Kết quả kinh doanh quý 2, doanh nghiệp nào còn dư địa tăng??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 10/07/2021.

2690 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 59423 lượt đọc và 190 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Quý 2/2021, Hòa Phát báo lãi sau thuế 9.745 tỷ đồng
    Hà Anh -
    Các lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản cũng duy trì đà tăng trưởng. Sản lượng bò Úc tiếp tục giữ thị phần số 1, tổng đàn chăn nuôi heo an toàn sinh học phát triển tốt, phấn đấu đạt khoảng 450.000 con thương phẩm trong năm nay...
    [​IMG]
    Thép xây dựng của HPG đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22%, thị phần số 1 với 34,6%.
    Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021.

    Cụ thể: doanh thu quý 2/2021 đạt 35.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.745 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ.

    HPG cho biết, thời gian vừa qua, Hòa Phát đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định.

    Theo đó, lũy kế 6 tháng, HPG sản xuất hơn 4 triệu tấn thép thô, tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ. Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22%, thị phần số 1 với 34,6%.

    Qua 6 tháng, sản lượng thép cuộn cán nóng đạt 1,3 triệu tấn, ống thép đạt 375.000 tấn. Sản lượng tôn mạ của Hòa Phát ghi nhận gần 160.000 tấn, cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ. Thị phần sản phẩm ống thép trên 30%, trong khi tôn mạ đã có vị trí vững chắc trong Top 5 thị phần tại Việt Nam.

    Nửa đầu năm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép như than luyện coke, quặng sắt tăng cao. Tuy nhiên Hòa Phát vẫn duy trì sản lượng sản xuất phục vụ đủ nhu cầu thị trường trong nước và giá bán ra luôn thấp hơn so với giá trên thị trường thế giới.

    Các lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản cũng duy trì đà tăng trưởng. Sản lượng bò Úc tiếp tục giữ thị phần số 1, tổng đàn chăn nuôi heo an toàn sinh học phát triển tốt, phấn đấu đạt khoảng 450.000 con thương phẩm trong năm nay. Sản lượng trứng gà hiện dẫn đầu miền Bắc và đã vào hàng loạt các siêu thị lớn trên toàn quốc với khoảng 730.000 quả/ngày.

    Trong lĩnh vực bất động sản, Khu công nghiệp Phố Nối A, KCN Yên Mỹ II lần lượt được phê duyệt đầu tư mở rộng để thu hút đầu tư. Tập đoàn hiện đang nghiên cứu, triển khai một số dự án bất động sản khu đô thị có tính thanh khoản cao tại một số tỉnh, thành phố.

    Hiện tại, Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với sản lượng thép thô 8 triệu tấn/năm. Thời gian tới, Tập đoàn Hòa Phát sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án sản xuất vỏ container theo tiến độ, hoàn thiện các thủ tục pháp lí nhằm triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 từ đầu năm 2022.

    Tin liên quan
    [​IMG]
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Vinamilk (VNM) lãi sau thuế 2.862 tỷ đồng trong quý 2, nâng tổng lãi 6 tháng lên gần 5.460 tỷ đồng
    THỨ 6, 30/07/2021, 18:20
    [​IMG]
    Liệu pháp giúp tìm lại giấc ngủ ngon ở tuổi U60
    yhoc.co Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]


    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu thuần Vinamilk đạt 28.906 tỷ đồng, giảm 2,5% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó doanh thu bán hàng trong nước đạt 24.430 tỷ đồng (giảm 4%) còn doanh thu bán hàng ở các nước khác đạt 4.476 tỷ đồng (tăng 6,8% so với cùng kỳ). Lợi nhuận gộp từ mảng bán hàng nước ngoài đạt hơn 2.008 tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng lợi nhuận gộp trong kỳ. Mảng bán hàng trong nước đóng góp hơn 10.600 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Vinamilk cho biết mức sụt giảm này chủ yếu do mức tăng của chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Công ty đã đàm phán các hợp đồng mua nguyên liệu với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ổn định nhằm ổn định chi phí sản xuất và chốt giá một số nguyên liệu đến hết năm 2021.

    [​IMG]

    Thị trường Trung Đông tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong mảng xuất khẩu của công ty và duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó các hợp đồng từ thị trường khác như Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi về nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn nhận được đơn đặt hàng số lượng lớn từ các thị trường lớn nước ngoài.

    Doanh thu tài chính trong kỳ đạt 577 tỷ đồng, giảm 43 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính giảm được 75 tỷ đồng, xuống còn hơn 48 tỷ đồng. BCTC ghi nhận tính đến hết quý 2/2021 Vinamilk còn gần 20.000 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tăng khoảng 2.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Ngoài ra công ty còn khoản tiền gửi tại ngân hàng trong khoản tiền và tương đương tiền, giá trị 1.258 tỷ đồng.


    Chi phí bán hàng 5.771 tỷ đồng, giảm mạnh 616 tỷ đồng so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giảm được khoản chi phí khuyến mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng. Chi phí quảng cáo trong kỳ cũng giảm được 21 tỷ đồng trong khi chi phí vận chuyển tăng 48 tỷ đồng so với cùng kỳ.BCTC cũng ghi nhận lượng hàng tồn kho đến hết quý 2 đạt 6.842 tỷ đồng, tăng 1.937 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

    [​IMG]

    Tính chung Vinamilk báo lãi trước thuế 6.648 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.459 tỷ đồng, giảm 6,9% so với lợi nhuận đạt được nửa đầu năm 2020.

    Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ở nhiều thị trường, Vinamilk vẫn linh hoạt đáp ứng các đơn hàng với nhiều yêu cầu đa dạng. Công ty đang tích cực thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại và xúc tiến thương mại hiệu quả nhằm đẩy mạnh doanh số xuất khẩu
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Masan báo lãi bán niên 1.630 tỷ đồng, hoàn thành gần 40% kế hoạch năm
    TÂN MAI - 30/07/2021 15:04
    (VNF) - 6 tháng đầu năm 2021, Masan (HoSE: MSN) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,6 lần, lên 1.630 tỷ đồng. Hỗ trợ tăng trưởng đến từ mảng thịt và hàng tiêu dùng, ngoài ra các công ty liên kết cũng đem về khoản lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Masan báo lãi bán niên 1.630 tỷ đồng, hoàn thành gần 40% kế hoạch năm
    Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu thuần đạt gần 21.220 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với tốc độ giảm chậm hơn của giá vốn, MSN thu về 4.847 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 24,5% so với quý II/2020. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 21,9% lên 22,8%.

    Trong quý, MSN ghi nhận doanh thu tài chính giảm khá mạnh, gần 75% xuống còn 245 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng thêm 30% cùng kỳ, lên gần 1.400 tỷ đồng.

    Các công ty liên doanh, liên kết quý II đã đem về cho MSN hơn 1.024 tỷ đồng lợi nhuận, lạc quan hơn khá nhiều con số 604 tỷ đồng năm trước.

    Khấu trừ chi phí bán hàng gần 2.670 tỷ đồng (giảm gần 17%) và chi phí quản lý doanh nghiệp gần 910 tỷ đồng (tăng 4,4%), doanh nghiệp báo lãi trước thuế 1.142 tỷ đồng, gấp 3,6 lần thực hiện quý II/2020.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của MSN đạt gần 41.200 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 16% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ chi phí vận hành được giảm tải, cùng với kết quả tích cực của nhóm công ty liên doanh, liên kết, doanh nghiệp báo lãi trước thuế gấp 3,6 lần, lên 1.630 tỷ đồng.

    So với kế hoạch cả năm, MSN đã hoàn thành 44,7% chỉ tiêu doanh thu và gần 40% chỉ tiêu lợi nhuận.

    Phía MSN cho biết hỗ trợ cho mức tăng trưởng hai chữ số của doanh thu là động lực đến từ mảng kinh doanh thịt (UPCoM: MML) và hàng tiêu dùng (UPCoM: MCH); mảng bán lẻ dù có tăng trong quý II, nhưng tính chung vẫn suy giảm trong nửa đầu năm.

    Đặc biệt, doanh thu tại Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) tăng trưởng gần 140% nhờ hợp nhất mảng kinh doanh vonfram từ H.C.Starck (HCS) và giá hàng hóa cao hơn.

    Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) - công ty liên kết của MSN - ghi nhận lãi bán niên trước thuế tăng 71,2%, đạt trên 11.530 tỷ đồng cũng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp trong nửa đầu năm.

    Dù vậy, ở chiều ngược lại, doanh thu của VinCommerce (chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+) và The CrownX đều sụt giảm so với 6 tháng đầu năm ngoái.

    Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên 30/7, cổ phiếu MSN tăng 4,9% lên 134.000 đồng/đơn vị.

    Tân Mai
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Thế Giới Di Động (MWG) báo lãi sau thuế tăng trưởng 36% quý 2/2021
    THANH HÀ 15:42 29/07/2021

    BizLIVE -
    6 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 62.487 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.551 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,3% và 26% so với nửa đầu năm ngoái.

    CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2021 với doanh thu thuần đạt 31.658 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn giúp biên lãi gộp được cải thiện lên 22,6% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 7.143 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

    Doanh thu tài chính tăng 80% lên 305 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng 25% lên 171 tỷ đồng. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 4.444 tỷ đồng, tăng 26%. Chi phí quản lý cũng tăng 20% lên 1.201 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ MWG đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 36% so với quý 2/2020.

    Lũy kế 6 tháng, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 62.487 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.551 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,3% và 26% so với nửa đầu năm ngoái. So với kế hoạch năm, nhà bán lẻ thực hiện 50,4% chỉ tiêu doanh thu và 53,7% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

    [​IMG]

    Trong cơ cấu doanh thu 6 tháng đầu năm, chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX) đóng góp lớn nhất với tỷ trọng 53,3%, tăng 5% và chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) đóng góp 25% và tăng 7%. Trong chuỗi TGDĐ/ĐMX, ngành điện thoại tăng 16%; laptop, điện lạnh và gia dụng duy trì mức tăng một chữ số; điện tử tăng trưởng âm 3% so với cùng kỳ năm trước.

    Chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp 13.360 tỷ đồng doanh thu, tăng 42%. Chuỗi Bluetronics tăng trưởng mạnh đến 281% nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 0,3% trên doanh thu. Doanh thu online đóng góp gần 5.300 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.

    Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản của MWG đạt 54.139 tỷ đồng, tăng hơn 8.100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm từ 7.248 tỷ đồng xuống 4.618 tỷ đồng trong khi tiền gửi và trái phiếu hưởng lãi (6-8,65%/năm) tăng thêm gần 5.500 tỷ đồng lên 13.524 tỷ đồng.

    Hàng tồn kho cũng tăng gần 3.000 tỷ đồng so với đầu năm lên 22.415 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thiết bị điện tử và điện thoại di động. Nợ vay tài chính ngắn hạn tăng hơn 4.300 tỷ đồng lên gần 20.000 tỷ đồng trong khi nợ dài hạn giữ ở mức hơn 1.100 tỷ đồng.
    wildboar thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Vingroup lãi trước thuế 3.618 tỷ đồng quý II
    HoSE: VIC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với tổng doanh thu thuần đạt 38.451 tỷ đồng, tăng 65% cùng kỳ năm trước. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng, đặc biệt là bất động sản và công nghiệp với mức tăng tương ứng 62% và 53%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.

    Tại ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt 417.881 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 144.442 tỷ đồng.

    Ở lĩnh vực công nghiệp, VinFast tiếp tục khẳng định vị thế phát triển của một thương hiệu mới ra mắt, đạt gần 16.000 xe bán ra trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, VinFast Fadil đạt doanh số hơn 10.000 xe, trở thành mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Lux A2.0 và Lux SA2.0 cũng đều có sản lượng đứng đầu phân khúc. Mẫu xe điện đầu tiên của Việt Nam VF e34 đạt 25.000 lượt đặt cọc tính đến cuối tháng 7. Tính đến ngày 18/7, VinFast chính thức vận hành 35 showroom xe máy điện kết hợp trung tâm trải nghiệm Vin3S tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước, nâng tổng số điểm cung cấp dịch vụ lên hơn 200 showroom và đại lý.

    Với thị trường quốc tế, VinFast đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan, thu hút đội ngũ chuyên gia ô tô giàu kinh nghiệm đến từ các hãng xe hàng đầu như Volkswagen, Tesla, BMW, Porsche, Toyota, Nissan... tham gia hoàn thiện hệ thống, mở rộng mạng lưới đối tác nhằm chuẩn bị ra mắt thị trường toàn cầu 2 mẫu ô tô điện thông minh VF e35 và VF e36 vào năm 2022.

    Trong quý II, VinSmart đã dừng phát triển tivi và điện thoại di động để tập trung phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông, với trọng điểm là phát triển gần 150 tính năng thông tin – giải trí – dịch vụ (Infotainment) cho ô tô VinFast. VinSmart cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mảng nghiên cứu hiện nay về Thành phố thông minh – Nhà thông minh và các thiết bị Internet of Things liên quan để mang đến trải nghiệm sống cho người dùng.

    Ở lĩnh vực bất động sản nhà ở, mô hình kinh doanh O2O (Online to Offline) đã mang đến trải nghiệm xuyên suốt cho khách mua nhà, thu hút 16.000 lượt xem tại sự kiện livestream mở bán dự án The Metrolines tại Vinhomes Smart City. Bên cạnh đó, ứng dụng dành cho đại lý bán hàng từ khi đi vào thử nghiệm từ tháng 5 đã ghi nhận hơn 500 giao dịch đặt cọc thành công, với gần 50 đại lý và hơn 6.000 người dùng. Nhằm tiếp tục mục tiêu chuyển đổi số, Vinhomes đã ra mắt ứng dụng dành cho cư dân với nền tảng đồng bộ nhiều chức năng như đặt lịch bàn giao nhà, thanh toán hóa đơn, yêu cầu dịch vụ, xem lịch xe buýt, kiểm soát ra vào căn hộ từ xa... ghi nhận hơn 8.000 lượt đăng ký sử dụng dịch vụ thành công.

    Trong lĩnh vực bất động sản cho thuê, quý II, Vincom Retail tiếp tục chào đón các thương hiệu lớn như Muji và chuẩn bị khai trương 3 trung tâm thương mại đón đầu giai đoạn phục hồi của thị trường bán lẻ sau khi dịch được kiểm soát, bao gồm: Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Plaza Mỹ Tho và Vincom Plaza Bạc Liêu.

    Lĩnh vực khách sạn – giải trí chịu ảnh hưởng nặng do dịch Covid bùng phát khiến nhu cầu du lịch giảm mạnh. Để nhanh chóng thích nghi, Vinpearl đã chuyển hướng sang đón các lượt khách cách ly, chủ động giảm công suất hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí và song song duy trì các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng và dịch vụ, chuẩn bị tăng tốc khi thị trường du lịch được phép mở cửa trở lại.

    Trong lĩnh vực y tế, được sự cho phép của Bộ Y tế, hệ thống Vinmec toàn quốc đã được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19. Ngoài ra, bệnh viện Vinmec Times City đã làm chủ được công nghệ ghép gan, ghi nhận tỷ lệ thành công đạt 95%.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Viettel Global: Lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 1.194 tỷ đồng
    THỨ 6, 30/07/2021, 19:26

    Vietttel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần đạt 5.259 tỷ đồng, tăng mạnh 22% so với mức 4.321 tỷ đồng của cùng kỳ. Lãi gộp của VGI tăng hơn 530 tỷ đồng, tương ứng tăng 33% lên 2.163 tỷ đồng, giúp duy trì biên lãi gộp ở mức trên 40%.

    Với doanh thu tăng trưởng tốt, tỷ giá thuận lợi hơn so với cùng kỳ cùng với việc kiểm soát tốt chi phí, lợi nhuận trước thuế quý 2 của Viettel Global tăng vọt từ 25 tỷ lên 1.194 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất tăng 15% lên gần 9.900 tỷ đồng. Lãi gộp tăng gần 800 tỷ lên 4.063 tỷ đồng.

    Các thị trường tại khu vực châu Phi và châu Mỹ Latinh tiếp tục tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ. Cụ thể, tại Châu Phi, Halotel tại Tanzania tăng 33%, Lumitel tại Burundi tăng 24%, Movitel tại Mozabique tăng 45%; tại châu Mỹ Latinh: Natcom tại Haiti tăng 17%.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, các thị trường khu vực châu Phi đóng góp tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất cho VGI- tăng trưởng 30%- đưa tổng doanh thu các thị trường khu vực này lên gần 4.000 tỷ đồng. Đây cũng là khu vực đóng góp lợi nhuận sau thuế lớn nhất cho cả VGI với gần 900 tỷ đồng.


    Hoạt động tài chính của VGI cũng có phần thuận lợi hơn khi giúp công ty có khoản thu nhập tài chính ròng (chênh lệch doanh thu/chi phí tài chính) hơn 1.250 tỷ - tăng gần 1.930 tỷ so với cùng kỳ.

    Đà khởi sắc của hoạt động kinh doanh chính cũng như hoạt động tài chính đã giúp VGI bù đắp được những biến động tỷ giá trên thị trường.

    Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 55.200 tỷ và 28.700 tỷ đồng.
    trabac thích bài này.
  7. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.239
    VTP: Lợi nhuận tăng nhờ sản lượng chuyển phát – Báo cáo KQKD

    * Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu tăng 52% YoY và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 7% YoY. Doanh thu tăng mạnh hơn nhờ doanh thu mảng phân phối vốn có biên lợi nhuận thấp tăng 82% YoY (quý 2/2021: +12% YoY), được dẫn dắt bởi doanh số bán thẻ điện thoại tại 300.000 điểm bán lẻ mới mà VTP nhận được từ Viettel Telecom vào cuối quý 1/2020.

    * Doanh thu dịch vụ - trong đó dịch vụ chuyển phát chiếm 85%-90% (theo VTP) - tăng 12% YoY trong quý 2/2021, cao hơn mức tăng trưởng 7% YoY vào năm 2020 nhưng thấp hơn mức tăng trưởng 16% YoY vào quý 1/2021. Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng thấp hơn so với quý trước chủ yếu đến từ đóng góp thấp hơn của các dịch vụ logistic ngoài chuyển phát (ví dụ, logistic hàng hóa và e-fulfillment). Theo ban lãnh đạo, sản lượng chuyển phát của VTP tăng trong khoảng 11- 13% YoY trong 6 tháng đầu năm 2021.

    * Biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ giảm 33 điểm cơ bản YoY còn 10,4% trong 6 tháng đầu năm 2021. Chúng tôi cho rằng mức giảm so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm 2021 chủ yếu do cơ cấu dịch vụ không thuận lợi khi chúng tôi ước tính giá dịch vụ trung bình (ASP) của mảng chuyển phát trong nửa đầu năm không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

    * Dù doanh thu mảng dịch vụ tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, biên lợi nhuận của mảng kinh doanh này vượt dự báo của chúng tôi. Do đó, chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
    Tổng hợp


    Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
    097.522.8813
    quan_pro thích bài này.
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    TỔNG KẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG
    Tổng số doanh nghiệp báo lãi : 811
    Tổng số doanh nghiệp báo lỗ : 128
    Số doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận: 585
    Số doanh nghiệp giảm lợi nhuận: 287
    Ngành tăng trưởng mạnh nhất: Thép và Chứng khoán tăng gần gấp 3 lần
    Tổng cộng 939 doanh nghiệp báo lãi 193 ngàn tỷ tăng trưởng 74%
    Xem thêm: Tại đây
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    KQKD nhóm Vn30: Lợi nhuận của Hoà Phát gấp 17 lần Masan, Vinhomes là doanh nghiệp duy nhất lãi ròng hơn 10.000 tỷ/quý


    Có 3 doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế trên 10.000 tỷ đồng sau nửa năm là Hoà Phát (lãi ròng gần 16.700 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ 2020), Vinhomes (lãi ròng 15.628 tỷ đồng, tăng 52% cùng kỳ 2020), Vietcombank (lãi ròng 10.858 tỷ đồng, tăng 23,6% cùng kỳ 2020).
    [​IMG]
    Chia sẻ của người từng liệt giường vì đột quỵ đã hồi phục
    dotquynao.com Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bức tranh lợi nhuận nửa đầu năm 2021 đã hoàn chỉnh. Phần lớn các trụ cột trong VN30 đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

    Tổng lợi nhuận của nhóm Vn30 đạt 60.807 tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng 45% cùng kỳ năm trước. Trong đó các trụ cột dẫn đầu tăng trưởng thuộc về Vinhomes (lãi sau thuế 10.232 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ 2020), Hoà Phát (lãi sau thuế 9.721 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ 2020), PLX (lãi 2.068 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ hơn 800 tỷ), STB (lãi sau thuế 1.113 tỷ đồng, gấp 3,2 lần), Masan (lãi sau thuế 791 tỷ đồng, gấp 4 lần), PNJ (lãi sau thuế 224 tỷ, gấp 7 lần). Đây là các doanh nghiệp có mức tăng trưởng 3 con số trong quý 2/2021, duy nhất Vinhomes lãi một quý trên 10.000 tỷ đồng.


    Hoà Phát được hưởng lợi lớn trong nửa đầu năm 2021 khi giá HRC lập đỉnh lịch sử, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 16.723 tỷ, gấp 3 lần cùng kỳ 2020. Lũy kế 6 tháng, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất hơn 4 triệu tấn thép thô, tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ. Thép xây dựng đạt 1,8 triệu tấn, tăng 22%, thị phần số 1 với 34,6%.

    Vinhomes công bố tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong quý II/2021 đạt 28.725 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 10.232 tỷ đồng, tăng lần lượt 190% và 198% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận quý xếp thứ 2 trong lịch sử của Vinhomes, sau kỷ lục vào quý 4/2020.

    Nửa đầu năm 2021, Masan Group đạt doanh thu thuần hợp nhất 41.196 tỷ đồng, tăng 16,4% so với mức 35.404 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020. Chủ yếu nhờ vào (1) tăng trưởng doanh thu hai chữ số ở mảng kinh doanh thịt và hàng tiêu dùng có thương hiệu, (2) tăng trưởng 1,7% ở mảng bán lẻ vào Quý 2/2021 (giảm 9% trong nửa đầu năm 2021). Lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2021 của Masan đạt 979 tỷ đồng, tăng 8,4 lần so với mức 117 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, được thúc đẩy bởi kết quả lợi nhuận tăng đáng kể ở tất cả các mảng kinh doanh.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Luỹ kế 6 tháng, tổng lợi nhuận của nhóm VN30 đạt 118.232 tỷ đồng, tăng 57,4% cùng kỳ 2020. Có 3 doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế trên 10.000 tỷ đồng sau nửa năm là Hoà Phát (lãi ròng gần 16.700 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ 2020), Vinhomes (lãi ròng 15.628 tỷ đồng, tăng 52% cùng kỳ 2020), Vietcombank (lãi ròng 10.858 tỷ đồng, tăng 23,6% cùng kỳ 2020). Lợi nhuận sau thuế của bộ ba Hoà Phát, Vinhomes và Vietcombank chiếm 36% tổng lợi nhuận của cả nhóm Vn30 (hơn 1/3), riêng lợi nhuận 6 tháng của Hoà Phát gấp 17 lần của Masan, gấp 5 lần Vingroup và gấp 3 lần Vinamilk.

    [​IMG]
    VNM và TCH có kết quả thấp hơn cùng kỳ 2020, còn lại hầu hết nhóm Vn30 đều có LNST 6 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước


    Nhóm ngân hàng đóng vai trò chủ lực trong VN30, có 9/30 cổ phiếu VN30 thuộc nhóm bank. Tổng lợi nhuận quý 2 của nhóm này đạt hơn 25.000 tỷ đồng, tăng 22% cùng kỳ 2020, chiếm 41% lợi nhuận của nhóm Vn30 mặc dù Vietcombank và Vietinbank báo lợi nhuận quý 2 giảm so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận của nhóm ngân hàng đạt 55.800 tỷ đồng, tăng 48,6% cùng kỳ năm trước và chiếm 47% lợi nhuận của cả nhóm Vn30. Các ngân hàng tăng mạnh lợi nhuận 6 tháng có TCB, Vietinbank, BIDV, MBB.

    [​IMG]

    Trong nhóm BĐS, trừ Vinhomes lãi đột biến hơn 10.000 tỷ quý 2, Novaland là tập đoàn tăng mạnh lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, Phát Đạt tăng gấp đôi. Thất vọng nhất trong nhóm VN30 là TCH với lợi nhuận giảm 33% cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]

    Châu Cao
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    62.644
    3 con VCB-VHM-HPG lợi nhuận chiếm 36% VN30 thế mà em vẫn không tăng tỷ trọng được
    Vì Hose vẫn chưa cho giao dịch lô 10

Chia sẻ trang này