Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

3212 người đang online, trong đó có 86 thành viên. 06:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 46134 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lãi từ hoạt động khác gấp 8 lần, lãi trước thuế nửa đầu năm VPBank tăng 70%
    22/07/2022 16:00

    • VPBank, HOSE: VPB) báo lãi trước thuế 6 tháng tăng 70% so với cùng kỳ, đạt gần 15,323 tỷ đồng.

      Trong nửa đầu năm, VPBank thu về 20,353 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 11% so cùng kỳ.

      Hoạt động dịch vụ thu về khoản lãi 2,787 tỷ đồng, tăng 34%, nhờ tăng thu từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ và thu khác.

      Đáng chú ý, VPBank ghi nhận gần 8,433 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác, gấp 8 lần cùng kỳ, nhờ tăng thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác 1,515 tỷ đồng (+70%), thu từ hoạt động mua bán nợ 330 tỷ đồng…
      Trong nửa đầu năm, VPBank dành ra 9,718 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 12%, do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế gần 15,323 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ.

      Nếu so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 107% lên khoảng 29,700 tỷ đồng trong năm 2022, VPBank đã thực hiện được gần 52% sau nửa đầu năm.

      Tính riêng trên Ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế đạt gần 15,191 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
    • Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản Ngân hàng tăng 11%, lên mức 608,275 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 54% (còn 4,977 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 10% (392,504 tỷ đồng)…

      Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 22% (295,419 tỷ đồng), tiền vay các TCTD khác tăng 18% (79,791 tỷ đồng)…
    • Về chất lượng nợ vay, tính đến 30/06/2022, tổng nợ xấu hợp nhất của VPBank tăng 27% so với đầu năm, chiếm 20,625 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.4 lần. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 4.57% đầu năm lên 5.25%.
    • Tính riêng Ngân hàng mẹ, tổng nợ xấu tại ngày 30/06/2022 gần 8,916 tỷ đồng, tăng 58% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng tăng từ mức 2.01% đầu năm lên 2.83%.
    Khach2021TepRank thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    TPBank báo lãi quý II tăng 73% so với cùng kỳ
    Lê Phương/BNEWS/TTXVN 08:38' - 07/07/2022
    BNEWS Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, quý II ghi nhận lợi nhuận sau thuế ấn tượng, cao hơn 73% so với cùng kỳ.
    [​IMG]TPBank báo lãi quý II tăng 73% so với cùng kỳ. Nguồn: TPBank
    Đáng chú ý, TPBank đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận sau thuế trong quý II với gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với kết quả của quý I và cao hơn 73% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.
    Kết thúc ngày 30/6/2022, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 310.000 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành gần 89% kế hoạch cả năm.

    Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ của ngân hàng cho thấy TPBank không tập trung quá nhiều vào tín dụng mà có sự gia tăng lợi nhuận ở hoạt động dịch vụ và phi tín dụng.
    Tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 8.165 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.192 tỷ đồng, tăng 71,56% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, mở tài khoản, bán chéo bảo hiểm và hoạt động thanh toán.
    Thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm tới 14,6% tổng thu nhập, tăng gần 3,5% so với thời điểm 30/6/2021.
    Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hiện đang áp dụng theo chuẩn Basel III, các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ.
    Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại 31/5/2022 đạt 13,1%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.
    Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 1%.
    Tổng huy động đạt trên 276.000 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ tương đương hơn 58.000 tỷ đồng và hoàn thành hơn 94% so với kế hoạch, chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
    Năm 2022, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021. Đồng thời, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 350.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2021.
    Tổng giá trị huy động tăng 12%. Dư nợ dự kiến đạt 188.800 tỷ đồng, trong mức quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp dưới 1,5%./.
    Khach2021TepRank thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    VIB báo lãi hơn 5.000 tỷ đồng, chính thức vào VN30-Index
    Kết thúc 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB, mã chứng khoán: VIB) công bố lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
    Cụ thể, tính đến hết ngày 30/6/2022, tổng tài sản của VIB đạt gần 350.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cuối năm 2021 và tăng 26% so với cùng kỳ.

    [​IMG]Một phòng giao dịch của VIB. Ảnh: VIB
    Dư nợ tín dụng đạt trên 224.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7%; trong đó, 90% danh mục tín dụng là cho vay bán lẻ và 93% khoản vay bán lẻ đều có tài sản đảm bảo.
    Tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 8.700 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Nguồn thu nhập ngoài lãi đạt hơn 1.500 tỷ, đóng góp hơn 18% vào tổng thu nhập hoạt động.
    Chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9% so với cùng kỳ, tức khoảng 3.000 tỷ đồng. Hệ số chi phí/doanh thu (CIR) giảm về mức 34%. Chi phí dự phòng trong 6 tháng ở mức 750 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí tín dụng trên dư nợ tín dụng được quản trị ở mức 0,7%. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1,8%.
    Theo công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) mới đây, VIB chính thức vào VN30-Index, rổ chỉ số gồm top 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE, có thanh khoản cao, đồng thời đảm bảo đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn sàng lọc khắt khe được quy định theo quy tắc của bộ chỉ số. VN30-Index đại diện cho nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng góp trên 70% giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị thanh khoản của toàn thị trường.
    Đầu tháng 7 vừa qua, VIB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thêm 5.545 tỷ đồng dưới hình thức chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của VIB hiện đã tăng lên mức hơn 21.000 tỷ đồng.
    VIB cũng vừa vượt qua hơn 40 ngân hàng đang phát hành thẻ Mastercard tại Việt Nam, trở thành ngân hàng duy nhất cùng lúc đạt được 9 giải thưởng uy tín từ tổ chức này.
    Theo Mastercard, về tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng, VIB đang đứng đầu, gấp đến 5-6 lần mức trung bình của toàn thị trường trên tất cả các tiêu chí số lượng và chất lượng.
    Cập nhật đến cuối tháng 6/2022, VIB ghi nhận số lượng thẻ tín dụng đã vượt mốc nửa triệu thẻ, tăng hơn 5,5 lần so với con số 90.000 thẻ ở thời điểm 2019. Qua đó, con số chi tiêu của người Việt qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng 8,5 lần, từ 700 tỷ đồng/tháng (30 triệu USD) vào năm 2019, lên 6.000 tỷ đồng/tháng (hơn 2,7 tỷ USD) năm 2022.
    Giai đoạn 2022-2026, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng kép tối thiểu 30%/năm, nền tảng khách hàng sẽ được mở rộng gần gấp 3 lần, giá trị vốn hóa được kỳ vọng tăng trưởng ấn tượng.
    Riêng năm 2022, các chỉ tiêu tăng trưởng chính về tổng tài sản, quy mô tín dụng, huy động và lợi nhuận trước thuế được VIB dự kiến tăng từ 30% trở lên. Trong đó, lợi nhuận ước tính đạt 10.500 tỷ đồng, giúp VIB giữ vững hiệu quả tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 30%.
    Trong phiên sáng 20/7, cổ phiếu VIB giao dịch với giá 24.800 đồng/cổ phiếu./.
    --- Gộp bài viết, 24/07/2022, Bài cũ: 24/07/2022 ---
    Kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2022 đang dần được công bố với những con số lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ.
    [​IMG]Top 10 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cao nhất nửa đầu năm. Tổng hợp: BNEWS/TTXVN
    Khach2021TepRank thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lợi nhuận của Vinatex tăng hơn 55%
    Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), 6 tháng đầu năm nay, doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 10.295 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ và đạt 57% kế hoạch năm.
    Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 980 tỷ đồng, tăng 55,6% so với cùng kỳ và đạt 103% kế hoạch năm…
    [​IMG]Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất sợi tại nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Đây là năm tiếp theo các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 68,4% vào lợi nhuận, tăng 12,8% so với lợi nhuận 6 tháng năm 2021, còn lại 31,6% lợi nhuận đến từ các doanh nghiệp liên kết của Vinatex.
    Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, các nhóm ngành sản xuất của Vinatex cũng đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành sợi 6 tháng đầu năm 2022 có doanh thu tăng 31%, lợi nhuận tăng 49% so với cùng kỳ; Với ngành may, doanh thu tăng 27%, lợi nhuận tăng 140% so với cùng kỳ…


    Vinatex cho biết, ngành sợi vẫn thu được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm do tận dụng được giá bông tốt đã mua cuối năm 2021. Trong khi đó, ngành may có đơn hàng đầy tải, dịch bệnh được kiểm soát tốt nên lực lượng lao động yên tâm quay trở lại sản xuất, giữ vững năng suất lao động…
    Dự kiến trong năm 2022 - 2023, Vinatex triển khai các gói giải pháp tập trung vào việc nâng cấp hệ thống tài chính kế toán; xây dựng hệ thống quản lý thiết bị; quản trị dự án và danh mục đầu tư; hệ thống quản trị nguồn nhân lực; xây dựng nền tảng công nghệ học tập số - Digital Learning; xây dựng hệ thống quản lý khách hàng.
    Trong 6 tháng đầu năm, Vinatex đã triển khai định kỳ hàng tháng các hội thảo chuyên đề nhằm thông tin về thị trường, kinh tế vĩ mô, dự báo thị trường nguyên phụ liệu (bông, xơ, sợi), dự báo tình hình tài chính, tiền tệ… đến toàn bộ đơn vị trong tập đoàn.
    Bên cạnh đó, việc đào tạo cho cán bộ, trọng tâm là lớp cán bộ trẻ với chương trình đào tạo Vinatex Young Talent đã được triển khai tập trung; trong đó đã hoàn thành đào tạo học kỳ 1 của lớp 1 và đang tiếp tục triển khai lớp 2 và 3 trong quý III.
    Cũng trong 6 tháng đầu năm, Vinatex và Tập đoàn Kova chính thức giới thiệu sản phẩm vải chống cháy Vinatex - Kova với nội hàm 100% kiến thức, kỹ thuật do người Việt nghiên cứu và sản xuất, được dư luận đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực của Vinatex mang tính hữu dụng và đem lại giá trị cho người tiêu dùng Việt với giá cả phải chăng.
    Trong những tháng cuối năm 2022, trước những dự báo xấu về thị trường do kinh tế thế giới đình trệ - lạm phát; lãi suất tăng mạnh; hàng tồn kho cao, sức mua thấp, dòng tiền hạn chế…, Ban lãnh đạo Vinatex tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, việc làm trong điều kiện đơn hàng biến động; linh hoạt trong điều hành sản xuất, duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm; xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may.
    Về hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn cho biết tiếp tục giữ vững kết quả 6 tháng đầu năm đối với ngành sợi, tăng cường các đơn hàng của ngành may, tập trung chủ lực vào quý IV - thời điểm cao điểm trong sản xuất đối với ngành may.
    Ngành dệt vải tiếp tục tổ chức theo hướng quy củ, có định hướng và mục tiêu rõ ràng, đồng thời liên kết với ngành may trong chuỗi để tạo ra lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại đã ký kết./
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Chủ động nguồn nguyên liệu cá giá tốt, lợi nhuận Đầu tư I.D.I quý II đạt kỷ lục
    THỨ 2, 25/07/2022, 13:59
    [​IMG]
    Lớp học lập trình miễn phí giúp con tự tin hội nhập thời 4.0
    MindX School Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công ty đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I ( HoSE: IDI ) công bố BCTC công ty mẹ với doanh thu thuần 1.578 tỷ đồng, tăng 41%. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp đạt 378 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước.

    Doanh nghiệp lý giải doanh thu tăng nhờ doanh số bán hàng và giá bán cùng tăng. Biên lợi nhuận cải thiện từ 9,7% lên 24% lên nhờ công ty chủ động được nguồn nguyên liệu giá tốt và giá cá xuất khẩu trên thị trường tăng cao.

    Doanh thu tài chính tăng 59% và chi phí tài chính tăng 31% lên lần lượt 25 tỷ và 73 tỷ đồng. Chi phí bán hàng gấp 2,2 lần lên 113 tỷ đồng do chi phí vận chuyển tăng nhưng chi phí quản lý giảm 6% xuống 7 tỷ đồng.

    Hoạt động khác cũng đem về lợi nhuận 15 tỷ đồng, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tương tự nhiều công ty thủy sản khác, công ty mẹ Đầu tư I.D.I cũng ghi nhận lãi sau thuế 203 tỷ đồng, gấp 18 lần cùng kỳ năm trước và đạt kỷ lục mới.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng


    Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp đạt 2.727 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 46%; lãi sau thuế 391 tỷ đồng, tăng 22%.

    Tại thời điểm cuối quý II, công ty cá tra có tổng tài sản 6.714 tỷ đồng, tăng thêm 490 tỷ đồng so với đầu năm. 2 khoản mục lớn nhất gồm phải thu ngắn hạn 2.535 tỷ đồng, tăng thêm 19% so với đầu năm và hàng tồn kho 1.138 tỷ đồng, tương đương đầu năm.
    Khach2021, QCK, TepRank1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    FPT báo lãi ròng quý II tăng 25% so với cùng kỳ
    THỨ 2, 25/07/2022, 11:19
    1CHIA SẺ

    ĐỌC BÀI - 3:41


    Tập đoàn FPT ghi nhận doanh thu 10.096 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 1.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,8% và 25% so với cùng kỳ.
    Tập đoàn FPT ( HoSE: FPT ) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu 10.096 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán tăng 16,9% lên 6.080 tỷ đồng giúp biên lãi gộp được giữ nguyên so với quý II/2021.

    Doanh thu tài chính của FPT đạt 506,2 tỷ đồng, tăng 110,4% so với quý II năm ngoái nhờ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá. Chi phí tài chính giảm 6,9% còn 336,9 tỷ đồng trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 22,4% và 27,2%.

    Kết quả, đơn vị này thu về 1.561 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 24% so với quý II/2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 25% lên 1.250 tỷ đồng, EPS được cải thiện từ 920 đồng lên 1.145 đồng do công ty đã phát hành thêm gần 183 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 20%.
    [​IMG]
    Lũy kế 6 tháng đầu năm, FPT ghi nhận tổng doanh thu 19.826 tỷ đồng, tăng 22,2% so với nửa đầu năm ngoái. Trong đó, khối công nghệ mang về 11.252 tỷ đồng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu chuyển đổi số trong nửa đầu năm đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, Blockchain,...

    Doanh thu khối viễn thông tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ viễn thông tăng 15%. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV. Còn với mảng giáo dục, nhờ nhu cầu học ngành công nghệ thông tin tăng đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng này của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.935 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 2.489 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ.


    Năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu 42.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.619 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, FPT đã hoàn thành 46,8% kế hoạch doanh thu và 47,7% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của FPT đạt 56.295 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Các khoản tiền và tương đương tiền là 5.219 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 21.543 tỷ đồng, trong đó đến 99% là tiền gửi ngân hàng. Như vậy lượng tiền FPT đang nắm giữ tính đến cuối tháng 6 là khoảng 26.762 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Nợ vay tài chính ở mức 21.412 tỷ đồng, tăng 6,5% so với đầu kỳ trong đó 92% là nợ ngắn hạn.

    Tháng 5 năm nay, FPT khai trương văn phòng mới tại thành phố New York nhằm mở rộng cơ hội phát triển, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ công nghệ, triển khai chuyển đổi số cho nhóm doanh nghiệp lớn tại khu vực Đông Bắc Mỹ. Dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài với tham vọng đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023.

    Kể từ đầu năm tới nay, tập đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 9 tỉnh thành: Bến Tre, Đắk Lắk, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng và Hậu Giang; nâng tổng số tỉnh thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số lên 20.

    Theo Việt Hưng

    --- Gộp bài viết, 25/07/2022, Bài cũ: 25/07/2022 ---
    [​IMG]
    Siêu cổ phiếu đã lộ diện
    CLM
    Khach2021, TepRank, OwlEye2 người khác thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lọc hoá dầu Bình Sơn lãi gần 10.000 tỷ trong một quý, nắm trên 1 tỷ USD tiền mặt
    07:18 | 26/07/2022
    Chia sẻ
    Tại thời điểm cuối quý II, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có ngân hàng của Lọc hoá dầu Bình Sơn đạt trên 26.000 tỷ đồng. Công ty thu về 383 tỷ đồng từ tiền lãi ngân hàng 6 tháng đầu năm.


    Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (Mã: BSR) cho thấy các chỉ tiêu tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ trong bối cảnh giá dầu tăng vọt do chiến sự ở Nga - Ukraine.

    Biên lãi gộp tăng dựng đứng lên 20,4%
    Cụ thể, doanh thu thuần tăng 88% lên 52.391 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng với mức 60%, thấp hơn mức tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp tăng 4,7 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 10.686 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng vọt từ 6,7% cùng kỳ lên 20,4%.

    Trừ đi các chi phí, BSR lãi sau thuế 9.926 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi quý cao kỷ lục của doanh nghiệp này từ trước đến nay.

    Theo BSR, giá dầu bắt đầu phục hồi từ đợt giảm sốc năm 2020, đặc biết nửa đầu năm 2022 giá dầu năm là 87 USD/thùng đã tăng lên 123,7 USD/thùng vào tháng 6/2022. Bên cạnh đó, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (crack spread) quý này tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

    [​IMG]
    Nguồn: MH tổng hợp từ BCTC quý của BSR.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BSR đạt 87.174 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12.222 tỷ đồng, tăng lần lượt 78% và 247% so với cùng kỳ. Với kết quả này, BSR đã thực hiện được 95% kế hoạch doanh thu và vượt 8,4 lần chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ sau 6 tháng.

    Kết quả này cũng đã được Tổng Giám đốc BSR chia sẻ trong một sự kiện được tổ chức đầu tháng 7. Vị lãnh đạo dự báo lợi nhuận của công ty trong quý III sẽ tốt nhưng sang quý IV có thể giảm nhẹ. Nhìn chung cho cả năm 2022, công sẽ ty thiết lập được con số lợi nhuận kỷ lục mới.

    [​IMG]
    Trả hết nợ vay dài hạn, nắm giữ hơn 1 tỷ USD tiền nhàn rỗi
    Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của BSR đạt trên 79.750 tỷ, tăng gần 13.000 tỷ so với đầu năm, mức tăng chủ yếu đến từ tiền nhàn rỗi, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

    Cụ thể, doanh nghiệp có hơn 26.100 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng, tăng khoảng 5.700 tỷ.

    Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 41% lên 19.222 tỷ, tập trung phần lớn ở khoản phải thu với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Chỉ tiêu hàng tồn kho trên 13.100 tỷ đồng, tăng 2.800 tỷ, trong đó hàng mua đang đi trên đường chiếm phần lớn. Doanh nghiệp đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 453 tỷ đồng, trong khi con số cuối quý I là 1.943 tỷ và số đầu năm là 18 tỷ.

    Ở phía nguồn vốn, khoản mục phải trả người bán ngắn hạn tăng 4.000 tỷ lên 13.437 tỷ, trong đó phải trả Công ty liên doanh Điều hanh Cửu Long chiếm 1/4 khoản mục này.

    Tính đến cuối tháng 6, BSR đã trả hết nợ vay dài hạn, chỉ còn nợ vay ngắn hạn là 4.625 tỷ, giảm mạnh so với dư nợ vay cuối quý I là 8.012 tỷ, trong đó công ty vay hơn 3.000 tỷ đồng bằng USD, con lại vay bằng VND.

    Kết thúc quý II, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 48.744 tỷ đồng, đã bao gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12.177 tỷ đồng cùng 5.598 tỷ cho quỹ đầu tư phát triển.
    Khach2021, TepRankgadabong thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Viglacera vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng nhờ mảng kính và KCN
    Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 4.268 tỷ đồng, tăng 45,3%; lãi sau thuế đạt gần 691 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước.Sau 6 tháng, Viglacera đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm.
    HoSE: VGC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 4.268 tỷ đồng, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 35,1% lên 2.956 tỷ đồng giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 26,7% lên 30,7%.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng.

    Doanh thu tài chính đạt 22,1 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí tài chính đều tăng lần lượt 71,2%; 47% và 65,4%.

    Qua đó, Viglacera ghi nhận lãi sau thuế đạt gần 691 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 641 tỷ đồng, tăng 91%.

    Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận ròng quý này tăng nhờ việc doanh thu mảng bất động sản tiếp tục tăng. Ngoài ra, Viglacera đã nâng sở hữu từ 35% lên 65% vốn điều lệ của công ty Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ từ quý IV/2021 nên lợi nhuận của đơn vị này cũng đóng góp thêm vào sự tăng trưởng chung của tổng công ty.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 8.100 tỷ đồng, tăng 52,8% so với nửa đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu bán các sản phẩm kính, gương đạt 1.514 tỷ đồng, chiếm 19% tổng doanh thu và gấp 3,2 lần cùng kỳ 2021. Doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp tăng 40% lên 2.352 tỷ đồng
    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng.

    Kết quả, đơn vị này thu về 1.442 tỷ đồng lãi sau thuế, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.342 tỷ đồng, gấp 2,2 lần.

    Năm nay, doanh nghiệp đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 10% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, sau 6 tháng, Viglacera đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 22.476 tỷ đồng, tăng 2,2% so với số đầu năm. Hàng tồn kho của đơn vị là 3.923 tỷ đồng, tăng 7,3%. Nợ vay tài chính ở mức 3.345 tỷ đồng, tăng 5% so với số ngày 1/1/2022 trong đó 54,4% là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu tăng 9% lên 9.113 tỷ đồng nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng.

    Về 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Viglacera cho rằng, với bối cảnh chiến tranh leo thang cũng như giá cả nguyên liệu, chi phí vận tải tăng cao thì tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên công ty sẽ chủ động rà soát hàng tháng hoạt đông sản xuất kinh doanh cho từng nhóm lĩnh vực kinh doanh, chi tiết từng đơn vị thành viên nhằm đảm bảo toàn hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch cả năm 2022.

    Ngoài ra, Viglacera cũng sẽ tiếp tục phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Cùng với đó, công ty cũng chủ động điều tiết và kiểm soát hoạt động sản xuất; xây dựng chi tiết các phương án đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài và nắm bắt mọi diễn biến của thị trường trong thời gian tới.
    Khach2021, TepRankKimtham thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Biên lãi gộp Mộc Châu Milk duy trì quanh mức 30% quý thứ 10 liên tiếp
    Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu thuần 839,4 tỷ đồng, lãi sau thuế khoảng 90 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,2% và 2,7%.Sau nửa đầu năm, đơn vị đã hoàn thành 48,5% kế hoạch doanh thu và 51% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
    Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) - đơn vị thành viên của Vinamilk (HoSE: VNM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 839,4 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Giá vốn hàng bán tăng 5,1% lên 564,1 tỷ đồng giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 32,1% lên 32,8%.

    Giai đoạn 2017-2019, biên lợi nhuận Mộc Châu Milk đạt khoảng 18-19%, tuy nhiên, sau khi về với Vinamilk thì được cải thiện lên mức 28-34% và duy trì mức đó suốt 10 quý.

    [​IMG]
    Đơn vị: %

    Doanh thu tài chính của công ty đạt 26,5 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 11% và 8,7%. Chi phí tài chính kỳ này là hơn 250 triệu đồng, trong khi cùng kỳ gần như không có.

    Kết quả, lãi sau thuế của đơn vị này khoảng 90 tỷ đồng, tăng 2,7% so với quý II/2021. EPS giảm từ 888 đồng về 733 đồng vì số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty tăng thêm 21,6 triệu đơn vị.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu 1.514 tỷ đồng, tăng 7,2% so với nửa đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu bán thành phẩm là 1.478 tỷ đồng, tăng 6,1%; doanh thu bán hàng hóa là 35 tỷ đồng, gấp 2,4 lần.

    Doanh thu tài chính tăng 19% lên 52,4 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi tăng. Lãi sau thuế 6 tháng đầu năm công ty đạt 175,3 tỷ đồng, tăng 28,2%.

    Năm nay, doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch doanh thu thuần 3.122 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 343,5 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, đơn vị đã hoàn thành 48,5% kế hoạch doanh thu và 51% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Mộc Châu Milk đạt 2.457 tỷ đồng, giảm khoảng 1,2% so với đầu năm. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.470 tỷ đồng, giảm 11,3% so với đầu năm và chiếm 60% tổng tài sản. Toàn bộ khoản đầu tư này là tiền gửi của công ty tại ngân hàng. Hàng tồn kho ở mức 257,7 tỷ đồng, tăng 32,3%. Vốn chủ sở hữu đạt 2.166 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối khoảng 155 tỷ đồng tính tới 30/6.
    Khach2021TepRank thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Vietcombank trở lại "ngôi vương" lợi nhuận, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lập kỷ lục hơn 500%

    Vietcombank trở lại "ngôi vương" lợi nhuận, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lập kỷ lục hơn 500%
    THỨ 3, 26/07/2022, 07:02

    VPBank đạt lợi nhuận hơn 15,3 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 50% kế hoạch năm
    Lợi nhuận nhiều ngân hàng vượt 10.000 tỷ ngay trong nửa đầu năm
    Sau khi VPBank tạm vượt Vietcombank về lợi nhuận trong quý 1/2022 thì sang quý 2, vị trí "quán quân" lại trở về với Vietcombank. Ngân hàng còn gây chú ý khi nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên hơn 500%, cao nhất từ trước đến nay
    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank – VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với kết quả kinh doanh ấn tượng.

    Lợi nhuận trước thuế hơn 17.300 tỷ trong nửa đầu năm 2022

    Quý 2/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 7.423 tỷ đồng, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2021 và là mức lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Các mảng kinh doanh của Vietcombank đều có kết quả khả quan trong quý này.

    Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 2/2022 của ngân hàng đạt 12.797 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 62,1% lên 695 tỷ; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 49% lên 1.472 tỷ đồng.

    Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của trong quý 2/2022 đạt 103 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với 9 tỷ của cùng kỳ năm 2021. Lãi từ hoạt động khác tăng 145% và đạt 881 tỷ.

    Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 15.971 tỷ đồng trong quý 2/2022, tăng 23,8% so với quý 2/2021. Chi phí hoạt động của Vietcombank ở mức 5.816 tỷ, tăng 24,4%.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng là 32.705 tỷ, tăng 14,4% so với nửa đầu năm 2021. Chi phí hoạt động tăng 17,3% lên 10.324 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 9% xuống 5.007 tỷ đồng.

    Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2022 của Vietcombank đạt 17.373 tỷ, tăng 28% so với cùng kỳ.

    Như vậy, sau khi VPBank tạm vượt Vietcombank về lợi nhuận trong quý 1 thì sang quý 2, vị trí "quán quân" lại trở về với Vietcombank. Theo BCTC, lợi nhuận trước thuế của VPBank 6 tháng đầu năm 2022 là 15.323 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ.

    [​IMG]

    Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh

    Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 13,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng tới 14,6% so với đầu năm lên 1,1 triệu tỷ đồng; đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngành (9,35%).

    Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank tăng 5,3% lên hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 402.345 tỷ, tăng 9,6% so với đầu năm. Tiền gửi vốn chuyên dùng lại giảm 64% xuống 11.326 tỷ, tiền gửi ký quỹ tăng 49% lên 9.416 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng đạt 35,4%, giảm nhẹ so với mức 35,7% hồi đầu năm.
    Về chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 là 6.694 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 4.668 tỷ, tăng 6,3%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61% vào cuối tháng 6/2022.

    Đặc biệt, ngân hàng thiết lập kỷ lục mới về tỷ lệ bao phủ nợ xấu khi nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng 6. Cứ một đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng tới 5 đồng. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành ngân hàng từ trước đến nay.

    trabac, Khach2021TepRank thích bài này.

Chia sẻ trang này