Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

2670 người đang online, trong đó có 18 thành viên. 04:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45984 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. EIG

    EIG Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2019
    Đã được thích:
    436
    Chăn nuôi tăng trưởng cũng tốt đấy chứ
    Sản lượng heo của BAF tăng vọt gấp nhiều lần :D:D


    [​IMG]

    [​IMG]
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lãi đột biến 531 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, dự kiến sản lượng heo xuất bán tăng gấp đôi trong nửa cuối năm
    THỨ 4, 13/07/2022, 13:07
    HAGL điều chỉnh nhẹ phương án chào bán huy động 1.700 tỷ đồng trong năm 2022, nhấn mạnh thứ tự ưu tiên vốn

    Công ty dự kiến sẽ sớm đạt được kế hoạch đề ra cho cả năm và thậm chí vượt kế hoạch từ 20% - 30%. Được biết, năm 2022 HAGL đặt mục tiêu doanh thu 4.800 tỷ đồng, LNST 1.120 tỷ đồng.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngày 12/7 mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (mã CK: HAG) đã có bức thư gửi tới cổ đông cập nhật tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm của Tập đoàn để tiếp tục củng cố niềm tin cho cổ đông đã và đang quan tâm đến HAGL.
    Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, HAGL đạt 1.867 tỷ đồng doanh thu thuần, trong đó ngành cây ăn trái mang về 1.094 tỷ đồng, ngành chăn nuôi mang về 439 tỷ đồng và ngành phụ trợ mang về 334 tỷ đồng. Cụ thể, HAGL đã tiêu thụ được 82.529 con heo thịt và 109.807 tấn chuối (81.569 tấn chuối xuất khẩu, 28.238 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc).

    Kết quả trong 6 tháng, HAGL lãi sau thuế 531 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch cả năm 2022. Đây là kết quả khá tích cực trong bối cảnh giá xuất khẩu chuối rơi vào chu kỳ thấp nhất trong năm chỉ còn 6,5 USD/thùng đến 8,5 USD/thùng kéo dài hơn 2 tháng gần đây và giá bán heo bình quân cũng chỉ giao động từ 53.000đ/kg đến 55.000đ/kg quanh mức giá lập kế hoạch tại thời điểm đầu năm.

    [​IMG]
    Về kế hoạch cho 6 tháng cuối năm, HAGL cũng cho biết từ nay đến cuối năm, khi giá bán chuối đi vào chu kỳ cao nhất trong năm khoảng từ tháng 9 trở đi, cùng với giá bán heo tiếp tục tăng cao như hiện nay (đang tăng 20% so với mức giá lập kế hoạch) và sản lượng heo xuất bán dự kiến tăng gấp đôi so với sản lượng đã tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm. Công ty dự kiến sẽ sớm đạt được kế hoạch đề ra cho cả năm và thậm chí vượt kế hoạch từ 20% - 30%. Được biết, năm 2022 HAGL đặt mục tiêu doanh thu 4.800 tỷ đồng, LNST 1.120 tỷ đồng.

    Thời gian gần đây, cổ phiếu HAG đang trong xu hướng tăng trưởng và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mà nguyên nhân chính đến từ giá heo đang tăng nóng. Nhìn từ Trung Quốc, giá heo đột biến đang là tâm điểm cho vấn đề lạm phát sở tại. Ở Việt Nam, giá heo cũng đang tăng mạnh do tác động từ giá đầu vào tăng, đồng thời, thời gian trước gặp dịch bệnh nhiều trại nuôi bán tháo khi lợn mới chỉ 60 - 80 kg đã bán cũng làm nguồn cung giảm, đẩy giá tăng.


    Mức giá heo trung bình trên thị trường Việt hiện đang vào mức 62.000 – 63.000 đồng/cp, cá biệt có nơi lên đến 73.000 đồng/kg. Như vậy, tự chủ được thức ăn và cho ra con heo ăn chuối với giá thành trong khoảng 36.000 – 38.000 đồng/kg, HAGL đang có tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.

    Thống kê nửa tháng qua, thị giá HAG đã tăng hơn 50%, thanh khoản quân bình cũng vọt lên mức hàng chục triệu cổ phiếu/phiên.

    [​IMG]
    Nuôi heo ăn chuối
    t266, 2TDN, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Họp ĐHĐCĐ Bảo Việt: Lợi nhuận hợp nhất 6 tháng giảm 12%, muốn cải thiện tình trạng vốn mỏng
    HoSE:BVH) vừa tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 chiều 29/6.

    Tại đại hội, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Đỗ Trường Minh cập nhật về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm với tổng doanh thu hợp nhất đạt 26.300 tỷ đồng, hoàn thành 50,2% kế hoạch 52.400 tỷ đồng cả năm và tăng 6,5% so với cùng kỳ. Doanh thu công ty mẹ tăng 4,5% lên 776 tỷ đồng, thực hiện 50,8% mục tiêu 1.530 tỷ đồng.

    Về tình hình các đơn vị thành viên, ông Minh đánh giá các đơn vị về cơ bản hoàn thành chỉ tiêu ở mức 50% trừ BVSC, do ảnh hưởng diễn biến khó khăn của thị trường chứng khoán nên các chỉ tiêu về kinh doanh giảm sút.

    Cụ thể, Bảo Hiểm Bảo Việt thu về 5.546 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 51,8% kế hoạch năm 2022. Bảo Việt Nhân Thọ hoàn thành 49,5% khi ghi nhận 19.900 tỷ đồng doanh thu. Doanh thu của Quản lý Quỹ Bảo Việt là 68 tỷ đồng tăng 16,4%, hoàn thành 51,3% kế hoạch. Còn công ty TNHH MTV Đầu tư Bảo Việt (BVI) thu về 151 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 57% kế hoạch và tăng 35,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC - HNX:BVS) đạt 40,5% mục tiêu doanh thu cả năm với 437 tỷ đồng.

    Với kết quả doanh thu như vậy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng dự kiến là 805 tỷ đồng trên kế hoạch 1.600 tỷ đồng, đạt 50,3%. Còn lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 526 tỷ đồng, tăng 1,9% và đạt 50,1% kế hoạch.

    Theo đó, ông Minh đánh giá 6 tháng đầu năm, tuy doanh thu hợp nhất tăng trưởng 6,5% xong lợi nhuận hợp nhất giảm 12% vì giá trị một số khoản đầu tư vào các quỹ giảm theo biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, vị CEO này nhận định tiến độ kinh doanh vẫn bám sát kế hoạch đề ra.
    2TDN thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 2/2022?
    An Nhiên -
    Theo ước tính của SSI Research, CTG là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 2/2022 tiếp theo là MBB...
    [​IMG]
    Đồ họa: A.N.
    Trong báo cáo triển vọng lợi nhuận quý 2/2022 vừa cập nhật, SSI Research ước tính kết quả kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp trong đó nhóm ngân hàng lợi nhuận tăng trưởng rất tích cực.

    Cụ thể, 26 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research, có 23 công ty dự kiến tăng trưởng lợi nhuận dương trong Qúy 2 và 3 công ty có dự kiến có lợi nhuận sụt giảm. Các công ty có kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dương bao gồm: ACB, AST, BID, CTG, DGW, DPM, FPT, GAS, GMD, HAH, HDB, IMP, MBB, NT2, PNJ, REE, TCB, TPB, TRA, VCB, VHC, VIB, VSC.

    Cụ thể, với nhóm ngân hàng, ACB đã sử dụng phần lớn hạn mức tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6 năm 2022 tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tăng 16% so với cùng kỳ, điều này cho phép ngân hàng đạt được mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức tương đối tốt. Trong khi đó, áp lực trích lập dự phòng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp đối với ACB do tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, chỉ ở mức 0,7-0,8%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ACB dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ.

    Với BID, lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022 của BID ước tính đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ), nhờ hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng tín dụng đạt 9-10% và tăng trưởng huy động là 2,6%) và chi phí tín dụng giảm. Chất lượng tài sản được kỳ vọng sẽ cải thiện, với nợ xấu ổn định và các khoản nợ tái cơ cấu Covid-19 giảm mạnh.

    Với Vietinbank, kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của CTG trong quý 2/2022 sẽ đạt 4,6 - 4,7 nghìn tỷ đồng tăng 68% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm ngân hàng. Cần lưu ý rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ này là do mức cơ sở thấp trong quý 2 năm 2021.

    Tại thời điểm cuối quý 2/2022, tăng trưởng tín dụng và huy động tại HDB ở mức khá cao, lần lượt đạt 15% và 12% so với đầu năm, nhờ đó HDB đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước tính đạt 2,5 - 2,7 nghìn tỷ đồng.

    SSI Research cũng kỳ vọng MBB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5,2 - 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 53-64% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 15% so với đầu năm hoặc tăng 29% so với cùng kỳ) và NIM cao. CASA cao sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi lãi suất có xu hướng tăng.

    [​IMG]
    Đồ họa: A.N.
    TCB đã gần sử dụng hết hạn mức tín dụng kể từ quý 1/2022. Do đó, Quý 2/2022 TCB sẽ phải xoay sở trong hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại là khá hạn chế. Hoạt động kinh doanh trái phiếu có khả năng không thuận lợi do giao dịch trên thị trường trầm lắng trong thời gian này. Tuy nhiên, do nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay có thể đã được điều chỉnh tăng đối với một số phân khúc để đảm bảo NII tăng trưởng khá. Ước tính TCB có thể đạt lợi nhuận trước thuế là 7-7,2 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022.

    Tính đến cuối tháng 5 năm 2022, tổng tiền gửi tại TPB đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 6,87% so với đầu năm. Trong khi đó, tín dụng tăng với tốc độ nhanh hơn (tăng 11,4% so với đầu năm), đạt 179 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát ở mức xấp xỉ 1%. Cơ sở khách hàng của TPB đã tăng thêm 1 triệu khách trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022, và 40% trong số đó là khách hàng giao dịch trực tuyến. Điều này giúp tổng giá trị giao dịch tăng đáng kể. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước tính tăng 37% lên 2,2 nghìn tỷ đồng.

    Với VCB, SSI Research ước tính VCB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 7 - 7,3 nghìn tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ trong quý 2/2022, kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 13-14% so với đầu năm), hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng huy động chỉ ở mức 3-4% so với đầu năm), và áp lực trích lập dự phòng thấp. Tỷ lệ nợ xấu ổn định, trong khi các khoản vay tái cấu trúc giảm 62% xuống còn 4 nghìn tỷ đồng.

    Với VIB, dự báo VIB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, và lũy kế cho 6 tháng đầu năm 2022 sẽ là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ). Điều này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao (hơn 9,5% so với đầu năm) và NIM ổn định khoảng 4,4%

    Ở chiều ngược lại, các công ty có ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm bao gồm: HPG, MSB, VEA.

    Theo đó, SSI Research ước tính HPG sẽ đạt lợi nhuận sau thuế là 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với mức cơ sở cao của năm ngoái, chủ yếu do biên lợi nhuận giảm trong bối cảnh giá than cốc tăng cao, và sản lượng thép ước tính đi ngang so với cùng kỳ.

    MSB sẽ đạt 1,6 - 1,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 14% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022.Cần lưu ý rằng lợi nhuận trước thuế giảm chủ yếu là do hơn 1,5 nghìn tỷ đồng phí trả trước của một hợp đồng bancassurance độc quyền đã được ghi nhận trong quý 2 năm 2021.

    VEA sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1,19 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và 1,61 nghìn tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, do doanh thu của liên doanh xe máy (Honda) giảm 6%, điều này là do ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm các sản phẩm xe ga chủ lực như Honda SH, Vision, Lead,... Trong khi đó, liên doanh ô tô đạt mức tăng trưởng doanh thu là 13% so với cùng kỳ.
    codienlanh, t266, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Nhiệt điện Hải Phòng lãi 280 tỷ đồng quý II, gấp rưỡi cùng kỳ
    UPCoM: HND) công bố BCTC quý II với doanh thu thuần 2.664 tỷ đồng, tăng 1,5%; giá vốn giảm 3% xuống 2.297 tỷ đồng. Nhờ vậy, lợi nhuận gộp ghi nhận 367 tỷ đồng, tăng 40%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,98% lên 13,76%.

    Doanh nghiệp lý giải mặc dù sản lượng điện thương phẩm thấp hơn cùng kỳ 330 triệu kWh nhưng giá than tăng cao khiến giá PC tăng làm doanh thu tăng. Trong khi sản lượng điện thực phát giảm cùng việc giãn khấu hao một số tài sản làm giá vốn giảm.

    Chi phí tài chính tăng 51% do tăng chi phí chênh lệnh tỷ giá trong khi chi phí lãi vay giảm. Chi phí quản lý giảm 28%. Lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 23% đạt 5.203 tỷ đồng, lãi sau thuế gấp 3 lần lên 538 tỷ đồng. Công ty mới thực hiện được 49% mục tiêu doanh thu nhưng đạt 95% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm.

    Tại thời điểm cuối quý II, vay nợ ngắn hạn ở mức 774,5 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm và vay dài hạn 775,5 tỷ đồng, giảm 32%. Công ty đã trả được hơn 400 tỷ đồng nợ vay trong nửa đầu năm.
    TepRankt266 thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    6 tháng Cao su Phước Hòa ghi nhận lãi tăng gần 330% nhờ nhận khoản tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp VSIP III 286 tỷ đồng
    Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý II với doanh thu thuần 239 tỷ đồng, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng báng giảm gần 30%, ít hơn mức giảm của doanh thu khiến biên lãi gộp giảm từ 9,3% về 7%.
    Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 28% còn 10,7 tỷ đồng do giảm thu nhập từ tiền gửi ngân hàng. Chi phí tài chính và bán hàng lần lượt tăng 49,1% và 33,1% trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm 62,3% về 11,4 tỷ đồng. Hoạt động khác giảm lãi từ 16 tỷ về 810 triệu đồng do kỳ này đơn vị không ghi nhận tiền từ thanh lý vườn cây cao su.

    Kết quả, công ty mẹ Cao su Phước Hòa mang về 8,7 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 76,1% so với cùng kỳ 2021.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng.

    Hồi tháng 5, Cao su Phước Hòa đã đặt kế hoạch kinh doanh quý II tham vọng với doanh thu công ty mẹ 486,5 tỷ đồng, lãi trước thuế 220 tỷ đồng, thực hiện 24,5% kế hoạch năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành cao su mới hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 5% chỉ tiêu lợi nhuận

    Lũy kế 6 tháng, doanh thu công ty mẹ Cao su Phước Hòa đạt 541,5 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu bán thành phẩm giảm 14,6% còn 373,6 tỷ đồng. Tuy vậy, lãi sau thuế công ty vẫn tăng 328,3% đạt 249 tỷ đồng nhờ trong quý I nhận được khoản tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp VSIP III 286 tỷ đồng.

    Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản đi ngang ở mức 3.300 tỷ đồng. Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm gần 30% so với đầu năm, đạt 144,7 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền 149,1 tỷ đồng, tăng 34,2%. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 26,7% còn 130 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 218,6 tỷ đồng, gấp 7,8 lần so với số ngày 1/1, trong đó 95,7% là nợ ngắn hạn.

    Năm 2022, Cao su Phước Hòa lên kế hoạch tổng doanh thu công ty mẹ 2.252 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 744 tỷ đồng; lần lượt tăng 26% và gấp 2,2 lần năm 2021. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện đươc 24% kế hoạch doanh thu và 33,5% chỉ tiêu lợi nhuận
    Kimtham, sieugadechung, TepRank1 người khác thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Doanh thu Vĩnh Hoàn tháng 6 đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ và giảm 30% so với tháng trước.
    Trong tháng 6, doanh thu xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh so với tháng 5 nhưng Trung Quốc lại tăng 19%.

    HoSE: VHC) công bố tổng doanh thu tháng 6 đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 30% so với tháng trước.

    [​IMG]
    Nguồn: Vĩnh Hoàn

    So với cùng kỳ năm trước, doanh thu xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 11% nhưng giảm mạnh 59% so với tháng trước đạt 330 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu thị trường châu Âu tăng 47% so với cùng kỳ năm trước và giảm 5% so với tháng trước. Riêng thị trường Trung Quốc, doanh thu ghi nhận 159 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ và tăng 19% so với tháng trước.

    Lũy kế 6 tháng, doanh thu đạt 7.495 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo Vasep, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Riêng cá tra, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước.

    Hưởng lợi từ chiến tranh Nga – Ukraine, xuất khẩu cá tra sang Anh nửa đầu năm tăng đột phá gấp 6 lần cùng kỳ 2021, sang tây Ban Nha gấp 3 lần, Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đều tăng 45-90%.

    Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh các tháng đầu năm và có xu hướng ổn định gần đây. Giá xuất khẩu cũng lập đỉnh gần 5 USD/kg, cao hơn gần 2 USD so với cùng kỳ năm trước.
    Kimtham, sieugadechung, TepRank1 người khác thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Khu công nghiệp Nam Tân Uyên lãi 72 tỷ đồng quý II, tăng 41%
    UPCoM: NTC) công bố BCTC quý II với doanh thu 82 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 72 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và 41% so với cùng kỳ năm trước.

    Biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp cải thiện từ 71% lên 76,8%. Doanh thu tài chính tăng 27% lên 36%.

    Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận doanh thu 135 tỷ đồng, tăng 6,4%; lãi sau thuế 153 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Nam Tân Uyên đã thực hiện được 58% mục tiêu lợi nhuận năm.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu cho thuê 100 ha đất. Song, lãnh đạo công ty báo cáo do quỹ đất của khu công nghiệp hiện hữu không còn, kế hoạch cho thuê đất phụ thuộc vào tiến độ của dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II.
    Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tháng 6, lãnh đạo Nam Tân Uyên cập nhật dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTC 3) đã được UBND tỉnh Bình Dương có quyết định thu hồi đất. Việc cho thuê đất còn vướng ở xác định phạm vi nguồn gốc đất và phải đấu giá hay không.

    Trong thời gian qua, Tập đoàn cao su Việt Nam lẫn công ty đã làm việc với UBND tỉnh Bình Dương cùng tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Sau quá trình làm việc, các bên đã xác định nguồn gốc đất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 67 và cũng không thuộc diện phải đấu giá đất. Lãnh đạo Nam Tân Uyên cho biết, Tập đoàn cao su Việt Nam vẫn đang làm việc với cơ quan có thẩm quyền để sớm tháo gỡ vướng mắc để đưa dự án sớm triển khai.
    sieugadechung, TepRankt266 thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    EVNGENCO3 báo doanh thu công ty mẹ nửa đầu năm đạt 22.176 tỷ đồng, tăng 20%
    HoSE: PGV) cho biết sản lượng điện cả nước trong tháng 6 đạt 24,5 tỷ kWh, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng nắng nóng diễn ra ở cả 3 miền nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Công suất đỉnh điểm toàn hệ thống lập kỷ lục mới ở mức 45.528 MW vào ngày 21/6. Các nhà máy thủy điện được huy động tối đa và nhiệt điện được huy động theo nhu cầu của hệ thống.

    Đồng thời, giá thanh toán toàn phần (FMP) bình quân tháng 6 đạt 1.191 đồng/kWh, cao hơn 11% so với cùng kỳ năm trước và tương đương tháng 5.

    [​IMG]
    Trong bối cảnh đó, sản lượng điện hợp nhất của EVNGENCO3 tháng 6 đạt 2.603 triệu kWh, giảm 5% và thực hiện 84% kế hoạch tháng. Lũy kế 6 tháng sản lượng điện ghi nhận 15.831 triệu kWh, tương đương cùng kỳ năm trước và thực hiện 50% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng điện công ty mẹ 13.999 triệu kWh, các công ty con và liên kết 1.832 triệu kWh.

    Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được huy động cao do thủy văn thuận lợi, nhiệt điện Vĩnh Tân 2 huy động không cao do khó khăn chung của thị trường nhiên liệu than.

    Doanh thu công ty mẹ đạt 22.176 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 50,3% kế hoạch năm. Thủy điện Buôn Kuốp ghi nhận 1.191 tỷ đồng, tăng mạnh nhất 97%; nhà máy Phú Mỹ và Mông Dương cùng tăng lần lượt 30% và 26%, riêng Vĩnh Tân giảm 8%.

    [​IMG]
    Nguồn: EVNGENCO3

    Trong tháng 7, EVNGENCO3 đặt mục tiêu sản lượng điện 3.191 triệu kWh hợp nhất, gồm công ty mẹ 2.950 triệu kWh, công con và liên kết 241 triệu kWh.

    Doanh nghiệp sẽ tập trung công tác cung ứng than đảm bảo vận hành cho các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời triển khai nghiên cứu xúc tiến đầu tư các dự án thủy điện nhỏ, điện gió ngoài khơi và bổ sung quy hoạch điện các dự án mở rộng thủy điện.

    Mới đây, tổng công ty công bố quyết định HĐQT triển khai phương án trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 13%, 1 cổ phiếu được nhận 1.300 đồng. Ngày 15/7 đăng ký cuối cùng và ngày 29/7 thực hiện thanh toán. Số tiền doanh nghiệp dự chi ra để thanh toán cổ tức đợt này là 1.461 tỷ đồng.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lợi nhuận 6 tháng SHB ước đạt gần 5.900 tỷ, tăng 84% so với cùng kỳ
    THỨ 5, 14/07/2022, 14:58
    Nhiều ngân hàng lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ

    Trước đó, SHB kết thúc quý I với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.227 tỷ, tăng 93,9% và thực hiện được 28% kế hoạch năm 2022.

    [​IMG]
    Theo một nguồn tin đáng tin cậy từ lãnh đạo SHB, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm ước tính đạt gần 5.900 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ, hoàn thành hơn 50% kế hoạch đề ra từ đầu năm; Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến đạt hơn 9.400 tỷ đồng, tăng gần 113% so với cùng kỳ; Các chỉ số đều tăng trưởng tốt.

    Trước đó, SHB kết thúc quý I với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.227 tỷ, tăng 93,9% và thực hiện được 28% kế hoạch năm 2022. Trong đó, hầu hết các mảng kinh doanh của ngân hàng đều có lãi và ghi nhận sự tăng trưởng trong quý I/2022.
    Tính đến cuối quý I, tổng tài sản của SHB đạt 515,5 nghìn tỷ, tăng 1,8% so với cuối năm trước. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 371,7 nghìn tỷ, tăng trưởng 2,6%. Tiền gửi khách hàng đạt 333,6 nghìn tỷ, tăng 2%.

    Về chất lượng tài sản, tính đến 31/03/2022, nợ xấu ngân hàng ở mức 6.483 tỷ, tăng 370 tỷ so với cuối năm trước. Qua đó kéo ỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,69% lên 1,74%.

    Theo kế hoạch được đại hội cổ đông đề ra, SHB dự kiến lợi nhuận trước thuế tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; tổng tài sản tăng trưởng trên 12%; vốn điều lệ tăng trưởng 36% so với năm 2021; chia cổ tức tối thiểu 18%.

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHB bật tăng trần trong phiên giao dịch 13/7 với thanh khoản cao đột biến. Cụ thể, ngay từ cuối phiên sáng cổ phiếu này đã tăng lên giá cao nhất và kết phiên chiều với lượng dư mua giá trần hơn 5,7 triệu đơn vị. Tính chung cả ngày, thanh khoản SHB đạt gần 36,1 triệu đơn vị, tương đương giá trị 521,2 tỷ đồng - mức lớn nhất trong 8 tháng qua.

    Bên cạnh SHB, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng diễn biến tích cực trong những phiên giao dịch gần đây khi mùa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đang tới gần.

    Vừa qua, một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

    Cụ thể, SeABank cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 115% kế hoạch nửa đầu năm năm 2022.


    Tại MB, lãnh đạo ngân hàng cho biết doanh thu toàn tập đoàn trong 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 29,9 nghìn tỷ đồng với lợi nhuận 11.920 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngân hàng doanh thu đạt gần 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 23% và lợi nhuận đạt 10.666 tỷ đồng; các công ty thành viên đạt doanh thu gần 12 nghìn tỷ đồng, tăng 42% và đóng góp 13% lợi nhuận toàn tập đoàn.

    Trước đó, TPBank cũng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội. Sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý II đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ, tương ứng tăng gần 34% so với quý I đã đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.

    Lãnh đạo Eximbank ước tính, ngân hàng đạt khoảng 1.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm nay, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Riêng lợi nhuận trước thuế trong quý II/2022 của ngân hàng này tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy chưa chính thức công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm nhưng cập nhật đến hết tháng 5/2022, lãnh đạo Vietcombank cho biết tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng đã đạt mức 30% và dự báo tiếp tục có mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá sau 2 năm chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.

Chia sẻ trang này