Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

7353 người đang online, trong đó có 748 thành viên. 17:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45933 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. typhutieutienmon

    typhutieutienmon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2013
    Đã được thích:
    982
    Thank chủ thớt
    anchaodabatThanTuDo thích bài này.
  2. Hotgirlssi

    Hotgirlssi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2021
    Đã được thích:
    264
    Con nào đã in thì tránh. Con nào sắp in mà giá dưới 10 thì ôm. ( Muốn in thì phải đẩy lên )
    anchaodabat thích bài này.
  3. cafeb7

    cafeb7 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2022
    Đã được thích:
    843
    ...vgc vượt kh năm luôn.... Anh mượt thì kinh giồi....
    anchaodabatThanTuDo thích bài này.
  4. leaf2016

    leaf2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Đã được thích:
    160
    Đầu tư như bác khoẻ và an toàn. Mấy ông trader tổng kết lại 1 thời gian dài tầm 10 năm chắc gì đã bằng bác.
    trabac, anchaodabatJimin86 thích bài này.
  5. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.266
    Chàouwngs bác Cháo trở lại
    anchaodabat thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    [​IMG]


    Tiền gửi vào ngân hàng tăng đột biến do lãi suất cao
    Cập nhật lúc 11:55, Thứ năm, 07/07/2022




    (Thanh tra) - Lần đầu tiên, tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Nửa đầu năm 2022, lãi suất huy động liên tục tăng thu hút dòng tiền nhàn rỗi đổ về ngân hàng.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/
    Tiền gửi vào ngân hàng tăng

    Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, 2 quý gần đây, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân tại hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, riêng quý 1 năm nay, số dư đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

    [​IMG]

    Tiền gửi vào ngân hàng tăng đột biến do lãi suất cao. Nguồn ảnh: Vnexpress

    Kết quả này có được nhờ lãi suất huy động liên tục tăng. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, lãi suất tiền gửi đã tăng trung bình khoảng 0,5-1 điểm phần trăm cho kỳ hạn 6-12 tháng so với cuối năm 2021.

    Mức lãi cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB (7,55% kỳ hạn 18 tháng trở lên), gửi theo hình thức trực tuyến.

    Một số nhà băng quy mô nhỏ như BacABank, BaoVietBank, Nam A Bank, CBBank, PvcomBank, SHB, KienLongBank đều niêm yết trên mức 7,0% cho kỳ hạn dài 12 tháng trở lên. Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng lên tới gần 3% tùy vào từng kỳ hạn gửi tiền.

    TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phân tích, lãi suất huy động tăng cũng giúp hút bớt lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế để điều hướng nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh.. Hiện, thanh khoản hệ thống ngân hàng tương đối ổn, dù không được dồi dào như những năm vừa qua. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức tương đối ổn.

    Tính đến 20/6, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,51%. Nửa đầu năm 2022, các ngân hàng đã sử dụng vượt quá phân nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm 2022 (14%). Nhiều ngân hàng thương mại đang đối diện khả năng hết hạn mức tín dụng được cấp trong năm (room tín dụng). Theo đó, rất nhiều ngân hàng đang kiến nghị nới room.

    Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu nới room tín dụng, áp lực với lạm phát là rất lớn. Để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo.

    Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trong nước, lạm phát không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu. Tình hình tài chính tiền tệ toàn cầu nói chung có nhiều biến động sẽ tác động tới nước ta vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn. Giá cả hàng hóa, xăng, dầu đang nóng lên thời gian gần đây. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến việc điều hành tỷ giá, lãi suất…

    Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 2,44%. Áp lực lạm phát những tháng cuối năm rất lớn.

    Cuộc đua lãi suất ngân hàng

    Mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có sự thay đổi ở các mức lãi suất tiết kiệm áp dụng từ đầu tháng 7, và là ngân hàng có mức chỉnh lãi suất huy động cao nhất trong đợt điều chỉnh lần này.

    Với hình thức gửi tại quầy ACB điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,9%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn 9 tháng, tăng 0,6%/năm cho kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng, tăng 0,8%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng.

    Kể từ đầu năm đến nay, ACB cũng đã có một vài đợt điều chỉnh tăng lãi suất. Theo đó, trong tháng 5 ngân hàng điều chỉnh tăng 0,1%/năm tại nhiều kỳ hạn dưới 12 tháng. Đến tháng 6, ngân hàng giữ nguyên khung lãi suất gửi tại quầy xong điều chỉnh tăng 0,2-0,65 điểm phần trăm lãi suất của một số kỳ hạn qua kênh gửi online. Tuy nhiên, theo khảo sát, lần điều chỉnh lãi suất trong đầu tháng này (tháng 7/2022) là mức chỉnh "mạnh tay nhất" của ACB từ đầu năm đến giờ.

    Không chỉ ACB, bước sang tháng 7 cũng có nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất như Techcombank, TPBank, Sacombank, MBBank… Ngay cả ngân hàng thuộc nhóm Big4 cũng đã có những động thái tăng lãi suất huy động sau 1 thời gian dài đứng ngoài cuộc đua lãi suất.

    Trước đó, các ngân hàng thương mại tư nhân lớn cũng đã có nhiều đợt điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2022. Điển hình như Techcombank đã thông bao điều chỉnh lãi suất huy động khoảng 0,3-0,7%/năm từ ngày 23/5.

    Một ngân hàng khác là VPBank cũng có sự điều chỉnh mạnh lãi suất thêm 0,8%/năm cho các kỳ hạn từ 13-36 tháng kể từ ngày 6/5. Sau đó, ngân hàng này cũng đã tiếp tục chỉnh lãi suất tăng thêm 0,3%/năm vào giữa tháng 5.

    Theo báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Vietcombank, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã tăng 30-60 điểm. Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng. Cụ thể, các chuyên gia dự báo lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 100-150 bps trong cả năm 2022.
  7. Jimin86

    Jimin86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2022
    Đã được thích:
    205
    Cám ơn bác. Đúng là gần 10 năm nay tôi toàn mua bằng cổ tức thôi, tôi ôm thuỷ điện và bank giá thấp khá nhiều, thuỷ điện thì hầu hết chia cổ tức tiền mặt còn bank thì toàn chia giấy, giấy của bank bán cũng được giá lắm, năm ngoái tôi bán giấy của MSB giá 28 đấy trong khi giá vốn 14.
  8. mssaigon

    mssaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2021
    Đã được thích:
    98
    ui cái hình nền của bác dễ thương thế :x:x
    anchaodabatJimin86 thích bài này.
  9. Jimin86

    Jimin86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2022
    Đã được thích:
    205
    Con tôi nó làm cho đấy, hình như thần tượng BTS của nó :))
    anchaodabat thích bài này.
  10. Jimin86

    Jimin86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2022
    Đã được thích:
    205
    Săn đón cơ hội ở nhóm cổ phiếu có KQKD quý 2 tốt và đang rơi vào vùng "quá bán"
    Cơ hội đầu tư sẽ xuất hiện tại (1) Nhóm ngân hàng với tăng trưởng tín dụng dự kiến tiếp tục ở mức cao; (2) Nhóm cổ phiếu thuộc ngành hàng thiết yếu như điện, nước; (3) Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ giá năng lượng tăng như dầu khí; (4) Nhóm xuất siêu lớn như thuỷ sản hay gỗ sẽ là các doanh nghiệp dự kiến KQKD tăng trưởng mạnh trong Quý 2 này.
    https://cafef.vn/goc-nhin-chuyen-gia-san-don-co-hoi-o-nhom-co-phieu-co-kqkd-quy-2-tot-va-dang-roi-vao-vung-qua-ban-20220710160849633.chn
    trabac, gadabonganchaodabat thích bài này.

Chia sẻ trang này