kể từ mai đúng 9h hai sàn đã đồng thuận đánh lênh _________Bluechip and cổ phiếu penny đồng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ctam187, 22/04/2012.

8142 người đang online, trong đó có 998 thành viên. 11:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 6605 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. thi_si_bon_mat

    thi_si_bon_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Đã được thích:
    110
  2. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    107
    Kiều hối “trực chờ” vào chứng khoán




    [​IMG]
    Kiều hối năm 2012 có thể đạt 12 tỷ USD và một trong những kênh đầu tư mà giới Việt kiều hướng tới là TTCK.
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Tiến Thành, Tổng giám đốc Công ty Gardner&Partners Investment trong cuộc trả lời phóng vấn Báo Đầu tư Chứng khoán.



    Ông đánh giá về dòng kiều hối của Việt Nam hiện nay như thế nào?
    Những năm gần đây, lượng kiều hối không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Theo thống kê dựa trên những số liệu chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối năm 1999 là 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 4% GDP; đến năm 2010 là gần 8 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP và đạt kỷ lục trên 9 tỷ USD vào năm 2011, chiếm khoảng 9% GDP.


    Theo ông, dòng kiều hối này được sử dụng vào những mục đích nào? TTCK có cơ hội đón nhận dòng tiền này hay không?
    Cách đây 5 - 7 năm, dòng tiền chủ yếu tập trung vào tiêu dùng. 5 năm trở lại đây, chất lượng cuộc sống nói chung của Việt Nam tăng lên. Đồng thời, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, Việt kiều làm ăn ở nước ngoài đã để ý nhiều hơn đến các cơ hội đầu tư sinh lời tại Việt Nam. Họ không chỉ gửi tiền về đơn thuần để phục vụ tiêu dùng, mà bắt đầu dịch chuyển sang các hoạt động đầu tư như bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn…
    Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2011, khoảng 50% lượng kiều hối đã đổ vào thị trường bất động sản. Kết quả này khá trùng khớp với cuộc khảo sát của chúng tôi đối với một nhóm Việt kiều tại Mỹ, Canada, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
    Trong quá khứ, lượng kiều hối đầu tư vào TTCK rất nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy có hai lý do chính khiến các Việt kiều chưa mặn mà với TTCK Việt Nam. Thứ nhất, thị trường còn ở giai đoạn sơ khai, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính đầu cơ cao, mức độ hiểu biết của các NĐT Việt Nam tương đối thấp. Hệ quả là diễn biến thị trường thất thường, nhiều khi không phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản. Thứ hai, TTCK Việt Nam có nhiều “chiêu trò”, điển hình là đầu cơ làm giá, thông tin nội gián. Thậm chí, có những lãnh đạo doanh nghiệp tranh thủ nhiệm kỳ của mình để kiếm lời.
    Một số Việt kiều đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam chia sẻ, họ không có nhiều thời gian để có thể tự đầu tư thường xuyên. Nhưng đối với việc uỷ thác đầu tư, họ có cảm giác dễ bị lợi dụng nếu khoản tiền đầu tư đủ lớn. Bởi thực tế cho thấy, một số nhà quản lý tài sản ở Việt Nam dễ sử dụng tài sản của khách hàng để trục lợi. Khả năng phát hiện các hành vi này cũng như mức độ xử phạt còn hạn chế. Trong khi đó, tại các thị trường phát triển, vấn đề đạo đức kinh doanh rất được coi trọng và những trường hợp vi phạm như trên có thể bị đào thải khỏi ngành vĩnh viễn, thậm chí bị truy tố.

    Ông nhận định gì về dòng chảy kiều hối vào TTCK Việt Nam năm nay?

    Năm 2012 là một năm đặc trưng của tái cấu trúc TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đã có những tín hiệu tích cực thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ thành công đến đâu sẽ cần thêm thời gian để chứng minh. Nếu thị trường minh bạch hơn, hành lang pháp lý chặt chẽ hơn sẽ thu hút được sự quan tâm của dòng kiều hối nhiều hơn.
    Theo dự báo của chúng tôi, dòng kiều hối năm 2012 không dưới 12 tỷ USD, chỉ cần 10 - 20% trong số này được đầu tư vào TTCK cũng đã là một nguồn vốn rất đáng kể so với quy mô hiện tại của thị trường (vốn hoá thị trường năm 2011 khoảng trên 24 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP), góp phần giúp TTCK Việt Nam trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bền vững và ổn định hơn. Nói là dòng kiều hối trực chờ, nhưng sẽ cần một khoảng thời gian để những Việt kiều xa xứ tin tưởng và đầu tư tích cực hơn vào TTCK Việt Nam. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào tốc độ và mức độ thành công trong việc tái cơ cấu thị trường.
    Theo Quang Sơn
  3. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    107
    ngày mai bọn bán khống lo cover hàng lại gấp . , có tin nội bộ giá xăng giảm sọc hàng ăn đủ rồi , mai đầu phiên cơ hội cuối cùng cover nha
  4. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
  5. m2g1cz

    m2g1cz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2011
    Đã được thích:
    456
    TS Lê Thẩm Dương ;))
  6. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    107
    thank anh em nghe thăm room mình [​IMG]

    Có 112 người đang vào chủ đề này, trong đó có 50 thành viên: lolem752004, Cachep123, viet_dragon2012, moichoichung, rocker_trung, NgheobuonCK, hoangdactuan198, zico, emlamotconga, baoquocvpsc, pvthlove, loves1, Tuannq.cth-TCB, thangnguyen1688, edscohpg, TT_CP, Pooh2011, lytieulai, xo_1010, nguyenlonguct, haitac2001, hongson1812, em8x9x, unbelievable, hanu, VnH, quylun, lavendulas, datthep02, haxuanlinh9x, River68, Slay, powerland1, 0ozYno0, lexuantho, PhiDaoNhi, hunter_dell, dongtiencoma75, cuonghq, Up-Down, chungvit08, nam99, nhimsoc, Bo_Kinh_Van, LOVEHO, Pinkfloyd_jp, gongrom, stockid, Chuyengiadoanmo, cahoi_2012
  7. CKLVN

    CKLVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Chắc kẹp mà:))
  8. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    107
    ý bác nghĩ sai rồi tình nguyện múc giá cao , sợ bị thâu tóm , cho nên chấp nhận bị kẹp lâu dài
  9. vietsovpetro1

    vietsovpetro1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    504
    Ôi giới sọc seo, quả mày mi toi rùi, quả báo mà thôi, nhà nước đang vực TTCK để gọi vốn nước ngoài mà sao mi cứ đòi phá chính sách của đảng và nhà nước. Mai không cover hàg sớm là bán nhà trả nợ đới
  10. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    107
    Có thể cho bán T+3 và tăng thời gian giao dịch buổi chiều

    Sau thời điểm 5/6/2012, thời gian giao dịch buổi chiều có thể sẽ bắt đầu từ 13 giờ 30 và kết thúc lúc 15 giờ. Ngoài ra, NĐT có thể bán cổ phiếu vào ngày T+3 nếu CTCK chuyển tiền trước 16 giờ ngày T+2.
    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chuẩn bị trình Bộ Tài chính cho ý kiến về một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng thanh khoản cho thị trường kể từ tháng 6-2012.

    Trước hết là việc thay đổi cho hợp lý hơn và gia tăng thời lượng giao dịch buổi chiều. Hiện tại việc giao dịch buổi chiều kéo dài từ 13 giờ đến 14 giờ 15 phút đối với cả ba sàn đang trong quá trình thử nghiệm ba tháng và sẽ kết thúc vào ngày 5-6-2012. Sau thời điểm này, thời gian giao dịch buổi chiều có thể sẽ bắt đầu từ 13 giờ 30 và kết thúc lúc 15 giờ.

    Việc phân bổ thời gian giao dịch như vậy tạo điều kiện thu hút những nhà đầu tư mới, những người không có thời gian đến sàn hoặc quan sát bảng điện tử vào buổi sáng. Ngoài ra, giao dịch buổi chiều giải quyết sự chênh lệch múi giờ, giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên, đề cập đến khía cạnh này, các công ty chứng khoán lại tỏ ra e ngại vì tác dụng của nó có khả năng bị triệt tiêu bởi một quy định khác. Những công ty đang quản lý một lượng lớn tài khoản của người nước ngoài cho rằng mấu chốt là phải tháo gỡ việc xin xác nhận lý lịch tư pháp khi mở tài khoản. Thủ tục này mất rất nhiều thời gian và với nhiều nhà đầu tư ngoại là không thể thực hiện vì họ không sống cố định một nơi.

    Trước đây khi đặt ra quy định nói trên, cơ quan quản lý hẳn muốn có một bản lý lịch tư pháp của nhà đầu tư nước ngoài nhằm ngăn chặn hiện tượng rửa tiền. Song hoạt động rửa tiền, nếu có, cần được điều chỉnh bằng các quy định của ngành ngân hàng (đã có nghị định về vấn đề này), chứ không thể đơn thuần bằng một lý lịch tư pháp.

    Giải pháp kỹ thuật thứ hai quan trọng hơn là nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu vào ngày T+3 nếu công ty chứng khoán chuyển tiền cho Trung tâm Lưu ký trước 16 giờ ngày T+2.

    Nhiều công ty tuyên bố có khả năng đáp ứng thời hạn chuyển tiền đó. Thực tế là các công ty phải chuyển tiền thanh toán trước 14 giờ vì thanh toán bù trừ liên ngân hàng chỉ có hai lần/ngày, vào 9 giờ và 15 giờ. Mọi lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nọ sang ngân hàng kia sau 15 giờ đều phải dời lại vào sáng hôm sau.

    Trong bối cảnh chứng khoán mới gượng dậy chưa lâu, và dòng tiền đầu tư trung, dài hạn vẫn còn đang do dự, thì hoạt động lướt sóng có thể coi như đòn bẩy thanh khoản, lát những viên gạch dẫn đường để thị trường phục hồi vững chắc.

    Việc rút ngắn thời gian bán chứng khoán xuống một ngày, theo ước lượng của giới đầu tư, có thể làm tăng thanh khoản thị trường thêm 20-30% so với hiện tại. Vòng quay của dòng tiền sẽ nhanh hơn và thị trường sẽ hấp dẫn được nguồn vốn ngắn hạn. Nói cách khác là hoạt động lướt sóng sẽ được tăng cường. Trong bối cảnh chứng khoán mới gượng dậy chưa lâu, và dòng tiền đầu tư trung, dài hạn vẫn còn đang do dự, thì hoạt động lướt sóng có thể coi như đòn bẩy thanh khoản, lát những viên gạch dẫn đường để thị trường phục hồi vững chắc.

    Hiện tại thanh khoản những ngày giao dịch sôi động của cả hai sàn ước đạt 2.000 tỉ đồng. Những giải pháp kỹ thuật có thể đẩy thanh khoản lên 2.500-3.000 tỉ đồng/ngày - mức mà các công ty chứng khoán đánh giá họ sẽ có lời đủ bù đắp chi phí cho nghiệp vụ môi giới. Nhưng biện pháp mới cũng sẽ là thử thách với nhiều công ty.

    Khi giao dịch kết thúc vào 15 giờ, các nhân viên chứng khoán, nhất là bộ phận thanh toán sẽ phải kéo dài thời gian làm việc tới 19-20 giờ tối, thậm chí trễ hơn. Hiện tượng quá tải là khó tránh khỏi, nên một số công ty phải tuyển thêm nhân sự, đầu tư cho hệ thống và điều này tất nhiên làm tăng chi phí.

    Đó là lý do giải thích tại sao mặc dù lạc quan về diễn biến thị trường, những công ty không có hoạt động tự doanh vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận khá khiêm tốn cho năm 2012. Những công ty có tập đoàn kinh tế, ngân hàng đứng sau lưng cũng chỉ lên kế hoạch 30-50 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế.

    Những biện pháp mới cũng sẽ khiến sự phân hóa giữa các công ty chứng khoán trở nên rạch ròi. Tốp mười công ty lớn chiếm gần 70% thị phần môi giới đang và tiếp tục dùng nguồn lực công nghệ, tài chính để “lôi kéo” khách hàng. Chắc chắn không nhà đầu tư nào chọn công ty giao dịch là nơi chỉ có thể bán cổ phiếu T+4 trong khi những nơi khác là T+3.

    Những công ty có công nghệ hiện đại như giao dịch qua Internet đang được lựa chọn. SBS, Kim Eng, SSI, FPTS... cho biết quy mô đặt lệnh qua Internet được cải thiện rõ rệt gần đây và họ đang phát triển hướng giao dịch này nhằm tiến tới thay đổi nghiệp vụ môi giới, theo đó nhân viên môi giới sẽ tập trung vào tư vấn cho khách hàng, thay vì chỉ đặt lệnh như từ trước đến nay.

    Nếu việc ứng dụng những giải pháp kỹ thuật mới mang lại hiệu quả mong đợi, thị trường có quyền hy vọng Bộ Tài chính sẽ cân nhắc thử nghiệm một số sản phẩm phái sinh. Trong đề án phát triển thị trường chứng khoán mới được Chính phủ thông qua cách đây hai tháng, ứng dụng sản phẩm phái sinh đã được nhắc tới. Có thể sản phẩm phái sinh cần lộ trình, nhưng để cải thiện thanh khoản lên một tầm mới, gấp 3-4 lần hiện tại và cũng là để nâng cấp thị trường Việt Nam lên ngang hàng các nước khu vực, thì việc áp dụng nó không nên chậm trễ hơn nữa.

    Theo Lưu Hảo

Chia sẻ trang này