Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

6417 người đang online, trong đó có 523 thành viên. 19:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45940 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Chi phí tài chính Hodeco tăng mạnh do lãi vay và trích lập dự phòng cổ phiếu HUB
    Hodeco đã sở hữu 18,66% vốn Xây lắp Thừa Thiên Huế và có mục tiêu nâng lên tối đa 45%. Doanh thu quý II tăng 11% và lợi nhuận tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.Doanh nghiệp thực hiện được cùng 41% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.
    Tường Như
    HoSE: HDC) đạt doanh thu 380 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

    Hầu như các nguồn thu của công ty đều tăng, doanh thu từ kinh doanh bất động sản đầu tư tăng nhẹ từ 281 tỷ đồng lên 298 tỷ đồng, doanh thu bán hàng tăng từ 41,7 tỷ lên 46,6 tỷ và doanh thu cung cấp dịch vụ tăng từ 19,7 tỷ lên 36 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp cho biết doanh thu quý II chủ yếu được ghi nhận từ một phần dự án The Light City giai đoạn 1 và dự án Ngọc Tước.

    Trong khi đó, giá vốn giảm 4%, chi phí bán hàng và quản lý tăng không đáng kể. Song, chi phí tài chính tăng mạnh từ 10 tỷ lên 39 tỷ đồng do trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn 19,5 tỷ đồng và lãi tiền vay tăng từ 10 tỷ lệ gần 20 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 79 tỷ đồng, tăng 22%.

    Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu tăng 22% đạt 780 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng 24% đạt 176 tỷ đồng. Công ty thực hiện 41% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Tại thời điểm cuối quý II, danh mục chứng khoán kinh doanh của Hodeco đạt 110 tỷ đồng, gấp 11,6 lần đầu năm; chủ yếu là đầu tư vào Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế (HoSE: HUB) giá gốc 106 tỷ đồng, tạm lỗ 19,5 tỷ đồng. Công ty cho biết trong quý I đã mua thêm 2,8 triệu cổ phiếu HUB với giá mua 36.000 đồng/cp.

    Cổ phiếu HUB có biến động tăng giá mạnh từ vùng 32.000 đồng/cp lên 51.200 đồng/cp trong tháng 3, song sau đó lao dốc và đi ngang quanh vùng 24.350 đồng/cp hiện nay.

    Hodeco có kế hoạch nhận chuyển nhượng cổ phiếu HUB để đạt tỷ lệ sở hữu tối đa 45% vốn. Tính đến nay, doanh nghiệp đã nắm 3,56 triệu cổ phiếu HUB, tương đương 18,66% vốn.

    Về phần nguồn vốn, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn 203 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số gần 200 tỷ đồng đầu năm. Khoản vay nợ ngắn hạn tăng từ 522 tỷ đồng lên 742 tỷ đồng và vay nợ dài hạn tăng từ 822 tỷ đồng lên 1.028 tỷ đồng, tổng nợ vay tăng thêm 426 tỷ đồng
    TepRankKhach2021 thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Sabeco báo lãi cao nhất từ khi về tay người Thái

    Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) ghi nhận doanh thu thuần tăng 25% so với cùng kỳ lên 9.000 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế tăng 67% lên 1.793 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa doanh số bình quân mỗi ngày trong giai đoạn này lên đến 100 tỷ đồng, còn lợi nhuận xấp xỉ 20 tỷ đồng
    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh được cải thiện, theo nhận định của lãnh đạo Sabeco, nhờ không còn giãn cách xã hội như cùng kỳ, mở cửa đón khách du lịch quốc tế và nhu cầu tiêu dùng hồi phục.

    Ngoài yếu tố bên ngoài, báo cáo tài chính còn cho thấy kiểm soát tốt chi phí giúp đơn vị này có khoản lãi cao kỷ lục từ khi được tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabakdi mua lại.

    Giá vốn nguyên vật liệu đầu vào tăng ít hơn doanh thu giúp biên lợi nhuận gộp vọt lên 34,24% (tức cứ một 100 đồng thu vào sau khi trừ vốn thì công ty lãi 34,24 đồng). Đây cũng là mức cao nhất từ khi Thaibev tiếp quản công ty và so với quý đầu năm nay thì tăng gần 5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chi phí dành cho quảng cáo, khuyến mại, nhân viên tiết giảm 8% bất chấp doanh số tăng mạnh.

    Luỹ kế nửa năm, chủ hãng bia 333 có doanh thu 16.424 tỷ đồng và lãi sau thuế xấp xỉ 3.030 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 47% và 66% kế hoạch cả năm. Bia đóng góp hơn 88% vào tổng doanh thu; phần còn lại từ bán nguyên vật liệu, nước giải khát, rượu và cồn.

    Tổng tài sản của công ty tính đến cuối tháng tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên trên 31.300 tỷ đồng. Nợ phải trả xấp xỉ 6.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% cơ cấu nguồn vốn. Công ty còn hơn 15.400 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối cho cổ đông.
    TepRankKhach2021 thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vosco báo lãi quý II tăng 7%, còn lỗ lũy kế gần 107 tỷ đồng
    HoSE: VOS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với tổng doanh thu 690,2 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 74,3% kéo theo biên lãi gộp tăng từ 30,1% lên 42,6%.

    Doanh thu tài chính của Vosco giảm 85% còn 15,8 tỷ đồng do kỳ này đơn vị không ghi nhận lãi từ bán các khoản đầu tư cũng như tài sản. Chi phí tài chính 24 tỷ đồng, giảm 18,2% trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 156,4% và 61,5%. Lợi nhuận khác giảm gần 22% còn 73,5 tỷ đồng.

    Kết quả, đơn vị này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 311,5 tỷ đồng, tăng 28,8% so với quý II/2021. Tuy nhiên, trong quý này Vosco phải nộp khoản thuế là 51,5 tỷ đồng kéo theo lãi ròng chỉ tăng 7,5% đạt 260 tỷ đồng. EPS được cải thiện từ 1.727 đồng lên 1.856 đồng.
    [​IMG]
    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vosco đạt 1.092 tỷ đồng, tăng 88,4% so với nửa đầu năm 2021. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 315,8 tỷ đồng, tăng 41,7%. Tính đến hết quý này, công ty vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế 106,6 tỷ đồng, giảm giảm gần 75% so với đầu năm.

    Năm nay, đơn vị này lên kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.570 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế 391 tỷ đồng, tăng 42%. Như vậy, sau 6 tháng, Vosco đã thực hiện 70% kế hoạch doanh thu và 94% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Tính đến 30/6, tổng tài sản của Vosco ở mức 2.890 tỷ đồng, tăng 5,2% so với số đầu năm. Tiền mặt sở hữu 566 tỷ đồng, tăng 25%.

    Nợ vay tài chính ở mức 447 tỷ đồng, giảm gần 30%, trong đó 87,4% là nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu ở mức 1.323 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm. Công ty vẫn lỗ lũy kế 106,7 tỷ đồng.

    Theo chia sẻ của lãnh đạo Vosco, dự kiến thị trường vận tải 6 tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn rủi ro và nhiều thách thức, đặc biệt là việc giá nhiên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đội tàu. Vì vậy, công ty sẽ tiếp tục phân tích và đánh giá thị trường, tích cực đàm phán với các đối tác để ký kết được các hợp đồng khai thác hiệu quả, bám sát xu hướng của thị trường; linh hoạt, đa dạng trong các hình thức khai thác tàu để tận dụng tối đa được những cơ hội của thị trường. Ngoài ra, Vosco cũng xác định việc mở rộng và phát triển đội tàu theo hướng tập trung vào các tàu chuyên dụng, hiện đại sẽ giúp tăng năng lực vận chuyển và sức cạnh tranh cho đội tàu.
    Hypatia, TepRankKhach2021 thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Chủ sữa Love in Farm lãi vượt kế hoạch năm sau 6 tháng
    UPCoM:IDP) đã thu về lợi nhuận trước thuế gần 590 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm.

    Nửa đầu năm, chủ thương hiệu sữa Love in Farm ghi nhận doanh thu khoảng 2.784 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 587 tỷ đồng. Hai con số trên lần lượt tăng 17% và 16% so với cùng kỳ. Sữa Quốc Tế hoàn thành một nửa chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm gần 3%. Đây cũng là mức lợi nhuận bán niên cao nhất mà doanh nghiệp này đạt được trong 10 năm qua.

    Trước đó, ban lãnh đạo IDP đưa ra kế hoạch lợi nhuận giảm khoảng 45%, rất khiêm tốn sau một năm kinh doanh "lột xác". Nguyên nhân chính được đưa ra là dịch bệnh vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của đại bộ phận người dân, làm giảm tiêu thụ ngành sữa.

    [​IMG]
    Tuy đã có lãi vượt kế hoạch, chủ thương hiệu sữa Love in Farm bắt đầu ghi nhận dấu hiệu kinh doanh giảm tốc. Trong quý II, giá vốn tăng hơn 33% so với cùng kỳ, mạnh hơn mức tăng trưởng doanh thu. Điều này đẩy biên lợi nhuận gộp của IDP giảm từ gần 44% về còn 39%. Năm ngoái, doanh nghiệp này duy trì biên lãi gộp cao hơn mức trung bình của các đơn vị cùng ngành. Riêng quý IV/2021, biên lợi nhuận gộp đạt gần 45%, cao hơn cả Vinamilk và Mộc Châu Milk.
    Giá nguyên liệu đầu vào vốn là gánh nặng chung của toàn ngành sữa suốt thời gian qua. Trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sữa ở châu Âu đã 2 lần lập đỉnh mới lên 5.100 euro một tấn và khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD một tấn. Năm nay Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ. New Zealand - nguồn nhập khẩu chính trước đây - giảm do sản lượng ít hơn vì ảnh hưởng của Covid-19 khiến nước này thiếu lao động. Điều này, càng khiến giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.

    Tuy đang gặp khó, Sữa Quốc Tế vẫn dồn nguồn lực xây dựng các nhà máy trong năm nay. Công ty thông qua chủ trương góp 2.800 tỷ đồng cho dự án chi nhánh Bình Dương. Ngoài ra, hai dự án Củ Chi và Ba Vì vốn chỉ để chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, nay bổ sung thêm sản xuất đồ uống không cồn và nước khoáng.

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IDP nhìn chung có diễn biến khá tích cực. Suốt 4 tháng đầu năm, thị giá mã này gần như luôn trên 150.000 đồng một đơn vị. Cuối tháng 6, IDP tăng mạnh lên mức đỉnh 188.000 đồng, thuộc nhóm cổ phiếu hiếm hoi ngược dòng giữa lúc thị trường xuống giá.

    Từ đầu năm đến nay, IDP có ba đợt giảm vào giữa tháng 4, đầu tháng 5 và giữa tháng 7 nhưng mức sâu nhất vẫn chỉ gần 122.000 đồng một đơn vị, cao hơn 2,4 lần so với thị giá của ngày giao dịch đầu tiên vào đầu năm ngoái.
    TepRankKhach2021 thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Lợi nhuận trước thuế của ACB tăng 42% trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì thấp chỉ 0,76%
    Riêng quý 2/2022, lợi nhuận của ACB đạt trên 4.900 tỷ đồng, tăng hơn gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán ACB – HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022


    Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, đạt 9.028 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 60% kế hoạch cả năm. Riêng quý 2, ACB ghi nhận lợi nhuận 4.914 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính nhờ vào tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ ngay từ đầu năm, tập trung tăng trưởng thu nhập phí dịch vụ và các khoản thu hồi nợ xấu, và các khoản hoàn nhập dự phòng do thu hồi nợ xấu và nợ cơ cấu theo Thông tư 14.

    Với kết quả này, ACB duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tới 25,8%, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường.

    Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm các mảng kinh doanh trọng yếu của ACB hầu hết đều tích cực. Trong đó thu nhập lãi thuần đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ; Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 20%, chủ yếu nhờ thu nhập từ hoạt động bancassurance tăng 16%, thanh toán quốc tế tăng trưởng 30% và dịch vụ thẻ tăng 33% so với cùng kỳ
    Trong kỳ báo cáo ghi nhận khoản lỗ từ đầu tư chứng khoán hơn 200 tỷ chủ yếu do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Chi phí hoạt động tăng 41% so với cùng kỳ do năm 2021 ghi nhận khoản hoàn nhập chi phí rủi ro tài sản khác gần 600 tỷ. Riêng chi phí hoạt động chưa bao gồm chi phí rủi ro tài sản khác chỉ tăng 21%

    Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của ngân hàng hợp nhất đạt gần 544 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 16 nghìn tỷ so với đầu năm.

    Dư nợ tín dụng đạt gần 396 nghìn tỷ, tăng trưởng 9,31% so với đầu năm. Mặc dù tín dụng tăng mạnh nhưng ngân hàng kiểm soát nợ xấu ở mức rất thấp, chỉ 0,76%, là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất trên thị trường (cùng với Vietcombank và Techcombank). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục ở mức cao 185%.


    Tiền gửi khách hàng đạt trên 388 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 8 nghìn tỷ so với đầu năm tương đương tăng 2,2%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi (CASA) ở mức 25,0%, gần tương đương cuối năm 2021 theo xu hướng chung của thị trường khi dòng tiền của khách hàng dịch chuyển sang các kênh đầu tư và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khi nguồn cung tín dụng của các ngân hàng có sự hạn chế trong quý 2/2022

    Tại thời điểm 30/6/2022, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng tiếp tục cải thiện, đạt 11,93% vượt xa mức tỷ lệ tối thiểu 8% của Basel II.
    TepRank, viethanoiKhach2021 thích bài này.
  6. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    CTCP Công viên nước Đầm Sen(HOSE: DSN) báo lãi kỷ lục quý 2
    [​IMG]
    anchaodabatgadabong thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Becamex: Lãi ròng quý 2 tăng 90%, gần được ngàn tỷ
    30 phút trước
    IDC, HOSE: BCM) công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022, ghi nhận lãi ròng gần 919 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021
    • Quý 2, BCM đạt doanh thu 1.92 ngàn tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ 3%, lên 970 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ, Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp tăng 28%, đạt 955 tỷ đồng
      Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh lên 69 tỷ đồng - gấp 5.9 lần cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng 38%, lên 221 tỷ đồng, đến từ chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 33% và 27% so cùng kỳ, đạt tương ứng gần 126 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng. Lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng 17%, đạt 410 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận khoản lãi khác thêm 57 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 106 tỷ đồng.

      Kết quả, BCM báo lãi ròng gần 919 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 90%.

      Lũy kế 6 tháng đầu năm, BCM đạt doanh thu gần 3.36 ngàn tỷ đồng và lãi ròng 1.34 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 9% và 43% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu chủ yếu từ kinh doanh và đầu tư bất động sản, tăng lên 1.5 ngàn tỷ đồng (24%). So với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, BCM đã thực hiện được 34% mục tiêu doanh thu (9.68 ngàn tỷ đồng) và 46% mục tiêu lợi nhuận (2.88 ngàn tỷ đồng) sau 6 tháng
    • Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, BCM ghi nhận tổng tài sản tăng 863 tỷ đồng so với đầu năm (1.7%). Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm đáng kể (12%, còn 4.34 ngàn tỷ đồng). Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tăng nhẹ 2%, đạt 21.44 ngàn tỷ đồng.

      Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn tăng hơn 1 ngàn tỷ đồng, lên 19.6 ngàn tỷ đồng (tương đương 6%), chủ yếu do tăng ở khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn (14%, lên 3.9 ngàn tỷ đồng) và vay nợ thuê tài chính ngắn hạn (10.6%, lên hơn 4.7 ngàn tỷ đồng).

      Trong quý 2, giá cổ phiếu BCM trải qua giai đoạn leo dốc, đạt đỉnh 86,000 đồng/cp vào cuối tháng 4, rồi rơi vào giai đoạn đổ đèo, xuống vùng đáy 58,900 đồng/cp vào ngày 08/07, sau đó phục hồi trở lại. Phiên chiều 28/07, thị giá ghi nhận 70,400 đồng/cp, giảm 18% từ đỉnh tháng 4.
    TepRank thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vinhomes báo lãi trước thuế đạt 7.142 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2022
    THỨ 5, 28/07/2022, 13:37
    35CHIA SẺ

    ĐỌC BÀI - 2:30


    Do một số phân khu thuộc các dự án lớn hiện tại gồm Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park chưa tới thời điểm bàn giao nên lợi nhuận 6 tháng của Vinhomes giảm 68% cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán "VHM") công bố Báo cáo tài chính hợp nhất 06 tháng đầu năm năm 2022 theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

    Theo đó, do một số phân khu thuộc các dự án lớn hiện tại gồm Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park chưa tới thời điểm bàn giao nên tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi ghi nhận trong sáu tháng đầu năm 2022, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes và doanh thu từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hoạt động bán lô lớn được ghi nhận như một khoản thu nhập tài chính đạt 18.946 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2021.
    Theo đó, tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 7.142 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán hợp nhất sau thuế của Công ty mẹ đạt 5.049 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% và 68% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.160 đồng.

    Nổi bật trong quý II là hoạt động bán hàng. Trong Quý II năm 2022, Vinhomes chính thức ra mắt đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire vào dịp lễ 30/4 – 1/5/2022 và thu được kết quả vô cùng ấn tượng. Một loạt sự kiện được tổ chức thu hút sự quan tâm của thị trường như Lễ xuất quân hoành tráng với sự tham dự của hơn 30 đại lý chiến lược. Điểm nhấn của dự án là Tổ hợp Biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới rộng 18 ha Royal Wave Park chính thức khai trương cùng sự kiện Hello Summer Ocean Park đã thu hút hàng chục nghìn khách hàng đến tham gia và trải nghiệm. Tính đến hết tháng 06 năm 2022, dự án đã đạt doanh số bán lẻ 49.073 tỷ đồng, tương đương 2,1 tỷ USD.

    Theo đó, doanh số chưa ghi nhận đạt 129.300 tỷ đồng, tăng 127% so với thời điểm cuối Quý I nhờ việc mở bán đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Đây chính là nguồn doanh thu tiềm năng dự kiến ghi nhận trong các quý tiếp theo. Hiện việc xây dựng đang được kiểm soát tốt theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo việc bàn giao và ghi nhận doanh thu vào cuối năm, qua đó giúp Công ty hoàn thành kế hoạch năm đã đề ra.
    [​IMG]
    Tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2022, tổng tài sản Vinhomes đạt 299.562 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 129.348 tỷ đồng, tăng lần lượt 42% và 30% so với cùng kỳ năm trước.
    TepRank thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vincom Retail lãi 773 tỷ đồng quý II, gấp đôi cùng kỳ
    Doanh thu tăng 23%, lợi nhuận sau thuế gấp đôi cùng kỳ năm trước.Trong quý, Vincom Retail đã mở mới 3 trung tâm thương mại với gần 95.000 m2 mặt bằng bán lẻ. HoSE: VRE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh cùng với đà phục hồi chung của nền kinh tế và thị trường bán lẻ.

    Doanh thu thuần đạt 1.850 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư (kinh doanh trung tâm thương mại) đạt doanh thu 1.822 tỷ đồng, tăng 33% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 773 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.

    Trong quý, Vincom Retail đã mở mới 3 trung tâm thương mại (TTTM) với gần 95.000 m2 mặt bằng bán lẻ, bao gồm Vincom Mega Mall Smart City tại khu đô thị Vinhomes Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Trần Huỳnh (Bạc Liêu) và Vincom Plaza Mỹ Tho (Tiền Giang). Như vậy, Vincom Retail đang vận hành 83 TTTM, hiện diện tại 44 tỉnh, thành, với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên tới gần 1,8 triệu m2.

    Đặc biệt, Vincom Mega Mall Smart City là TTTM đầu tiên mang đến các trải nghiệm vui chơi – mua sắm – ẩm thực toàn diện cho các gia đình và giới trẻ theo xu hướng mới nhất, đã thu hút tới gần 300.000 lượt khách tới trải nghiệm và mua sắm trong dịp nghỉ lễ từ 28/4 đến 3/5.

    Cũng trong quý II, Vincom Retail đã tổ chức nhiều hoạt động kích cầu mua sắm, điển hình như loạt sự kiện Hè sáng tạo, Vincom Red Sale - Lễ hội mua sắm lớn nhất mùa hè với mức ưu đãi lớn từ hơn 2.500 gian hàng, thu hút hàng triệu lượt khách trên toàn quốc.

    Trong nửa cuổi năm, Vincom Retail cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thương hiệu bán lẻ lớn đang đẩy mạnh trở lại chiến lược mở rộng tại Việt Nam sau đại dịch, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phục hồi của thị trường bán lẻ trong thời gian tới.
    trunglphTepRank thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    FPT Telecom thu về hơn 200 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng trong quý II
    FPT Telecom ghi nhận doanh thu thuần 3.605 tỷ đồng, tăng 12,6%; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lại giảm 36,4% còn 569 tỷ đồng.Kết thúc 6 tháng đầu năm, FPT Telecom đã thực hiện 48,6% kế hoạch doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

    UPCoM: FOX
    ) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu thuần 3.605 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng gần 16% lên 1.830 tỷ đồng khiến biên lãi gộp giảm từ 50,6% về 49,2%.

    Doanh thu tài chính của FPT Telecom đạt 201 tỷ đồng, gấp đôi so với quý II/2021 nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng lần lượt 82,3% và 30% trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3,3%.

    Kết quả, đơn vị này ghi nhận gần 600 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lại giảm 36,4% còn 569 tỷ đồng do cùng kỳ phần lỗ thuộc cổ đông thiểu số là 398,6 tỷ đồng.

    Công ty không đưa ra giải trình lý do lợi nhuận ròng giảm trong kỳ này. Hiện FPT Telecom đang có 5 công ty bao gồm công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế - FTI; công ty TNHH MTV Viễn thông FPT Tân Thuận; Công nghệ Viễn thông FPT; Dịch vị trực tuyến FPT - FOC và TNHH Truyền hình FPT. Ngoài ra, trong kỳ đơn vị cũng ghi nhận khoản đầu tư 3,7 tỷ đồng vào CTCP Công nghệ Sendo và 6 tỷ đồng vào CTCP Quản lý quỹ FPT.

    [​IMG]
    Lũy kế 6 tháng đầu năm, FPT Telecom ghi nhận doanh thu 7.076 tỷ đồng, tăng 15,5% so với nửa đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ đạt 6.564 tỷ đồng, tăng 15% và chiếm 92,8% tổng doanh thu, doanh thu bán hàng là 512,4 tỷ đồng, tăng 22%. Doanh thu tài chính tăng 83% lên 381,7 tỷ đồng. Nhờ vậy, lợi nhuận ròng đơn vị này là 1.106 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ.
    Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 14.560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.250 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện 48,6% kế hoạch doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

    Tại ngày 30/6, tổng tài sản của doanh nghiệp là 23.480 tỷ đồng, tăng 11,5% so với số đầu năm. Trong đó, đơn vị này hiện đang gửi ngân hàng hơn 12.900 tỷ đồng, tăng 13,8%. Nợ vay tài chính công ty ở mức 11.429 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm, trong đó 94,3% là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của FPT Telecom là 7.056 tỷ đồng, thấp hơn vợ vay tại thời điểm cuối tháng 6.

    Với số nợ là 11.429 tỷ đồng thì chi phí lãi vay công ty đã trả là 169,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, với hơn 12.900 tỷ đồng đang gửi ngân hàng, doanh thu tiền gửi đạt 369,8 tỷ đồng giúp FPT Telecom có nguồn thu hơn 200 tỷ đồng trong nửa đầu năm sau khi trừ đi chi phí lãi vay, tăng khoảng hơn 123 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

    Tính đến cuối quý II, SCIC đang là cổ đông lớn nhất của FPT Telecom khi nắm 50,1% cổ phần, tiếp theo là tập đoàn FPT khi nắm 45,6% vốn tại đây.
    Khach2021, TepRankcodienlanh thích bài này.

Chia sẻ trang này