Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

7341 người đang online, trong đó có 766 thành viên. 17:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45933 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    1.000 xe VinFast “chiếm sóng” sự kiện kỉ lục xếp bản đồ Việt Nam
    Cập nhật lúc 09:00, Chủ nhật, 10/07/2022



    (Thanh tra) - Chiều ngày 9/7, hình ảnh quen thuộc của dải đất hình chữ S đã được “vẽ” nên bởi 1.700 ô tô, tạo nên kỉ lục đáng nhớ của người Việt trong sự kiện “Xếp xe kỉ lục hình bản đồ Việt Nam”. Ấn tượng đặc biệt trong trong tấm bản đồ này là mảng ghép lớn của khoảng 1.000 chiếc xe VinFast.
    [​IMG]
    6 giờ sáng ngày 9/7, quận Đồ Sơn, Hải Phòng sôi động hơn hẳn ngày thường. Cơn mưa lớn bất ngờ xuất hiện không ngăn được từng đoàn dài ô tô cùng hướng về đích đến là Khu Du lịch Quốc tế Đồi Rồng - nơi tổ chức chương trình “Xếp xe kỉ lục hình bản đồ Việt Nam”.

    Dễ nhận thấy, rất đông trong số hàng ngàn ô tô đổ về đây là những chiếc xe VinFast. Cộng đồng người dùng xe Made in Vietnam luôn được đánh giá là có sự kết nối tốt và hoạt động mạnh mẽ trong rất nhiều chương trình.

    [​IMG]
    Rất nhiều chủ xe cho biết đã xuất phát từ 4 giờ sáng, thậm chí đến đây từ tối thứ 6 (8/7) để được là một trong những mảnh ghép đầu tiên trong tấm bản đồ kỉ lục. Nhiều gia đình còn chọn cho mình đồng phục là những chiếc áo in hình lá quốc kì cho ngày đặc biệt. Những gia đình góp mặt tại Hải Phòng tới từ mọi miền Tổ quốc. Đặc biệt nhất có lẽ phải kể tới một chủ xe đã lái VF e34 từ Lâm Đồng về Hải Phòng để tham dự sự kiện này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trên đường di chuyển vào khu tập kết, các chủ xe được kiểm tra QR Code để đảm bảo đúng thông tin đã đăng kí. Rất nhiều người cũng tranh thủ “mặc đồng phục” cho chiếc xe của gia đình trước khi vào hàng lối.
    [​IMG]
    Một ô tô VinFast vào vị trí dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức. Cơn mưa lớn đầu giờ sáng khiến điều kiện bãi tập kết không được như ý. Để hoàn thành đúng giờ, các chủ xe cũng như ban tổ chức đã phải làm việc vô cùng khẩn trương.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Một góc đáng nhớ của hàng trăm chiếc xe VinFast cùng khoe dáng. Nhiều chủ xe VinFast cũng bày tỏ niềm vui và tranh thủ ghi lại vị trí của mình trong tấm bản đồ khổng lồ.

    [​IMG]
    Khoảng 16h30 phút, thời khắc được mong đợi nhất đã đến khi tấm bản đồ đặc biệt chính thức hoàn thiện. Hình ảnh chữ S khổng lồ cùng cụm biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc được xếp bởi 1.700 chiếc ô tô, trong đó có khoảng 1.000 xe thương hiệu Việt, tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ chưa từng có với rất nhiều người.

    [​IMG]
    Khoảnh khắc lá quốc kỳ được kéo lên bằng dù động cơ. Không khí trở nên trang nghiêm khi tiếng nhạc Quốc ca hùng tráng vang lên. Hàng nghìn con người lặng phắc, mắt hướng lên bầu trời, tay đặt lên ngực trái.

    [​IMG]
    Chứng kiến thời khắc lịch sử khi quốc kì tung bay phía trên những chiếc xe ô tô Việt Nam, anh Trần Văn Hiệu, chủ xe Lux A2.0 từ Hải Dương tham gia sự kiện chia sẻ, đó là một trong những giây phút xúc động nhất anh từng chứng kiến trong đời.

    [​IMG]
    Một góc máy tuyệt đẹp khi những chiếc ô tô Việt Nam đang trong quá trình xếp xe, hòa vào cảnh sắc thiên nhiên tại Hải Phòng. 1.700 xe cũng là số lượng xe kỉ lục tham gia vào một sự kiện xếp hình bằng ô tô. Hiện tại, kỉ lục thế giới về xếp hình bằng ô tô được tổ chức Guinness ghi nhận là 750 xe.

    [​IMG]
    Bên cạnh những hình ảnh ấn tượng của tấm bản đồ kỉ lục, VinFast còn tham gia nhiều hoạt động thu hút sự quan tâm của khách tham dự.

    Đáng chú ý là màn trình diễn lội nước sâu 50cm của xe ô tô điện VF e34. Trên quãng đường dài 50m, những chiếc xe điện Made in Vietnam đã thể hiện khả năng chinh phục môi trường nước ngập sâu và liên tiếp hoàn thành nhiều lần di chuyển.

    [​IMG]
    Cũng tại chuỗi sự kiện, người dùng được tham gia chương trình lái thử nhiều loại xe máy, ô tô điện VinFast và có cơ hội tận mắt ngắm màn trình diễn của ô tô điện VinFast tại giải đua Gymkhana (diễn ra vào 10/7).

    Đặc biệt, mẫu xe điện VF 8 cũng gây bất ngờ với người dùng khi chính thức xuất hiện tại đây. Rất nhiều khách hàng tranh thủ check-in và thừa nhận bị hấp dẫn trong lần đầu tiên được ngắm tận mắt mẫu xe điện cao cấp của VinFast.

    Link ảnh:

    https://drive.google.com/drive/folders/1kOfsvylW0ZKRrx9I97antD7-Qxyu52o9?usp=sharing


    codienlanh, Kimtham, vvaa831 người khác thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Vinhomes chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Vinpearl Landmark 81
    Thứ ba, 5/7/2022 | 21:54 (GMT+7)

    Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) chuyển nhượng cho Vinpearl toàn bộ vốn hơn 1.600 tỷ đồng góp tại Công ty cổ phần Vinpearl Landmark 81.

    Đây là giao dịch nội bộ trong Tập đoàn Vingroup.

    Theo Thông tư 96 về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì chuyển nhượng vốn là một giao dịch thuộc diện phải công bố thông tin trong vòng 24h. Có thể vì lý do bảo mật của thương vụ tại thời điểm đó, phía nhận chuyển nhượng vốn hoặc giá trị chưa được công bố ngay và việc này không sai so với quy định pháp luật. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp sẽ công bố hoặc chia sẻ qua những hình thức khác (theo yêu cầu của cổ đông).

    Sau giao dịch, Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Vinpearl Landmark 81.
    Vinpearl Landmark 81 mới được thành lập vào cuối tháng 2/2022. Vốn điều lệ hơn 1.605 tỷ đồng, trong đó VHM góp hơn 1.603 tỷ đồng, chiếm 99,88%. Ngành nghề kinh doanh chính là khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; khu du lịch sinh thái. Công ty đặt trụ sở tại tầng 20, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi (quận 1, TP HCM).

    Trong chuỗi hệ thống của Công ty cổ phần Vinpearl, Vinpearl Luxury Landmark 81 là khách sạn cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Khách sạn này có 223 phòng nghỉ, bắt đầu từ tầng 47 của tòa nhà Landmark 81 (Bình Thạnh, TP CM). Cả Vinhomes và Vinpearl đều là công ty con của Tập đoàn Vingroup.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Toàn cảnh bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết Quý 1/2022
    An Nhiên -
    Ước tính, lợi nhuận ròng Q1/22 của các công ty niêm yết trên 3 sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 33,2% so với cùng kỳ, cao hơn mức 14,4% so với cùng kỳ của quý 4/2021.
    Tính tới ngày 10/05/2022, 1089 công ty niêm yết trên ba sàn, chiếm 94,3% giá trị vốn hóa thị trường, đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022, dữ liệu thống kê từ VnDirect.

    TĂNG TRƯỞNG LỢI NHUẬN TOÀN THỊ TRƯỜNG TĂNG TỐC QUÝ 1/2022
    Ước tính, lợi nhuận ròng Q1/22 của các công ty niêm yết trên 3 sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 33,2% so với cùng kỳ, cao hơn mức 14,4% so với cùng kỳ của quý 4/2021. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng trong Q1/22 của thị trường tăng trưởng chậm hơn so với quý 1/2021 tăng 92,2% so với cùng kỳ do mức nền thấp trong quý 1/2020 (- 25,9%).

    [​IMG]
    Ngành Ngân hàng, Hóa chất và Thực phẩm là động lực tăng trưởng. Tổng lợi nhuận ròng của ngành Ngân hàng tăng 31,7% so với cùng kỳ trong Q1/22, cao hơn nhiều so với mức 7,7% so với cùng kỳ trong quý 4/21, đóng góp 12,3% vào tổng lợi nhuận ròng thị trường. Tuy nhiên lợi nhuận ròng của Ngân hàng chỉ tăng 20% so với cùng kỳ nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường của VPB.

    Ngành Hóa chất, được đóng góp chủ yếu bởi DPM, DCM và DGC, có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng 304,1% so với cùng kỳ do được hưởng lợi khi giá phân bón và phốt pho tăng. Tăng trưởng lợi nhuận ròng trong Q1/22 của nhóm Thực phẩm tăng 44,5% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức 13,8% so với cùng kỳ trong Q1/2021.

    Các nhóm ngành Ngân hàng, Hóa chất và Thực phẩm đã đóng góp 21% vào tăng trưởng lợi nhuận của thị trường Quý 1/2022. Đáng chú ý, ngành Viễn thông đã ghi nhận lợi nhuận ròng dương 1.821 tỷ đồng trong Q1/22 so với mức âm trong Q1/21, phần lớn là nhờ 1.189 tỷ đồng lợi nhuận ròng của VGI trong Q1/22.

    [​IMG]
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    NHÓM VỐN HOÁ LỚN TĂNG TRƯỞNG MẠNH 38,4%
    Xét theo vốn hoá, nhóm vốn hoá nhỏ cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội. Ước tính, lợi nhuận ròng của toàn thị trường tăng trưởng 33,2% so với cùng kỳ, nhưng biên lợi nhuận gộp thị trường giảm 1,5 điểm % xuống 17,6% trong Q1/22. Điều này là do một số công ty niêm yết ghi nhận thu nhập bất thường trong Q1/22 (ví dụ: VPB, MSN…)

    Nhóm vốn hoá nhỏ có mức tăng trưởng mạnh trong Q1/22 với tăng trưởng lợi nhuận ròng đạt 38,4% so với cùng kỳ, nhờ các mã cổ phiếu đáng chú ý như BMS (+682% svck), CNT (+276% svck), BDG (+208% svck).

    [​IMG]
    Lợi nhuận của các doanh nghiệp VN30 tăng mạnh trong Q1/22 sau khi tăng nhẹ trong Q4/21. Trong Q1/22, 25 doanh nghiệp trong VN30 tăng trưởng khả quan, dẫn đầu là MSN (752% svck), VPB (171% svck), NVL (101% svck). Sự tăng trưởng vượt bậc của MSN đến từ kết quả kinh doanh tốt từ mảng các kinh doanh và doanh thu tài chính tăng 365,2% svck. VPB đã ghi nhận phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm hợp tác độc quyền cùng AIA trong Q1/22.

    Tăng trưởng lợi nhuận của NVL chủ yếu đến từ việc bàn giao bất động sản. Trong nhóm Ngân hàng, bên cạnh VPB, STB và BID ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng cao nhất, lần lượt là 59,0%/34,9% so với cùng kỳ.

    Mặt khác, các mã cổ phiếu có kết quả kém khả quan nhất trong Q1/22 là PLX (-63%), VRE (-52%) và CTG (-28%). CTG là ngân hàng lớn duy nhất có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế âm trong Q1/22 do mức nền cao trong Q1/22 và trích lập dự phòng tăng 227,9%. VRE ghi nhận gói hỗ trợ 464 tỷ đồng trong Q1/22. PLX chịu tác động khi giá xăng đầu vào cao hơn do sử dụng nguồn nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt từ Nghi Sơn.
    codienlanhSeaBreezes thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Nhóm ngành Dịch vụ tiện tích và Điện tăng trưởng vượt kì vọng. Tăng trưởng lợi nhuận ròng từ mảng Dịch vụ tiện ích trong Q1/22 đạt 52,0% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với 1,9% so với cùng kỳ của Q1/21 nhờ kết quả kinh doanh tốt của GAS (+68,9% so với cùng kỳ).

    Lợi nhuận ròng ngành Điện tăng trở lại 56,4% so với cùng kỳ trong Q1/22 sau khi giảm 35,8% so với cùng kỳ trong Q4/21 nhờ (1) phục hồi tiêu thụ điện hậu Covid-19 và (2) nhà máy điện gió bổ sung hoạt động vào tháng 11/2021 đã bắt đầu tạo ra lợi nhuận.

    Lợi nhuận ròng của Xây dựng & vật liệu tăng 33,1% so với cùng kỳ trong Q1/22 sau khi biên lợi nhuận gộp tăng lên 17,3% từ 15,5% trong Q1/21 sau khi giá kính xây dựng, thạch anh và ống nhựa tăng. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép giảm xuống 12,4% svck trong Q1/22, thấp hơn nhiều so với Q4/21 (+36,0% svck) và Q1/21 (+281,8% svck) sau khi giá than luyện cốc và chi phí vận tải tăng.

    Ở chiều ngược lại, Lâm nghiệp và Bất động sản công bố tăng trưởng âm. Lợi nhuận ròng Q1/22 của Giấy và Lâm nghiệp giảm 11,7% so với cùng kỳ do giá gỗ nguyên liệu tăng và chi phí vận chuyển cao. Các doanh nghiệp bất động sản kéo dài xu hướng giảm với mức giảm lợi nhuận ròng 5,7% so với cùng kỳ trong Q1/22, (-36,9% so với cùng kỳ trong Q4/21) do lượng bán của phân khúc căn hộ và cho thuê giảm.
    --- Gộp bài viết, 10/07/2022, Bài cũ: 10/07/2022 ---
    Con nào in xong rồi mà vẫn giá tăng lợi nhuận thì cảnh cổ phát hành về cò cưa mà mua giá rẻ chú em à
    --- Gộp bài viết, 11/07/2022 ---
    [​IMG]
    viethanoi thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    FiinTrade ước tính lợi nhuận 6 tháng của nhiều doanh nghiệp lớn tăng mạnh
    13:56 | 09/07/2022
    Chia sẻ
    Trong các doanh nghiệp được ước tính, FiinTrade cho rằng nhu cầu sụt giảm sau COVID khiến lợi nhuận ngành bán lẻ đang bị chững lại, trong khi những doanh nghiệp thủy sản lại có kết quả tích cực hơn nhờ xuất khẩu.


    Báo cáo cập nhật ước tính kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2022 của 25 doanh nghiệp phi tài chính, vừa được FiinTrade công bố sơ bộ cho thấy lợi nhuận sau thuế của hầu hết các công ty trong nhóm này ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Nguồn: Thống kê từ báo cáo của FiinTrade

    Một số ngành dự kiến có lợi nhuận quý II/2022 tăng trưởng do đẩy mạnh xuất khẩu là ngành thủy sản. Theo ước tính, CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) sẽ đạt 520 tỷ đồng lợi nhuận trong quý vừa rồi, gần gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận của Sao Ta (Mã: FMC) cũng dự đoán đạt được hơn 115 tỷ đồng, tăng 41%.

    Một trong những nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng hồi phục và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tuy nhiên, FiinTrade cho rằng do triển vọng lợi nhuận phía trước của các công ty thủy sản kém tích cực hơn do rủi ro tồn kho tại các thị trường xuất khẩu chủ lực (Mỹ, châu Âu) tăng lên vì tiêu thụ tăng thấp và cung đang dần dồi dào hơn.
    Sản phẩm collagen, gelantin của Vĩnh Hoàn đang được xuất khẩu ra nước ngoài. (Ảnh: Minh Hằng).

    Ngoài ra, các công ty được ước tính có lợi nhuận quý II/2022 tăng trưởng hai, ba con số còn là Cao su Phước Hòa (Mã: PHR) tăng 158%, Gemadept (Mã: GMD) tăng 46%, Điện Gia Lai (Mã: GEG) tăng 118%.

    Đối với ngành bán lẻ, FiinTrade dự báo sẽ có sự phân hóa lợi nhuận, nhu cầu sụt giảm sau COVID-19 khiến lợi nhuận quý II/2022 của doanh nghiệp ngành bán lẻ chững lại so với hai quý liền trước đó. Sức mua các sản phẩm điện tử (đặc biệt là laptop) sụt giảm sau COVID-19, khiến mức lợi nhuận quý II của Digiworld (Mã: DGW) chỉ còn tăng 20% so với cùng kỳ, và giảm sâu so với quý trước.

    Thực tế này theo nhận định của các chuyên gia cũng đang diễn ra ở doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ là CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (Mã: MWG). MWG hiện chưa có ước tính kết quả quý II, tuy nhiên số liệu cho thấy doanh thu ngành hàng ICT và điện máy tăng 2% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu Bách Hóa Xanh giảm 8%, do nền so sánh ở mức cao trong giai đoạn giãn cách xã hội năm ngoái.

    FiinTrade cho rằng, dưới áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu về các mặt hàng không thiết yếu (bao gồm hàng điện tử điện lạnh) dự kiến sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới, ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số của các doanh nghiệp bán lẻ.

    Trong một diễn biến khác, kết quả ước tính của FPT Retail (Mã: FRT) cho thấy lợi nhuận quý II của công ty gấp 6,6 lần cùng kỳ lên 230 tỷ đồng, có thể do đóng góp từ mảng kinh doanh dược phẩm đã qua giai đoạn thua lỗ.

    Quý này, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) được dự báo có lợi nhuận tăng trưởng hai con số, tăng 89% lên 420 tỷ đồng, dù thị trường đang ở trong bối cảnh chung là sức mua giảm
    tungntxd89, dangthanh16SeaBreezes thích bài này.
  7. vantungnbvl

    vantungnbvl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2019
    Đã được thích:
    678
  8. leaf2016

    leaf2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Đã được thích:
    160
    Nhóm cổ phiếu thuộc ngành hàng thiết yếu như điện, nước
    Nhóm cổ phiếu thuộc ngành hàng thiết yếu như điện, nước>>>hàng phòng thủ. Năm nay chọn thuỷ điện
    Jimin86anchaodabat thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    Ngành phân bón thăng hoa, Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) báo lãi kỷ lục hơn 4.000 tỷ đồng sau 6 tháng, vượt cả năm 2021
    CHỦ NHẬT, 10/07/2022, 21:34
    Vinachem: Lợi nhuận cộng hợp quý 3/2021 đạt 167 tỷ đồng, nhóm doanh nghiệp phân bón DDV, SFG lãi tăng mạnh

    6 tháng đầu năm 2022, Vinachem ghi nhận doanh thu ước đạt 32.830 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm. Lãi ước đạt hơn 4.098 tỷ đồng - vượt xa mức 3.517 tỷ đồng của cả năm 2021.
    [​IMG]
    Nam Long Group mở bán căn hộ Akari City 3.1 tỷ/2PN 75m2
    Nam Long Group Tài trợ

    [​IMG]
    [​IMG]

    Đáng chú ý, lợi nhuận cộng hợp toàn Tập đoàn trong 6 tháng đầu năm ước lãi 4.098 tỷ đồng, vượt xa mức 3.517 tỷ đồng của cả năm 2021. Trong đó, lợi nhuận của các đơn vị thuộc Đề án 1468 ước lãi 2.114 tỷ đồng, tăng 3.128 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; các đơn vị còn lại lãi 1.984 tỷ đồng, tăng 848 tỷ đồng, tương đương tăng 75% so với cùng kỳ 2021.

    [​IMG]
    Một số đơn vị có lãi tăng cao gồm: Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tăng 410%, Công ty CP Phân bón Miền Nam tăng 297%, Công ty CP DAP- Vinachem tăng 233%, Công ty CP Hóa chất Việt Trì tăng 207%, Công ty CP Hơi kỹ nghệ que hàn tăng 149%, Công ty CP Phân lân Ninh Bình tăng 89% so với cùng kỳ năm 2021.

    Ngoài ra, 6 tháng đầu năm Vinachem nộp Ngân sách nhà nước ước đạt 1.185 tỷ đồng, bằng 72% so với kế hoạch năm 2022. Tiền lương bình quân 12,02 triệu đồng/người/tháng.

    Xuất nhập khẩu 6 tháng năm 2022 ước đạt 397,7 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Tập đoàn đã sản xuất 1,6 triệu tấn phân bón các loại; 1,9 triệu lốp ô tô; hơn 2,7 triệu lốp xe máy; 131 nghìn tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.

    Đối với công tác đầu tư xây dựng, giá trị thực hiện 6 tháng đầu năm 2022 đạt 138 tỷ đồng, bằng 27,8% kế hoạch đầu tư xây dựng của năm.


    Trong 6 tháng, HĐTV Tập đoàn đã chấp thuận chủ trương thực hiện đầu tư Dự án Mở rộng, nâng công suất Nhà máy lốp Radial lên 1 triệu lốp/năm của Công ty Cao su Đà Nẵng, chuyển bước đầu tư cho 4 dự án và bổ sung kế hoạch chuẩn bị đầu tư cho 2 dự án. Tổng Giám đốc Tập đoàn đã chấp thuận chuyển bước đầu tư cho 7 dự án và các đơn vị tự chuyển bước đầu tư cho 19 dự án.

    Hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết trong 6 tháng qua cũng đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của 2 Công ty liên doanh mà Tập đoàn trực tiếp tham gia góp vốn ước 6 tháng đầu năm đạt 4.425 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021. Các Công ty liên kết như Bột giặt NET, Cao su Sao Vàng, XNK Hóa chất miền Nam có kết quả doanh thu, lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định.

    Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết 6 tháng vừa qua, Vinachem vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thế giới, tác động của các chính sách. Đặc biệt là tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu từ nửa cuối tháng 2 năm 2022 kéo dài đến nay tạo ra sức ép lớn làm cho giá dầu mỏ tăng cao, đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng lạm phát. Mặt khác, tác động của tăng giá dầu dẫn đến giá hầu hết các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tại các đơn vị của Vinachem cũng tăng cao.

    Trước đó, trong bối cảnh thế giới và khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch COVID-19 cùng với chiến tranh thương mại, xung đột Nga - Ukraine, biến động giá dầu mỏ, rủi ro trên thị trường tài chính, nguy cơ lạm phát gia tăng,...Vinachem đặt mục tiêu tổng doanh thu ''đi lùi'' năm 2022 với 52.230 tỷ đồng, bằng 98,2% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.810 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.213
    6 tháng năm 2022, Bảo Minh (BMI) ước đạt lợi nhuận hơn 171 tỷ đồng
    1 giờ trước

    (ĐTCK) 6 tháng đầu năm, BMI ước đạt lợi nhuận trước thuế 171,4 tỷ đồng, đạt 50,42% kế hoạch cả năm 2022 và đạt 100,79% so với cùng kỳ.
    [​IMG]














    Tin từ Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (BMI - HOSE) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm của Bảo Minh đạt 2.832,2 tỷ đồng, tăng trưởng 14,54% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 2.538,3 tỷ đồng, tăng trưởng 14,89% so với cùng kỳ; doanh thu nhận tái bảo hiểm (bao gồm doanh thu nhận tái P&I) đạt 293,96 tỷ đồng, tăng trưởng 11,58% so với cùng kỳ.

    Doanh thu đầu tư trong kỳ đạt 122,3 tỷ đồng, đạt 88,68% so với cùng kỳ, doanh thu cho thuê nhà bất động sản đạt 6,16 tỷ, đạt 95,19% so với cùng kỳ.

    Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến đạt 171,4 tỷ đồng, đạt 50,42% kế hoạch cả năm 2022 do Đại hội đồng cổ đông giao, và đạt 100,79% so với cùng kỳ.
    ĐHĐCĐ năm 2022 của hãng bảo hiểm này đã thông qua nghị quyết kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu ở mức 5.700 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với năm 2021, kỳ vọng lợi nhuận kế toán trước thuế 340 tỷ đồng tăng trưởng 11%. ROE tối thiểu đạt 10% và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến tối thiểu là 15%
    Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 8/7, cổ phiếu BMI tăng 2,2% lên 27.700 đồng, thanh khoản 121.300 đơn vị.

Chia sẻ trang này