kể từ mai đúng 9h hai sàn đã đồng thuận đánh lênh _________Bluechip and cổ phiếu penny đồng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ctam187, 22/04/2012.

6330 người đang online, trong đó có 787 thành viên. 13:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6609 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. TichTa

    TichTa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    1.394
    Thế này mai PGS cháy hàng mất:-o:-o:-o:-o:-o
  2. georgestark

    georgestark Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    ông này phải đối tên là Lê Thẩm Du
  3. Upchen

    Upchen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    555
    Hàng cơ bản chưa tăng bao nhiêu các bác đừng để phí cơ hội 3 năm mới có 1 lần!!!
    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  4. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM: Tha hồ hốt bạc chứng khoán vào tháng 5

    http://cafef.vn/2012042209031067CA31/tha-ho-hot-bac-chung-khoan-vao-thang-5.chn

    Tha hồ hốt bạc chứng khoán vào tháng 5




    [​IMG]
    Theo phân tích của TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, có hai yếu tố chính làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn từ tuần cuối tháng 4 này.
    Thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng dần cả về giá cổ phiếu và tính thanh khoản. Dù nhà đầu tư cá nhân phần nhiều vẫn chơi lướt sóng, nhưng điều quan trọng là dòng tiền luôn luân phiên nằm lại thị trường. Sau mỗi đợt bán ra, nhà đầu tư lại tranh thủ mua vào khi thị trường điều chỉnh.
    Dòng tiền vẫn thuộc về chứng khoán
    Theo phân tích của TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, có hai yếu tố chính làm cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn từ tuần cuối tháng 4 này.
    Thứ nhất đó là những tín hiệu tích cực hơn về kinh tế vĩ mô, như CPI tháng 4 được dự đoán dưới 0,1%, lãi suất cho vay với doanh nghiệp đang giảm dần. Bên cạnh đó, dòng tiền nóng đang đổ mạnh hơn vào thị trường chứng khoán, do các kênh đầu tư như tiền gửi ngân hàng, vàng, USD kém hấp dẫn. Thứ 2 là khả năng tạo lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong các tháng đầu năm 2012. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp có báo cáo tài chính quý 1/2012 sau kiểm toán đạt lợi nhuận khá.
    Một lãnh đạo của Công ty chứng khoán Hoàng Gia cho hay, quan trọng nhất vẫn là dòng tiền, mà dòng tiền trong tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5 được dự đoán vẫn nằm lại thị trường, chứ không chảy vào các kênh khác. Trong tháng 4 này, nhiều nhóm cổ phiếu đã có sự tăng trưởng khá mạnh như cổ phiếu ngành bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí… Các nhà đầu tư vào đúng sóng có thể đạt mức lợi nhuận 40%. Với những nhà đầu tư lướt sóng, khi cổ phiếu tăng ở một mức nhất định, họ bán ra chốt lời, đồng thời chọn mua các mã cổ phiếu tốt chưa có sự tăng trưởng cao. Vì thế, dòng tiền sẽ nằm lại thị trường, giúp thanh khoản thị trường luôn hấp dẫn.
    Ông Đào Hồng Dương, chuyên gia phân tích Công ty CP chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, những thay đổi của chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian gần đây bao gồm nhiều động thái đồng bộ, có bản chất gần giống như một gói kích cầu nhỏ nhằm ngăn chặn sự đình đốn trong nền kinh tế. Điều này đã kích thị trường chứng khoán đi lên.
    Thị trường chứng khoán và bất động sản đang nhận được sự hỗ trợ mạnh và trực tiếp từ chính sách tiền tệ. Chứng khoán hiện không những thu hút các tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, mà còn đang hút mạnh dòng tiền tiết kiệm trong dân. Hiện thị trường chứng khoán Việt Nam được hầu hết đối tượng liên quan như cơ quan quản lý, công ty chứng khoán, nhà đầu tư nội, ngoại, chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp niêm yết, quỹ đầu tư… nhìn nhận khá lạc quan cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thị trường đang có xu hướng tăng dần cả về giá cổ phiếu và tính thanh khoản.
    “Theo tôi, khoảng thời gian có xác suất xảy ra những sóng tăng mạnh có thể là cuối tháng 4, đầu tháng 5, khi tâm lý thị trường đang được hỗ trợ mạnh, kỳ vọng của nhà đầu tư đang rất lớn. Ngược lại, những hệ quả không mong muốn của chính sách (như áp lực lạm phát) có độ trễ khá lâu, sẽ chưa phản ánh vào nền kinh tế, nên trước mắt chưa ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán”, ông Dương nói.
    Cổ phiếu nào sẽ lên ngôi?
    Nhiều nhà đầu tư cá nhân lớn trên các sàn chứng khoán cho biết, trong tháng 4 này, không ít ngân hàng đã mở lại hạn mức tín dụng đối với nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy, nhiều người đã mạnh tay sử dụng hình thức giao dịch ký quỹ (margin trading). Anh Nguyễn Duy Khoa, nhà đầu tư lớn trên sàn chứng khoán IVS cho rằng, dòng tiền thời gian tới sẽ tập trung vào nơi có mức sinh lời tốt nhất, nhanh nhất và thanh khoản nhất là chứng khoán.
    Bên cạnh đó, việc chốt giá của một số quỹ đầu tư hay tự doanh của một số công ty chứng khoán, công ty tài chính bị “kẹp hàng” vào giai đoạn năm ngoái cũng khiến nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán giữ được lực hấp dẫn với nhà đầu tư.
    Chuyên gia phân tích PSI Đào Hồng Dương cũng đồng tình với quan điểm trên. Trong ngắn hạn, dòng tiền nhiều khả năng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, quỹ, với tiềm năng phục hồi từ các khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, hoàn nhập dự phòng nợ xấu và tăng trưởng tín dụng, doanh số giao dịch của các công ty chứng khoán đang tăng lên từ khi thị trường hồi phục.
    Một số lĩnh vực khác có sự chuyển mình chậm hơn như bất động sản, xây dựng, sau một thời gian độ trễ của chính sách sẽ tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, dần dần giảm được tồn kho, quay vòng được vốn. Ngành thép và vật liệu xây dựng cũng sẽ được nhiều người để ý bởi sắp tới, nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tăng mạnh khi bất động sản thực sự khơi thông nguồn vốn.
    Theo chuyên gia chứng khoán Phạm Kinh Luân, nhiều cổ phiếu có giá trị cơ bản tốt và chưa tăng nóng thời gian thị trường tăng điểm vừa qua như PGS, APC, cổ phiếu lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, dược và thiết bị y tế, khai thác khoáng sản… cũng sẽ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư thời gian tới, kể cả khối ngoại.
    Theo Báo Đất Việt
  5. duccuong123

    duccuong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Đã được thích:
    26
    ah,tiến sĩ Lê Thẩm Du chứ giề.
  6. Upchen

    Upchen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2010
    Đã được thích:
    555
    Nếu HNX trên 200 thì em cho rằng ổng nói xạo! Nhưng hiện tại HNX chưa tới 80, các bác cần phải biết làm gì!!!:-bd
  7. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Kiều hối “trực chờ” vào chứng khoán




    [​IMG]
    Kiều hối năm 2012 có thể đạt 12 tỷ USD và một trong những kênh đầu tư mà giới Việt kiều hướng tới là TTCK.
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Tiến Thành, Tổng giám đốc Công ty Gardner&Partners Investment trong cuộc trả lời phóng vấn Báo Đầu tư Chứng khoán.



    Ông đánh giá về dòng kiều hối của Việt Nam hiện nay như thế nào?
    Những năm gần đây, lượng kiều hối không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Theo thống kê dựa trên những số liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối năm 1999 là 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 4% GDP; đến năm 2010 là gần 8 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP và đạt kỷ lục trên 9 tỷ USD vào năm 2011, chiếm khoảng 9% GDP.


    Theo ông, dòng kiều hối này được sử dụng vào những mục đích nào? TTCK có cơ hội đón nhận dòng tiền này hay không?
    Cách đây 5 - 7 năm, dòng tiền chủ yếu tập trung vào tiêu dùng. 5 năm trở lại đây, chất lượng cuộc sống nói chung của Việt Nam tăng lên. Đồng thời, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, Việt kiều làm ăn ở nước ngoài đã để ý nhiều hơn đến các cơ hội đầu tư sinh lời tại Việt Nam. Họ không chỉ gửi tiền về đơn thuần để phục vụ tiêu dùng, mà bắt đầu dịch chuyển sang các hoạt động đầu tư như bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…
    Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2011, khoảng 50% lượng kiều hối đã đổ vào thị trường bất động sản. Kết quả này khá trùng khớp với cuộc khảo sát của chúng tôi đối với một nhóm Việt kiều tại Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
    Trong quá khứ, lượng kiều hối đầu tư vào TTCK rất nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy có hai lý do chính khiến các Việt kiều chưa mặn mà với TTCK Việt Nam. Thứ nhất, thị trường còn ở giai đoạn sơ khai, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính đầu cơ cao, mức độ hiểu biết của các NĐT Việt Nam tương đối thấp. Hệ quả là diễn biến thị trường thất thường, nhiều khi không phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản. Thứ hai, TTCK Việt Nam có nhiều “chiêu trò”, điển hình là đầu cơ làm giá, thông tin nội gián. Thậm chí, có những lãnh đạo doanh nghiệp tranh thủ nhiệm kỳ của mình để kiếm lời.
    Một số Việt kiều đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam chia sẻ, họ không có nhiều thời gian để có thể tự đầu tư thường xuyên. Nhưng đối với việc uỷ thác đầu tư, họ có cảm giác dễ bị lợi dụng nếu khoản tiền đầu tư đủ lớn. Bởi thực tế cho thấy, một số nhà quản lý tài sản ở Việt Nam dễ sử dụng tài sản của khách hàng để trục lợi. Khả năng phát hiện các hành vi này cũng như mức độ xử phạt còn hạn chế. Trong khi đó, tại các thị trường phát triển, vấn đề đạo đức kinh doanh rất được coi trọng và những trường hợp vi phạm như trên có thể bị đào thải khỏi ngành vĩnh viễn, thậm chí bị truy tố.

    Ông nhận định gì về dòng chảy kiều hối vào TTCK Việt Nam năm nay?

    Năm 2012 là một năm đặc trưng của tái cấu trúc TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đã có những tín hiệu tích cực thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ thành công đến đâu sẽ cần thêm thời gian để chứng minh. Nếu thị trường minh bạch hơn, hành lang pháp lý chặt chẽ hơn sẽ thu hút được sự quan tâm của dòng kiều hối nhiều hơn.
    Theo dự báo của chúng tôi, dòng kiều hối năm 2012 không dưới 12 tỷ USD, chỉ cần 10 - 20% trong số này được đầu tư vào TTCK cũng đã là một nguồn vốn rất đáng kể so với quy mô hiện tại của thị trường (vốn hoá thị trường năm 2011 khoảng trên 24 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP), góp phần giúp TTCK Việt Nam trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bền vững và ổn định hơn. Nói là dòng kiều hối trực chờ, nhưng sẽ cần một khoảng thời gian để những Việt kiều xa xứ tin tưởng và đầu tư tích cực hơn vào TTCK Việt Nam. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào tốc độ và mức độ thành công trong việc tái cơ cấu thị trường.
    Theo Quang Sơn
    ĐTCK
  8. powerland1

    powerland1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    102
  9. thi_si_bon_mat

    thi_si_bon_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Đã được thích:
    110
  10. vietmy68

    vietmy68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    12
    nghe bác này mua vào và trờ tăng giá

Chia sẻ trang này