Kết quả kinh doanh quý 4 đã được phản ánh vào giá?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 08/01/2022.

2613 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 02:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10898 lượt đọc và 59 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    12. BSI
    Chứng khoán BIDV ước lãi 85 tỷ quý IV, tăng 78%

    HoSE: BSI) dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2021 khoảng 430 tỷ đồng, vượt 139% kế hoạch năm và gấp 2,7 lần năm trước.

    9 tháng, doanh nghiệp chứng khoán lãi trước thuế 345 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Như vậy, riêng quý IV lợi nhuận ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 78% so với quý IV/2020.

    [​IMG]
    BSC sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.878 tỷ đồng.

    Đại hội đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ tối đa 65,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược là Hana Financial Investment (Hàn Quốc). Vốn điều lệ tăng từ 1.220 tỷ đồng lên 1.878 tỷ đồng. Nguồn tiền thu được dùng để bổ sung vốn các các nghiệp vụ kinh doanh như cho vay ký quỹ, đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành…

    Sau giao dịch, tổ chức này sẽ sở hữu 35% vốn Chứng khoán BIDV. Hana Financial Investment là thành viên Tập đoàn Tài chính Hana. Một thành viên khác của tập đoàn này, KEB Hana Bank là cổ đông lớn nắm 15% vốn BIDV - ngân hàng mẹ BSC.

    Giá bán chưa được tiết lộ, HĐQT cam kết việc đàm phán giá giữa 2 bên sẽ phù hợp với điều kiện thị trường, lợi ích cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược và đảm bảo tính thành công.

    BSC kỳ vọng việc Hana Financial Investment trở thành cổ đông chiến lược ngoài giúp bổ sung vốn thì sẽ hỗ trợ đẩy mạnh mảng nghiệp vụ môi giới sử dụng công nghê và kỹ thuật số, năng cao năng lực về công nghiệp thông tin…

    Cổ phiếu BSI hiện giao dịch vùng giá 42.600 đồng/cp, giảm 20% từ vùng giá giữa tháng 10 nhưng gấp 3,6 lần tính từ đầu năm.
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    13. HAH
    Hải An lãi 2021 gấp gần 3 lần cùng kỳ, năm sau đầu tư tối đa 4 tàu container

    HoSE: HAH) vừa công bố tổng doanh thu năm nay ước đạt gần 1.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 389 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 146% so với kế hoạch đề ra. So với năm 2020, doanh thu và lợi nhuận ước thực hiện này lần lượt tăng 58% và gấp 2,7 lần.

    [​IMG]
    Ảnh: HAH

    Về kế hoạch năm 2022, doanh nghiệp vận tải biển đặt mục tiêu doanh thu gần 2.388 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 25% so với ước thực hiện năm nay. Lợi nhuận sau thuế tăng 41% lên 550 tỷ đồng.

    Trong năm sau, Hải An dự kiến mua thêm 1-2 tàu container đã qua sử dụng loại 1.600-1.700 teu và đóng mới 2 tàu container 1.800 teu. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để đầu tư depot hoặc bến cảng tại khu vực TP HCM, Vũng Tàu và miền Trung nơi có cơ hội.

    HĐQT Hải An vừa phê duyệt dự án đầu tư mua tàu container Marine Bia đóng tại năm 2008 (13 tuổi) ở Nhật Bản.

    [​IMG]
    Tàu container Marine Bia. Ảnh: Vesselfinder

    Hiện đơn vị đang sở hữu đội tàu container với 8 chiếc (tổng trọng tải lên đến 150.000 DWT, tuổi trung bình 14). Hải An vừa ký hợp đồng cho thuê tàu Haian West trong tháng 9 và tàu Haian Mind từ tháng 11. Hai hợp đồng cho thuê đều có kỳ hạn hai năm. Danh mục đội tàu sẽ bao gồm 4 tàu cho thuê và 4 tàu tự vận hành. Trong đó giá cho thuê Hai An West hiện là 31.500 USD/ngày, gần gấp đôi giá cho thuê trước đó từ 15.000 đến 17.500 USD/ngày.

    Bộ phận phân tích SSI đánh giá chiến lược gia tăng các hợp đồng cho thuê tàu dài hạn sẽ hỗ trợ tích cực cho Hải An trong hai năm tới do các tàu cho thuê có biên lợi nhuận ổn định và cao hơn so với tàu tự vận hành. Các tàu cho thuê cũng giúp giảm rủi ro liên quan đến biến động giá dầu do công ty không phải chịu chi phí nhiên liệu.

    [​IMG]
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    14. VGT
    Vinatex báo lãi trước thuế hợp nhất 1.200 tỷ năm 2021, gấp đôi 2020


    [​IMG]
    Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu (giữa), Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT(phải)

    Chiều 23/12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) họp báo công bố kết quả kinh doanh năm 2021.

    Vượt tất cả chỉ tiêu năm, thậm chí cao hơn trước đại dịch 70%

    Cụ thể, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước và tăng 0,3% so với năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Việt Nam hiện đứng top 3 các nước xuất khẩu dệt may và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi 2022.

    Doanh thu và thu nhập hợp nhất của Vinatex năm 2021 ước đạt 16.436 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ, vượt 70% kế hoạch năm và cao hơn năm 2019 trước đại dịch gần 70%. Các mục tiêu đều vượt kế hoạch.

    Chia sẻ về lý do tăng trưởng mạnh, Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết: "Quý I, dệt may Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội khi các đối thủ đang đối phó với Covid, giá tốt hơn. Vinatex gặt hái từ chiến lược đầu tư nguyên liệu từ 5 năm trước là hệ thống nhà máy sợi. Ngành sợi tăng trưởng ngoạn mục và đột biến, doanh thu chiếm khoảng 50% trên doanh thu toàn hệ thống nhưng lợi nhuận ngành sợi đạt trên 50%. Trước kia cơ cấu là ngành may 80% - ngành sợi 20% thì năm 2021 là 50-50 thậm chí 45%-55%.

    Ngoài khách quan thị trường nhờ ngành sợi tăng, thì quan trọng nhất là công tác quản trị và điều hành sản xuất của các nhà máy sợi tăng. Năng suất tăng, các nhà máy đó trước đây đạt 900 tấn/tháng thì nay đạt 1.300 tấn/tháng, điều này góp phần vào kết quả ngoạn mục của năm 2021"

    Trong năm 2021, đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp dệt may, người lao động trong hệ thống Công đoàn Dệt may với 49 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp (32 doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" với 15.267 người lao động, 17 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất), 12 NLĐ tử vong, 6.300 NLĐ là F0, 35.023 NLĐ phải ngưng việc từ 2-2.5 tháng do thực hiện phong toả, cách ly hoặc DN ngừng sản xuất, thu nhập giảm sút, đời sống khó khăn. Bên cạnh đó, các DN còn phải chịu thêm nhiều chi phí về phòng dịch, trả lương ngừng việc, tổ chức "3 tại chỗ", điều trị, cách ly tại chỗ cho NLĐ khi DN có F0..

    Năm 2021, bên cạnh việc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực của các đơn vị thì Vinatex đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy sợi mới là Nhà máy sợi 3, Công ty CP Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 6/2021 (đây là nhà máy có quy mô 2 tầng đầu tiên trong hệ thống các đơn vị trực thuộc Vinatex); Nhà máy sợi 2, CTCP Vinatex Phú Hưng với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2201.

    Tỷ lệ tiêm vaccine của Tập đoàn rất cao, gần như phía Bắc tiêm 100% 2 mũi và đang chuẩn bị lên kế hoạch tiêm mũi 3.
    ...
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    15. STK
    Sợi Thế Kỷ: Năm 2021 lãi kỷ lục 260 tỷ đồng, ngành sợi tiếp tục được hưởng lợi trong 2022


    Lãi kỷ lục 260 tỷ đồng

    2021 tiếp tục là năm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng lại là năm khá thành công đối với ngành dệt may, đặc biệt là ngành sợi. Theo SSI Research, giá sợi toàn cầu bắt đầu cao hơn năm 2019 kể từ cuối tháng 2 và đạt đỉnh vào quý III/2021, giá sợi polyester và

    bông tăng khoảng 30% -50% so với cùng kỳ, do giá bông và dầu tăng vọt. Điều này là do nhu cầu về sợi tăng nhanh trong khi nguồn cung sợi của Trung Quốc dần cạn kiệt. Mặt khác, lệnh cấm của Mỹ đối với bông có xuất xứ từ vùng Tân Cương cũng gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đẩy giá bông lên cao hơn.

    Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Đặng Triệu Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) cho biết ngành sợi polyester filament trong nửa đầu năm 2021 tương đối thuận lợi khi nhu cầu tăng cao và giá bán tăng. Tuy nhiên, quý III/2021, doanh số bán của các doanh nghiệp sợi bị ảnh hưởng do dịch Covid bùng phát ở các tỉnh phía Nam làm cho nhiều đơn vị dệt may phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất để phòng chống dịch, chuỗi cung ứng bị đứt gãy và mạng lưới vận chuyển bị chậm trễ. Mặc dù vậy, đến quý IV, các doanh nghiệp và nhà cung ứng nội địa đã dần khôi phục sản xuất và chuỗi cung ứng.

    Với diễn biến đó, doanh thu Sợi Thế Kỷ năm 2021 ước đạt 2.040 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2020 và thực hiện 87% kế hoạch năm. Song, lợi nhuận sau thuế đạt 260 tỷ, tăng 81% và vượt kế hoạch 5% (đây là mức lãi cao nhất của doanh nghiệp từ trước đến nay – PV). So với trước dịch (2019), doanh thu còn thấp hơn nhưng lợi nhuận đã vượt xa.

    soi-the-ky-hinh-9541-1641869269.png
    Đơn vị: tỷ đồng

    Theo ông Hòa, một trong những thành công của công ty trong năm 2021 là tỷ trọng sợi tái chế và các loại sợi có tính năng đặc biệt như sợi màu (dope dyed), sợi CD trong tổng doanh thu tiếp tục tăng lên. Nhờ đóng góp của các loại sợi có giá trị gia tăng cao nên Sợi Thế Kỷ đạt tốc độ tăng lợi nhuận mạnh hơn doanh thu.

    Mặt khác, trong quý III/2021, doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn chung như các đơn vị khác là phải vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất 3 tại chỗ (phát sinh thêm khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, đảm bảo nhu yếu phẩm cho cán bộ công nhân viên thực hiện 3 tại chỗ). Nhờ nhà máy có tỷ lệ tự động hóa tương đối cao nên nhân sự không quá nhiều và chi phí 3 tại chỗ không phải là gánh nặng lớn. Qua đó, công ty đã đảm bảo được an toàn cho người lao động (không có trường hợp bị nhiễm Covid trong giai đoạn 3 tại chỗ), duy trì sản xuất để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong mùa dịch và nhanh chóng khôi phục quy mô hoạt động trong quý IV. Theo vị CEO, đây mới là thành công lớn nhất của Sợi Thế Kỷ trong năm 2021.

    Nhiều yếu tố tích cực cho ngành dệt may

    Đánh giá về 2022, ông Hòa nhận định, ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành sợi nói riêng sẽ được hưởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực.[​IMG]
    Ông Đặng Triệu Hòa đánh giá tích cực về ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng năm 2022.

    Đó là nhu cầu tiêu dùng ở thị trường Mỹ tiếp tục cao trong khi thị trường EU và Nhật Bản sẽ phục hồi tốt hơn. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được phục hồi so với trước khi bùng phát dịch bệnh vì tăng độ phủ vaccine và Chính phủ đã áp dụng chiến lược sống chung với Covid.

    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn áp dụng Zero Covid sẽ dẫn đến nguy cơ đình trệ sản xuất khi có ca dương tính. Đây cũng là rủi ro cho các nhà mua hàng từ châu Âu, châu Mỹ khi đặt hàng từ Trung Quốc. Mặt khác, chi phí của đối thủ cạnh tranh (chủ yếu là Trung Quốc) đã và tiếp tục tăng lên do nhân công và môi trường.

    Ngoài ra, ngành sợi polyester filament còn sẽ được bảo vệ tốt hơn do Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sợi nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

    Cuối cùng, một xu hướng nổi bật hiện nay là thương hiệu thời trang lớn trên thế giới đang đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu giảm 50% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt được zero net carbon vào năm 2050, một trong các biện pháp mà các thương hiệu sẽ tích cực áp dụng là tăng tỷ trọng sợi polyester tái chế trong tổng lượng sợi polyster sử dụng. Vào tháng 4/2021 các thương hiệu thời trang hàng đầu đã cam kết nâng tỷ trọng sợi polyester tái chế từ mức 14% (năm 2020) lên 45% (năm 2025). Như vậy, nếu các thương hiệu đạt được cam kết này thì khối lượng sợi polyester tái chế có thể tăng từ 7.56 triệu tấn (2020) lên 17,1 triệu tấn (2025), tạo ra tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp sản xuất sợi polyster tái chế.

    Với Sợi Thế Kỷ, doanh nghiệp tiếp tục định hướng chiến lược là duy trì tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu trên mức 50% và tiếp tục phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như sợi recycled có thêm các tính năng đặc biệt như co dãn cao, hút ẩm, chống tia cực tím, sợi màu, ...

    Mặt khác, trong năm 2022, doanh nghiệp triển khai xây dựng nhà máy Sợi Unitex (công ty con 100% sở hữu) nhằm tăng công suất toàn công ty thêm 34.000 tấn vào năm 2023 và thêm 24.000 tấn vào năm 2025. Ngoài ra, công ty cũng tích cực triển khai các dự án công nghệ thông tin cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh (như dự án nhà máy thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích số liệu sản xuất) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

    Với kỳ vọng nhu cầu của thị trường tiếp tục phục hồi, các đơn hàng dệt may sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam và nhu cầu các sản phẩm sợi thân thiện môi trường tiếp tục tăng. Công ty dự kiến đặt mục tiêu doanh thu hơn 2.500 tỷ đồng (trong đó sợi tái chế sẽ chiếm trên 50%) và lợi nhuận sau thuế hơn 280 tỷ đồng
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    SeaBreezes thích bài này.
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    16. HND
    Nhiệt điện Hải Phòng báo lãi 2021 đạt 443 tỷ đồng, vượt 122% kế hoạch

    UPCoM: HND) đã công bố BCTC quý IV/2021 và lũy kế cả năm 2021.

    Theo đó, riêng quý IV doanh thu thuần đạt 2.218 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ nên lãi gộp còn 322 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với quý 4/2020.

    Sau khi trừ chi phí LNST đạt gần 260 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ, EPS quý 4 đạt 520 đồng.

    Theo giải trình từ phía công ty, mặc dù sản lượng phát quý 4/2021 cao hơn cùng kỳ nhưng do giá điện, sản lượng điện hợp đồng Qc giảm so với cùng kỳ dẫn đến doanh thu giảm.

    Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần đạt 9.026 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. LNST đạt 443 tỷ đồng, giảm tới 70% so với năm 2020. EPS năm 2021 đạt 886 đồng.

    Năm 2021 Nhiệt điện Hải Phòng đặt mục tiêu đạt gần 8.979 tỷ đồng doanh thu và 210,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

    Như vậy dù kết quả kinh doanh giảm sút mạnh so với cùng kỳ, nhưng kết thúc năm 2021 công ty cũng đã hoàn thành vượt 5% kế hoạch doanh thu và vượt tới 122% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

    Hiện HND chưa công bố các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2022 tuy nhiên Chứng khoán SSI đã có báo cáo phân tích triển vọng ngành nhiệt điện năm 2022 trong đó nhấn mạnh việc tăng trưởng lợi nhuận của công ty điện than sẽ tăng trưởng tốt hơn công ty điện khí.

    SSI đưa ra khuyến nghị mua vào QTP với giá mục tiêu 23.300 đồng/cổ phiếu, HND giá mục tiêu 20.300 đồng/cổ phiếu.

    Trong khi đó Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) lựa chọn cổ phiếu QTP và HND trong năm 2022 với kỳ vọng tăng cường huy động công suất các nhà máy nhiệt điện phía Bắc do thiếu hụt điện năng trong năm 2022.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    17. SHP
    Sản lượng và giá bán cùng tăng, một doanh nghiệp thủy điện báo lãi kỷ lục 2021

    HoSE: SHP) công bố BCTC quý IV với doanh thu 218 tỷ đồng, tăng 32%; lợi nhuận gộp 123 tỷ đồng, tăng 42%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 52,3% lên 56,2%.

    Đơn vị lý giải doanh thu tăng nhờ mùa mưa năm nay hết muộn, sản lượng phát điện trong quý IV tăng 25%. Đồng thời, giá bán điện bình quân quý IV cũng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước từ 948 đồng/kWh lên 997 đồng/kWh.

    Các chi phí tăng không đáng kể, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thủy điện đạt 96 tỷ đồng, tăng 48%.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Cả năm, doanh thu thuần tăng 53% lên 658 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 4 lần lên 265 tỷ đồng – đây là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp. So với kế hoạch năm, Thủy điện miền Nam vượt 52% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

    Doanh nghiệp cho biết sản lượng trong năm 2021 tăng 49% cùng giá bán điện bình quân tăng gần 3%. Mặt khác, trong quý III năm 2020, nhà máy Đa M’bri ngừng vận hành để sửa chữa.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Thủy điện miền Nam có 3 nhà máy thủy điện đều nằm ở tỉnh Lâm Đồng gồm Đa M’bri (75 MW), Đa Siat (13,5 MW) và Đa Dâng 2 (34 MW).
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    18. PET
    Petrosetco ước 360 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021, mức cao nhất 10 năm

    HoSE: PET) vừa đưa ra ước tính kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 16.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 360 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 23% và 74% so với năm 2020. Đây cũng là kết quả lợi nhuận cao nhất của công ty kể từ năm 2012.

    Năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất ở mức 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng. Với kết quả ước thực hiện, công ty vượt lần lượt 12% chỉ tiêu doanh thu và 44% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế.

    Tính riêng trong quý IV, đơn vị đạt 5.315 tỷ đồng doanh thu và 122 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 24% và gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái

    [​IMG]
    Phía doanh nghiệp chia sẻ năm 2021 vừa qua là một năm mà nền kinh tế thị trường bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, tất cả các mảng kinh doanh của công ty đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điểm sáng trong năm chính là sự tăng trưởng của mảng phân phối sản phẩm điện thoại, laptop, các thiết bị điện tử, đã giúp công ty hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của năm.

    Bên cạnh đó, dù một số dự án, công trình của khách hàng bị ngưng hoạt động dẫn tới sụt giảm nguồn thu dịch vụ, nhưng công ty đã tiếp tục phát triển ra ngoài ngành, trúng thầu thực hiện các dự án mới và bù đắp được sự sụt giảm.

    Sang năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 420 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và tăng 17% so với kết quả ước tính năm ngoái.
    Tungpro2020Focushd thích bài này.
  9. leaf2016

    leaf2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Đã được thích:
    160
    cảm ơn topic hay. thị trường này cứ hàng ăn chắc mặc bền mà enter
    anchaodabat thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.755
    Pic hữu ích !
    Cảm ơn chủ Top ! @};-@};-@};-:drm2:drm3
    anchaodabat thích bài này.

Chia sẻ trang này