số lượng công ty đại chúng đã đăng ký
    1.090
    985
    Số lượng tài khoản của nhà đầu tư
    822.000
    966.500
    Với các chính sách điều chỉnh hợp lý từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan, TTCK Việt Nam được giữ vững, dần đi vào ổn định và từng bước phát triển phù hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Các chỉ tiêu thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng hợp lý với diễn biến nền kinh tế Việt Nam và gắn liền với sự tăng trưởng của thị trường vốn quốc tế. Cụ thể:
    Số lượng công ty niêm yết tăng khá nhanh, đưa tổng số cổ phiếu niêm yết trên 2 SGDCK là 580 công ty (năm 2008 là 338 công ty), với tổng mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 40% GDP, tăng hơn 2 lần so với mức vốn hóa thị trường năm 2008 (18% GDP 2008). Hoạt động của doanh nghiệp niêm yết có mức tăng trưởng tốt trong năm 2009 và đầu năm 2010, nếu như trong năm 2008 có trên 80% doanh nghiệp niêm yết thua lỗ, thì trong năm 2009 các doanh nghiệp đều có lãi và có mức tăng trưởng vượt kế hoạch chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng mức vốn huy động của doanh nghiệp qua TTCK trong năm 2009 đạt ngưỡng 33 ngàn tỷ đồng ( mức huy động vốn trong năm 2008 là 29 ngàn tỷ).
    Chỉ số giá cổ phiếu VN Index trong năm có nhiều biến động, nhưng mức chỉ số cuối năm đạt ngưỡng 494,77 điểm vào ngày 31/12/2009, tăng 157% so với mức chỉ số cuối năm 2008 (315,62 điểm) và tăng 210% so với mức chỉ số thấp nhất trong năm 2009 (ngày 24/2/2009 là 235,5 điểm).
    Tính đến cuối năm 2009 đã có 105 công ty chứng khoán được thành lập và tham gia làm thành viên của các SGDCK. Nếu như trong năm 2008 hầu hết các công ty chứng khoán đều thua lỗ, nhiều công ty đứng bên bờ vực phá sản thì đến nay đã có trên 80% công ty chứng khoán có lãi và có mức tăng trưởng khá cao, bù đắp được các khoản thua lỗ trong năm 2008.
    Số lượng tài khoản nhà đầu tư gia tăng mạnh trong năm 2009, đưa tổng số tài khoản giao dịch lên 966.500 tài khoản, tăng 179% so với số tài khoản nhà đầu tư vào cuối 2008 (538.500 tài khoản). Nhà nước ngoài những tháng đầu năm có xu hướng bán ròng và rút ra một phần vốn đầu tư do tác động của khủng hoảng, tuy nhiên vào các tháng cuối năm 2009, dòng vốn nước ngoài đã gia tăng mạnh và thể hiện qua lượng mua ròng vào các phiên giao dịch cuối năm.
    TTCK Việt Nam từng bước được cấu trúc theo hướng hợp lý. Trên cơ sở việc chuyển đổi các TTGDCK thành SGDCK hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, phát huy vai trò độc lập trong chỉ đạo điều hành và góp phần vào tự chủ tài chính. Thị trường từng bước được phân định lại dựa trên quy mô công ty niêm yết, theo đó, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô dưới 80 tỷ đồng đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM được chuyển ra niêm yết tại SGDCK Hà Nội và các doanh nghiệp niêm yết lớn sẽ tập trung niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Hệ thống giao dịch từng bước được hoàn thiện, với việc đưa hệ thống giao dịch trực tuyến tại HOSE vào tháng 2/2009 (thay cho nhập lệnh của đại diện tại sàn) và HNX vào tháng 2/2010 đã cho phép gia tăng nhanh khối lượng giao dịch và giảm thiểu rủi ro, sai sót trong qúa trình nhập lệnh tại sàn giao dịch.
    Bên cạnh đó, để từng bước thu hẹp thị trường tự do và đưa các hoạt động giao dịch tự phát (thông qua các “sàn” giao dịch tại các tổ chức phát hành và công ty chứng khoán) vào quỹ đạo quản lý, UBCKNN đã đưa vào hoạt động thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường Upcom). Qua đó, từng bước đưa cổ phiếu của công ty đại chúng vào đăng ký lưu ký tại TTLKCK và đưa vào giao dịch trên các thị trường có sự quản lý của nhà nước (thị trường niêm yết HOSE, HNX và thị trường Upcom). Mặt khác, nhằm từng bước phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, UBCKNN cũng đã đưa vào hoạt động của thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại SGDCK Hà Nội, theo đó các trái phiếu Chính phủ được tập trung đấu thầu tại HNX và đưa vào niêm yết tại HNX, cho phép các thành viên giao dịch là các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại được tham gia giao dịch trực tiếp trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.
    Năm 2009 cơ quan quản lý nhà nước đã xử lý quyết liệt với việc lập các “sàn giao dịch vàng"; “sàn chứng khoán OTC” và “sàn giao dịch chỉ số chứng khoán” của một số doanh nghiệp và công ty chứng khoán, tiến tới chấm dứt sự tồn tại của các “sàn vàng” và “sàn chứng khoán OTC” do công ty chứng khoán lập hoặc tham gia đại lý. Bên cạnh đó, việc “xé rào” của các công ty chứng khoán khi cho khách hàng sử dụng các “đòn bẩy tài chính” (cho vay ký quỹ; cho bán chứng khoán trước ngày T+3; cho vay chứng khoán để bán..vv) cũng được chấn chỉnh và chấm dứt.
    Về dòng vốn đầu tư nước ngoài
    Dưới tác động của khủng hoảng, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam chững lại, từ cuối 2008 đến giữa năm 2009 dấu hiệu bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài khá rõ rệt, nhưng việc rút vốn không nhiều, mà phần lớn thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư (cổ phiếu; trái phiếu; bất động sản..vv). Sang đầu năm 2010 dòng vốn nước ngoài vào TTCK không nhiều. Mặc dù dấu hiệu mua ròng trong Quý 2 và 3/2010 nhưng mức chênh lệch không lớn.
    Việc suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cho thấy do ảnh hưởng của tình hình thế giới, đặc biệt là khó khăn của chính các tổ chức đầu tư, nên việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng. Lượng bán ra tập trung vào trái phiếu Chính phủ và những cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Mức độ rút vốn gắn liền với suy giảm của thị trường và so với tổng mức dự trữ ngoại tệ cũng không lớn (do đã rút một phần và do giá thị trường giảm). Ngoài ra, khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản, khả năng chuyển đổi USD. Hơn nữa, khoảng 2/3 danh mục do các quỹ nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở.
    Dòng tiền trên TTCK quốc tế có ảnh hưởng gì đến Việt Nam ?
    Hy vọng về sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu càng trở nên rõ rệt hơn vào đầu năm 2010 với xu thế sụt giảm chậm đi của thị trường nhà đất ở Mỹ và Châu Âu, đồng thời với thông tin tình hình thất nghiệp giảm bớt. Ngoài ra với mặt bằng lãi suất thấp đi kèm với chính sách nới lỏng tiền tệ và những gói kích thích kinh tế trên thế giới đã tạo ra tác động “kích thích” nhất định tâm lý người đầu tư và lợi nhuận của các công ty.
    Trong sự hồi phục của TTCK Mỹ, Châu Âu hay các thị trường mới nổi như Trung Quốc, một yếu tố căn bản làm yên lòng các nhà đầu tư là con số lợi nhuận công bố đều tốt hơn mong đợi. Đây là yếu tố khiến nhà đầu tư củng cố niềm tin vào hy vọng kinh tế hồi phục. Các gói hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng và các định chế khác phần nào chặn đứng làn sóng đổ vỡ của các ngân hàng, thậm chí còn giúp nhiều ngân hàng tận dụng lợi thế để kiếm lời nhanh.
    TTCK quốc tế được đánh giá là đi trước các dấu hiệu hồi phục, bởi lẽ có thể nói khi thị trường chứng khoán suy thoái, nhà đầu tư có thể bán tất cả những gì có thể bán được vì quá bi quan vào nền kinh tế, nhưng khi thị trường có dấu hiệu hồi phục thì hiệu ứng phải mua ngay những gì “quá rẻ” trước khi người khác đổ xô vào thị trường. Nhiều nhà đầu cơ đón đầu khả năng phục hồi của nền kinh tế và đầu tư khá mạnh vào các cổ phiếu của các tập đoàn lớn để trông chờ vào sự hồi phục nhanh của nền kinh tế.
    Tuy nhiên, việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ sẽ tác động mạnh đến TTCK quốc gia. Chính phủ Trung Quốc làm vực dậy nền kinh tế và TTCK (các công ty niêm yết trên thị trường Bảng A của Thượng Hải tăng trưởng lợi nhuận khoảng 50% trong quý 2/2009, chưa tính tới các khoản đầu tư tài chính).. Tuy nhiên, do có thông tin từ đầu tháng 8/2009 lo ngại TTCK Trung Quốc tăng trường ‘nóng” Chính phủ nước này đang có động thái thắt chặt tín dụng nhằm tránh nguồn vốn trong nước bị phân phối kém hiệu quả đã làm cho TTCK Trung Quốc tụt dốc và các cổ phiếu bị “điều chỉnh” giảm khá nhanh.
    Ở Việt Nam, bên cạnh gói kích thích kinh tế năm 2009 (khoảng 8 tỷ USD), các chính sách kinh tế thu hẹp vào đầu năm 2010 tạo ra một áp lực lên sức cầu “vốn” cho nền kinh tế. Yếu tố kiểm soát lạm phát và vấn đề ổn định các định chế tài chính tiền tệ thông qua kiểm soát chặt các hệ số an toàn tài chính gây khó khăn nhất định cho tăng cung vốn nền kinh tế, và làm hạn chế dòng chảy vốn vào TTCK và TT BĐS.
    Nhận diện thị trường
    Suy thoái kinh tế thế giới đang có dấu hiệu kết thúc sớm hơn so với dự đoán của các chuyên gia phân tích. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến TTCK thế giới và Việt Nam. Những dấu hiệu cho thấy kinh tế sớm thoát khỏi suy thoái trên các dấu hiệu sau:
    Các nền kinh tế lớn trên thế giới đều bất ngờ tăng trưởng GDP dương. Các tổ chức quốc tế có uy tín như IMF, Bank of America-Merrlill; Goldman Sachs; Credit Suisse… đều có những đánh giá lạc quan về sự hồi phục của nền kinh tế.
    Xuất khẩu, yếu tố quan trọng đánh giá sự phục hồi của nền kinh tế cũng đang có dấu hiệu phục hồi sớm hơn so với dự báo ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức.
    Thị trường nhà đất của phần lớn các quốc gia có dấu hiệu phục hồi;
    Thị trường việc làm cũng đang được cải thiện, mặc dù vẫn còn khó khăn trong 2010;
    Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây về yếu kém của hệ thống ngân sách các quốc gia châu Âu (Hy Lạp) và yếu kém của hệ thống các ngân hàng thương mại (Tây Ban Nha) đang dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tiếp theo từ Châu Âu (khủng hoảng kép) đang làm nhiều quốc gia lo ngại. Nhiều yếu tố kinh tế gần đây của kinh tế Mỹ cho thấy mức độ tăng trưởng chậm lại, gia tăng thất nghiệp không thể hồi phục nhanh đang làm cho TTCK toàn cầu suy giảm nhanh, gây tác động nhất định đến TTCK các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
    Nhận diện những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với TTCK Việt Nam trên các khía cạnh:
    Thông qua tác động đến kinh tế vĩ mô gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán; (ii) Giá trị tài sản và giá cổ phiếu trên thế giới giảm đi nhanh chóng cũng làm cho tính hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam giảm đi; (iii) Các tổ chức tài chính quốc tế đang phải co cụm, điều chỉnh danh mục đầu tư, hạn chế đầu tư để kiểm soát rủi ro, đặc biệt các tổ chức có vấn đề khó khăn về tài chính sẽ phải bán ra để củng cố lại; (iv) Diễn biến suy giảm mạnh trên thị truờng tài chính quốc tế tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để từ đó cơ quan quản lý có các chính sách phát triển thị trường hợp lý trong bối cảnh kinh tế từng bước hồi phục.
    Giải pháp phát triển ổn định, bền vững
    Trước những diễn biến còn nhiều khó khăn trong năm 2010, mục tiêu trước mắt là tập trung ổn định TTCK, qua đó từng bước triển khai các mục tiêu dài hạn để tạo ra sự cải cách đổi mới làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo. Cụ thể: (i) Tăng cường chất lượng kiểm toán, công bố thông tin và tuân thủ quản trị công ty trong các công ty niêm yết, công ty đại chúng ; (ii) Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, xử phạt, bảo vệ nhà đầu tư ; (iii) Xử lý tốt các công ty niêm yết, công ty chứng khoán thua lỗ: hợp nhất, giải thể, phá sản tránh tác động xấu đến thị trường, lành mạnh hoá các tổ chức kinh doanh chứng khoán ; (iv) Ổn định hoạt động thị trường và tâm lý nhà đầu tư.
    TTCK là tấm gương và chịu ảnh hưởng mạnh của kinh tế vĩ mô, vì vậy các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn đến TTCK trong thời gian tới tập trung trên một số mặt sau: (i) Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và nới lỏng để đảm bảo tính ổn định nhất định về tỷ giá, lãi suất và áp lực gia tăng lạm phát; (ii) Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và tiêu dùng nội địa thông qua các công cụ về thuế, trợ giúp lãi suất;
    Phương diện vĩ mô:
    Thị trường chứng khoán là tấm gương và chịu ảnh hưởng mạnh của kinh tế vĩ mô, vì vậy các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
    Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với biên độ tỷ giá thích hợp để tránh tác động tâm lý lên vấn đề tỷ giá. Chính sách lãi suất thích hợp nhằm hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cho xuất khẩu.
    Khuyến khích xuất khẩu thông qua các biện pháp về thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tín dụng, ưu đãi lãi suất để tạo đầu ra cho doanh nghiệp và thu hút ngoại tệ.
    Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp: tăng cường xúc tiến đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, triển khai các chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp.
    Đối với thị trường chứng khoán:
    Thực hiện tái cấu trúc TTCK theo hướng phân định tổ chức thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường OTC và thị trường công cụ nợ, thị trường công cụ phái sinh. Từng bước hoàn thiện thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom) theo hướng thị trường OTC để từng bước thu hẹp thị trường tự do.
    Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách thông qua việc sửa đổi Nghị định 14/CP; sửa đổi bổ sung Nghị định 36/CP và xây dựng các Thông tư hướng dẫn về giao dịch; Thông tư hướng dẫn về các chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; . Xem xét sửa đổi Luât Chứng khoán để trình Quốc hội vào năm 2011. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cụ thể hóa Quyết định 128/2007/ QĐ-TTg về Đề án phát triển thị trường vốn đến 2011 và tầm nhìn đến 2020.
    Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo chương trình cải cách, đổi mới doanh nghiệp, tạo hàng chất lượng cao cho thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư. Cần chuyển sang áp dụng theo phương thức thoả thuận cho đối tác chiến lược, hoặc đấu giá giữa các đối tác chiến lược, đồng thời giảm bớt tỷ lệ bán ra bên ngoài. Một mặt chuyển đổi được hình thức sở hữu, từ đó góp phần cải thiện quản trị công ty, mặt khác không gây thiệt hại cho nhà nước, đồng thời thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (góp vốn mua cổ phần được coi là đầu tư trực tiếp phải nắm giữ 2-3 năm).
    Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các định chế trung gian (vốn; giấy phép hành nghề; quản trị rủi ro; kiểm soát nội bộ..vv). Xây dựng các phương án xử lý đối với công ty khi mất khả năng thanh toán, phá sản, xử lý vấn đề thiếu hụt vốn pháp định.
    Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trên thị trường về các hành vi vi phạm công bố thông tin; chào bán chứng khoán ra công chúng không xin phép; thao túng giá chứng khoán, các vi phạm của công ty chứng khoán trên thị trường..vv.
    Nâng cao khả năng tài chính cho các ngân hàng và tăng thêm luồng vốn ngoại tệ thông qua việc cho phép ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ dưới 5% không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, đồng thời nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng lên trên mức 30% hiện nay để tăng tính hấp dẫn khi luồng vốn đầu tư đang giảm sút.
    Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Hội kiểm toán viên hành nghề, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, Câu lạc bộ công ty niêm yết, Câu lạc bộ công ty quản lý quỹ đầu tư về: Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các thành viên thông qua việc xây dựng, phổ biến và giám sát các quy tắc về đạo đức hành nghề; Phối hợp với cơ quan quản lý thực hiện giám sát chất lượng công bố thông tin của các thành viên; Phối hợp với các thành viên để xây dựng, ban hành và giám sát các các quy trình nội bộ về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, các quy trình nghiệp vụ.
  4. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    569
    mở room ra em sẽ đè anh chết
    mở room ra cổ phiếu ck tăng

    [​IMG]


    KBT không chết đâu anh
    chỉ có làm sụp giường anh thôi
    anh vẫn mãi bên em
    Một cuộc tình với anh người lính

    KBT vô địch , PHS an toàn, CVT khủng hoảng , DCT ngon ăn
  5. colombo

    colombo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    cổ đông KBT vào điểm danh. tuy nhiên vẫn phê bình các chú CK Quốc tế. găm hàng chuỗi vãi làm thị trường giao dịch lèo tèo, các phiên toàn đặt giá 19.5....19.6
    mình ghét quá đặt mua 100 giá 20.7 và 100 giá 20.8... 100 cổ giá ........... hơ hơ
  6. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúc mứng các Cổ đông KBT [r2)][r2)][r2)] giá cuối tháng 9 3x
  7. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngành gạch xây cung ko đáp ứng đủ cầu vì lý do sau .

    Thứ nhất, hiêp hội Xây dựng Việt Nam cho biết mức tiêu thụ gạch xây của Việt Nam năm nay vào khoảng 28 tỉ viên. Hiện nay, sản lượng gạch nung hàng năm hơn 24 tỉ viên, nhưng có khả năng sẽ giảm vào năm tới khi quyết định đóng cửa các lò gạch thủ công của Chính phủ để bảo vệ môi trường có hiệu lực (Chính phủ đã có quyết định xoá dần lò gạch thủ công gây ô nhiễm, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn vào năm 2010). Sản lượng gạch thủ công chiếm tới 50% thị phần gạch nung nên nếu thói quen sử dụng gạch nung không thay đổi, thì khả năng cung không đủ cầu sẽ sớm xảy ra và giá loại vật liệu này tăng lên sẽ là điều tất yếu.

    Thứ hai, tiềm năng và triển vọng ngành. Đây là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững. Hiện Chính phủ đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và nhà ở cho người nghèo.

    - Thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2010 đạt trên 1.200 USD/người là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sinh hoạt và làm việc (nhà ở, văn phòng, giải trí…) sẽ tăng. Theo Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 6/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, nước ta phấn đấu phát triển nhà ở đô thị đến năm 2010 đạt 15 m2 sàn/người và 20 m2 sàn/người vào năm 2020; phát triển nhà ở nông thôn bình quân người đạt khoảng 14 m2 sàn vào năm 2010 và 18 m2 sàn vào năm 2020.

    - Theo dự báo, đến năm 2010 dân số nước ta khoảng 88,5 triệu người (nông thôn chiếm 65% và đô thị chiếm 35%, tương đương 31 triệu người). Do đó, nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, hệ thống cơ sở hạ tầng khu đô thị, công trình giao thông, văn hoá… trong tương lai sẽ rất lớn. Nếu đạt mục tiêu đến năm 2010, nhà ở khu vực đô thị bình quân người đạt 15 m2 sàn và 14 m2 sàn đối với khu vực nông thôn thì nước ta cần tới 1.270 triệu m2 sàn nhà ở, đó là chưa kể nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, công trình văn hoá, trung tâm thương mại… Điều đó cho thấy, nhu cầu các loại vật liệu xây dựng trong tương lai rất lớn.
  8. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Sau 2 phiên điều chỉnh, VN-Index tăng lại lên 463 điểm; HNX-Index tăng 2,75%. KLGD trên sàn Hà Nội luôn xấp xỉ sàn HoSE trong 3 phiên trở lại đây.




    VN-Index đã tăng trở lại sau 2 phiên điều chỉnh. Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (09/09), VN-Index tăng 5,24 điểm lên 463,68 điểm (mức tăng 1,14%). Khối lượng giao dịch lần đầu tiên trong 3 phiên trở lại đây xuống dưới 50 triệu cổ phiếu/phiên, đạt gần 48 triệu cp, tương đương 1.227,8 tỷ đồng.

    Xu hướng thị trường lại tiếp tục nghiêng nhẹ về phía các cổ phiếu penny, khi trong 34 mã tăng trần vào cuối phiên sáng nay hầu như không có cổ phiếu nào thuộc bluechips. Các cổ phiếu như FPT, HCM, GMD, NTL tăng từ 1000 – 1.500 đồng/cp; SSI, SJS, SAM, TDH, VNM tăng 500 đồng, VCB giảm 100 đồng, STB tăng 200 đồng…

    Toàn thị trường có 184 mã tăng giá, 28 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.

    Các penny tăng trần cuối phiên hôm nay là GIL (bị bán ra hơn 1 triệu cp, trong khi hôm qua dư mua trần cuối phiên và ATC gần 2 triệu đơn vị); DHC, DCT, HLG, L10, MHC…

    Đã có sự phân phối đỉnh tại một số cổ phiếu nóng, NTB sáng nay mặc dù tăng trần nhưng bị bán hơn 1,35 triệu cổ phiếu, cuối phiên dư bán trần hơn 10.000 đơn vị; TLH sau 7 phiên tăng trần liên tiếp, sáng nay tăng nhẹ 400 đồng, khớp lệnh gần 900.000 cp; VIS khớp lệnh hơn 770.000 cp; cuối phiên dư mua gần 9.500 cổ phiếu giá trần 48.100 đồng…

    Cổ phiếu VOS của Vosco hôm nay giao dịch đột biến. Sau khi giảm sàn ngay ngày đầu giao dịch hôm qua xuống 14.400 đồng/cp; sáng nay cổ phiếu này tăng trần lên 15.100 đồng, khớp lệnh gần 2,8 triệu đơn vị, cuối phiên có dư mua giá 15 hơn 1,8 triệu cổ phiếu.

    Trong số các mã giảm giá, STG của CTCP Kho vận miền Nam giảm sàn xuống 34.300 đồng; FBT giảm sàn xuống 10.200 đồng; các mã khác giảm giá là ST8, NBB, FDC, CMV…

    Mặc dù KLGD hôm nay thấp nhất trong 3 phiên trở lại đây, nhưng không thể phủ nhận thị trường trong tuần này thanh khoản đã được cải thiện đáng kể so với tuần trước và trong các tuần của tháng 8. Điều đặc biệt, dòng tiền đang chuyển sang sàn HNX với biên độ dao động 7% cùng các cổ phiếu thị giá nhỏ hấp dẫn hơn.

    http://chart.*********.vn/realtime/Images/Chart/HOSEChart.png?rnd=0.06537277658827123​
    http://chart.*********.vn/realtime/Images/Chart/HASTCChart.png?rnd=0.7543233498242887​

    Diễn biến Vn-Index (trái) và HNX Index (phải) trong phiên
    Nguồn: *********​
    Tại sàn Hà Nội, HNX Index đã biến động khá mạnh trong khoảng thời gian đầu ngày: từ 132 tăng lên 137 điểm rồi lại về 134 điểm. Tuy nhiên, trong khoảng 1h trước khi đóng cửa, chỉ số gần như chỉ đi ngang quanh mức 136 điểm.
    Chốt ngày, HNX Index đứng tại 136,26 điểm, tăng 3,67 điểm (2,77%) so với hôm qua. Tính theo giá đóng cửa, toàn thị trường có 247 mã tăng, 54 mã giảm và 27 mã đứng giá.
    Trong số tăng giá có 76 mã đóng cửa tại giá trần. Nhiều mã có dư mua giá trần rất lớn như HBS, CMI, VCR, DCS, ORS, SRB, PVA, GGG…
    Trong nhóm cổ phiếu chủ chốt, VCG tăng trần lên 27.900 đồng, PVX tăng 900 đồng lên 24.400 đồng, PVS tăng 1.400 đồng, ACB tăng 700 đồng…
    Đầu ngày, giao dịch tại HNX rất sôi động và áp đảo so với giao dịch tại HoSE. Tuy nhiên, về cuối ngày, khối lượng khớp không mạnh. Tổng cộng có xấp xỉ 47 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá 1.196 tỷ đồng – giảm hơn 200 tỷ so với hôm qua.
    Các mã được khớp nhiều nhất là PVX (5,28 triệu đơn vị), KLS (4,16 triệu), VCG (2,3 triệu), HBS (1,32 triệu). Các mã khác như PVL, VND, PVC, PSI cũng có lượng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
  9. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Ông Lê Trung Dũng, Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng, ngoài những thông tin vĩ mô khá tích cực xuất hiện trước kỳ nghỉ lễ 2.9, khi cân nhắc diễn biến VN-Index hiện nay và đặt ra các kịch bản cho tháng 9 này, có thể thấy thị trường chứng khoán đang mở ra nhiều cơ hội sinh lời chắc chắn hơn so với những tháng qua.
  10. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Sáng 09/09,Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm đã có nhiều diễn biến tích cực, thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát , tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch mà Quốc hội đã đề ra. Nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong 8 tháng đầu năm 2010.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dựng lên một kịch bản khá sáng sủa cho tăng trưởng năm 2011 của Việt Nam, với mức tăng GDP từ 7-7,5% so với năm 2010.


    Ở kịch bản này, các ngành kinh tế trọng điểm đều tăng mức đóng góp vào tăng trưởng chung. Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 2,8-3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,5-8,2%; khu vực dịch vụ tăng 8,2-8,5%, trong khi con số tương ứng của năm 2010 dự kiến là 2,6%; 7,6% và 7,5%.

    Hơn thế, những giả định về lạm phát bình quân năm chỉ tăng dưới 8%, tỷ giá VND/USD ở mức 20 nghìn đồng/USD cho cảm nhận khá ổn về tình hình kinh tế. Tuy nhiên, nhìn trên một số cán cân vĩ mô lớn, vẫn có những vấn đề còn đáng lưu ý.



    Vậy là quyết định đánh lên toàn tập rồi

    A E ai cầm cổ vào Vote và beer chúc mừng tin tốt từ văn phòng chính phủ nào
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này