Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

2994 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45834 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.971
    Nhỏ lẻ có lãi hay không Do lái hết :((
    Loive2021 thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Giá cổ phiếu năm qua đã tăng nóng quá. Nhiều F0 vào cứ cắm đầu mua mà chả biết doanh nghiệp làm gì kinh doanh ra sao. Có trả cổ tức cho cổ đông hay không. EPS là bao nhiêu? BV là bao nhiêu? ROE, ROA nữa ., Thế là đắt hay rẻ, mấy quỹ nó có sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua không ?
    Có ông thì mới đầu thig lãi khẩm xong rồi cũng bị nếm mùi thất bại thôi.
    Giờ phải tìm hiểu kĩ mà chọn hàng cho đúng.
    codienlanh, trabac, hakillua2 người khác thích bài này.
  3. Tiger19

    Tiger19 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Đã được thích:
    3.133
    Cứ cái tư duy này bảo sao thua. :D
    Tôi vẫn lãi đều đều hàng năm, chấp hết mọi thể loại lái.
    trabac, Bonmua, f3651 người khác thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Chỉ trong vài ngày từ 29/3 đến 5/4 lãnh đạo hai tập đoàn lớn gồm Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng lần lượt bị khởi tố. Trong khi ông Quyết và nhiều cá nhân liên quan FLC bị khởi tố vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán, ông Dũng và một số thành viên chủ chốt của Tân Hoàng Minh bị khởi tố liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường sau đó liên tục giảm sâu.

    Đến ngày 20/4 (thời điểm được thể hiện bằng đường gạch nối trên biểu đồ), ông Đỗ Thành Nhân - người đứng sau loạt doanh nghiệp "họ" Louis làm mưa làm gió trên sàn chứng khoán năm 2021 cùng ông Đỗ Đức Nam - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt cũng bị khởi tố vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

    Bất chấp các cơ quan quản lý lẫn giới chuyên gia, nhiều quỹ đầu tư lớn đều cho rằng những sự việc kể trên sẽ giúp thanh lọc thị trường và giúp chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh hơn, nhà đầu tư vẫn tiếp tục chứng kiến thị trường lao dốc, chịu thiệt hại nặng. Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, VN-Index hồi phục, lấy lại mốc 1.300 điểm nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", thị trường lại điều chỉnh mạnh và tiếp tục thủng mốc 1.200 điểm khi kết thúc 6 tháng đầu năm
  5. Jimin86

    Jimin86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2022
    Đã được thích:
    205
    Tôi cũng vẫn đang lãi 26% tổng tài khoản. Chọn doanh nghiệp tốt mà mua, ko phải dễ mà có cơ hội mua được rẻ như hiện tại đâu bác nhỉ.
    gadabong, f365anchaodabat thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Xuất khẩu gặp khó, lợi nhuận quý II của Vicostone ước giảm 17%
    HNX: VCS) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 1.725 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 439,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,8% và 16,9% so với cùng kỳ năm 2021.

    Quý I, doanh nghiệp báo cáo doanh thu thuần đạt 1.612 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lãi trước thuế 441,4 tỷ đồng, đi ngang so với quý I/2021. Như vậy, ước tính sau 6 tháng đầu năm, Vicostone ghi nhận doanh thu 3.337 tỷ đồng, lãi trước thuế 881,2 tỷ đồng, lần lượt đi ngang và giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2021.

    [​IMG]

    Công ty đá thạch anh lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 8.367 tỷ đồng, tăng 18,3%; lợi nhuận trước thuế 2.413 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm trước. Như vậy, sau 6 tháng, công ty đã hoàn hành 40% kế hoạch doanh thu và 36,5% kế hoạch lợi nhuận.

    Theo lý giải từ phía Vicostone, vì doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh của công ty chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như: lạm phát cao tại nhiều quốc gia, xung đột Nga – Ukraine, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, khủng hoảng logistics từ cuối năm 2021...

    Thị trường bất động sản và xây dựng nhà ở tại các thị trường chính của Vicostone như Bắc Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, chi phí và giá cả vật liệu tăng cao. Châu Âu chính là khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến giữa Nga – Ukraine, không chỉ bởi vị trí ngay sát trung tâm xung đột, mà còn vì sự phụ thuộc lớn của châu lục này vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

    Ngoài ra, giá năng lượng và lương thực tăng cao đã góp phần làm lạm phát tăng mạnh, đạt mức cao kỉ lục 8,1% vào tháng 5 năm 2022. Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 8,6%, cao nhất từ năm 1982, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất thêm 0,75% trong cuộc họp ngày 15/6 vừa qua, mức tăng lớn nhất trong gần 3 thập kỉ. Lãi suất đi vay cao đã khiến hoạt động xây dựng nhà ở và mua bán nhà sụt giảm thời gian qua, bên cạnh tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao và thiếu hụt nhân công lao động phổ thông.

    Việc thiếu hụt các vật liệu xây dựng, thiết bị nhà bếp, phòng tắm, đồ dùng trong lĩnh vực nội thất, có nguyên nhân từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cước vận chuyển tăng cao cùng với việc thiếu hụt lao động, nhân công…, cũng đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường xây dựng, bất động sản nói chung và việc tiêu thụ sản phẩm đá nhân tạo nói riêng tại các thị trường chính, làm trì hoãn tiến độ các dự án nhà ở tại Mỹ và châu Âu dẫn đến tiêu thụ đá rất chậm.
    trabac thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Phân bón Bình Điền lãi quý II ước giảm 26%, sản lượng tiêu thụ giảm hơn một nửa
    HoSE: BFC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với tổng doanh thu 1.833 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng, lần lượt giảm 22,6% và 25,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng sản lượng sản xuất đạt 129.506 tấn, sản lượng tiêu thụ là 108.462 tấn, bằng lần lượt 57,2% và 46,9% so với quý II/2021.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Phân bón Bình Điền đạt 4.465 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 181,9 tỷ đồng, giảm 1,7% so với 6 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 111,6 tỷ đồng, giảm 5%.

    Quý đầu năm, tương tự nhiều công ty phân bón khác, công ty cũng ghi nhận kết quả khả quan với doanh thu thuần đạt 2.594 tỷ đồng, tăng 46%; lãi trước thuế 107 tỷ đồng, tăng 28% và thực hiện 53,5% kế hoạch năm; lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 66,4 tỷ đồng, tăng 19%.

    [​IMG]
    Doanh thu và lợi nhuận Phân bóng Bình Điền quý II.

    Năm 2022, doanh nghiệp phân bón lên kế hoạch tổng doanh thu 6.428 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 200 tỷ đồng; lần lượt giảm 17% và 46% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến không thấp hơn 15%. Như vậy, sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 69,5% kế hoạch doanh thu và 91% chỉ tiêu lợi nhuận.

    Về kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III, Phân bón Bình Điền hướng tới sản lượng sản xuất đạt 153.000 tấn, sản lượng tiêu thụ là 151.000 tấn. Công ty cũng đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.635 tỷ đồng, lãi trước thuế hợp nhất 56 tỷ đồng, lần lượt tăng 30,5% và 25% so với quý III/2021.

    Mới đây. đơn vị này cũng thông báo ngày 20/6 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 20%, 1 cổ phần được nhận 2.000 đồng. Với 57,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi 114,3 tỷ đồng để trả cổ tức, ngày thực hiện 30/6.
    --- Gộp bài viết, 09/07/2022, Bài cũ: 09/07/2022 ---
    Coi chừng vớ trúng mấy con in giấy đấy, tưởng giá giảm là rẻ là toi
    Bonmua, dangthanh16gadabong thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Đạm Phú Mỹ chốt quyền chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 40%
    HoSE: DPM) thông báo ngày 21/7 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2/2021 tỷ lệ 40%, 1 cổ phiếu được nhận 4.000 đồng.

    Với hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tổng công ty dự chi khoảng 1.570 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này. Ngày 23/8 thực hiện thanh toán.

    Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, cổ đông Đạm Phú Mỹ đã thông qua mức chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%, tương đương tổng chi 1.957 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức kế hoạch 10% đề ra năm trước. Doanh nghiệp đã tạm ứng 10% vào đầu năm.

    Phương án chia cổ tức này được đưa ra dựa trên kết quả kinh doanh khởi sắc năm qua. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 12.786 tỷ đồng, tăng 65%; lãi sau thuế 3.172 tỷ đồng, gấp 4,5 lần năm 2020 và ghi nhận mức kỷ lục.

    Với kết quả kinh doanh ước đạt trong 6 tháng đầu năm, HĐQT trình kế hoạch 2022 tổng doanh thu hợp nhất 17.239 tỷ đồng, lãi sau thuế 3.473 tỷ đồng; tăng lần lượt 31% và 9% so với thực hiện 2021. Theo đó, HĐQT đề xuất mức chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50% mệnh giá, tương đương mức chia 2021.

    Quý I, doanh nghiệp phân bón báo cáo doanh thu 5.885 tỷ đồng, gấp 3 lần; lãi sau thuế 2.126 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ năm trước.

    Cổ phiếu DPM chốt phiên ngày 7/7 ở mức giá 44.000 đồng/cp, giảm 35% trong vòng 1 tháng và tương đương vùng giá đầu tháng 2.

    [​IMG]
    Nguồn: TradingView
    trabacdangthanh16 thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vinamilk bắt đầu gặt hái nhiều kết quả từ quá trình đầu tư ESG liên tục.
    Yếu tố ESG của một doanh nghiệp đang ngày càng được cân nhắc đưa vào quyết định phân tích đầu tư ở thị trường Việt Nam
    .

    Thu Hằng
    Hồi tháng 1, Bloomberg Intelligence nhận định rằng tài sản ESG toàn cầu có thể vượt qua 41.000 tỷ USD trong năm nay và đạt 50.000 tỷ USD vào năm 2025. Phần lớn sự tăng trưởng này diễn ra ở Mỹ với mức tăng 40% trong 2 năm qua. Chỉ số S&P 500 ESG (bao gồm các công ty S&P 500 tuân thủ các nguyên tắc của ESG tốt nhất) cũng đã vượt trội hơn S&P 500 trong những tháng gần đây, cho thấy tầm quan trọng của chỉ số này trong việc đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư toàn cầu.

    ESG là gì mà nhà đầu tư toàn cầu sôi sục đổ tiền đầu tư?

    ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

    Thực tế, thuật ngữ ESG ra đời từ lâu nhưng việc đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG vẫn luôn nhận được những ý kiến đa chiều suốt nhiều năm. Lợi ích kinh tế đặt lên bàn cân với lợi ích môi trường – xã hội – quản trị khiến việc đầu tư vào ESG - một tiêu chuẩn đầu tư giá trị không được đánh giá quá cao trong thời gian trước. Chỉ mãi đến khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019, việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG không còn là lựa chọn mà trở thành quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Từ 2019, chủ đề ESG được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc họp công bố kết quả kinh doanh (earnings call) của các doanh nghiệp. Nguồn: Pimco

    Đại dịch Covid-19 xuyên suốt 2 năm thậm chí còn đẩy nhanh hơn xu hướng này, khiến chiến lược đầu tư chuyển dịch sang các yếu tố ESG nhiều hơn so với các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Theo Financial Times, bất chấp nhiều người vẫn đang “bán tín bán nghi” về ESG thì dòng tiền đổ vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG đã mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông Carsten Stendevad, Giám đốc đầu tư mảng phát triển bền vững của quỹ Bridgewater Associates cũng phát biểu trên Financial Times rằng: "Đối với châu Âu nói riêng, tham vọng xanh giờ đây đồng bộ với tham vọng an ninh quốc gia và đảm bảo chủ quyền năng lượng và động lực này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo vì các quốc gia không muốn phụ thuộc vào một quốc gia khác về năng lượng”.

    [​IMG]
    Tài sản của các quỹ đầu tư ESG trên toàn cầu gia tăng. Nguồn: Morningstar

    Theo CME Group, khi hệ sinh thái ESG phát triển và số lượng nhà đầu tư tăng lên, các khoản đầu tư vào ESG phải theo kịp tốc độ. Mặc dù bộ chỉ số S&P 500 ESG mới ra đời hơn 2 năm nhưng đã tăng trưởng vượt trội so với chỉ số "gốc" S&P 500. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh đang được giới đầu tư rót mạnh tiền đầu tư, đẩy giá cổ phiếu tăng nhanh so với các công ty khác.

    [​IMG]
    Cũng theo thống kê của CME Group, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trong hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG trong quý đầu tiên của năm 2022 đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái và đã tăng đều đặn kể từ khi hợp đồng ra mắt vào tháng 11 năm 2019.

    [​IMG]
    Số lượng hợp đồng mở và khối lượng giao dịch của hợp đồng tương lai ESG tăng nhanh trong những năm gần đây. Nguồn: CME Group

    Nhà đầu tư Việt “nhận diện” đầu tư ESG như thế nào?

    Tại Việt Nam, từ năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã ra mắt Chỉ số Phát triển Bền vững Việt Nam (VNSI) gồm 20 công ty có điểm số phát triển bền vững cao nhất được niêm yết trên sàn HoSE. Tuy nhiên, chỉ số VNSI lẫn khái niệm ESG vẫn còn khá xa lạ với các nhà đầu tư Việt Nam.

    Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Dũng, một nhà đầu tư, nhà môi giới có 16 năm kinh nghiệm cho biết, anh thấy đa phần nhà đầu tư chưa nhìn thấy cơ hội. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm rất tốt chuẩn mực ESG nhưng dòng tiền dường như đang mải mê với những "game" ngắn hạn. Anh lấy ví dụ cổ phiếu VNM (Vinamilk).

    Vinamilk là một trong số rất ít doanh nghiệp Việt quan tâm và đầu tư vào ESG từ nhiều năm trước. Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã công bố báo cáo phát triển bền vững thường niên, trình bày minh bạch các chuẩn mực ESG được công ty áp dụng tuân thủ và đo lường kết quả theo mô hình Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và báo cáo theo GRI - Tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo Phát triển bền vững. Từ năm 2017, VNM liên tiếp được đánh giá thuộc top 20 cổ phiếu xanh VNSI, với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%.

    [​IMG]
    Vinamilk được trao Giải nhất Báo cáo Phát triển bền vững – Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2021

    Vinamilk hiện bắt đầu gặt hái nhiều kết quả từ quá trình đầu tư ESG liên tục. Nhiều năm trước, Vinamilk đã đầu tư các trang trại theo nhiều hệ tiêu chuẩn cao của quốc tế như Organic Châu Âu, GlobalG.A.P (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu)... Các tiêu chuẩn này thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, quá trình thực hiện bài bản và lâu dài, tuy nhiên những giá trị xanh và bền vững mang lại sau đó là rất lớn. Đến nay, Vinamilk đã có hàng trăm hecta đất đạt chuẩn hữu cơ Organic Châu Âu, phương pháp canh tác này giúp bảo vệ tài nguyên đất, vốn là tài nguyên quý giá nhất của nông nghiệp. Hay việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, kết hợp với năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, Biomass, CNG… tại hệ thống trang trại, nhà máy giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu.

    [​IMG]
    Hệ thống năng lượng mặt trời đã phủ 13/13 trang trại, 10/13 nhà máy của Vinamilk.

    Việc Vinamilk tích hợp ESG vào kế hoạch chiến lược cũng giúp quản trị rủi ro tốt hơn. Yếu tố G (Governance - Quản trị doanh nghiệp) được đánh giá rất mạnh, mô hình 3 tuyến phòng vệ theo thông lệ Quản lý rủi ro và Kiểm soát nội bộ của Vinamilk nhằm đảm bảo tính khách quan và độc lập trong việc đánh giá các quy trình quản lý quản trị. Doanh nghiệp cũng liên tục cập nhật bộ quy chế về quản trị công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông và thiết lập những chuẩn mực hoạt động đối với Hội đồng quản trị và Ban Điều hành, trong đó tiêu biểu là việc luôn duy trì tối thiểu 3 thành viên Hội đồng quản trị độc lập để đảm bảo tính khách quan trong các quyết định quan trọng.

    Chia sẻ thêm về xu hướng đầu tư ESG trên thị trường chứng khoán, chị An Nguyễn, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): “Yếu tố ESG của một doanh nghiệp đang ngày càng được cân nhắc đưa vào quyết định phân tích đầu tư ở thị trường Việt Nam, với mục đích cung cấp góc nhìn rộng hơn về rủi ro và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. Bên cạnh đó, thực hành ESG là một trong những điểm cộng giúp một công ty có ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư lớn từ nước ngoài với những ưu đãi về lãi vay và các điều khoản khác như nguồn vay từ Asian Development Bank (ADB) hoặc phát hành trái phiếu xanh (Green bond).”

    Chị An Nguyễn cho biết trong bối cảnh căng thẳng vì lạm phát hiện nay, việc thu hút được nguồn vốn rẻ là một lợi thế giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

    Những biến động thất thường trên thị trường chứng khoán hiện nay đã khiến nhiều nhà đầu tư nhìn nhận lại chiến lược đầu tư. Xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp có nền tảng quản trị tốt, trách nhiệm với môi trường, xã hội với mục tiêu phát triển bền vững được dự báo sẽ rõ rệt hơn trong thời gian tới.
    trabactyphutieutienmon thích bài này.
  10. khoinghiep32

    khoinghiep32 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2022
    Đã được thích:
    1.190

Chia sẻ trang này