Kêu gọi tẩy chay AVG, ủng hộ VPF !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dungbahoa, 29/12/2011.

2826 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31956 lượt đọc và 528 bài trả lời
  1. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Mới chỉ là màn khởi động!!!

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/10/thang-11-trinh-chinh-phu-nghi-dinh-ve-ca-cuoc-bong-da/

    http://phapluattp.vn/20100528113129763p1015c1074/trinh-chinh-phu-de-an-trung-tam-ca-do-bong-da.htm

  2. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.782
    Thực ra, cuộc tranh cãi này có lợi ích cho xã hội. Ít ra, nó sẽ cho thấy các lỗ hổng luật pháp để điều chỉnh
    Khi mà cạnh tranh ko bắt nguồn từ thượng tầng, thì cạnh tranh từ hạ tầng cũng tốt. Thêm nữa, đây là cạnh tranh giữa 2 nhà giàu. Nó cho thấy, tầng lớp dân đen đã bị bóc lột cùng cực rồi. Giờ là lúc nhà giàu quay sang vặt nhau. Nó giống như 2 con báo, lúc còn nhỏ thì mạnh ai nấy kiếm mồi, nhưng khi nó lớn, mồi thì cạn, thì nó phải tranh đấu mở rộng lãnh địa của mình.
    Theo tình thần thượng tôn luật pháp, a Vũ và VFF sai ở các điểm:
    - Khi ký hợp đồng, AVG chưa đc cấp phép làm truyền thông, truyền hình
    - VFF chưa nhân đc ủy quyền của các đồng sở hữu.
    - VFF là 1 tổ chức vẫn nhận tiền từ nhà nước (trụ sở ở Lý Văn Phúc, ở Mỹ Đình, tiền thuê HLV ngoại ...) nhưng lại cố tình bỏ qua việc đấu thàu rộng rãi, chưa kể vượt quyền tự ký 20 năm trong nhiệm kỳ 4 năm

  3. Bonmua

    Bonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Đã được thích:
    26.782
    Mie, thằng cha Vũ ko biết quy y từ hồi nao, chứ AVG của nó đầu tiên tên là Audio Visual Global, tên tiếng Việt thể hiện trong đăng ký kinh doanh là Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu. Bây giờ nó núp danh Phật giáo mới đổi sang tên An Viên. Mie, cũng là con buôn làm ô danh nhà Phật

  4. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    =))=))
  5. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78
    Một nước cờ cao của Bầu Kiên đây rồi : http://vnexpress.net/gl/the-thao/bong-da/2012/01/eximbank-doa-cat-tai-tro-cho-giai-ngoai-hang/

    Eximbank dọa cắt tài trợ cho giải Ngoại hạng

    Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Eximbank cho biết có khả năng nhà tài trợ này rút khỏi giải Ngoại hạng quốc gia nếu tình hình cuộc chiến bản quyền truyền hình không được cải thiện rõ ràng.
    > Bầu Kiên 'tố' hợp đồng của VFF và AVG không đúng luật


    Ông Lê Hùng Dũng (phải) sẽ xem xét khả năng cắt tài trợ Eximbank đối với giải Ngoại hạng quốc gia. Ảnh: An Nhơn.
    Những tranh cãi xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình ngày càng gay cấn và cuốn thêm nhà tài trợ Eximbank vào cuộc. Xác nhận với báo chí, Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết cuộc chiến về bản quyền truyền hình đã biến các giải bóng đá trong nước trở thành một điểm nóng, khiến "việc chuyển tải hình ảnh của Eximbank tới công chúng bị ảnh hưởng". Một số cổ đông của ngân hàng đã yêu cầu ban lãnh đạo xem xét việc có nên đầu tư chi phí quảng bá hình ảnh vào bóng đá hay không.

    Ông Dũng cho rằng nếu tình hình không cải thiện, các bên vẫn giữ quan điểm riêng thì khả năng Eximbank rút lui khỏi giải Ngoại hạng quốc gia có thể xảy ra.

    Trước đó, vào ngày 22/12, VFF đã công bố hợp đồng tài trợ của Eximbank cho giải Ngoại hạng quốc gia 2012 với trị giá 33 tỷ đồng. Số tiền này được góp vào quỹ hoạt động của VPF dành cho giải Ngoại hạng quốc gia 2012. Đây là năm thứ hai, ngân hàng này tài trợ cho giải bóng đá quốc gia Việt Nam.

    Nếu Eximbank ngưng tài trợ cho giải Ngoại hạng vào thời điểm này sẽ gây ra những khó khăn tài chính cho công ty VPF vừa mới nhận nhiệm vụ điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp, trong đó có Ngoại hạng quốc gia.

    Hiện nay, giữa VFF và VPF đã mâu thuẫn lớn về việc xác định chủ quyền đối với thương quyền của các giải bóng đá chuyên nghiệp, trong đó tranh cãi lớn nhất chính là thời hạn bản hợp đồng bản quyền truyền hình và VFF đã ký với AVG năm 2010.

    Đang có mặt tại Hà Nội với mong muốn ngồi lại với VFF, Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng cho biết: "Nếu hợp đồng này có thời gian từ 1-2 năm và với giá trị hợp đồng thấp thì chúng tôi cũng phải cắn răng chịu. Mọi người thử nghĩ, một hợp đồng kéo dài đến 20 năm thì thiệt hại về kinh tế sẽ lớn như thế nào".

    Anh Dũng
  6. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78
    Trước đây đã nói thế này :
    Tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia…”
    http://findfund.vn/note/Bau-Kien-la-ai_22212.html
  7. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Hãy bình tĩnh, giữ cái đầu tỉnh táo và nhìn vào các con số trong bài viết này :

    Góc nhìn khác về “cuộc chiến” VPF –AVG

    Trong vài ngày gần đây, chủ đề được dư luận quan tâm là những tranh cãi xung quanh vấn đề bản quyền truyền hình của giải VĐQG (trước là V-League, giờ là Super League). Trong “cuộc chiến” giữa VPF và AVG này, số đông người hâm mộ đứng về phía VPF. Tuy nhiên, thực ra không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự việc…
    Chân dài đốt cháy khán đài Super League
    Khán giả quay lưng với AVG với lí do Công ty này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người hâm mộ. Song cần phải thẳng thắn rằng đây là một quan niệm sai lầm. Chí ít là cho đến thời điểm này AVG chẳng gây tác động đến lợi ích của bất kì khán giả nào, có chăng nó chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các ông lớn trong ngành truyền hình như VTV hay VTC mà thôi.
    Người Việt thường dị ứng với những gì mang tính chất độc quyền. Có lẽ vì thế mà bản hợp đồng độc quyền của AVG bị “ném đá”. Vấn đề ở đây là tuy cùng mang tính chất độc quyền nhưng bản chất sự độc quyền của AVG khác hẳn với sự độc quyền khác cũng trong lĩnh vực truyền hình thể thao là K+.
    Nếu như K+ sử dụng sự độc quyền của mình để trực tiếp “moi tiền” khán giả, lấy đó làm “vũ khí” buộc khán giải phải dùng dịch vụ của mình với giá cắt cổ so với mặt bằng chung, thì AVG lại đang đi theo một con đường khác hẳn. Hiện tại AVG không thu tiền của người hâm mộ.

    AVG đưa ra 3 phương án đối với các nhà đài nếu muốn truyền hình trực tiếp Super League. Một là các đài phải tiếp sóng toàn bộ chương trình tường thuật của AVG bao gồm bình luận, quảng cáo, tường thuật trước, giữa và sau trận đấu. Hai là họ phải mua sóng sạch với giá 145 triệu đồng/trận. Và lựa chọn cuối cùng là các đài tự mua sản phẩm thô là các trận đấu để tự sản xuất tín hiệu và phát sóng với giá 35 triệu đồng/trận Super League, 30 triệu đồng/trận hạng nhất.
    Có thể thấy nguồn thu của AVG sẽ đến từ quảng cáo (trong phương án 1) hoặc đến từ việc “bán” sóng cho các đài khác (ở 2 phương án còn lại). Nếu so sánh với cách bắt chẹt của K+ (một đơn vị có cổ phần của đài truyền hình quốc gia) thì rõ ràng AVG chẳng gây tác động gì đến nhu cầu thưởng thức bóng đá của giới mộ điệu.
    Bởi người hâm mộ vẫn hoàn toàn có thể “ăn Super League, ngủ Super League” qua các đài truyền hình địa phương – những đơn vị dễ dàng chấp nhận phương án 1. Còn 2 phương án còn lại chủ yếu dành cho VTV, VTC - những đài truyền hình lớn không muốn muối mặt tiếp sóng của đối thủ.
    Trên thực tế, thậm chí nhờ có AVG mà độ phủ sóng của bóng đá Việt Nam đã được tăng lên đáng kể. Theo thống kê, trong mùa giải 2011 có 177/182 trận đấu của giải vô địch quốc gia V-League Eximbank đã được truyền hình trực tiếp, chiếm tỉ lệ 97%. Đối với giải hạng nhất quốc gia Cúp Tôn Hoa Sen, số trận được truyền hình trực tiếp là 144/182, chiếm tỉ lệ 79%. Ngoài ra, AVG cũng đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ 100% số trận của đội tuyển quốc gia Việt Nam thi đấu trên sân nhà được phát sóng trên hệ thống truyền hình quảng bá diện rộng. Tổng cộng tần suất phát sóng trực tiếp các trận đấu bóng đá trên truyền hình năm 2011 đã tăng 133% so với năm 2010.
    Như vậy, có thể nói AVG không những chẳng có tội, mà còn có công với khán giả cả nước. Và một khi đã bỏ qua một bên yếu tố gây ảnh hưởng đến nhu cầu xem Super League của khán giả thì vấn đề tranh cãi ở đây chỉ còn là giá trị bản hợp đồng mà AVG đã kí với VFF.
    Giá trị hợp đồng giữa 2 bên hiển nhiên là điều chẳng có gì liên quan sát sườn đến người hâm mộ. Nhưng ở khía cạnh nào đó, người ta đã rất khôn ngoan, đánh đồng giá trị hợp đồng với quyền lợi của người hâm mộ để lợi dụng cuốn khán giả vào cuộc chơi này (ở đây chỉ có các CLB, các ông bầu là có quyền lợi).
    Tất nhiên, nếu bán được bản quyền truyền hình với giá trị lớn thì đây sẽ là yếu tố thuận lợi để các CLB phát triển, rồi rộng ra nữa là bóng đá Việt Nam phát triển. Nhưng thẳng thắn mà nói người viết hoàn toàn nghi ngờ con số 72-74 tỷ/3 năm bản quyền truyền hình mà VPF dự định kí với VTV được tiết lộ trên báo giới.
    Nên nhớ rằng nếu so về độ nóng đương nhiên Super League không thể “hot” như EURO hay World Cup, mà cách đây 4 năm cũng phải đắn đo, nhấc lên đặt xuống nhiều lần, VTV mới dám chi 31 tỷ để mua bản quyền truyền hình EURO 2008 (tức là chỉ nhiều hơn bản quyền truyền hình Super League vài ba tỷ).
    Cũng cần phải nói thêm rằng trước khi cái tên AVG xuất hiện thì VTV lẫn VTC đều chỉ chấp nhận trả mức phí bản quyền truyền hình rất bèo bọt, tượng trưng chỉ vài chục triệu đồng cho một trận đấu. Thế nên, trong suốt giai đoạn từ 2005 – 2009, VFF chỉ thu được khoảng 900 triệu đồng/mùa tiền bản quyền truyền hình. Do đó sẽ rất khó tin nếu VTV hay VTC bỗng hào phóng chịu trả tăng lên tới vài chục lần để mua bản quyền truyền hình Super League nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.
    Mà ngay cả khi VTV chấp nhận làm điều đó thì AVG vẫn xứng đáng được coi là người hùng. Chính sự xuất hiện của họ đã gây ra sự cạnh tranh trên thị trường khiến các ông kẹ VTV hay VTC phải định giá lại tiền bản quyền truyền hình. Nó cũng giống như việc Viettel ra đời phá vỡ thế độc quyền của 2 anh em nhà VNPT: Vinaphone và Mobifone, giúp số đông dân chúng được sử dụng dịch vụ di động giá rẻ hơn rất nhiều.
    Ít nhất là sau tất cả những gì đã thực hiện cho đến lúc này, AVG xứng đáng được tôn trọng. Vì vậy khi mà vấn đề bản quyền chưa được chính thức phân xử lẽ ra các bên liên quan nên chọn cách hành xử quân tử (giống như VTV vẫn đang tôn trọng hợp đồng hiện có của AVG) thay vì tranh thủ cảnh tranh tối, tranh sáng để thả câu thì đáng hổ thẹn lắm thay!

    Tôi dám chắc một điều là VTC không có tiền để trả cho cái giá mà bầu Kiên thét về bản hợp đồng 3 năm = 72 tỷ. Còn VTV có tiền đấy, nhưng để chi 31 tỷ cho Euro họ còn phải nâng lên hạ xuống chán, huống gì là hơn 70 tỷ. Ngoài ra, cơ chế của các Đài nhà nước không "thoáng" đến mức dễ dàng chấp nhận con số anh Kiên lùn đưa ra. Các bạn nên hiểu rằng, VTV, VTC là người đi mua hàng, người ta chỉ chấp nhận mua một sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất, mặt khác khi đi mang rao bán một sản phẩm chưa được tốt, chưa được hấp dẫn cho một số rất ít người mua. Thì hệ quả là người mua hay người bán ở thế thượng phong ? Vậy nên hãy xem lại những gì anh Kiên lùn nói....
  8. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78
    Sức mạnh nằm ở đây chứ còn ở đâu nữa ? Hỷ và Vũ giỏi thì đi tìm tài trợ khác đi xem nào. Há há
  9. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Bạn yên tâm, không thiếu đâu, vấn đề là giá nào để xuống tiền thôi :)
  10. suggar80

    suggar80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    [​IMG]

    các bác bình luận hình này cho phù hợp với tình hình thực tế của VFF

Chia sẻ trang này