Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

3082 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 06:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45998 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Phú Tài (PTB): Lợi nhuận nửa đầu năm 2022 tăng 31% so với cùng kỳ, đặt mục tiêu lãi 540 tỷ đồng sau 9 tháng
    THỨ 2, 18/07/2022, 12:26
    [​IMG]
    Mới đây, CTCP Phú Tài (mã chứng khoán PTB) đã công bố Nghị quyết HĐQT về kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và kế hoạch quý 3 năm 2022.

    Lãi trước thuế nửa đầu năm 2022 tăng 31% so với cùng kỳ

    Cụ thể, trong nửa đầu năm 2022, doanh thu công ty mẹ giảm nhẹ 9% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 1.857 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt hơn 205 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ đồng thời hoàn thành 42% kế hoạch năm.

    Về kết quả hợp nhất, doanh thu 6 tháng đầu năm của Phú Tài đạt 3.697 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước đó và hoàn thành 51% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 31% so với số lãi đạt được cùng kỳ năm 2021, đạt 274 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 47% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

    Trước đó trong quý 1/2022, BCTC của PTB ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.719 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 180 tỷ đồng. Như vậy riêng trong quý 2, Phú Tài đạt khoảng 1.978 tỷ đồng doanh thu và 94 tỷ đồng LNTT.

    Kế hoạch lãi 540 tỷ đồng trong tháng đầu năm năm 2022

    Cùng với đó Phú Tài cũng thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh quý 3 năm 2022 với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ lần lượt đạt 522 tỷ đồng và 67 tỷ đồng. Với kế hoạch hợp nhất, doanh thu quý 3 đặt mục tiêu đạt 1.593 tỷ, lợi nhuận trước thuế quý 3 kỳ vọng đạt 166 tỷ đồng.

    Tính chung trong 9 tháng đầu năm, công ty mẹ Phú Tài đặt mục tiêu ghi nhận doanh thu 2.379 tỷ đồng, tương ứng 80% thực hiện trong cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế ước đạt 272 tỷ, giảm khoảng 15% so với kết quả cùng kỳ.

    Với kế hoạch hợp nhất, doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 ước tăng 10% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021, lên 5.289 tỷ đồng. Chỉ tiêu lãi trước thuế 9 tháng đạt 540 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm của Phú Tài.


    [​IMG]
    Theo giải trình của Phú Tài, kết quả 6 tháng đầu năm 2022 của công ty mẹ có doanh thu và lợi nhuận trước thuế giảm so với cùng kỳ 2021 là do công ty đã thực hiện sáp nhập chi nhánh - Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát vào công ty con - Công ty TNHH MTV Gỗ Phú Tài Bình Định kể từ ngày 01/01/2022. Do vậy, kết quả SXKD 6 tháng đầu năm 2022 cũng như kế hoạch quý 3/2022 báo cáo công ty me không còn hạch toán doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy trên, thay vào đó sẽ chuyển qua hạch toán vào BCTC hợp nhất.

    Trên thị trường, cổ phiếu PTB ghi nhận xu hướng điều chỉnh kể từ sau khi lập đỉnh 92.060 đồng/cp (phiên 18/4 tính theo giá đã điều đỉnh). Hiện, thị giá PTB chỉ còn 60.500 đồng/cp, như vậy đã giảm 34% sau khoảng 3 tháng.

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu PTB đã giảm hơn 30% sau gần 3 tháng

    ĐỌC BÀI - 3:59
    vietqt89, Khach2021, Kimtham2 người khác thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Rạng Đông (RAL) báo lãi quý 2 tăng 11,6%, dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm nặng
    ĐINH THƠM
    14:36 18/07/2022

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, Rạng Đông ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.128 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 218 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,9% và 14,7% so với cùng kỳ năm 2021.

    0:00/0:00
    Nam miền Bắc
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã RAL) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với doanh thu thuần đạt 1.346 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng nên lãi gộp đạt 353 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ.

    Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm hơn 33% xuống 809 triệu đồng, trong khi chi phí tài chính cũng tăng hơn 33,8% lên 17,4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay (16,5 tỷ đồng). Dù tiết kiệm được gần 9 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng chi phí bán hàng lại tăng 26,7% so với cùng kỳ từ mức 161 tỷ đồng lên 204 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Rạng Đông lãi ròng 89,2 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo giải trình từ phía công ty, kết quả kinh doanh của công ty quý 2/2022 tăng so với quý 2/2021 chủ yếu do phát triển hệ thống truyền thông số, mở rộng thương mại điện tử phù hợp môi trường kinh tế số, từng bước trải nghiệm khách hàng và đưa công ty tiến gần hơn người dùng cuối.

    Công ty cũng chuyển từ công ty cung cấp sản phẩm sang công ty cung cấp hệ thống/giải pháp hệ sinh thái sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, kèm theo dịch vụ đồng bộ, trọn gói.

    [​IMG]
    Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, Rạng Đông ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.128 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 218 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,9% và 14,7% so với cùng kỳ. Dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng công ty vẫn tiếp tục âm nặng dòng tiền kinh doanh đến 582 tỷ đồng trong khi con số cùng kỳ âm 205 tỷ đồng.


    Năm 2022, Rạng Đông đặt kế hoạch doanh thu 5.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 345 tỷ đồng. Với kết quả đạt được sau 6 tháng, công ty đã hoàn thành 59,2% kế hoạch doanh thu và 79,6% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm (lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 274,6 tỷ đồng).

    Năm 2022, Rạng Đông cũng đã thông qua kế hoạch chi cổ tức 50% bằng tiền mặt (giống năm 2021), tức mỗi cổ phiếu nhận được 5.000 đồng. Thời gian thanh toán cổ tức chia làm 2 đợt, đợt 1 tháng 9/2022 trả 25%, đợt 2 tháng 4/2023 trả nốt 25%.

    Tại đại hội đồng cổ đông năm 2022, chia sẻ về kế hoạch năm 2022, lãnh đạo Rạng Đông cho biết, công ty đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hòa Bình để phát triển các sản phẩm phục vụ nhà thông minh, cũng như kết hợp với các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, VNPT, Viettel để bán các sản phẩm của Rạng Đông trên các nền tảng này.

    Về công tác xuất khẩu, lãnh đạo Rạng Đông cho biết, hiện nay công ty đã xuất khẩu đi Mỹ, Hàn Quốc... là những nước yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm rất cao. Còn đối với thị trường ASEAN tiêu chuẩn sản phẩm cũng tương đương Việt nam, công ty đã có kế hoạch thời gian tới tập trung xuất khẩu sang Campuchia.
    trabac, Khach2021, Kimtham1 người khác thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Hóa chất Đức Giang DGC tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận quý
    Doanh thu các mặt hàng của Hoá chất Đức Giang như phốt pho vàng, phân bón, axit photphoric trích ly,... đều tăng mạnh so với cùng kỳ trong khi giá vốn tăng không đáng kể đã giúp công ty tiếp tục có một quý bội thu và thiết lập được mốc lợi nhuận kỷ lục mới.


    Báo cáo tài chính quý II/2022 hợp nhất của Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (Mã: DGC) cho thấy doanh thu thuần tăng 96% lên hơn 4.002 tỷ đồng, do sản lượng sản xuất và giá bán tăng. Trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 22% nên biên lãi gộp cải thiện từ 24,3% quý cùng kỳ lên 53,1%, vượt mức kỷ lục 47% của quý I năm nay.

    Bên cạnh đó, DGC còn ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 3,2 lần lên 108 tỷ, chủ yếu là lãi tiền gửi có hạn và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện.

    Trừ đi các chi phí, cả quý II, DGC lãi sau thuế 1.894 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ và tiếp tục thiết lập mốc kỷ lục lợi nhuận quý.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của DGC đạt 7.636 tỷ, lợi nhuận sau thuế 3.401 tỷ, lần lượt tăng 91% và 444% so với cùng kỳ. EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phần) đạt 7.899 đồng.

    Như vậy kết thúc nửa đầu năm, DGC đã thực hiện được 63% chỉ tiêu doanh thu và hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.

    [​IMG]
    Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của DGC hơn 11.400 tỷ đồng, tăng 2.880 tỷ so với đầu năm và tăng gần 2.000 tỷ đồng so với cuối quý I. Mức tăng này phần lớn đến từ khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm là 5.984 tỷ đồng, tăng gần 65% và chiếm 52% tổng tài sản. Khoản tiền gửi này giúp công ty có thêm gần 108 tỷ đồng tiền lãi nửa đầu năm.

    Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận tăng 53% lên 1.196 tỷ đồng. Còn hàng tồn kho là 1.591 tỷ, tăng khoảng 200 tỷ so với đầu năm.

    Ở phía nguồn vốn, công ty chỉ đi vay ngắn hạn 987 tỷ đồng, tăng khoảng 140 tỷ so với đầu năm, chiếm hơn một nửa tổng nợ phải trả 1.900 tỷ.

    Vốn chủ sở hữu cuối quý II đạt 9.499 tỷ đồng với 3.780 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn góp chủ sở hữu tính đến cuối tháng 6 là 3.712 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ so với đầu năm do doanh nghiệp vừa phát hành 200 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ phát hành 117%.

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DGC đang điều chỉnh về 97.500 đồng/cp chốt phiên 19/7 sau thông tin chia cổ tức cho năm 2021.

    [​IMG]
    t266, TepRankvvaa83 thích bài này.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    FPT lãi ròng 2.490 tỷ đồng trong 6 tháng đầu 2022, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước
    FPT lãi sau thuế 6 tháng 3.100 tỷ đồng, tăng 29% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021.
    Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) vừa công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022, ghi nhận doanh thu nửa đầu năm đạt 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng hai con số với động lực chính tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.

    Khấu trừ chi phí, FPT lãi sau thuế 6 tháng 3.100 tỷ đồng, tăng 29% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021. Trong đó, LNST thuộc về Cổ đông Công ty mẹ tăng 31% lên 2.490 tỷ đồng, Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng tăng 30% lên 2.279 đồng.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng

    Chi tiết cơ cấu doanh thu, bao gồm:

    Thứ nhất, khối Công nghệ thông tin ghi nhận 11.252 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu chuyển đổi số trong nửa đầu năm đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, Blockchain,...

    Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, trong đó có 13 dự án với quy mô trên 5 triệu USD, doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng (tăng trưởng 40% so với cùng kỳ), tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022. Doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ (+48,4%) và APAC (+55,5%). Thị trường Nhật chứng kiến sự phục hồi tốt với mức tăng trưởng theo đồng Yên Nhật đạt 18%.

    Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.

    Thứ hai, doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng trưởng 16% và đạt 7.077 tỷ đồng. Biên lợi nhuận được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.


    Cuối cùng, nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng

    Trong nửa đầu năm 2022, FPT đã thực hiện khai trương văn phòng mới tại New York. Dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023.

    Bên cạnh đó, Tập đoàn đã khởi công xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT UniSchool Hà Nam, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi số toàn diện với các tỉnh thành . Kể từ đầu năm tới nay, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 9 tỉnh thành, nâng tổng số tỉnh thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số lên 20.

    Thỏa thuận hướng đến một số mục tiêu chính như: đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược của tỉnh và góp phần đưa các tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số ở cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

    Phương Linh
    t266, vietqt89TepRank thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lợi nhuận FPT Online tăng 23% so với cùng kỳ, phần lớn tài sản nắm giữ là tiền
    11:20 | 19/07/2022
    Chia sẻ
    Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của FPT Online hơn 816 tỷ, trong đó chiếm hơn một nửa là đầu tư tài chính ngắn hạn (phần lớn là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) với số tiền trên 440 tỷ đồng và khoảng 200 tỷ tiền mặt.
    Theo báo cáo tài chính quý II/2022, CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online - Mã: FOC) ghi nhận doanh thu thuần 199 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong kỳ, biên lãi gộp giảm từ 71,9% cùng kỳ về 58,2%. Quý này, công ty ghi nhận thêm 9 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính.

    Trừ đi các chi phí, FPT Online lãi sau thuế hơn 71 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ.
    Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của FPT Online đạt 350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 125 tỷ, lần lượt tăng 26% và 23% so với 6 tháng cùng kỳ. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện được 46% mục tiêu doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm.

    [​IMG]
    Nguồn: BCTC quý II/2022 của FPT Online.

    Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của FPT Online hơn 816 tỷ, giảm khoảng 100 tỷ so với đầu năm. Trong đó chiếm hơn một nửa là đầu tư tài chính ngắn hạn (phần lớn là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) hơn 441 tỷ đồng cùng với tiền, đương đương tiền 200 tỷ.

    Các khoản phải thu ngắn hạn không thay đổi nhiều so với đầu năm, hơn 103 tỷ đồng.

    Ở phía nguồn vốn, công ty không đi vay nợ tài chính. Tổng vốn chủ sở hữu cuối kỳ gần 624 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 399 tỷ đồng.

    Cuối tháng 6, công ty đã chi khoảng 148 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 80%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu FOC nhận được 8.000 đồng.
    TepRankvvaa83 thích bài này.
  6. Giang78

    Giang78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2020
    Đã được thích:
    663
    Con nào ra báo lãi là chốt do giá đã phản ánh xong xả nhanh ko mất lời. Múc con ra báo lỗ ít kỳ vọng cho quý sau =))
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Imexpharm IMP lãi gần trăm tỷ 6 tháng đầu năm
    Sau 6 tháng, Imexpharm đã thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm.


    Theo báo cáo tài chính quý II/2022, CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) đạt 354 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong kỳ, biên lãi gộp giảm từ 42,9% cùng kỳ về 39,8%. Các chi phí như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và tài chính đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, lợi nhuận sau thuế cả quý II giảm 5% về gần 47 tỷ đồng.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Imexpharm đạt 668 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 99 tỷ, cùng tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm sau hai quý.

    [​IMG]
    Nguồn: BCTC quý II/2022 của Imexpharm.

    Về tình hình tài chính, tổng tài sản cuối kỳ hơn 2.097 tỷ đồng, giảm khoảng 200 tỷ so với đầu năm. Trong đó hàng tồn kho là 424 tỷ, các khoản phải thu ngắn hạn gần 265 tỷ, không thay đổi quá nhiều so với ngày đầu năm. Ngoài ra, cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang với trị giá hơn 515 tỷ đồng, chủ yếu là máy móc các loại nhà máy sản xuất dược công nghệ cao.
    Hiện Imexpharm đang xây dựng nhà máy IMP4 đạt chuẩn EU-GMP. Nhà máy IMP4 được dự kiến đưa vào hoạt động thương mại cuối quý III, đầu quý IV/2022. Theo đánh giá của chuyên gia, việc hoàn thành đợt xét duyệt tiêu chuẩn EU-GMP của nhà máy IMP4 sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho doanh thu thuốc ETC, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào mảng đấu thầu thuốc Nhóm 1, đồng thời gia tăng tính cạnh tranh của Imexpharm trước sự gia nhập ngày càng mạnh mẽ của thuốc ngoại vào thị trường Việt Nam.

    Ở phía nguồn vốn, Imexpharm chỉ còn đi vay ngắn hạn với hơn 93 tỷ đồng so với 263 tỷ hồi đầu năm, do doanh nghiệp đã trả hết cả gốc lẫn lãi đối với khoản nợ ngắn hạn với Ngân hàng Shinhan Bank và khoản nợ dài hạn với Asian Development Bank.

    Vốn chủ sở hữu cuối quý II là 1.770 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 109 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 484 tỷ đồng.
    Khach2021TepRank thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Vinalines ước lãi hơn 1.400 tỷ đồng nửa đầu năm
    14:45 | 18/07/2022
    Chia sẻ
    Riêng lợi nhuận trước thuế cua Vinalines trong quý II là 667 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 4 quý trở lại đây nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19 (cuối năm 2020) trở về trước.


    [​IMG]
    Trụ sở của CTCP Cảng Sài Gòn - thành viên của Vinalines tại địa chỉ 3 Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa: Minh Hằng).

    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - Mã: MVN) vừa công kết quả 6 tháng đầu năm với doanh thu hợp nhất ước đạt 7.263 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.441 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Như vậy ước tính trong quý II, Vinalines ghi nhận doanh thu gần 4.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 667 tỷ, lần lượt tăng 17% và giảm 20% so với quý II năm ngoái.

    Năm nay, Vinalines đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi với doanh thu kỳ vọng 12.511 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện năm 2021 và lợi nhuận trước thuế 2.518 tỷ đồng, giảm 31%. Với kết quả trên, tổng công ty đã thực hiện được 57% - 58% kế hoạch cả năm.

    Năm 2022 Vinalines dự kiến có kết quả kinh doanh đi lùi do công ty con là CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam (VSA) sẽ giảm mạnh hoạt động đại lý vận tải hàng không vì có biên lợi nhuận thấp, đồng thời Vinalines cũng dự báo cước vận tải biển năm 2022 sẽ giảm. Ngoài ra, Công ty VIMC Logistics cũng sẽ bị giảm doanh thu thu hộ trả hộ từ hoạt động đại lý hãng tàu,...

    Vinalines dự kiến lợi nhuận của khối vận tải biển và dịch vụ hàng hải năm nay đều có sự tăng trưởng so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận khối cảng biển sẽ giảm mạnh do trong năm 2021, lợi nhuận hợp nhất Cảng Sài Gòn ghi nhận khoản bất thường khoảng 484 tỷ đồng từ khoản cơ cấu khoản nợ vay của Cảng Container Quốc Tế SP-PSA. Đồng thời, lợi nhuận Cảng Quy Nhơn trong năm 2022 cũng có khả năng giảm 220 tỷ đồng do không còn mặt hàng thiết bị điện gió.

    Thực tế thời gian qua giá cước tàu đã tăng phi mã 5 - 10 lần. Điển hình như cước tàu sang Mỹ tăng từ 2.000 USD/container (loại 40 feet) trước dịch lên 20.000 USD/container.
    Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu trả lời với báo chí trong cuộc báo thường kỳ Bộ Công Thương hôm 16/6 cho rằng từ nay đến cuối năm giá cước có thể sẽ hạ nhiệt nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt như hiện nay.

    Tuy nhiên, ông Hải cho rằng Trung Quốc vẫn là một “biến số” chưa thể đoán định trước vì nước này vẫn theo đuổi chính sách Zero COVID. Trung Quốc sở hữu rất nhiều cảng lớn, trong đó có cảng Thượng Hải, thuộc top 10 các cảng quy mô lớn nhất giới. Đây là nơi có lưu lượng hàng hoá khổng lồ, do đó việc đóng cửa thời gian qua gây ra những đứt đoạn về chuỗi cung ứng.

    “Mặc dù Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại nhưng cũng chỉ giải quyết một phần ách tách và cần thời gian để khôi phục hoàn toàn”, ông Hải nói.
    --- Gộp bài viết, 19/07/2022, Bài cũ: 19/07/2022 ---
    Quan trọng là chọn con nào thôi, còn múc thì thiếu gì lúc
    Khach2021TepRank thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Nửa đầu năm 2022, TNG lãi sau thuế 125,3 tỷ đồng, tăng 51%

    Trong 6 tháng đầu năm, toàn Công ty đạt xấp xỉ 3.242 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021. Về tỷ trọng xuất khẩu của TNG, Bắc Mỹ là thị trường chính với 54,4%, EU chiếm 32%, Châu Á chiếm 5,1%, Nam Mỹ 2,2%, Việt Nam 2%, còn lại là các thị trường khác.

    Do giá vốn tăng 34,5% dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 469,32 tỷ đồng, tăng 51,5% so với 6 tháng đầu năm 2021.
    Về các chi phí, ngoại trừ chi phí bán hàng giảm 13,3%, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 63% và 72%.

    Kết quả, trong nửa đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của TNG đạt 125,3 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021.




    [​IMG]

    Công ty cho biết nguyên nhân giúp lợi nhuận tăng trưởng do Công ty đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị tự động và ứng dụng phần mềm do Công ty tự phát triển để soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động nên đã tăng được năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.

    Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng và tình trạng khan hiếm container cải thiện. Hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng giúp doanh thu tăng. Ngoài việc áp dụng triệt để phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện nên giá vốn hàng bán giảm, chi phí bán hàng giảm.




    Dự kiến tháng 07/2022, doanh thu toàn Công ty sẽ đạt 690 tỷ đồng.


    Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/7, cổ phiếu TNG giảm 0,75% xuống 26.600 đồng/CP.
    Khach2021, LamgachoiTepRank thích bài này.
  10. caothuck2021

    caothuck2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2021
    Đã được thích:
    2.152
    HAX ngon đấy , EPS 6 tháng hơn 3.000 giá 21.300
    TepRankanchaodabat thích bài này.

Chia sẻ trang này