Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

3058 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45834 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Hoạt động KCN hồi phục, Sonadezi báo lãi ròng quý 2 tăng 36%
    28/07/2022 15:00

    • SNZ) đã có những kết quả khả quan trong quý 2/2022.

      Cụ thể, trong quý 2, doanh thu từ kinh doanh KCN của SNZ đạt gần 337 tỷ đồng, tăng gần 47% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu từ các mảng khác kinh doanh khác như dịch vụ cảng và xử lý nước thải cũng ghi nhận tín hiệu tích cực khi lần lượt tăng hơn 17% và gần 29%.

      Tuy nhiên, doanh thu từ kinh doanh nhà và hạ tầng lại giảm mạnh gần 95%, chỉ còn gần 8 tỷ đồng.
      Dù vậy, tổng doanh thu thuần các mảng của SNZ vẫn tăng trưởng 4%, ghi nhận gần 1,317 tỷ đồng.

      Cơ cấu doanh thu thuần của SNZ trong quý 2/2022

      Nguồn: SNZ
      Không chỉ hoạt động kinh doanh chính, doanh thu từ hoạt động tài chính của SNZ cũng ghi nhận mức tăng lớn với 75%, đạt gần 210 tỷ đồng. Nguyên nhân là cổ tức, lợi nhuận được chia và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của Công ty đều tăng đột biến so với cùng kỳ.

      Cơ cấu doanh thu tài chính của SNZ trong quý 2/2022

      Nguồn: SNZ
      Về mặt chi phí, SNZ đã tiết giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt 12% và 7%, còn hơn 23 tỷ đồng và 104 tỷ đồng.

      Với những chuyển biến tích cực trên, SNZ báo lãi ròng hơn 255 tỷ đồng trong quý 2/2022, tăng 36% so với cùng kỳ. Nhờ kết quả khả quan quý 2, lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm của Công ty tăng 11% (lên 400 tỷ đồng), dù kết quả quý 1 đi lùi.
    • Tại thời điểm 30/06/2022, tổng tài sản của SNZ ghi nhận gần 23 ngàn tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang lần lượt tăng 11% và 7%, lên hơn 4 ngàn tỷ đồng và hơn 6 ngàn tỷ đồng.
    • Mặt khác, nợ phải trả của Công ty cũng tăng 4%, lên hơn 13 ngàn tỷ đồng. Trong đó, điểm sáng là doanh thu nhận trước từ khách hàng thuê đất, hạ tầng KCN tăng 6%, đạt gần 5 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng vay nợ của SNZ giảm nhẹ 5%, còn gần 5 ngàn tỷ đồng.

      Hà Lễ
    Khonglobaogio, Khach2021TepRank thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    HAP: Lãi ròng quý 2 tăng 72%, chi 148 tỷ đồng mua trái phiếu doanh nghiệp
    28/07/2022 12:00

    • HOSE: HAP) vừa công bố BCTC quý 2/2022 với doanh thu thuần đạt hơn 167 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12.65 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ.

      Trong kỳ, HAP ghi nhận giá vốn hàng bán chỉ tăng 20%, thấp hơn mức tăng 37% của doanh thu. Lãi gộp gấp 2.3 lần cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp tăng từ 15% lên 26%.

      Doanh thu tài chính giảm 31% xuống 7.72 tỷ đồng (chủ yếu do cổ tức, lợi nhuận được chia); song chi phí tài chính tăng 85% lên gần 2 tỷ đồng.

      Ngoài ra, chi phí quản lý tăng gấp 2.3 lần cùng kỳ và chi phí bán hàng cũng ghi nhận mức tăng 40%.
      Sau khi trừ chi phí, HAP lãi ròng 12.65 tỷ đồng, tăng 72% so cùng kỳ. Theo giải trình từ phía Công ty, do dịch bệnh COVID-19 tạm được đẩy lùi, các công ty thành viên đã cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và tối giản chi phí.

      Đồng thời, Công ty có hoàn nhập dự phòng đối với công ty thành viên năm trước và thu cổ tức từ hoạt động đầu tư.

      Lũy kế 6 tháng đầu năm, HAP ghi nhận doanh thu hơn 303 tỷ đồng, tăng 45% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21 tỷ đồng, tăng 66%.

      Năm 2022, HAP lên kế hoạch tăng 49% tổng doanh thu lên 742 tỷ đồng; và tăng 68% lợi nhuận trước thuế lên 87 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra, Công ty đã thực hiện được 41% chỉ tiêu doanh thu và 35% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề ra cho cả năm.
    • Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của HAP gấp gần 2 lần đầu năm, xấp xỉ 1,564 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn cuối kỳ gần 923 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn với hơn 477.5 tỷ đồng, chiếm 30.5%.

      Trước đó, từ ngày 28/01-28/02, HAP đã chào bán thành công toàn bộ 55.4 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp để thu về hơn 554 tỷ đồng. Kết quả, vốn điều lệ tăng gấp đôi lên 1,111 tỷ đồng.

      Tương ứng với lượng vốn tăng từ đợt phát hành cổ phiếu, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của Công ty cũng tăng mạnh, gấp 10 lần đầu năm, lên hơn 307 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng tài sản. Trong đó, HAP đầu tư 148 tỷ đồng vào trái phiếu PDR; gần 58 tỷ đồng vào Bệnh viện Nhật Hàn và 40 tỷ đồng vào các khoản đầu tư khác
    • Về phần nguồn vốn, nợ phải trả cũng tăng gấp đôi so với đầu năm lên mức 168.3 tỷ đồng, tăng chủ yếu là vay nợ ngắn hạn (41.25 tỷ đồng, gấp 2.8 lần đầu năm) và phát sinh thêm gần 44 tỷ đồng khoản vay nợ dài hạn từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - CN Hải Phòng.

      Kết phiên 27/07, giá cổ phiếu HAP ở mức 6,990 đồng/cp, giảm hơn 48% thị giá so với đầu năm.
    Khach2021TepRank thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    TCL báo lãi sau thuế quý 2 tăng 24%
    CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) ghi nhận lãi sau thuế quý 2 gần 39 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, theo BCTC quý 2/2022.

    Cụ thể, doanh thu quý 2 của TCL đạt hơn 360 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ. Sau khi khấu trừ giá vốn hàng bán (cũng tăng 13%, lên 293 tỷ đồng), Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp 66.2 tỷ đồng, tăng trưởng 13%.
    Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 47%, đạt gần 4.6 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận biến động trong các khoản chi phí, gồm chi phí tài chính (-63%, còn hơn 330 triệu đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (-2%, còn gần 15 tỷ đồng). Chi phí bán hàng tăng 18%, lên 7.85 tỷ đồng. Kết quả, TCL báo lãi sau thuế đạt gần 39 tỷ đồng, tăng trưởng 24%.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, TCL đạt doanh thu 651 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 60 tỷ đồng. Với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, Công ty đã thực hiện được 47% mục tiêu doanh thu (1.24 ngàn tỷ đồng) và 49% mục tiêu lợi nhuận (117.8 tỷ đồng) trong nửa đầu năm nay.

    Tổng tài sản của TCL tại cuối tháng 6/2022 hơn 906 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh lên gần 87 tỷ đồng, gấp 3.4 lần đầu năm. Phải thu ngắn hạn tăng 30%, lên hơn 273 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho giảm 34%, còn 4.6 tỷ đồng.

    Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn phải trả tăng gần 60%, lên hơn 394 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận tăng ở mục cổ tức và lợi nhuận phải trả (129 tỷ đồng, gấp 12 lần đầu năm).

    Hồng Đức
    Khach2021, Hangntt0123TepRank thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Quý II/2022, lợi nhuận Cơ điện Lạnh (REE) tăng 60,7% lên 755,28 tỷ đồng
    2 giờ trước
    (ĐTCK) CTCP Cơ điện Lạnh (mã chứng khoán REE - sàn HOSE) ghi nhận doanh thu tăng 23,6% và lợi nhuận tăng 60,7% trong quý II/2022.
    [​IMG]
    Trong quý II/2022, Cơ điện Lạnh ghi nhận doanh thu đạt 2.022,9 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 755,28 tỷ đồng, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40,6% lên 44,3%.

    Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 35% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 232,525 tỷ đồng lên 895,93 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 2,4%, tương ứng tăng thêm 5,19 tỷ đồng lên 225,44 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 69,6%, tương ứng tăng thêm 93,78 tỷ đồng lên 228,55 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,8%, tương ứng tăng thêm 10,35 tỷ đồng lên 106,16 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

    Công ty cho biết, nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu do mảng năng lượng. Trong kỳ, đóng góp trọng yếu là từ CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (mã VSH) đã vận hành nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum cũng như tình hình thủy văn thuận lợi từ cuối năm 2021 kéo dài đến những tháng đầu năm 2022 mang lại kết quả kinh doanh khả quan nhóm thủy điện.
    Năm 2022, Cơ điện Lạnh đặt mục tiêu kế hoạch doanh thu là 9.279 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 2.064 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 82,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
    Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính dương 1.475,3 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 583,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 907,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 790,7 tỷ đồng, chủ yếu giảm nợ vay.




    Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Cơ điện Lạnh tăng 2,1% so với đầu năm lên 32.501,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 15.588,7 tỷ đồng, chiếm 48% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 6.424,9 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.220,1 tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.129,1 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng tài sản và các tài sản khác.


    Xét về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 2,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 325,6 tỷ đồng về 11.648,4 tỷ đồng và chiếm 35,8% tổng nguồn vốn.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/7, cổ phiếu REE tăng 100 đồng lên 77.700 đồng/cổ phiếu
    TepRankKhach2021 thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    [​IMG]
    Nhà phân phối Ford tại Việt Nam (CTF) báo lãi khủng
    Nhờ chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô có hiệu lực đến hết tháng 5 đã giúp CTF đẩy mạnh doanh thu, lợi nhuận gộp quý II tăng 43% so với cùng kỳ.

    Công ty CP City Auto (CTF) - đại lý phân phối lớn nhất của Ford Việt Nam vừa công bố BCTC quý II với doanh thu thuần đạt 1.591 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán khoảng 1.472 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp tăng lên 7,5% so với 6% quý II/2021.

    Riêng doanh thu bán xe của đại lý này đã tăng 17% trong quý vừa qua, mang về gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 94% tổng doanh thu trong kỳ. Ngoài ra, công ty còn ghi nhận doanh thu đến từ hoạt động bán phụ tùng và cung cấp dịch vụ sửa chữa, dịch vụ đi kèm xe bán...

    Sau khi trừ đi các chi phí, City Auto đạt lợi nhuận sau thuế 23,8 tỷ đồng, tăng 2.627% so với quý II/2021.

    Lũy kế 6 tháng, công ty đạt doanh thu 2.564 tỷ đồng và lãi sau thuế 38,5 tỷ đồng, tăng lần lượt 2,7% và 128% so với cùng kỳ.

    Năm 2022, City Auto mục tiêu đạt 7.884 tỷ đồng doanh thu và 104 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, kết thúc quý II, doanh nghiệp chỉ đạt 33% kế hoạch doanh thu và 37% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
    City Ford chuyên kinh doanh tất cả các dòng xe Ford tại Việt Nam, bao gồm các dòng xe Ô tô, xe Thương Mại (Ranger, Ranger Raptor, Transit) và xe SUV (Explorer, Everest), đây là các dòng xe bán chạy trong vài năm gần đây.

    Năm nay, doanh nghiệp dự kiến sẽ mở thêm các đại lý phân phối cho nhiều thương hiệu ô tô khác tại Việt Nam đồng thời sẽ đưa một loạt dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở dịch vụ sửa chữa bảo trì 3S, 4S, 5S tại An Phú Ford, Tiền Giang Ford và tại Phú Yên đi vào hoạt động cuối năm.

    Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của CTF lên tới 2.066 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Về cơ cấu vốn, City Auto có tổng cộng 1.218 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó 770 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng và 79,5 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
    TepRank, tronghanh80Khach2021 thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Dự trữ bông với giá thành rẻ, Vinatex báo lãi ròng quý II tăng 23%
    UPCoM:VGT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2022. Doanh thu thuần và giá vốn tăng với mức tương đương là 30,3% lên lần lượt là 4.768,2 và 4.030,6 tỷ đồng. Biên lãi gộp đi ngang ở mức 15,5%. Lợi nhuận gộp tăng từ gần 566 tỷ đồng lên 737,6 tỷ đồng.

    Doanh thu tài chính tăng 47% lên 147 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 210% lên 136,8 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng gần 25% lên 146,3 tỷ đồng, song chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn 17% xuống 161 tỷ đồng.

    Lợi nhuận khác còn gần 287 triệu đồng, trong khi quý II/2021 hơn 43 tỷ đồng do khoản thu nhập khác giảm còn 19,1 tỷ đồng, bằng 31,3% cùng kỳ.

    Kết quả, Vinatex ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 48,6% lên 572,5 tỷ đồng; trong đó 347,3 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 22,6%.

    Lý giải về sự tăng trưởng lợi nhuân trong quý II, đại diện Vinatex cho biết các tháng đầu năm 2022, thị trường sợi vẫn phát huy những ảnh hưởng tích cực từ cuối năm 2021 với đơn hàng đều đặn và giá bán tốt. Sang đầu quý II, mặc dù thị trường có dấu hiệu chững lại, giá bán sợi không tăng, song do dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị sợi trong tập đoàn đã dự trữ lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả kinh doanh tích cực.
    Ngoài ra, trong quý II năm nay, tất cả các doanh nghiệp may trong tập đoàn đều có lãi, ổn định sản xuất trong khi cùng kỳ gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng

    Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 37,4% lên gần 9.668 tỷ đồng; trong đó phần lớn doanh thu đến từ hoạt động bán hàng với 9.431,3 tỷ đồng, tăng 38,5%. Lợi nhuận gộp tăng 40,6% lên 1.338 tỷ đồng.

    Doanh thu hoạt động tài chính tăng 69% lên 230,5 tỷ đồng; song chi phí tài chính tăng mạnh hơn với 85% lên 218,5 tỷ đồng phần lớn bởi lỗ chênh lệch tỷ giá gấp 6,6 lần lên 108,1 tỷ đồng. Các chi phí hoạt động đều tăng trong 6 tháng đầu năm. Lợi nhuận khác âm 3,7 tỷ đồng, cùng kỳ gần 35 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 43% lên 546,8 tỷ đồng.

    Theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm nay, đơn vị đặt mục tiêu doanh thu tăng 6,4% lên 18.067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 951 tỷ đồng, bằng 65,3% thực hiện năm trước. Theo đó, sau 6 tháng, Vinatex hoàn thành 53,5% kế hoạch doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận 3,3%.

    Tính đến cuối quý II năm nay, Vinatex có 21.142,8 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 4% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn là 10,385,6 tỷ đồng, tăng 8,8%. Giá trị hàng tồn kho tăng 11,3% lên 3.731 tỷ đồng.

    Các khoản phải thu ngắn hạn đi ngang ở mức 3.094 tỷ đồng. Trong đó 2.527,4 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, tăng 7,5%. Song phải thu về cho vay giảm từ 216,8 tỷ đồng xuống 79,7 tỷ đồng, do doanh nghiệp không còn 75 tỷ đồng với Dệt Đông Nam và 61,6 tỷ đồng với Đầu tư Phát triển Phong Phú.

    Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng 22% lên 2.746,8 tỷ đồng. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8,7% xuống 581,3 tỷ đồng.

    Về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính đạt hơn 7.439 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 17,5% lên 4.134 tỷ đồng, trong khi nợ dài hạn giảm hơn 2% xuống 3.305 tỷ đồng.

    Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.360,8 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 773,7 tỷ đồng, và vốn cổ phần 5.000 tỷ đồng.
    TepRank, gadabongtronghanh80 thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vingroup lãi 1.028 tỷ đồng nửa đầu năm
    Doanh thu 6 tháng đạt 32.083 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Tại ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt 508.609 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, chủ yếu nhờ tiền cọc từ khách mua bất động sản dành cho các dự án vừa mở bán.
    Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) công bố 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 32.083 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng và sẽ được bàn giao nhiều trong nửa cuối năm, trong khi các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt.

    Tập đoàn cho biết việc xây dựng đang được kiểm soát tốt theo đúng tiến độ, đảm bảo việc bàn giao và ghi nhận doanh thu vào cuối năm, qua đó sẽ giúp mảng bất động sản hoàn thành kế hoạch năm đã đề ra. Bên cạnh đó, các mảng hoạt động khác như cho thuê bất động sản đầu tư (chủ yếu là doanh thu kinh doanh trung tâm thương mại), dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục đều ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau thời gian giãn cách xã hội.

    .
    Lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3.334 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.028 tỷ đồng.

    Tại ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt 508.609 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm, chủ yếu nhờ tiền cọc từ khách mua bất động sản dành cho các dự án vừa mở bán.

    Trong hoạt động công nghệ – công nghiệp, VinFast ghi nhận bán ra gần 8.000 xe trong quý II. Đặc biệt, VF e34 đã trở thành mẫu xe điện đầu tiên nằm trong top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 6 tại Việt Nam. Từ đầu tháng 5, VinFast giới thiệu dịch vụ cứu hộ pin ô tô điện 24/7, song song với dịch vụ sửa chữa lưu động Mobile Service và chính sách cứu hộ 24/7 hiện có.

    Ngày 4/7, VinFast khai trương trạm sạc xe điện VinFast đầu tiên đặt tại cửa hàng xăng dầu của PVOIL tại Cát Hải (Hải Phòng), mở đầu cho chuỗi 300 trạm sạc sẽ được triển khai trên toàn quốc trong năm 2022, thuộc khuôn khổ hợp tác giữa VinFast và PVOIL. Nhờ ra mắt nhiều dòng xe máy điện mới, trong 6 tháng, doanh số xe máy điện tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 30.400 xe, tiếp tục giữ vững vị trí số một trên thị trường xe điện.

    Tại thị trường nước ngoài, trong tháng 6, VinFast ra mắt VF 8 và VF 9 tới người tiêu dùng châu Âu tại Hội nghị và Triển lãm Xe điện Quốc tế EVS35 tại Oslo, Na Uy. Trong khuôn khổ sự kiện, VinFast đã công bố kế hoạch mở hơn 50 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi (VinFast Store) tại Đức, Pháp và Hà Lan và công bố chính sách bán hàng dành riêng cho các thị tường.

    Riêng ở thị trường Mỹ, trong tháng 7, VinFast khai trương đồng loạt 6 trung tâm bán hàng VinFast Store đầu tiên tại California và nhận khoản ưu đãi 1,2 tỷ USD từ bang Bắc Carolina cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại bang này.

    Trong hoạt động thương mại dịch vụ, lĩnh vực bất động sản nhà ở tiếp tục là điểm sáng. Tiếp nối thành công của dự án Vinhomes Ocean Park 1, trong kỳ, Vinhomes chính thức ra mắt dự án đại đô thị Vinhomse Ocean Park 2 – The Empire (Hưng Yên). Cuối tháng 6, năm thứ 8 liên tiếp, Vinhomes được BCI Asia Awards 2022 vinh danh trong Top 10 Chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển và quản lý bất động sản.
    tronghanh80Khach2021 thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Lợi nhuận Bến xe miền Tây thấp nhất 9 năm
    HNX: WCS) vừa báo cáo doanh thu quý II. Doanh thu 6 tháng đầu năm nay của Bến xe miền Tây đạt hơn 38 tỷ đồng, giảm gần một phần tư so với cùng kỳ 2021, thấp nhất 10 năm qua. Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế của WCS lùi về còn hơn 16 tỷ đồng, giảm gần 17%, thấp nhất 9 năm.

    Biên lợi nhuận gộp của công ty cũng giảm đáng kể từ mức hơn 51% cùng kỳ về còn 46,7%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp WCS giảm biên lãi gộp. Giai đoạn trước, doanh nghiệp này thường lãi gộp 5-6 đồng trên 10 đồng doanh thu.

    [​IMG]
    Trước đó, ban lãnh đạo Bến xe Miền Tây xác định năm 2022 tiếp tục là giai đoạn rất khó khăn khi các rủi ro trong năm cũ đã đặt ra nhiều thách thức cho công ty. Chuẩn bị kịch bản chưa thể phục hồi về mức trước dịch, đến nay WCS hoàn thành 38% chỉ tiêu doanh thu và gần một nửa kế hoạch lợi nhuận cả năm.

    Từ giai đoạn bùng phát dịch năm ngoái, Bến xe miền Tây chịu ảnh hưởng nặng nề. Kinh doanh ảm đạm khiến doanh nghiệp này chia cổ tức thấp kỷ lục trong hai năm qua với tỷ lệ 20%. Trước đây, WCS thường được biết đến với tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt cao nhất nhì thị trường, riêng năm 2018 khoảng 400%, năm 2019 lên đến 516%, tương ứng cổ đông nhận 51.600 đồng cho một cổ phiếu.

    Tuy vậy, tình hình kinh doanh bắt đầu khả quan hơn trong quý II năm nay. Doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng hơn 12% và gần 35% so với cùng kỳ và tăng mạnh so với quý đầu năm. Nhờ lượt xe và khách hàng đều tăng nên các dịch vụ phục vụ trong bến cũng tăng theo.

    Năm nay, công ty đẩy mạnh tìm kiếm nguồn khách hàng mới, chấn chỉnh lề lối làm việc, mục tiêu xây dựng bến xe an toàn, văn minh, hiện đại. WCS cũng nghiên cứu xây dựng hệ thống bán vé qua mạng và khai thác thêm nguồn thu từ các hoạt động quảng cáo.

    Từ tháng 7, việc bán vé điện tử đã được thực hiện nhưng xuất hiện tình trạng quá tải, in vé chậm hoặc không in được. Mặt khác, ngành vận tải hành khách nói chung gần đây gặp khó khi nhiều đơn vị tăng giá vé theo giá xăng dầu. Điều này khiến nhu cầu đi lại của hành khách vừa phục hồi sau dịch, lại phải hạn chế phần nào.

    Đầu năm đến nay, cổ phiếu WCS giảm thị giá mạnh. Từ vùng giá 190.000 đồng một cổ phiếu hồi đầu năm, mã này rớt dần về dưới 170.000 đồng từ giữa tháng 6 đến nay, có thời điểm về sát 160.000 đồng một cổ phiếu. Tuy thị giá đã giảm hơn 10%, mã WCS vẫn nằm trong nhóm cổ phiếu "đắt xắt ra miếng" trên sàn chứng khoán
    tronghanh80Khach2021 thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Masan (MSN) đạt 2.577 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng đầu năm, gấp hơn 3 lần cùng kỳ
    58 phút trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam

    (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN – HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi các ngành hàng chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.
    ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN – HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi các ngành hàng chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.
    [​IMG]

    Người tiêu dùng mua thịt gà tươi 3F Việt tại siêu thị WinMart.
    Theo đó, kết quả tài chính hợp nhất với doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm của Masan đạt đạt 36.023 tỷ đồng, giảm 12,5% so so cùng kỳ năm trước, nhưng loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 202[1], doanh thu thuần của Masan tăng 9,1% so với cùng kỳ do tăng trưởng tại MHT (Masan High-Tech Materials) và tăng trưởng ổn định tại MCH (Masan Consumer Holdings).

    EBITDA trong kỳ này của Masan tăng trưởng 17,5% lên 7.340 tỷ đồng. Việc cải thiện này chủ yếu nhờ EBITDA của MHT tăng 52,6% và TCX (The CrownX) tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
    Lợi nhuận thuế sau lợi ích của cổ đông không kiểm soát đạt 2.577 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, tăng 345,4% so với 6 tháng đầu năm 2021.

    Cụ thể, với The CrownX (TCX), nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tích hợp WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021 đạt doanh thu thuần 26.092 tỷ đồng.




    Điều này cho thấy ngành nhu yếu phẩm và tiêu dùng có khả năng chống chọi cao với các khó khăn của thị trường chung. Nhờ đó, TCX vẫn ghi nhận 3.178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2022, tăng 11,7% và đạt 1.146 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cho cổ đông không kiểm soát, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2021.

    Đáng chú ý là riêng trong quý II/2022, 60% cửa hàng WinMart+ mở mới trong nửa đầu năm đã có lãi EBITDA so với tỷ lệ 80% trên toàn chuỗi WinMart+.




    Các cửa hàng được mở vào trong nửa đầu năm 2022 có đà tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn so với các cửa hàng được mở vào Quý IV/2021. Điều này cho thấy Ban điều hành đã liên tục cải thiện năng lực mở mới cửa hàng và tạo đà đẩy mạnh doanh thu trong 6 tháng cuối năm khi các cửa hàng mới tối ưu về mặt hiệu suất.


    Thương hiệu mới Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu 820 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước và EBITDA đạt 117 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm trước do gia tăng đầu tư vào mở rộng quy mô chuỗi kiosk và hiện vẫn cần thời gian để tối ưu hoạt động.
    [​IMG]
    Tính đến giữa tháng 7/2022, Phúc Long có hơn 1.000 cửa hàng flagship và kiosk.

    Trong khi đó, Masan MEATLife’s (MML), do đã chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu của MML giảm 81% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.941 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay. Doanh thu này hoàn toàn đến từ mảng kinh doanh thịt. Trên cơ sở so sánh tương đương, loại trừ doanh thu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần của MML chỉ giảm 6,1% do giá thịt heo giảm, được bù đắp bởi lượng hàng bán ra cao hơn của mảng thịt heo.
    Đối với Masan High-Tech Materials (MHT), doanh thu thuần đạt 8.123 tỷ đồng và EBITDA đạt 1.822 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 33% và 52,6% so với cùng kỳ năm trước, nhờ giá hàng hóa tăng và nhu cầu vật liệu công nghiệp gia tăng.

    Trong kỳ này, thông tin đáng chú ý là H.C. Starck Tungsten Powders (HCS), công ty con của Masan High-Tech Materials (MHT) đã đầu tư 45 triệu bảng Anh vào Nyobolt Limited (Nyobolt) - Công ty cung cấp giải pháp pin sạc nhanh có công suất và độ bền cao, ứng dụng vật liệu vonfram tiên tiến của MHT trong cực anode.

    Thỏa thuận hợp tác này góp phần thúc đẩy hiện thực hóa tầm nhìn của MHT trở thành nhà chế biến vật liệu công nghệ công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng và phát triển nền kinh tế tuần hoàn cho vonfram và vật liệu pin. Sau thương vụ, HCS sở hữu 15% Nyobolt và là cổ đông lớn nhất của Nyobolt.

    Trong nửa cuối năm 2022 này, nhằm tối ưu hóa kết quả tài chính cho năm 2022 đồng thời vẫn thúc đẩy chiến lược tiêu dùng - công nghệ, Masan sẽ tập trung vào một số kế hoạch và sáng kiến mới, như đối với WinCommerce (WCM), Masan sẽ khai trương 800 cửa hàng mới, trong đó có hơn 100 cửa hàng đi theo mô hình nhượng quyền.

    [​IMG]
    WinCommerce đặt mục tiêu khai trương 800 cửa hàng mới trong nửa cuối năm 2022.

    Tại MCH, Tập đoàn sẽ chú trọng vào nghiên cứu và phát triển (R&D) ở các ngành hàng chủ lực như gia vị, thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến, để tạo ra sự tăng trưởng vượt trội. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh đà phát triển trong lĩnh vực đồ uống, cà phê và bia.

    Đối với Phúc Long Heritage, Masan đẩy nhanh việc mở mới các cửa hàng flagship để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời ra mắt các thức uống mới để mô hình kiosk Phúc Long thành công hơn nữa.

    Với Masan MEATLife’s (MML), Tập đoàn sẽ mở rộng mạng lưới phân phối ngoài hệ thống WCM và phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng thuộc hệ thống WCM.

    Cuối cùng là Masan High-Tech Materials (MHT), hiện đang trên đà hoàn thành các chỉ tiêu từ Đại hội đồng cổ đông. Tập trung tối ưu hóa chi phí, dòng tiền và tích hợp với Nyobolt.
    Khach2021 thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    GELEX đạt 1.485 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng, hoàn thành 57% kế hoạch năm 2022
    (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt 1.485 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ 2021 và hoàn thành 57% kế hoạch cả năm 2022.
    [​IMG]
    Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2022 đạt 17.715 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 1.485 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 47% so với cùng kỳ 2021.

    Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng của GELEX cho thấy, cơ cấu doanh thu của GELEX dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng mảng hạ tầng và dần cân đối tỷ trọng doanh thu các mảng sản xuất kinh doanh trong tập đoàn.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022, mảng thiết bị điện đóng góp 8.896 tỷ đồng doanh thu, chiếm tỷ trọng 49% tổng doanh thu thuần Tập đoàn, vật liệu xây dựng đóng góp 4.503 tỷ đồng, chiếm 25%, bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp đóng góp 3.381 tỷ đồng, chiếm 20%, sản xuất kinh doanh điện nước đóng góp 784 tỷ đồng, chiếm 4,5% và doanh thu khác 110 tỷ đồng, chiếm 1,5% doanh thu thuần Tập đoàn.

    Với sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu này, GELEX đang thực hiện khá tốt chiến lược đa ngành, hạn chế rủi ro suy giảm khi phụ thuộc vào một vài thị trường.

    Về lợi nhuận gộp, 6 tháng đầu năm, GELEX đạt 3.821 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp đạt 21,57%. Với hoạt động ổn định của khối thiết bị điện, kết quả này đến từ gia tăng tỷ trọng doanh thu và biên lợi nhuận gộp của các nhóm vật liệu xây dựng, bất động sản và sản xuất kinh doanh điện nước của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đều gia tăng, nhưng trong quý II và 6 tháng đầu năm, với ảnh hưởng bất lợi chung từ biến động của các thị trường lớn trên thế giới và các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, … các chi phí của toàn hệ thống đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

    Chi phí tài chính trong quý II gia tăng do tăng chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán, chi phí lãi vay, phí LC & lãi mua hàng trả chậm, và các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

    Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ 2021, do vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của GELEX ghi nhận 1.485 tỷ đồng. Trừ thuế TNDN, lợi nhuận ròng của đơn vị đạt 1.085 tỷ đồng.

    Năm 2022, GELEX dự kiến đạt 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng trưởng ở mức cao lần lượt 26% và 27% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng, GELEX đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 57% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm.
    Giai đoạn tiếp theo, đối với sản xuất công nghiệp, GELEX tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và giữ vững vị thế là các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị điện, đồng thời mở rộng đầu tư vào hoạt động mua bán điện.

    Ở lĩnh vực Hạ tầng, thông qua các đơn vị thành viên, GELEX tập trung đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp và nhà ở xã hội, các dự án năng lượng sạch, sản xuất kinh doanh nước, vật liệu xây dựng…, tiếp tục triển khai các dự án đúng tiến độ đồng thời gia tăng hiệu quả từ hoạt động vận hành, khai thác dự án nhằm tạo nguồn thu ổn định, vững chắc trong dài hạn.

    Lợi nhuận trước thuế đạt 1.485 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ, hoàn thành 57%cả năm 2022.

    Thiên Hương
    Khach2021 thích bài này.

Chia sẻ trang này