Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

6286 người đang online, trong đó có 520 thành viên. 19:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45940 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Giá dầu tăng cao, PV Gas lãi kỷ lục hơn 5.000 tỷ đồng quý II
    HoSE: GAS) công bố BCTC hợp nhất quý II với doanh thu 27.653 tỷ đồng, tăng 22%. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp đạt 6.912 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 16,7% lên 25%.

    Doanh thu tài chính tăng 86% lên 380 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 79% lên 203 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 10% nhưng chi phí quản lý giảm 60%.

    Theo đó, “ông lớn” ngành khí đạt 5.086 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Đây là mức lãi kỷ lục của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Tổng công ty cho biết nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là giá dầu brent bình quân quý II đạt 114 USD/thùng, tăng 45 USD/thùng so với cùng kỳ năm trước, tức tăng 65% đã làm lợi nhuận của khí khô tăng tương ứng. Đồng thời, giá CP bình quân quý II cũng tăng 64%, đạt 852 USD/tấn.

    Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 54.343 tỷ đồng, tăng 35%; lãi ròng 8.515 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Xét theo bộ phận, mảng kinh doanh khí và các sản phẩm khí đạt lợi nhuận 10.423 tỷ đồng trong khi hoạt động phụ trợ kinh doanh khí và sản phẩm khí lỗ 101 tỷ đồng.

    Trong đó, mảng kinh doanh khí gồm công ty mẹ PV Gas LPG, PV Gas D, CNG, LNG và LNG Sơn Mỹ. Còn mảng hoạt động phụ trợ gồm sản xuất ống thép, xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình khi gồm PV Pipe và PV Coating.

    Tổng tài sản PV Gas tăng thêm 9.771 tỷ đồng sau nửa năm lên 88.539 tỷ đồng. Riêng khoản tiền tăng từ 5.300 tỷ đồng lên 9.055 tỷ đồng và tiền gửi tăng từ 24.800 tỷ đồng lên 27.617 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản thu thu ngắn hạn cũng tăng 22% lên 20.633 tỷ đồng, chủ yếu tăng trong phải thu khác
    Khach2021, gadabong, lehoangtuy1 người khác thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    MWG báo lãi quý II giảm, đến cuối quý III sẽ còn 1.700-1.800 cửa hàng Bách Hóa Xanh
    HoSE: MWG) công bố doanh thu nửa đầu năm đạt 70.804 tỷ đồng, tăng 13% và thực hiện 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 2.576 tỷ đồng, gần như đi ngang và thực hiện 41% kế hoạch năm.

    [​IMG]
    Nguồn: MWG

    Tính riêng quý II, doanh thu đạt 34.337 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.131 tỷ đồng; lần lượt tăng 8% và giảm 6,6% so với quý II/2021.

    Trong cơ cấu doanh thu, chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đóng góp 38.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,5% và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước nhờ gia tăng thi phần điện thoại và điện máy. Riêng quý II, doanh số 2 chuỗi này tăng 12% so cùng kỳ và giảm 11% từ mức đỉnh ghi nhận vào quý IV/2021.

    Chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 12.800 tỷ đồng, tỷ trọng 18,1% và giảm 4%. Riêng quý II, doanh số giảm 8% so với cùng kỳ năm trước (năm ngoái tăng cao nhờ hưởng lợi dịch bệnh Covid-19) và tăng 12% so với quý I.

    Doanh nghiệp cho biết đã đóng 251 cửa hàng Bách Hóa Xanh trong tháng 5 và 6, song doanh thu không giảm và dự kiến đạt mục tiêu doanh thu bình quân 1,3 tỷ đồng/cửa hàng ngay trong quý III (sớm hơn kế hoạch là cuối năm). Tính đến tháng 7, doanh nghiệp cơ bản hoàn tất thay layout (sắp xếp) mới cho toàn bộ cửa hàng hiện hữu, doanh thu bình quân đạt 1,2 tỷ đồng/cửa hàng.

    Công ty vẫn tiếp tục rà soát xử lý theo từng nhóm cửa hàng, dự kiến vận hành 1.700 – 1.800 cửa hàng vào cuối quý III, tính đến cuối quý II có 1.889 cửa hàng. Chi phí phát sinh 1 lần từ việc đóng cửa hàng sẽ tác động đến lợi nhuận Bách Hóa Xanh trong quý II và III.

    Trong quý IV, chuỗi bán thực phẩm tập trung vào việc hoàn thiện nền tảng back-end, tối ưu vận hành để cải thiện mạnh biên lợi nhuận.
    TepRankbongcomay thích bài này.
    bongcomay đã loan bài này
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Lợi nhuận tăng vọt trong nửa đầu năm, Eximbank đang 'hồi sinh'?
    11:10 | 29/07/2022
    Chia sẻ
    Eximbank báo lãi trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.902,7 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 76% kế hoạch năm nhờ tăng trưởng tích cực của các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm nhẹ, xuống 1,88%.


    Lợi nhuận tăng vọt trong 6 tháng đầu năm
    Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) đã công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế quý II đạt hơn 1.000 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước. Trước đó, trong quý I, ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng đột biến lợi nhuận với 809 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ.

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Eximbank lãi trước thuế hơn 1.900 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ và cao hơn 60% so với lợi nhuận cả năm trước của ngân hàng. Với mức lợi nhuận này, Eximbank đã thực hiện được 76% kế hoạch năm (2.500 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp từ BCTC Eximbank

    Nếu giữ được "phong độ" này trong nửa cuối năm 2022, Eximbank có thể quay trở lại con số lợi nhuận của thời kỳ hoàng kim năm 2011 của mình trước khi lao đao với các cuộc khủng hoảng về nợ xấu và nhân sự.

    Đi sâu hơn vào cơ cấu lợi nhuận, số liệu trên báo cáo tài chính của ngân hàng cho thấy sự tăng trưởng khá đồng đều ở các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quý II cũng như trong nửa đầu năm 2022.

    Trong hai quý đầu năm, thu nhập lãi thuần, nguồn thu nhập chính của ngân hàng, ghi nhận tăng trưởng cao gần 48% so với cùng kỳ mang về 2.662 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ, từ 103 tỷ đồng lên 398 tỷ đồng.

    Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 272,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh 343% tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 30 tỷ đồng lên 133,4 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của Eximbank nửa đầu năm 2022. (Nguồn: Huyen Vi tổng hợp từ BCTC).

    Riêng trong quý II, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận tăng trưởng mạnh hơn 46% vàlãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng đột biến mang về gần 90 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 7,4 tỷ đồng.
    • , số liệu trên báo cáo tài chính của ngân hàng cho thấy sự tăng trưởng khá đồng đều ở các mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quý II cũng như trong nửa đầu năm 2022.

    Trong hai quý đầu năm, thu nhập lãi thuần, nguồn thu nhập chính của ngân hàng, ghi nhận tăng trưởng cao gần 48% so với cùng kỳ mang về 2.662 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ, từ 103 tỷ đồng lên 398 tỷ đồng.

    Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 272,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng mạnh 343% tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 30 tỷ đồng lên 133,4 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của Eximbank nửa đầu năm 2022. (Nguồn: Huyen Vi tổng hợp từ BCTC).

    Riêng trong quý II, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận tăng trưởng mạnh hơn 46% vàlãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng đột biến mang về gần 90 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 7,4 tỷ đồng.

    Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ

    Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của khách hàng đạt 174.582 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 8,6%, đạt 124.528 tỷ đồng, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 1.656 tỷ đồng, tăng 21,2% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng tăng nhẹ 3%, đạt 141.494 tỷ đồng.

    Cùng với tăng trưởng cho vay, số dư nợ xấu của ngân hàng cũng tăng 4,3% so với đầu năm, ở mức 2.344 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn ở mức 1.852 tỷ đồng, chiếm 79% nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,96% ở đầu năm xuống còn 1,88% tính đến hết quý II/2022.

    [​IMG]
    Một số chỉ tiêu tài chính của Eximbank. (Nguồn: Huyen Vi tổng hợp từ BCTC).

    Sự khởi sắc từ hoạt động kinh doanh của Eximbank diễn ra trong bối cảnh ngân hàng đã có sự thay đổi về mặt nhân sự cấp cao, cuộc chiến "vương quyền" nhiều năm dường như đã có thể lắng xuống. Bà Lương Thị Cẩm Tú hiện nắm giữ ghế nóng Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng.

    Vào cuối tháng 5, đại hội đồng cổ đông thường niên của Eximbank đã có thể tổ chức sau lần 1 bất thành.

    Cho biết tại đại hội trước những xáo trộn thượng tầng trong thời gian qua, Chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú khẳng định: "Không có bất kỳ nhóm lợi ích gì liên quan đến hoạt động riêng chi phối hoạt động Eximbank. HĐQT nhiệm kỳ VII trên tình thần phát triển cho Eximbank tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông".

    Ngân hàng cũng dự kiến sẽ tăng vốn thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại của 5 năm từ năm 2017 đến năm 2021.

    Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 245 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu EIB sẽ nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến thực hiện trong năm 2022 sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Lợi nhuận vọt tăng trong quý II, MB lãi trước thuế gần 11.900 tỷ đồng trong 6 tháng, nợ xấu tăng 52%
    08:27 | 29/07/2022
    Chia sẻ
    Lợi nhuận trước thuế MB trong 6 tháng đầu năm đạt 11.896 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ và thực hiện 58,6% kế hoạch năm nhờ lãi thuần các hoạt động kinh doanh có tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên nợ xấu tăng hơn 50% so với đầu năm.


    Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11.896 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ và hoàn thành 58,6% kế hoạch năm (20.300 tỷ đồng).

    Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 17.354 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 1,5% so với cùng kỳ lên 2.117 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng giảm 40,6% so với cùng kỳ, còn 1.104 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh tăng 583,7% lên 134 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 938,6 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng nhẹ 7,4% lên 1.073 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn và mua cổ phiếu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, từ 69 tỷ đồng lên 121 tỷ đồng.
    Riêng trong quý II, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 5.986,5 tỷ đồng, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm trước do lãi thuần từ hoạt động chứng khoán kinh doanh và thu nhập góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.



    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh của MB nửa đầu năm 2022. (Nguồn: Huyen Vi tổng hợp từ BCTC).

    Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của khách hàng đạt 658.274 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng tăng 14,3%, đạt 415.456 tỷ đồng.

    Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đạt 11.017 tỷ đồng, tăng 25,8% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng tăng nhẹ 3,2%, đạt 396.909 tỷ đồng.

    Ngoài ra, nợ xấu tăng 52,3% so với đầu năm, ở mức 4.976 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi so với đầu năm, từ 819 tỷ đồng lên 1.826 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,9% ở đầu năm lên 1,2% tính đến hết quý II/2022.

    [​IMG]
    Hangntt0123 thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Viettel Construction (CTR) lãi sau thuế trên 100 tỷ đồng quý II
    Viettel Construction đặt kế hoạch năm 2022 cao kỷ lục, mục tiêu mảng hạ tầng cho thuê tăng trưởng hơn 70%
    Viettel Construction (CTR) sẽ chào sàn HOSE ngày 23/2 với giá tham chiếu 85.400 đồng/cp
    Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction, mã: CTR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu thuần 2.225 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

    Giá vốn hàng bán ghi nhận khoảng 2.062 tỷ đồng, tăng 24% nên biên lợi nhuận gộp đạt 7,3%, xấp xỉ với cùng kỳ năm ngoái.

    Bên cạnh đó, các chi phí khác thay đổi không đáng kể, Viettel Construction ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ đồng, tăng 25% so với mức 82 tỷ đồng quý II/2021. Đây là quý II đầu tiên và cũng là quý thứ 3 trong lịch sử công ty ghi nhận lãi sau thuế trên 100 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Ảnh: Tổng hợp từ BCTC quý II/2022 của Viettel Construction

    Năm nay, Viettel Construction đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 8.586 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 413,8 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm, công ty đã đạt 49% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận.

    Tính tới cuối tháng 6, tổng tài sản của công ty tăng 8% so với đầu kỳ, khoảng 4.281 tỷ đồng. Trong đó lượng tiền và các khoản đương tiền của công ty là 609 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty có 100 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong nước.

    Cuối kỳ, Viettel Construction có 9,5 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 186 tỷ đồng nợ vay dài hạn, không đáng kể so với quy mô tài sản.

    Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1.353 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối khoảng 224,6 tỷ đồng tính tới 30/6.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.266
    Chờ mãi chưa thấy Vinamilk ra báo cáo, chắc tệ lắm hay sao bác á
    m_sieudn, gadabonganchaodabat thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Tập đoàn PAN (PAN): Quý II/2022, lợi nhuận tăng 107,4% lên 227,8 tỷ đồng
    2 giờ trước

    (ĐTCK) Quý II/2022, CTCP Tập đoàn PAN (mã PAN - sàn HOSE) ghi nhận doanh thu đạt 3.220 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 227,8 tỷ đồng, tăng 107,4% so với cùng kỳ năm trước.
    [​IMG]
    Tăng trưởng của doanh thu hợp nhất được đóng góp bởi doanh thu từ CTCP Khử trùng Việt Nam (viết tắt VFC – mã VFG) là 640 tỷ đồng (năm 2021 chưa hợp nhất) và tăng trưởng doanh thu cao từ các công ty thành viên khác, bao gồm Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) tăng 35%, Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Bến Tre (mã ABT) tăng 129%, Bibica (mã BBC) tăng 30%; Vinaseed (mã NSC) tăng 7% và Lafooco (mã LAF) tăng 47%.

    Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 118 tỷ đồng, tương ứng 107% chủ yếu được đóng góp bởi lợi nhuận sau thuế hạch toán từ VFC (59 tỷ đồng), Vinaseed tăng 20 tỷ đồng; FMC và ABT cũng tăng hơn 30 tỷ đồng. Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 98 tỷ đồng, tăng trưởng 61% với với quý II/2021.
    Xét riêng kết quả kinh doanh từng mảng trong quý II, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản tiếp tục có một quý tăng trưởng tốt khi lợi nhuận sau thuế của các công ty Vinaseed, VFC, FMC và ABT đều đạt tỷ lệ tăng trên 30% (riêng FMC trên 40%). Mảng giống của Vinaseed với sự ra mắt của các giống lúa độc quyền (VD: VNR20) đã mang lại biên lợi nhuận gộp cao cho quý II/2022. Mảng thủy sản như tôm, cá tra tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao tại các thị trường xuất khẩu.

    Trong khi đó, các mảng bánh kẹo và hạt gặp thách thức trong quý này khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, giá bán đầu ra chưa kịp thay đổi và cũng khó thay đổi tương ứng, khiến biên lợi nhuận gộp bị co lại. Ví dụ như mảng bánh kẹo, các nguyên vật liệu chính gồm bột mỳ, trứng gà và sữa đều có mức tăng giá từ 30 - 50% so với thời điểm đầu năm 2022.




    Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu thuần tăng thêm 2,3 nghìn tỷ đồng, trong đó 1,3 nghìn tỷ là từ hợp nhất thêm doanh thu từ VFC. Loại trừ doanh thu mới hợp nhất này thì tăng trưởng doanh thu đạt 26%.

    Các công ty thành viên có mức tăng trưởng doanh thu cao gồm ABT (123%), FMC (36%), Lafooco (42%) và Vinaseed (15%). VFC với sự kiện ký kết phân phối chính thức các sản phẩm của Syngenta (hiện có 3 sản phẩm) cũng tạo ra sự đột phá về doanh thu (tăng trưởng 30%) và lợi nhuận (tăng trưởng 44%).
    Lợi nhuận sau thuế luỹ kế 6 tháng đầu năm tăng 150%, do trong quý I, Bibica ghi nhận lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng nhà máy (lãi ghi nhận hơn 126 tỷ đồng). Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm đạt 175 tỷ đồng, tăng trưởng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ 2021.

    Xét riêng kết quả kinh doanh từng mảng trong 6 tháng đầu năm, thủy sản, nông nghiệp vẫn là điểm sáng. Trong khi đó, với mảng thực phẩm nếu tính riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề của việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, Bibica và Lafooco đều có lợi nhuận gộp giảm trong quý II và chỉ được bù đắp bởi lợi nhuận bất thường (Bibica) hoặc kết quả kinh doanh tốt của quý I (Lafooco).

    Như vậy, qua 6 tháng đầu năm, PAN đã hoàn thành 43% kế hoạch doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận cho năm 2022. Năm 2022, PAN đặt kế hoạch doanh thu 14.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 755 tỷ đồng.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/7, cổ phiếu PAN đứng giá tham chiếu 22.850 đồng/cổ phiếu.
    TepRank thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    SBT – Kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt kế hoạch


    Niên độ 2021/22, lợi nhuận trước thuế của SBT đạt 1.002 tỷ đồng, tăng 28% so với niên độ trước và hoàn thành vượt 34% mục tiêu đề ra.
    CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (mã SBT) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 (bắt đầu ngày 1/4 kết thúc ngày 30/6/2022) niên độ 2021/22 với doanh thu 5.508 tỷ đồng, tăng trưởng gần 32% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, SBT lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lãi ròng thu về hơn 170 tỷ đồng.

    Lũy kế toàn niên độ 2021/22, SBT ghi nhận doanh thu đạt 18.325 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ và hoàn thành 108% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.002 tỷ đồng, tăng 28% so với niên độ trước và hoàn thành vượt 34% mục tiêu đề ra.




    [​IMG]
    Nguồn: Báo cáo tài chính SBT qua các năm

    Thời điểm cuối niên độ, số dư tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi) của SBT đã tăng hơn 700 tỷ đồng so với đầu kỳ. Ngoài ra, công ty còn tích lũy được hơn 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 6.770 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Nguồn lực dồi dào này giúp SBT chủ động trong các kế hoạch kinh doanh cũng như chia thưởng cổ tức sắp tới cho cổ đông.

    Kết quả kinh doanh tăng trưởng trong niên độ 2021/22 được hỗ trợ bởi cả sản lượng và giá. Cụ thể, niên độ này SBT tiếp tục tiêu thụ thành công hơn 1 triệu tấn Đường ra thị trường.


    Trong khi đó, dù bắt đầu điều chỉnh giảm nhẹ trong tháng gần đây nhưng giá đường từ đầu năm 2022 đến nay vẫn đang ở mức cao nhất trong 5 năm. Từ cuối 2021, sản lượng đường của Ấn Độ và Thái tăng cùng với thời tiết thuận lợi tại Brazil đã gây áp lực giảm giá đường thế giới, tuy nhiên việc giá dầu thô tiếp tục duy trì ở mức trên 100USD cùng với xu hướng bảo hộ lương thực trỗi dậy trên toàn cầu đã giữ cho giá đường vẫn ở mức cao, nhiều chuyên gia dự báo giá đường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Hiện tại, SBT là nhà sản xuất đường và các sản phẩm đường số 1 tại Việt Nam với 46% thị phần đường nội địa. Đơn vị này hiện đang sở hữu mía từ hơn 66 nghìn ha đất nông nghiệp ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, SBT đặt mục tiêu sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Australia lên 20.000 ha ứng dụng công nghệ cao và hướng đến tăng cường trao đổi, phát triển nông nghiệp 4.0. Công ty kỳ vọng việc đầu tư vào Australia sẽ nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu toàn cầu lên gần 90.000 ha, hướng đến mục tiêu tổng sản lượng đạt 2 triệu tấn đường, doanh thu đạt 1,5 tỷ USD vào Niên độ 2024-2025.

    Ánh Dương
    TepRank thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    PV Oil lãi kỷ lục quý II, khoản phải thu và hàng tồn kho tăng mạnh
    Doanh thu PV Oil quý II tăng 127% và lợi nhuận ròng tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu tăng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
    Theo BCTC hợp nhất quý II, PV Oil (UPCoM: OIL) ghi nhận doanh thu 30.412 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng cao hơn nên lợi nhuận gộp còn tăng 73% đạt 1.429 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 6,17% xuống 4,7%.

    Doanh thu tài chính tăng 26% lên 135 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 146% lên 132 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 26% và chi phí quản lý tăng 73%.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Dù vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ PV Oil đạt 403 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận kỷ lục mới trong 1 quý. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần 53.700 tỷ đồng, tăng 113%; lãi ròng 622 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước.

    So với kế hoạch năm, công ty vượt 19% mục tiêu doanh thu và vượt 98% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Doanh nghiệp lý giải trong 6 tháng đầu năm, nguồn cung dầu sụt giảm trong khi cầu tăng mạnh do nhu cầu đi lại gia tăng, các quốc gia đồng loạt mở cửa đất nước khi giá dầu liên tiếp lập đỉnh. Trung bình 6 tháng, giá dầu brent ở mức 108,2 USD/thùng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước và tăng 40% so với thời điểm cuối năm 2021. Theo biến động thị trường, giá các mặt hàng xăng dầu đều tăng mạnh từ 65% đến 94%. Diễn biến này tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất của công ty, làm cho lợi nhuận sau thuế quý II và nửa đầu năm tăng.

    Tổng tài sản công ty đầu mối xăng dầu đạt 33.666 tỷ đồng tính đến cuối quý II, tăng thêm 6.468 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 38% với 12.858 tỷ đồng, tăng 65% so với đầu năm. Nguyên nhân do số tiền thu hộ, trả hộ tiền dầu thô xuất khẩu ủy thác tăng mạnh từ 3.305 tỷ đồng lên 6.251 tỷ đồng.

    Hàng tồn kho cũng hơn gấp đôi, từ 2.578 tỷ đồng lên 5.312 tỷ đồng, dự phòng giảm giá 31,4 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đạt 8.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm
    TepRank thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    TOP 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong 6 tháng đầu năm: Có tới 6 nhà băng đạt trên 10.0000 tỷ
    Chỉ trong nửa đầu năm 2022, đã có 19 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó có tới 6 nhà băng lãi trên 10.000 tỷ.

    TOP 10 ngân hàng có lãi cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là Vietcombank, VPBank, Techcombank, MB, VietinBank, BIDV, ACB, SHB, HDBank, VIB. Tổng lợi nhuận trước thuế của những ngân hàng này đạt hơn 106.000 tỷ đồng, tăng 36% so với 6 tháng đầu năm 2021. Nhìn chung đây vẫn là những cái tên quen thuộc, nhưng vị trí trên bảng xếp hạng đã có một số xáo trộn.

    Vietcombank tiếp tục là "quán quân" về lợi nhuận trong hệ thống, đạt gần 17.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, tăng 30% so với cùng kỳ. Khoảng cách của Vietcombank với Top 2, Top 3 những năm gần đây dần thu hẹp về mặt lợi nhuận, nhưng lại tạo ra khoảng cách lớn về tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Cuối tháng 6/2022, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhà băng này đã lên tới 500%, sẽ là "của để dành" rất lớn khi ngân hàng xử lý nợ tốt, hoàn nhập dự phòng trong tương lai.

    VPBank đã tăng 2 bậc so với cùng kỳ và vượt Techcombank để trở thành ngân hàng có lãi cao thứ 2, với 15.323 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ kém Vietcombank khoảng 1.600 tỷ đồng. Trước đó, trong quý 1/2022, VPBank còn gây bất ngờ khi tạm "soán ngôi" của Vietcombank để dẫn đầu hệ thống.

    Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của VPBank bứt phá mạnh, tăng tới 70% so với cùng kỳ, một phần do ngân hàng ghi nhận khoản thu nhập đột biến thỏa thuận độc quyền với bảo hiểm AIA.

    Techcombank lùi xuống vị trí thứ 3 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 14.100 tỷ đồng, tăng 22%.

    MB cũng có tăng trưởng hết sức ấn tượng. Nhà băng này báo lãi trước thuế gần 11.900 tỷ trong nửa đầu năm, tăng 49% so với cùng kỳ, giúp MB từ vị trí thứ 6 vươn lên vị trí thứ 4, cao hơn cả VietinBank và BIDV.

    2 "ông lớn" Vietinbank và BIDV vẫn có lợi nhuận tăng trưởng khả quan, lần lượt đạt 11.608 tỷ và 11.084 tỷ, tuy nhiên thứ hạng đã lùi sâu xuống thứ 5, thứ 6.

    ACB giữ vững vị trí của mình là Top 7 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất. Nhà băng này có 9.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm nay, tăng 42% so với cùng kỳ.


    3 ngân hàng tiếp theo lọt Top 10 lần lượt là SHB (5.848 tỷ đồng), HDBank (5.304 tỷ đồng) và VIB (5.022 tỷ đồng).

    Sự xáo trộn liên tục trên bảng xếp hạng cho thấy cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống, khoảng cách giữa các ngân hàng là không quá lớn. Chẳng hạn, có tới 3 ngân hàng là VietinBank, BIDV, MB ghi nhận lợi nhuận ở trong khoảng 11.000-12.000 tỷ đồng. VIB, HDBank, SHB cũng chỉ chênh nhau 300-500 tỷ đồng.

    Do đó, sẽ không bất ngờ nếu từ nay đến hết năm, bảng xếp hạng tiếp tục có nhiều thay đổi nữa. Đặc biệt, những tháng cuối năm thường là giai đoạn có đóng góp lớn nhất trong kết quả kinh doanh hàng năm
    viethanoi, oldinvestor, 91AN91 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này