Kết quả kinh doanh quý 3/22 có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 06/10/2022.

2613 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 02:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 15426 lượt đọc và 61 bài trả lời
  1. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.871
  2. Dautu_tangtruong_NVC

    Dautu_tangtruong_NVC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2017
    Đã được thích:
    708
    .
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi quý 3 cao kỷ lục 262 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ
    THỨ 4, 19/10/2022, 08:45
    [​IMG]
    Cải thiện tình trạng tê buốt tay do thoái hóa cột sống cổ
    benhdaulung.info Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã chứng khoán: DHG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 1.162 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn có mức tăng chậm hơn do đó lợi nhuận gộp Công ty thu về 578 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 459 tỷ đồng hồi quý 3/2021
    Trong kỳ, hoạt động tài chính không có nhiều thay đổi; chi phí bán hàng ghi nhận tăng 25% từ 180 tỷ lên gần 225 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế quý 3/2022 đạt 262 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Dược Hậu Giang.

    Theo giải trình của công ty, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ công ty đã tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối và kết nối với khách hàng tốt. Ngoài ra, việc quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho tốt giúp cải thiện dòng tiền và tăng hiệu quả hoạt động.

    [​IMG]
    LNST quý 3/2022 lên mức cao kỷ lục

    Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, DHG đạt hơn 3.346 tỷ đồng doanh thu và 752 tỷ đồng LNST, lần lượt tăng 15% và 24% so với 9 tháng đầu năm ngoái.


    So với kế hoạch đã đề ra, DHG thực hiện được 79% chỉ tiêu doanh thu và hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng.

    [​IMG]
    Nguồn: BCTC DHG

    Tính đến thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản DHG vào mức 4.757 tỷ đồng, tăng 139 tỷ đồng so với đầu kỳ. Nợ phải trả giảm mạnh từ 825 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 699 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay ngắn hạn giảm hơn 16% xuống còn 633 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 265 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do tăng quỹ đầu tư và phát triển (tăng 290 tỷ đồng). Tại thời điểm cuối quý 3, Dược Hậu Giang còn hơn 782 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

    Phương Linhl
    trabac thích bài này.
  4. No1ck

    No1ck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/11/2021
    Đã được thích:
    532
    chấp nhận lỗ khi sai có sao nhỉ?

    [​IMG]
    anchaodabat thích bài này.
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    27. DGC




    Hóa chất Đức Giang có quý thứ 4 liên tiếp lãi trên ngàn tỷ



    • HOSE: DGC) báo lãi ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2021.

      Ông lớn ngành hóa chất DGC lại có một quý kinh doanh đầy bùng nổ. Cụ thể, trong kỳ, DGC báo doanh thu gần 3.7 ngàn tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 40%, lên hơn 2 ngàn tỷ đồng. Kết quả, DGC đạt lợi nhuận gộp hơn 1.6 ngàn tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ.


      Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng mạnh lên 143 tỷ đồng, gấp 3.5 lần cùng kỳ. Các hạng mục chi phí đều tăng nhưng không đáng kể, như chi phí tài chính tăng 38% (lên gần 15 tỷ đồng), chi phí bán hàng tăng 18% (gần 145 tỷ đồng), hay chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11% (gần 34 tỷ đồng). Nhờ tình hình kinh doanh tăng trưởng tốt, DGC lãi ròng quý 3 hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.

      Sau 9 tháng năm 2022, DGC đạt doanh thu, lãi sau thuế và lãi ròng lần lượt là 11.3 ngàn tỷ đồng, 4.9 ngàn tỷ đồng và 4.5 ngàn tỷ đồng, tăng 86%, gấp 4.4 và 4.2 lần cùng kỳ. Kết quả này tương ứng với hơn 93% kế hoạch doanh thu và vượt gần 41% mục tiêu lợi nhuận đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.
    trabac thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    28. FPT lãi sau thuế gần 4.900 tỷ đồng trong 9 tháng đầu 2022, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước
    THỨ 4, 19/10/2022, 11:08
    1039CHIA SẺ

    ĐỌC BÀI - 3:05


    Trong đó, LNST thuộc về Cổ đông Công ty mẹ tăng 30% so với cùng kỳ lên 3.943 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) vừa công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2022, ghi nhận tiếp tục đạt mức tăng trưởng trên 20%, vượt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

    Theo đó, tổng doanh thu 30.975 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.665 tỷ đồng, đồng loạt tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, FPT lãi sau thuế 9 tháng 4.856 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021. Trong đó, LNST thuộc về Cổ đông Công ty mẹ tăng 30% lên 3.943 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng tăng 30% lên 3.605 đồng.

    Analytics, Blockchain,...

    Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước giữ mức tăng trưởng dương, đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 4.263 tỷ đồng và 425 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm phần mềm Made-by-FPT ghi nhận 658 tỷ doanh thu trong 9 tháng năm 2022, tăng trưởng 48.3% so với cùng kỳ.


    Thứ hai, doanh thu Dịch vụ Viễn tăng trưởng 2 con số 16%, đạt 10.243 tỷ đồng. Biên lợi nhuận được mở rộng từ 18.1% lên 18.8% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.

    Thứ ba, mảng giáo dục tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 47%, đạt 3.104 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2022

    [​IMG]
    Đơn vị: Tỷ đồng

    Về hoạt động khác, ngày 13/10, FPT tại Nhật vừa ký kết thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS, Inc. - công ty trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật, với hơn 20 năm kinh nghiệm. Khoản đầu tư chiến lược có thể giúp FPT và LTS, Inc. khai phá tốt nhất các cơ hội trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ công nghệ, với mục tiêu đạt được các hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô tại thị trường Nhật Bản cũng như quốc tế.

    Phương Linh
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    29 VNS
    Đổi mô hình, biên lợi nhuận gộp tăng vọt, Vinasun báo lãi gần 130 tỷ sau 9T2022, cao hơn cả trước dịch

    THỨ 4, 19/10/2022, 17:57
    FPT lãi sau thuế gần 4.900 tỷ đồng trong 9 tháng đầu 2022, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước

    Mặc dù doanh thu 9T2022 chỉ bằng một nửa so với 9T2019 (tức thời điểm trước dịch Covid), nhưng Công ty lãi ròng 128,5 tỷ đồng, cao hơn gần 40% so với số lãi của 9T2019.
    [​IMG]
    Cơn đau thoái hóa cột sống sẽ "êm dần" nếu bạn làm điều này
    benhdaulung.info Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 vừa được công bố cho biết, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, mã chứng khoán VNS) đạt doanh thu 353 tỷ đồng – tăng 14 lần so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận gộp đạt 90 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 77 tỷ đồng. Mặc dù chi phí bán hàng tăng hơn 4 lần và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 140% nhưng công ty vẫn lãi ròng gần 60 tỷ đồng.

    Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinasun đạt 764,5 tỷ đồng doanh thu – tăng 93% so với năm trước (nhờ nền thấp vì giãn cách xã hội), nhưng mới chỉ bằng một nửa so với 9T2019, tức thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, Công ty lãi ròng 128,5 tỷ đồng so với con số lỗ của cùng kỳ và cao hơn gần 40% so với số lãi của 9T2019.

    [​IMG]



    Điều nhận thấy rõ nét nhất là biên lợi nhuận gộp của Vinasun cải thiện đáng kể.

    [​IMG]
    Năm 2017, khi bắt đầu cuộc chiến với taxi công nghệ mà điểm nhấn là vụ kiện Grab ra tòa, hãng taxi truyền thống Vinasun đã công bố chuyển dần sang mô hình hợp tác kinh doanh thương quyền.

    Theo thông tin trên trang vinasuntaxi, với 11 triệu đồng/năm đóng phí thương quyền và 12 triệu đồng ký quỹ ban đầu, tài xế hợp tác với Vinasun nhận mức chiết khấu 15,5% doanh thu hàng ngày, được khai thác hệ thống tổng đài, điểm tiếp thị, sân bay và được hỗ trợ thủ tục đổi màu xe của họ.

    Ở mô hình kinh doanh taxi truyền thống, doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải được chia theo tỷ lệ nhất định giữa tài xế và công ty hoặc theo hình thức khoán doanh thu cho tài xế. Đội xe do Vinasun đầu tư.

    Do đó, doanh nghiệp taxi sở hữu đội xe như Vinasun có thể điều chỉnh tỷ lệ chia với tài xế dựa trên các tính toán về chi phí khác để đảm bảo công ty có lãi. Trong mô hình này, chi phí khấu hao và chi phí nhân viên là 2 yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất.

    Từ 2017 đến nay, khi tăng dần các hợp đồng kinh doanh thương quyền và giảm số lượng xe đầu tư, tỷ lệ chi phí khấu hao và chi phí nhân viên trong Tổng chi phí kinh doanh theo yếu tố của Vinasun đã giảm rõ rệt, biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh. 9 tháng đầu năm 2022, biên lợi nhuận gộp của Vinasun tăng vọt lên mức 27,2% - cao gần gấp đôi giai đoạn trước năm 2017.

    Báo cáo tài chính cho biết, đến cuối quý 3/2022, số lượng nhân viên nhóm công ty đã tăng lên 2.045 người. Đây là quý thứ 2 nhân sự Vinasun tăng trở lại sau 3 năm liên tiếp giảm tài xế, tuy nhiên chỉ tăng 11 người so với cuối quý trước.


    Trước đó, ở thời kỳ đỉnh cao (2015 – 2016), số lượng nhân sự Vinasun lên đến hơn 17.000 người và đội xe trên 6.000 chiếc. Cuối năm 2021, quy mô nhân sự của Vinasun còn 1.877 người, giảm 2.521 người so với đầu năm. Số xe còn 2.071 chiếc. Đến ngày 31/3/2022, số nhân sự tiếp tục giảm còn 1.764 người.

    [​IMG]
    Theo Báo cáo tài chính, năm 2018, 2019 và 9 tháng đầu năm 2022, chi phí khấu hao chiếm lần lượt khoảng 21-24% tổng chi phí và bằng 18-24% doanh thu. Còn chi phí nhân viên chiếm 40-43% tổng chi phí và bằng 41% doanh thu.

    Riêng 2 năm 2020-2021 chịu cảnh giãn cách xã hội, tỷ trọng chi phí khấu hao tăng lên mạnh, bằng 57% doanh thu, chi phí nhân viên cũng vọt lên bằng 49% và 52% doanh thu.

    Đó là khi các xe taxi của Vinasun phải nằm bãi không hoạt động, không đem lại doanh thu nhưng vẫn chịu chi phí khấu hao và doanh nghiệp vẫn phải trả một phần thu nhập cho nhân viên. Đó cũng là lý do khiến cho giá vốn cao vượt doanh thu trong 2 năm này và Vinasun bị lỗ.
    trabac thích bài này.
  8. Congnhac

    Congnhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2020
    Đã được thích:
    1.304
    có mã gì quí 3 này hay hay không các bác
    anchaodabat thích bài này.
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    30. Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) lãi 745 tỷ đồng trong 9 tháng, vượt 71% kế hoạch năm
    8 giờ trước
    Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam

    (ĐTCK) CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP - UPCoM) mới công bố BCTC quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm 2022.
    [​IMG]
    Cụ thể, quý III/2022, QTP ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 3.141 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn cũng tăng 57%, lên hơn 2.906 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 235 tỷ đồng, tăng 94%, nguyên nhân chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm tăng và công tác vận hành thị trường hiệu quả.

    Kỳ này, doanh thu tài chính của QTP giảm 82%, xuống chỉ còn 6,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 37%, lên 63,5 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22%, lên 22 tỷ đồng.


    Ngoài ra, trong quý III/2022, tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng so với thời điểm đầu năm, nên Công ty ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá 32,4 tỷ đồng, trong khi quý III/2021, Công ty lãi chênh lệch tỷ giá 22,6 tỷ đồng.

    Kết quả, QTP lãi sau thuế quý III/2022 hơn 147 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021.




    Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của QTP đạt hơn 8.155 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 745 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng

    31% và 88% so với thực hiện 9 tháng đầu năm 2021.

    Năm 2022, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 9.580,13 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 435,86 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Nhiệt điện Quảng Ninh đã vượt 71% mục tiêu lợi nhuận năm.

    Tính đến cuối quý III, tổng tài sản doanh nghiệp giảm nhẹ so với hồi đầu năm, về mức 8.868 tỷ đồng. Đáng chú ý là tiền và tương tương tiền giảm mạnh từ 205,8 tỷ đồng, xuống vỏn vẹn hơn 14 tỷ đồng (tương đương giảm 93%); đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm hơn 30%, còn 661,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn 56%, lên 3.211,4 tỷ đồng.

    Nợ phải trả cũng giảm nhẹ còn 2.725 tỷ đồng; riêng nợ vay ngắn hạn còn 954 tỷ đồng và nợ vay dài hạn còn 879 tỷ đồng, lần lượt tăng 27,2% và giảm 37,4%.

    Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 19/10, cổ phiếu QTP tăng 0,68%, lên 14.700 đồng/CP.
    trabac thích bài này.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    31. Giá urê và NH3 vẫn cao, Đạm Hà Bắc (DHB) lãi ròng 347 tỷ quý III
    20:00 | 19/10/2022
    Chia sẻ
    Đạm Hà Bắc lãi ròng 347 tỷ đồng trong quý III, tăng 199% so với cùng kỳ năm 2021.



    CTCP Đạm và Hoá chất Hà Bắc (Mã: DHB) vừa có báo cáo tài chính quý III với doanh thu thuần đạt 1.747 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng 42% lên 1.167 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp kỳ này của doanh nghiệp đạt 580 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp là 33% trong khi kỳ trước đạt 32%.

    Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này là 2.856 tỷ đồng, gấp 86 lần so với quý III/2021. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi không đáng kể.

    Quý III, thị trường thuận lợi, giá urê cùng NH3 trên thế giới và trong nước ở mức cao so với cùng kỳ trong khi chi phí lãi vay giảm mạnh giúp doanh nghiệp lãi ròng 347 tỷ đồng, tăng 199% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy nhiên, điểm bất lợi là giá dầu, giá than và các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác tăng cao, nguồn than trong tình trạng thiếu hụt. Tỷ giá đồng USD tăng mạnh dẫn đến chi phí tăng và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Luỹ kế 9 tháng đầu năm, DHB ghi nhận doanh thu đạt 5.294 tỷ đồng, tăng 73% và lợi nhuận sau thuế là 1.694 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 293 tỷ. Năm nay, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 4.498 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 8,8 tỷ đồng. Như vậy, DHB đã vượt xa các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận trong năm.

    Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp là 7.171 tỷ đồng, giảm 774 tỷ đồng so với đầu năm và nằm chủ yếu ở tài sản cố định (66%). Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là 120 tỷ đồng. Hàng tồn kho là 509 tỷ đồng tại ngày 30/9, chủ yếu nguyên, vật liệu và không thay đổi quá nhiều so với đầu năm.

    Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của DHB là 2.986, chiếm 42% tổng nguồn vốn song không được thuyết minh.

    Khoản lỗ luỹ kế còn 3.059 tỷ đồng tính tới cuối quý III khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm 337 tỷ đồng.

    CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là công ty con của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - nắm giữ 97,66% vốn điều lệ. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất phân đạm và các loại hóa chất và xây lắp công trình, kinh doanh điện.
    trabac thích bài này.

Chia sẻ trang này