Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

2992 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 06:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 46145 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Thu đột biến từ chứng khoán đầu tư, LienVietPostBank báo lãi 6 tháng tăng 71% so với cùng kỳ
    Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 4.537 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ và thực hiện 94% kế hoạch năm.


    Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 4.537 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ và thực hiện 94% kế hoạch năm (4.800 tỷ đồng)

    Trong đó, thu nhập thuần từ lãi tăng trưởng gần 40% so với cùng kỳ nhờ quy mô tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao và thu lãi khoản vay cơ cấu COVID-19 của khách hàng đã khôi phục hoạt động kinh doanh.

    Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng 33%, đạt 520 tỷ đồng nhờ các dịch vụ như bảo hiểm, thẻ, ngân hàng số. Các hoạt động kinh doanh khác cũng mang về cho ngân hàng hơn 206 tỷ đồng lãi thuần, tăng 430% so với cùng cùng kỳ.

    Đáng chú ý, hoạt động chứng khoán đầu tư tăng đột biến so với cùng kỳ lên hơn 346 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng lại không mấy thuận lợi khi giảm gần 67% so với cùng kỳ xuống còn 37,8 tỷ đồng.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm, LienVietPostBank trích lập gần 950 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 54% so với cùng kỳ. Riêng trong quý II, chi phí dự phòng của ngân hàng tăng 57% so với cùng kỳ, đạt 637 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của LienVietPostBank. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

    Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của ngân hàng tăng 4,1% so với đầu năm lên hơn 300.000 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng tăng đến 8,6%, đạt 226.915 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay tăng 21,7%. Huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 3,1 so với đầu năm, đạt 185.788 tỷ đồng.

    Số dư nợ xấu tăng 11,2% từ 2.863 tỷ đồng lên 3.183 tỷ đồng do nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh 38% lên 1.837 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,4%.

    [​IMG]
    Một số chỉ tiêu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).
    TepRank thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Tập trung bán sản phẩm điều trị COVID, Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi quý 2 tăng 17%
    HOÀNG HÀ
    15:51 20/07/2022

    6 tháng đầu năm 2022, Dược Hậu Giang ghi nhận 2.184 tỷ đồng doanh thu và 490 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 11,1% và 21,1% so với cùng kỳ.
    CTCP Dược Hậu Giang (mã DHG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.119 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng cũng tăng 16,7% kéo lợi nhuận gộp tăng 19,7% lên 554 tỷ đồng.

    Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 6,8% lên 33,1 tỷ đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đi ngang so với cùng kỳ nhưng chi phí bán hàng tăng 34,5% lên 234 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế thu về đạt 234,5 tỷ đồng, tăng 17% so với quý 2/2022.

    Theo giải trình của Dược Hậu Giang, động lực tăng trưởng lợi nhuận quý 2 chủ yếu là nhờ doanh thu bán hàng tăng do công ty tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm điều trị COVID...

    Bên cạnh đó, việc quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng giúp cải thiện dòng tiền và tăng hiệu quả công ty.

    Lũy kế đến hết tháng 6, Dược Hậu Giang ghi nhận 2.184 tỷ đồng doanh thu và 490 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 11,1% và 21,1% so với cùng kỳ. Năm 2022, Dược Hậu Giang đặt kế hoạch doanh thu 4.220 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 853 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, công ty đã hoàn thành 51,8% kế hoạch doanh thu và 64,1% kế hoạch lợi nhuận.


    Đến ngày 30/6, tổng tài sản của Dược Hậu Giang ở mức 5.122 tỷ đồng, tăng 504 tỷ đồng, tương đương 11% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 49% với 2.495 tỷ đồng, tăng 385 tỷ đồng so với đầu kỳ; hàng tồn kho chiếm 21,7% với 1.111 tỷ đồng.

    Nợ phải trả đến hết tháng 6 của công ty là 1.325 tỷ đồng, tăng 61% so với mức 825 tỷ đồng hồi đầu năm, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 95%, tương đương 1.259 tỷ đồng. Đặc biệt nợ ngắn hạn của công ty đã tăng hơn 3 lần lên 640 tỷ đồng.

    Ngoài ra, công ty còn tích lũy được 520 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 1.969 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển
    TepRankhatdauxanh thích bài này.
  3. teocuibapxxx

    teocuibapxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2015
    Đã được thích:
    282
    anchaodabat thích bài này.
  4. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.787
    BMP ngon này. Năm nay hồi phục sau dịch BMP khủng rồi. Cổ tức lại trên 50%
    anchaodabat thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    TepRank thích bài này.
  6. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.869
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Techcombank báo lãi 14.100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,6%
    THỨ 5, 21/07/2022, 16:33
    Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản Techcombank đạt 623,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021.
    Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% so với cùng kỳ 2021.

    Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 21,1 nghìn tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

    Thu nhập từ lãi đạt 15,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) ổn định tại 5,6%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi.
    Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) vẫn tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,8 nghìn tỷ. Mức tăng này chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng 35,3% của quý 1/2022. Trong quý 2/2022, thu nhập ròng của dịch vụ ngân hàng đầu tư giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do những lo ngại liên quan đến quy định quản lý hoạt động trái phiếu và biến động mạnh của TTCK.

    Chi phí hoạt động tăng 24,3% so với cùng kỳ, đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3%. Chi phí hoạt động tăng để triển khai kế hoạch chiến lược của Ngân hàng là đầu tư vào 3 lĩnh vực: Số hóa, Dữ liệu và Nhân tài.

    Chi phí dự phòng giảm đáng kể 56,1% so với cùng kỳ năm trước, do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

    Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản Techcombank đạt 623,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 2 năm 2022 đạt 421,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021.

    Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng tăng 59,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 205,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,6% danh mục tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 20,8% so với cuối quý 2 năm 2021, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 7,0%, đạt 166,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,7% dư nợ tín dụng toàn Ngân hàng. Tỷ trọng này giảm đáng kể so với mức 49,0% tại quý 2/2021 và mức 45,6% của quý 1/2022.

    Tổng tiền gửi tại ngày 30 tháng 6 năm 2022 là 321,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,2% từ đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 169,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối quý 2 năm 2021 và số dư CASA đạt 152,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4%. Tỷ lệ CASA giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối quý 1/2022, do khách hàng có xu hướng chuyển dịch CASA sang một số sản phẩm khác như bất động sản và đầu tư chứng khoán.


    Tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tăng lên 15,7% cuối quý 2 năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, và mức 15,1% tại thời điểm 31 tháng 3 năm 2022.

    Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 2 năm 2022 ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đạt 171,6%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID.

    Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 0,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1,6 nghìn tỷ đồng ở thời điểm 31 tháng 3 năm 2022.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Doanh nghiệp thủy sản đồng loạt báo lãi quý II gấp nhiều lần cùng kỳ


    Thực phẩm Sao Ta, Aquatex Bentre, Vĩnh Hoàn, Nam Việt đồng loạt công bố lợi nhuận quý II tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý II, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33%; xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với nửa đầu năm 2021.

    Bối cảnh thuận lợi đã giúp hàng loạt doanh nghiệp thủy sản báo lãi tăng mạnh quý II và nửa đầu năm, có đơn vị lập kỷ lục mới.


    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng



    Thực phẩm Sao Ta ( HoSE: FMC ) – đơn vị thành viên Tập đoàn PAN ( HoSE: PAN ) công bố doanh thu quý II đạt 1.411 tỷ đồng, tăng 22%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 114 tỷ đồng, tăng 50% và ghi nhận mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động. Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp tôm ghi nhận doanh thu tăng 29% lên 2.738 tỷ đồng, lãi ròng tăng 42% đạt 161 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp lý giải lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ thu hoạch dứt điểm tôm tự nuôi vụ đầu tiên trong năm làm giá vốn giảm. Biên lợi nhuận quý II tăng từ 8,8% lên 11,7% và 6 tháng tăng từ 8,3% lên 10,3%.

    Một doanh nghiệp thủy sản khác thuộc Tập đoàn PAN là Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre, HoSE: ABT ) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến quý II. Cụ thể, doanh thu đạt 178 tỷ đồng, gấp 2,3 lần; lãi ròng 32 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 1,1 tỷ cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu gấp 2,2 lần lên 312 tỷ đồng, lãi ròng gấp đôi lên 39,5 tỷ đồng.

    Công ty cho biết hoạt động kinh doanh trong quý có nhiều điểm khởi sắc như giá bán tăng nhẹ, việc đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa nhiều khâu giúp giá thành sản phẩm giảm. Đồng thời, trong quý công ty cũng nhận về khoản cổ tức từ Sao Ta hơn 16 tỷ đồng giúp doanh thu tài chính tăng mạnh.

    Doanh nghiệp cá tra Vĩnh Hoàn ( HoSE: VHC ) công bố doanh thu hợp nhất quý II đạt 4.226 tỷ đồng, tăng 80,4%; lãi ròng 784 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và thiết lập kỷ lục mới. Nửa đầu năm, doanh thu đạt 7.494 tỷ đồng, tăng 81%; lãi ròng 1.332 tỷ đồng, gấp 3,4 lần.

    Theo doanh nghiệp, sản lượng và giá bán đều tăng là động lực giúp lợi nhuận quý II cũng như nửa đầu năm tăng cao. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn đều phục hồi tốt trong nửa đầu năm, đặc biệt là thị trường Mỹ. Giá xuất khẩu cá tra vào Mỹ cũng lập đỉnh 5 USD/kg, cao hơn gần 2 USD có với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp công ty cá tra cải thiện mạnh từ 18,45% lên 25,95% quý II và từ 17,06% lên 25,02% xét trong 6 tháng.
    Tương tự, Thủy sản Nam Việt ( HoSE: ANV ) công bố sản lượng và giá bán cùng tăng giúp doanh thu quý II đạt 1.294 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 241 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm trước. 6 tháng, doanh thu đạt 2.514 tỷ đồng, tăng 40%; lãi ròng 447 tỷ đồng, gấp 5 lần.

    Ngoài ra, Thủy sản Mekong ( HoSE: AAM ) ghi nhận lợi nhuận quý II đạt 8,8 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 3 tỷ cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm, doanh nghiệp chuyển từ lỗ 4,2 tỷ đồng sang lãi 10,9 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 21/07/2022, Bài cũ: 21/07/2022 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khach2021, TepRankMasterroshi thích bài này.
  9. duytrinh85

    duytrinh85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Đã được thích:
    3.506
    TTN quý 2 tăng 77% và giá chiết khấu mạnh từ 2x về 1x.
    duytrinh85 đã loan bài này
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Việt Nam đã có thêm ngân hàng nâng ROA đạt tầm 3,5%

    (24-07-2022 07:58)

    Tính đến nay Việt Nam mới chỉ có 02 ngân hàng thương mại đạt được tầm chỉ số hiệu quả này.
    Năm 2020, tại một sự kiện công bố kết quả xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, đại diện lãnh đạo Techcombank phát biểu và nhấn mạnh rằng: Techcombank đứng đầu bảng về hiệu quả hoạt động, khi xét theo chỉ số hiệu quả ROA.

    Tại thời điểm đó, hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) của Techcombank đạt 2,8%, cao nhất hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cũng tại thời điểm đó chưa có thành viên nào đạt được tầm trên 3%; hầu hết đều dưới mốc 2%. Thành viên thứ hai đạt được trên 2% là VPBank.

    Với kết quả trên, tổ chức tài chính JP Morgan cũng ghi nhận Techcombank là ngân hàng có tỷ số ROA cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đại diện lãnh đạo nhà băng này cũng nhấn mạnh, mức 2,8% đã ngang hàng hiệu quả với tầm khu vực.

    ROA là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một ngân hàng/doanh nghiệp so với tài sản của họ. ROA cho biết hiệu quả của họ trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Cùng đó, một chỉ số khác cùng phản ánh hiệu quả hoạt động là hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE), phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.

    Trong hệ thống NHTM Việt Nam, nếu như trong quá khứ và hiện nay đã có nhiều thành viên từng, đang đạt được ROE rất cao, trên 25% và thậm chí 28-30% (quán quân dự kiến nửa đầu năm nay là VIB), thì hàng chục năm qua chưa từng có một thành viên nào đạt được ROA tầm trên 3,5%.
    Ứng viên đầu tiên - Techcombank tiếp tục nâng cao chỉ tiêu này ở kỳ báo cáo mới nhất: kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, ROA của "Ngân hàng đỏ" đã lên tới 3,6%. Với các NHTM đã cập nhật kết quả kinh doanh cơ bản, cũng như dự kiến sắp công bố tuần tới, nhiều khả năng 3,6% là kỷ lục mới của hệ thống.

    Điểm được chú ý, vị trí đứng đầu nói trên của Techcombank đã có một thành viên áp rất sát: VPBank.

    Theo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022 vừa công bố, ROA của VPBank đã đạt 3,5%, tăng rất mạnh so với mức 2,8% của năm 2021. Đây là thành viên thứ hai của hệ thống NHTM Việt Nam đạt được tầm ROA 3,5%. Bên cạnh chỉ tiêu này, dự kiến VPBank cũng là NHTM sở hữu tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) thấp nhất hệ thống với 20,6% tính đến cuối tháng 6/2022.
    Một trong những động lực nâng cao hiệu quả ROA đến từ tốc độ gia tăng lợi nhuận luôn duy trì cao hơn so với tốc độ tăng tổng tài sản, tích lũy chênh lệch này nhiều kỳ đến nay. Với riêng VPBank, một động lực lớn vừa được bồi thêm qua thương vụ bán vốn FE Credit và chuyển dịch thặng dư sang tăng vốn điều lệ năm qua…

    Dùng 5kg thịt không có nghĩa trọng lượng cơ thể cũng nặng thêm ngay 5kg. Quá trình hấp thụ nguồn vốn lớn và mới tăng thêm sẽ dần thể hiện ở tốc độ lợi nhuận. Dĩ nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác để tối ưu quá trình hấp thụ này cho hiệu quả kinh doanh, nhưng động lực tăng và thêm vốn cho thấy sức thúc đẩy quan trọng cho ROA.

    Theo đó, với thành viên vừa đạt tầm 3,5% nói trên, động lực mới dự kiến sẽ tiếp tục được bồi thêm: theo lộ trình đã công bố thời gian qua, nhiều khả năng quý 3 này VPBank sẽ kết nối thêm phần thặng dư lớn cho tương lai gần qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

    Song, ở chiều ngược lại, gia tăng nguồn vốn liên tục với mức độ lớn cũng chính là áp lực đối với bất cứ NHTM nào, thậm chí pha loãng hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn bởi quá trình hấp thụ và chuyển tiếp có độ trễ hoặc nếu hấp thụ kém, cũng như phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

    Mặt khác, nếu tốc độ gia tăng tổng tài sản vẫn chậm lại không hẳn là tốt. Bởi trong giới lãnh đạo NHTM Việt Nam vẫn từng có câu nói quen thuộc, dù có những quan điểm khác nhau: "Lợi nhuận là nhất thời, thị phần mới là mãi mãi"; thị phần ở đây là tổng tài sản.

    Ở khía cạnh này, thị phần và tổng tài sản khối NHTM nhà nước vẫn đang chiếm ưu thế với quanh 1,5 triệu tỷ đồng/thành viên, cỡ gấp đôi so với các NHTMCP top đầu.
    TepRank thích bài này.

Chia sẻ trang này