Kết quả kinh doanh quý 2, doanh nghiệp nào còn dư địa tăng??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 10/07/2021.

2834 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 02:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 59423 lượt đọc và 190 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    26. HCD
    Một doanh nghiệp nhựa ước lãi tăng mạnh nhờ giá dầu tăng, trả cổ tức sau 6 lần trì hoãn

    HoSE: HCD) công bó lợi nhuận 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 16 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước nhờ giá dầu tăng mạnh đã kéo giá hạt nhựa tăng.

    Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp ghi nhận lãi trước thuế 6,5 tỷ đồng, giảm 63% và lãi sau thuế 5,7 tỷ đồng, giảm 67% so với nửa đầu năm 2019.

    Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nguyên liệu hạt nhựa và vật liệu xây dựng. Nửa đầu năm 2020, giá hạt nhựa giảm theo giá dầu khiến kết quả kinh doanh của đơn vị giảm sâu. Do vậy, giá hạt nhựa phục hồi thời gian qua đã giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh nhưng vẫn chưa đạt mức trước dịch bệnh (hơn 17 tỷ đồng lợi nhuận nửa đầu 2019).

    Thời gian còn lại của năm, lãnh đạo HCD đánh giá thị trường dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng, giá dầu dự kiến vượt mức 80 USD/thùng và đến 2022 vượt 100 USD/thùng nhờ chương trình tiêm chủng vaccine của các nước và động thái dần nới lỏng phong tỏa, giãn cách.

    Từ việc giá dầu có xu hướng tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng có thể đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận được cổ đông giao nhờ trữ lượng lớn hàng tồn kho.

    Năm 2021, doanh nghiệp lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 45 tỷ đồng và sau thuế 36 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số hơn 1 tỷ năm trước.

    Với kết quả kinh doanh khởi sắc, HĐQT doanh nghiệp nhựa thống nhất điều chỉnh ngày thanh toán cổ tức từ 30/9 lùi về 19/8, trước nửa tháng do đã thu xếp được nguồn tiền. Đây là cổ tức đợt 2 năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 5%. HCD đã lên kế hoạch thanh toán cổ tức đợt này từ cuối năm 2018 nhưng qua 6 lần thông báo trì hoãn vì không thu xếp được dòng tiền.
    Phuctoan thích bài này.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    27. BSR
    Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ước lãi 3.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm

    BizLIVE -
    Giá dầu WTI đã tăng mạnh từ hơn 40 USD/thùng lên chạm mốc 70 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 6/2019 là yếu tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng của BSR.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu đạt 49.483 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận 6 tháng ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước khoảng 5.451 tỷ đồng.

    Năm 2021, với giả định giá dầu WTI bình quân ở mức 45 USD/thùng, BSR đặt mục tiêu sản lượng khoảng 6,5 triệu tấn tương ứng doanh thu 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng. Ngay trong quý đầu tiên, doanh nghiệp này đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra với khoản lãi ròng lên đến 1.848 tỷ đồng.

    Kết quả kinh doanh khởi sắc của BSR được hỗ trợ tích cực đến từ diễn biến giá dầu thế giới. Cụ thể, giá dầu WTI đã tăng mạnh từ hơn 40 USD/thùng lên chạm mốc 70 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 6/2019 và cao hơn rất nhiều so với giả định.

    Theo BSR, giá dầu được dự báo tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ 2021 dự báo tăng 6,6% so với năm 2020 nhờ kinh tế thế giới hồi phục nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn khi các nước đều mạnh tay chi tiền cho việc tiêm vắc-xin. Đồng thời, các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế được triển khai cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu phục hồi trở lại.

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BSR cũng diễn biến tương đối khởi sắc từ vùng đáy hồi cuối tháng 1/2021. Cổ phiếu này liên tục tăng mạnh cùng thanh khoản dồi dào qua đó kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 tại 21.000 đồng/cổ phiếu, gấp đôi sau 5 tháng. Đây cũng là vùng đỉnh trong vòng 3 năm trở lại đây của BSR.
    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu BSR từ đầu năm 2021
    Phuctoantrabac thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    28. TAC
    ĐHĐCĐ Dầu Tường An: Lãi 6 tháng đầu năm ước đạt 105 tỷ, chờ SCIC thoái vốn để sáp nhập vào KIDO

    BizLIVE - TAC ước doanh thu đạt 3.000 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. LNTT ước đạt 105 tỷ, tăng 22% so cùng kỳ.
    [​IMG]
    ĐHĐCĐ TAC vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến.
    Thông tin được lãnh đạo CTCP Dầu thực vật Tường An (mã TAC) chia sẻ với cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức chiều ngày 17/6 theo hình thức trực tuyến.

    Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo TAC cho biết dù chịu ảnh hưởng đại dịch nhưng năm 2020 được đánh giá là một năm đột phá của Tường An khi các chỉ tiêu về doanh thulợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra.

    Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của Tường An đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 26,67% so với năm 2019, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 762 tỷ đồng, tăng 15,22% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu đến từ phân khúc trung và cao cấp tăng 23% so với năm 2019.

    Năm 2021 là năm còn nhiều khó khăn, thuận lợi đan xen đối với ngành thực phẩm do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đại dịch khiến các hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục bị thu hẹp, hoạt động thương mại đầu tư chưa có dấu hiệu khởi sắc, thị trường tiền tệ không ổn định. Bên cạnh đó, dù một số quốc gia hiện nay đã tiêm ngừa Covid-19 bắt đầu mở cửa trở lại nhưng hệ thống các chuỗi cung ứng lớn trên thế giới vẫn còn đứt quãng dẫn đến việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu, biến động giá cả, vận chuyển và logistics…

    Lãnh đạo Tường An cho biết, thời gian sắp tới sẽ tập trung phát triển đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tối ưu hóa mô hình chuỗi cung ứng và hoạt động hiệu quả. Thông qua mô hình kinh doanh hiệu quả và thương hiệu vững mạnh cùng những lợi thế về mặt quản trị, tài chính, Marketing, IT, hệ thống… từ công ty mẹ - Tập đoàn KIDO, Tường An đẩy nhanh kế hoạch hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dầu ăn ở Việt Nam và mở rộng sang các ngành hàng thực phẩm khác theo định hướng của Tập đoàn.

    Theo đó, các kế hoạch trọng tâm được đề ra gồm tiếp tục phát triển các sản phẩm cốt lõi; tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các sản phẩm nhóm sản phẩm dầu chuyên biệt, dầu ăn cao cấp; thực hiện tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, khai thác tối đa nguồn lực, tăng cường hệ thống quản trị, quản lý chi phí, tập trung vào sản xuất để gia tăng hiệu quả; phát triển đa dạng danh mục sản phẩm, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu Tường An; tập trung phát triển theo chiều sâu, gia tăng độ phủ trên kênh đối với các dòng sản phẩm chủ lực.

    Công ty sẽ đầu tư mở rộng, cải tiến nhà máy để nâng công suất nhằm giảm giá thành trong chi phí sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường; gia tăng năng lực các bồn chứa để đảm bảo nguồn dự trữ cho sản xuất; thực hiện chiến lược khu vực hóa, xây dựng kế hoạch kinh doanh mùa vụ và danh mục sản phẩm phù hợp với từng địa phương nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh, gia tăng thị phần; khai thác tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu…

    Với những chiến lược nêu trên, Tường An đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2021 là 5.266 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 232 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 0,36% và 5% so với năm 2020. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 20%.

    Phần thảo luận:

    Cổ đông: Sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, chi phí bán hàng, marketing quảng bá thương hiệu do KDC hay TAC chịu trách nhiệm?

    Ông Bùi Thanh Tùng, CEO TAC: như kế hoạch 2021 có sự hỗ trợ từ tập đoàn từ phân phối để gia tăng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí. KDC chịu trách nhiệm về marketing, chi phí bán hàng cũng như quảng bá thương hiệu. TAC tập trung vào vấn đề sản xuất nhằm tối hưu hóa chi phí sản xuất. KDC am hiểu về kênh phân phối, chiến lược mua hàng người tiêu dùng.

    Dự kiến 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu lợi nhuận đạt bao nhiêu?

    Ông Tùng: TAC ước doanh thu đạt 3.000 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ 2020. LNTT ước đạt 105 tỷ, tăng 22% so cùng kỳ.

    Công ty kế hoạch sáp nhật TAC vào KDC hay không?

    Ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT TAC: Như đã biết trong TAC có 27% của VOC nắm giữ, SCIC nắm 36% tại VOC. Khi nào SCIC thoái vốn phần VOC thì KDC mời tư vấn, như trước đó đã trao đổi là có buổi ĐHCĐ bất thường để tiến tới sáp nhập TAC vào KDC. Hiện giờ về phía KDC, TAC là chờ thoái vốn của SCIC.

    Việc thiếu hụt container, tăng cước vận chuyển, đứt chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng kinh doanh của TAC như thế nào?

    Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, thành viên HĐQT: Việc gẫy chứt chuỗi cung ứng toàn cầu là thực tế nhưng với ngành dầu, đặc biệt với TAC là doanh nghiệp lớn nên có những nhà cung cấp chuyên biệt ở Indonesia, Malaysia. Họ dùng tàu chuyên dụng chứ không phải bình thường, khi đặt hàng phía nhà cung cấp đã chuẩn bị hết, chuyên chở 10.000-20.000 tấn nên việc thiếu hụt container không bị ảnh hưởng.

    TAC đóng vai trò như thế nào trong mảng dầu ăn của KDC đang phát triển?

    Ông Bùi Thanh Tùng: TAC có nhiều kinh nghiệm trong chế biến dầu ăn, trên 45 năm, có nhiều kinh nghiệm phát triển nhiều sản phẩm tối ưu nhằm đảm bảo bữa ăn gia đình Việt Nam. Về phía KDC rất có nhiều kinh nghiệm về định hướng tầm chiến lược, phân phối, marketing, phát triển sản phẩm nên vai trò của Tường An đóng góp trong chuỗi sản xuất hiện trên toàn quốc là khá tốt với hệ thống phân phối rộng. Khi sáp nhập kênh phân phối TAC vào KDC thành mạnh, sự cộng hưởng này đẩy mạnh mảng dầu ăn hiện tại và tương lai.

    Chuyển đổi mô hình ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của TAC, chiến lược chiếm lĩnh thị trường phía Bắc như thế nào?

    Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu: Theo tờ trình chuyển đổi mô hình tất cả kinh doanh sang KDC, không phải năm nay mới phát sinh mà là chiến lược có tầm nhìn của tập đoàn. KDC hướng tới tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam và khu vực, quản lý theo ngành hàng chứ không theo công ty. KDC có nền tảng phát triển bền vững, tập hợp tất cả nhà máy dầu, kem, thực phẩm, các đối tác OEM chuyên biệt hóa. Khi sản xuất ra sản phẩm tốt chuyên dùng cạnh tranh thị trường thì cần ngồn lực tài chính quản trị, marketing, đặc biệt là công nghệ. Cạnh tranh trong bối cảnh độ mở thị trường lớn, doanh nghiệp nước ngoài vào nhiều, các FTA có hiệu lực, nếu không đủ nguồn lực thì không chiếm lĩnh được thị trường. Đây là tầm nhìn nhà quản trị tới 2030 -2040, là lộ trình phát triển chứ không chỉ năm nay mới đưa ra định hướng. Đưa ra định hướng để cho thương hiệu TAC phát triển xa hơn nữa. Vấn đề lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi lúc đó TAC chỉ gánh phần chi phí sản xuất, tất cả chi phí khác thì KDC chịu.

    Về thị trường Việt Nam, phía Bắc có Calofic, phía Nam có Tường An. Chúng tôi phát triển thị trường phía Nam đủ mạnh đến một thời điểm nào đó thấy cần thiết và hiện nay là thời điểm cần thiết. Như đã đề cập chúng tôi đã phát triển nhà máy Vinh, mở rộng nhà máy, có điều kiện đưa hàng từ miền Nam ra Bắc. Một thời gian nữa thì hàng hóa Tường An tràn đầy trên thị trường phía Bắc. Trên bản đồ thị trường dầu ăn Việt Nam có Calofic và Tường An, cạnh tranh lành mạnh của các công ty là cần thiết giúp người tiêu dùng có sản phẩm tốt. Chúng tôi tin tưởng sẽ chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, giữ vị trí tốt, cao thị trường ngành dầu Việt Nam.

    KDC hướng tới không chỉ ngành dầu mà nhiều ngành khác trong thị trường thực phẩm thiết yếu, hiện tiến hành các công nghệ để đem sản phẩm tới gần nhất với người tiêu dùng.
    trabac thích bài này.
  4. MONEY2018

    MONEY2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2018
    Đã được thích:
    413
    BUT_CHI_2020anchaodabat thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    29. VGT
    Vinatex (VGT): Nửa đầu năm lợi nhuận tăng 190% so với cùng kỳ, riêng mảng sợi đã bù đắp hết thiệt hại của 2 năm 2019-2020

    THỨ 3, 13/07/2021, 08:06
    Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) vừa có tổng kết tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm. Theo Vinatex, nửa đầu năm 2021 thị trườngghi nhận những phục hồi tích cực của tổng cầu trên thị trường thế giới. Trong đó, với sự tăng trưởng trở lại ở mức độ cao tại các nước phát triển, lần đầu sau 3 năm dự báo của WorldBank về tốc độ tăng GDP của tháng 6/2021 cao hơn dự báo tháng 1, trong đó đột biến chính ở thị trường Mỹ với tốc độ trên 6%, là mức cao nhất trong 80 năm qua sau khi xảy ra khủng hoảng. Trụ đỡ cầu tăng đã làm cho lưu lượng giao dịch hàng hoá dệt may tăng cao, đem lại nguồn đơn hàng dài, số lượng lớn cho phần lớn doanh nghiệp sau 1 năm thiếu hụt nặng nề.

    Ngành sợi tăng trưởng mạnh mẽ, 6 tháng đầu năm 2021 đã bù đắp hết thiệt hại trong 2 năm 2019-2020

    Trong kỳ, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt gần 19 tỷ USD, tăng trên 20% so với 2020, đặc biệt đã vượt qua cả con số của cùng kỳ 2019, chứng tỏ một sự phục hồi khá sớm so với dự báo phải hết 2021 mới quay lại ngưỡng 2019, thậm chí đến quý 3/2022.

    Theo Vinatex, sự phục hồi này ngoài yếu tố cầu, còn có cả yếu tố dịch chuyển cung, do nhóm các nước xuất khẩu dệt may lớn như Ấn Độ, Bangladesh, Cambodia bị dịch bệnh hoành hành trên quy mô lớn, doanh nghiệp không thể hoạt động, trong khi ở Việt Nam đến hết tháng 4, tình hình kiểm soát dịch bệnh khá tốt, doanh nghiệp có thể phát huy hết tốc lực cho sản xuất.

    Bên cạnh ngành may có đủ đơn hàng dù đơn giá còn thấp thì điểm sáng đặc biệt đến từ ngành sợi. Sau 24 tháng liên tục khó khăn, cầu thấp, nhiều thời điểm giá bán dưới giá thành thì từ tháng 10/2020, tình hình ngành này đã sáng lên, cầu và cả giá bán tăng cao.


    Ước tính hiệu quả của 6 tháng đầu năm 2021 về cơ bản có thể bù đắp được toàn bộ phần thiệt hại của 2 năm 2019 - 2020; đưa ngành sợi trở lại thành ngành có đóng góp trên 60% hiệu quả hợp nhất toàn Tập đoàn, dù chỉ ở 12 đơn vị với quy mô ~7.000 lao động, chiếm dưới 10% lao động trực tiếp của Tập đoàn, và dưới 5% nếu tính đến cả các đơn vị may cấp 2.

    Tổng thể ước tính doanh thu hợp nhất tương đương cùng kỳ do không còn doanh thu sản phẩm PPE (đồ dùng bảo hộ cá nhân), và xu thế dịch chuyển ngắn hạn hợp đồng quay lại mô hình CM để giảm rủi ro tài chính cũng như thời gian giao hàng nguyên liệu vì dịch bệnh. Tuy nhiên, lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn đạt trên 70% kế hoạch cả năm, tăng trưởng khoảng 190% so với cùng kỳ, đồng thời bằng 140% cùng kỳ 2019 trước đại dịch, với đóng góp lớn từ ngành sợi và sự ổn định ở mức gần tương đương trước dịch của ngành may.

    Được biết, nửa đầu năm 2020, doanh thu Vinatex đạt 7.046 tỷ đồng, LNST 276 tỷ đồng.

    Trung Quốc vươn lên là Top 3 nhập khẩu về ngành sợi, Mỹ vẫn là thị trường quan trọng với mảng may

    Dự báo cho 6 tháng cuối năm, số liệu từ World Bank cho thấy tốc độ tăng trưởng toàn cầu khoảng 5,6% cao nhất trong điều kiện sau đợt khủng hoảng của 80 năm qua, nhưng tổng sản lượng toàn cầu đến 2022 dự kiến vẫn thấp hơn trước dịch Covid -19 khoảng 2%. Điểm đặc biệt là phục hồi tăng trưởng chủ yếu lại đến từ các nền kinh tế phát triển OECD, trong đó Mỹ có đóng góp trọng yếu với GDP dự kiến tăng 6,8% cao hơn dự báo tháng 1/2021 tới 3,3%. Trung Quốc cũng có tốc độ tăng cao với 8.5%, cao hơn dự báo tháng 1 khoảng 0,6%.


    Tuy nhiên các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (từ 6,8% xuống 6,6%) lại có dự báo tháng 6 thấp đi so với tháng 1 do sự quay trở lại của dịch bệnh, tỷ lệ tiêm vacxin thấp làm khả năng tăng trưởng bền vững bị nghi ngờ. Dự báo đến 2022, GDP đầu người và cả sản lượng sản xuất của 2/3 các nước EMDEs vẫn thấp hơn mức 2019 trước dịch.

    Nguyên nhân cản trở lớn cho phục hồi thương mại toàn cầu từ góc độ các nước EMDEs được chỉ ra là do chi phí thương mại xuyên biên giới (cross-border trade costs) tăng cao. Trung bình từ các nước EMDEs có chi phí thương mại cao hơn các nước phát triển khoảng 50%, trong đó 1/3 là do chi phí vận tải và logistic, còn 1/3 là do các chính sách thương mại. Dự báo trong 6 tháng cuối năm chi phí này vẫn duy trì ở mức cao và là rủi ro trọng yếu cho phục hồi thương mại.

    Đối với Việt Nam, sau năm 2020 với xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận nhập siêu ~1,5 tỷ USD. Riêng với dệt may, thị trường Mỹ vẫn đang là thị trường quan trọng nhất với tốc độ tăng trưởng gần 30% trong 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng cao nhất sau 14 năm qua kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó lại tiềm ẩn rủi ro trong chính sách của Mỹ với Việt Nam, nhất là trong điều kiện điều khoản 301 của luật thương mại 1974 vẫn chưa hoàn toàn được giải toả trong tiếp cận của Mỹ.

    Với Trung Quốc, 6 tháng qua đã vươn lên nằm trong top 3 các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam mà chủ yếu là của ngành sợi. Sự nhạy cảm trong chính sách và nhu cầu của Trung Quốc với ngành sợi Việt Nam đã trở nên rất cao mang tính ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả của ngành.


    Bảo An
    matdaulaydotrabac thích bài này.
    matdaulaydo đã loan bài này
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    30. POW
    PV Pow (POW): Doanh thu đi ngang trong 6 tháng đầu năm, ước đạt 15.386 tỷ đồng

    34 phút trước
    (ĐTCK) Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán POW - sàn HOSE) công bố ước tính tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm.
    [​IMG]
    Theo đó, trong tháng 6, POW ước tính sản lượng đạt 1.580 triệu kWh, bằng 91% kế hoạch tháng và lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 9.488 triệu kWh.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng ước tính doanh thu trong tháng 6/2021 đạt 2.636 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch tháng và lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 15.386 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,89% so với cùng kỳ năm ngoái (15.683,1 tỷ đồng).

    POW cho biết, trong tháng 6/2021 nhu cầu phụ tải trên hệ thống tiếp tục thấp do tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại trên khắp cả nước. Nhiều tỉnh thành phố đã tiến hành cách ly xã hội và các nhà máy điện mặt trời vẫn đang được huy động tối đa công suất dẫn đến giá thị trường không cao. Các nhà máy điện chỉ phát điện khi có giá thị trường cao, đủ bù đắp chi phí và đảm bảo hiệu quả tối ưu.

    Xét về kế hoạch đầu tư dự án mới, tại dự án đầu tư Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 &4, ban quản lý dự án tiếp tục xem xét lựa chọn nhà thầu các gói thầu EPC. Tiếp tục thực hiện công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án.

    Trong tháng 7/2021, doanh nghiệp đặt kế hoạch sản lượng là 1.718 triệu kWh, doanh thu là 2.116 tỷ đồng.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/7, cổ phiếu POW giảm 650 đồng về 10.150 đồng/cổ phiếu.
    nv3310va thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    31. HAD
    Lợi nhuận nửa đầu năm của Habeco Hải Dương giảm hơn 92%


    • HNX: HAD) chỉ ghi nhận vỏn vẹn gần 300 triệu đồng, giảm đến 92% so với cùng kỳ năm trước.



      Tính riêng trong quý 2/2021, doanh thu thuần của HAD đạt gần 48 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận gộp giảm hơn 28%, về mức hơn 13 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng co lại từ 32% xuống mức 28%.

      Với doanh thu giảm mạnh nên dù chi phí bán hàng đã giảm 23% và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 2%, lợi nhuận ròng trong quý 2 của HAD vẫn giảm 40%, còn hơn 3 tỷ đồng.

      Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng của HAD đã giảm 92% so với cùng, vỏn vẹn còn khoảng 296 triệu đồng chủ yếu là do doanh thu giảm mạnh 23%.

      Theo đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HAD cũng “vơi” đi 69%, còn hơn 7 tỷ đồng

      Trong năm 2021, HAD đặt mục tiêu đạt hơn 196 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% nhưng dự kiến chỉ đạt 1.8 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 78% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, khép lại 6 tháng đầu năm 2021, HAD thực hiện được 28% chỉ tiêu doanh thu và 16% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.



      Đến cuối tháng 6, tổng tài sản của HAD tăng 16%, lên hơn 108 tỷ đồng, chủ yếu do đầu tư tài chính ngắn hạn (tăng 21%), các khoản phải thu ngắn hạn (gấp 2.2 lần) và hàng tồn kho (tăng 60%) đều tăng mạnh so với đầu năm.

      Khang Di
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    32. HNR
    Halico lỗ lũy kế gần 458 tỷ đồng

    2 giờ trước

    • HNR) ghi nhận lỗ ròng hơn 12 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 30/06 cán mức 458 tỷ đồng.

      Kết thúc quý 2/2021, doanh nghiệp nổi tiếng với thương hiệu Vodka Hà Nội ghi nhận doanh thu giảm 33% so với cùng kỳ, xuống còn 17 tỷ đồng.

      Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp chuyên sản xuất rượu lỗ gộp 2.5 tỷ đồng.

      Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt tăng, lần lượt ghi nhận gần 7 tỷ đồng và hơn 4 tỷ đồng.

      Kết quả, HNR báo lỗ hơn 12 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 6.5 tỷ đồng).

      Kết quả kinh doanh quý 2/2021 của HNR. Đvt: Tỷ đồng
      Nguồn: BCTC quý 2/2021 của HNR
      Lũy kế nửa đầu năm 2021, HNR ghi nhận doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 53 tỷ đồng. Nhờ giá vốn giảm đã giúp biên lãi gộp của HNR cải thiện từ 12% lên 16.6%. Tuy vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, HNR lỗ ròng hơn 13 tỷ đồng.

      Tính đến 30/06/2020, tổng tài sản của HNR ghi nhận gần 382 tỷ đồng, giảm 3% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 43%, xuống còn gần 8.8 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp không còn ghi nhận khoản phải thu Công ty TNHH Đại Việt và Công ty TNHH Rượu Hoàng Khởi.

      Hàng tồn kho cũng giảm 6%, xuống còn 68 tỷ đồng. Trong đó, nguyên liệu, vật liệu ghi nhận hơn 39 tỷ đồng (giá gốc) và trích lập dự phòng hơn 12 tỷ đồng.



      Nợ phải trả (chủ yếu là nợ ngắn hạn) tại thời điểm cuối tháng 6 ghi nhận hơn 26 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.

      Tiên Tiên
    ckhettien thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    33. SMB
    Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) lãi hơn 49 tỷ đồng trong quý 2, tăng trưởng 20,3% so với cùng kỳ năm trước

    Thứ 3, 13/07/2021, 11:05
    0
    CHIA SẺ
    Như vậy, 6 tháng đầu năm 2021, SMB đã hoàn thành 45% kế hoạch doanh thu và 50,8% mục tiêu LNST cả năm.
    [​IMG][​IMG]
    CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã chứng khoán: SMB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với các khoản mục hầu hết đầu tích cực hơn so với cùng kỳ.

    Cụ thể, tính riêng quý 2, doanh thu thuần của SMB đạt 323,1 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,8% so với quý 2 năm ngoái. Tuy nhiên chi phí giá vốn cũng được điều chỉnh giảm mạnh hơn, đến 7,2% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt xấp xỉ 94 tỷ đồng, tăng so với con số 85,6 tỷ đồng đạt được cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 29%.

    Trong kỳ chi phí bán hàng tăng lên mức gần 17 tỷ đồng trong khi chi phí QLDN lại điều chỉnh giảm 17,6%. Công ty ghi nhận tổng LNTT đạt 61,7 tỷ đồng.

    Khấu trừ thêm chi phí khác và thuế, SMB lãi ròng 49,2 tỷ đồng, tăng 20,30% so với quý 2/2020 tương đương EPS đạt 1.649 đồng.

    [​IMG]
    Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu công ty đạt 595,7 tỷ đồng, nhích thêm gần 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Những cố gắng trong công tác sản xuất kinh doanh cùng với đó là cắt giảm tối đa chi phí đã giúp SMB ghi nhận mức lãi ròng 6 tháng đầu năm đạt gần 77,7 tỷ đồng, tăng trưởng 29,5% so với thực hiện trong nửa đầu năm 2020.

    Bước sang năm 2021, Bia Sài Gòn - Miền Trung đặt mục tiêu đạt 1.315 tỷ đồng doanh thu, tương ứng mức tăng 11,2% so với thực hiện năm trước đó. Tuy nhiên, SMB kỳ vọng lãi trước thuế đạt gần 153 tỷ đồng, đi lùi 18,6% so với thực hiện trong năm 2020. Với kế hoạch này, công ty đưa ra tỷ lệ cổ tức dự kiến trong năm 2021 là 35%.

    Như vậy, 6 tháng đầu năm 2021, SMB đã hoàn thành 45% kế hoạch doanh thu và 50,8% mục tiêu LNST cả năm.

    Trên sàn HoSE, cổ phiếu SMB chốt phiên 12/7 tại mức thị giá 38.550 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường SMB hiện đạt hơn 1.150 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Phương Linh
    ckhettientrabac thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    35. GMD
    Gemadept ước lãi 6 tháng tăng 38% so với cùng kỳ

    16:41 | 30/06/2021

    Lợi nhuận trước thuế sau nửa đầu năm của Gemadept ước đạt 388 tỷ đồng, giúp công ty thực hiện được 55% kế hoạch năm.
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của CTCP Gemadept (Mã: GMD) diễn ra sáng 30/6, Giám đốc tài chính công ty đã chia sẻ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu ước đạt 1.439 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 388 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020.

    Theo đại diện Gemadept, ngay từ đầu năm, dù xác định dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp nhưng ban lãnh đạo vẫn đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng so với các doanh nghiệp cùng ngành. Năm 2021, Gemadept cho rằng đây là năm bản lề để công ty hướng tới chiến lược phát triển đến năm 2025.

    Năm nay, theo trường hợp lạc quan, doanh thu hợp nhất của Gemadept mục tiêu đạt 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 700 tỷ đồng. Với kịch bản trung bình, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 2.700 tỷ đồng và 630 tỷ đồng.

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: MH tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất năm của Gemadept.
    Như vậy, sau nửa năm, Gemadept đã thực hiện được 51% kế hoạch doanh thu năm và 55% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế theo trường hợp tích cực.

    Từ đầu năm đến nay, hoạt động khai thác cảng nói chung và của Gemadept nói riêng được hưởng lợi nhờ hoạt động xuất nhập khẩu mạnh mẽ của Việt Nam và giá cước vận tải biển tăng cao kỷ lục trong hai năm qua.

    Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 28%; nhập khẩu tăng 36%. Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD.

    Trong đó, việc Gemadept sở hữu lợi thế với quy mô lớn, hệ thống cảng biển trải dài cả nước và chuỗi dịch vụ logistics tương đối đầy đủ đã giúp công ty hưởng lợi từ sự bùng nổ của ngành cảng biển.

    Theo nhận định của Chứng khoán VCBS, bên cạnh động lực tăng trưởng quan trọng là cảng Gemalink, các yếu tố đến từ khu vực Cái Mép – Thị Vải và xu hướng dịch chuyển từ các cảng nội thành TP HCM cũng sẽ giúp Gemadept tăng trưởng dài hạn.

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GMD liên tục leo dốc trong 5 tháng gần đây và tiến tới vùng đỉnh trong hơn 12 năm qua, đạt 43.000 đồng/cp trong phiên 30/6.

    [​IMG]
    Diễn biến giá GMD trong 6 tháng gần đây. (Nguồn: TradingView).
    [​IMG]

Chia sẻ trang này