Kêu gọi tẩy chay AVG, ủng hộ VPF !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dungbahoa, 29/12/2011.

8385 người đang online, trong đó có 1009 thành viên. 09:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 31922 lượt đọc và 528 bài trả lời
  1. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    VFF bán sạch thương quyền truyền thông
    TT - Không khỏi giật mình khi phát hiện VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình bóng đá cho AVG, mà các loại hình truyền thông như báo in, báo mạng, phát thanh... đều bị bán sạch!
    Truyền thông thể thao VN bị “trói”
    Tìm hiểu về nội dung bản hợp đồng bán bản quyền truyền hình giữa Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) với Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG), chúng tôi giật mình vì thấy câu chuyện không chỉ dừng ở bản quyền truyền hình. Nó lớn hơn nhiều khi bao trùm toàn bộ loại hình truyền thông như báo in, Internet, truyền thanh...

    [​IMG]
    Đài truyền hình VTC bị ban tổ chức sân Lạch Tray mời ra khỏi sân trong trận V.Hải Phòng - Navibank Sài Gòn cuối tuần qua - Ảnh: Quang Minh Trong văn bản 1105 của VFF do chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký ngày 30-12-2011 gửi Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhằm thuật lại toàn bộ quá trình làm việc để dẫn đến bản hợp đồng của VFF với AVG có nêu nội dung: “Ngày 8-12-2010, VFF đã ký hợp đồng số 08/HĐ/2010/VFF-AVG, theo đó cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá tại VN từ năm 2010-2030”. Nhưng sự thật không chỉ như vậy, mà hợp đồng 08 này, do ông Trần Quốc Tuấn ký, đã bán thương quyền truyền thông bóng đá VN cho AVG, chứ không chỉ bản quyền truyền hình.
    Thương quyền là gì?

    Trao đổi với Tuổi Trẻ về hợp đồng VFF đã ký với AVG, ông Trần Quốc Tuấn cho biết khi đó ông chỉ là người được VFF cử làm đại diện để ký với AVG. Tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung hợp đồng, chuyển giao thương quyền, theo ông Tuấn, hiện nay phải hỏi ông Nguyễn Trọng Hỷ và ông Lê Hùng Dũng. Tuy nhiên mọi nỗ lực để liên lạc với ông Hỷ và ông Dũng đều bất thành.
    Ở phần phạm vi hợp tác trong bản hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG nêu rõ: “Thương quyền có nghĩa là tất cả các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như truyền hình, Internet, thiết bị thông tin cố định và di động và quyền khai thác doanh thu trên báo, tạp chí, sách...”. Đọc phần định nghĩa về thương quyền trong bản hợp đồng, chúng ta thấy rõ câu chuyện không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyền hình, mà AVG nắm bản quyền chi phối toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến truyền thông. Nghĩa là báo viết, báo mạng, phát thanh... đều bị chi phối bởi bản hợp đồng này.
    Cũng trong hợp đồng, ở điều 2 (phạm vi hợp tác), khoản 5 về thương quyền của bên B (AVG) đối với các giải bóng đá và các sự kiện và thông tin bên lề theo hợp đồng này sẽ chỉ bị giới hạn bởi các trường hợp sau: Trong đó ở phần (ii) ghi “quyền được trích dẫn tối đa 10% thời lượng bất kỳ trận đấu nào trong các giải bóng đá, quyền đưa tin viết bài về các giải bóng đá...”. Một luật sư giải thích điều này có nghĩa là các phương tiện truyền thông chỉ được trích dẫn tối đa 10% thời lượng bất kỳ trận đấu nào trong các giải bóng đá ở VN khi đưa tin, viết bài.
    Từ nay đến năm 2030, khi các giải đấu thật sự hay, thu hút được đông đảo người hâm mộ, các loại hình báo chí chứ không riêng gì truyền hình khi muốn đưa tin, viết bài đều phải xin phép hoặc mua bản quyền từ AVG.
    Cả làng truyền thông thể thao VN đã bị “trói” theo bản hợp đồng của VFF với AVG chứ không riêng gì truyền hình!
    Trách nhiệm thuộc về Bộ VH-TT&DL
    Các ông bầu đang lãnh đạo VPF khẳng định chỉ mới các giải Super League, V-League (hạng nhất trước đây), Cúp quốc gia, họ sẽ thu trên 70 tỉ đồng/ba năm theo chuyện bán bản quyền truyền hình. Còn nếu được trọn gói bóng đá VN như VFF bán cho AVG, trong đó đặc biệt quan trọng là các trận đấu của các đội tuyển quốc gia, chắc chắn số tiền sẽ cao hơn nữa.
    Vậy mà VFF chỉ nhận 6 tỉ đồng + tăng 10% mỗi năm!
    Ấy vậy mà VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình, mà bán luôn cả thương quyền truyền thông!
    Tại sao VFF lại bán thương quyền truyền thông bóng đá VN với giá rẻ mạt như vậy? Trước đây, đã có lúc chúng tôi không cho rằng số tiền 6 tỉ đồng/năm là rẻ, vì trước đó VFF thu tiền từ truyền hình thấp hơn thế nhiều (cụ thể gần 4 tỉ đồng cho năm 2010). Nhưng nay khi phát hiện VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình mà bán cả thương quyền truyền thông, quả tình cái giá 6 tỉ đồng + tăng 10% mỗi năm là quá thấp.
    Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho đầy đủ, phần lỗi chính trong việc bán rẻ này không chỉ thuộc về mỗi mình VFF, mà trách nhiệm chính ở Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL). Trong văn bản 1105 của VFF đã tường thuật rõ ràng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL. Vì vậy không chỉ có mỗi mình VFF, nhiều liên đoàn khác cũng bán trọn gói thương quyền truyền thông cho AVG. Cụ thể, chúng tôi xem xét hợp đồng của Liên đoàn Điền kinh VN với AVG thì thấy giống gần y chang hợp đồng của VFF với AVG!
    VFF (và một số liên đoàn khác) đã không dũng cảm như Liên đoàn Quần vợt VN thẳng thắn nói không với chỉ đạo của bộ về việc ký hợp đồng bán bản quyền truyền thông quần vợt cho AVG, với lý do “mất quá nhiều mà được chẳng bao nhiêu”!
    ***​
    Chính do mọi việc xuất phát từ Bộ VH-TT&DL, nên vừa qua các ông bầu lãnh đạo VPF đã không có niềm tin khi thanh tra bộ này vào cuộc thẩm định hợp đồng của VFF với AVG. Họ đã phải “kêu cứu” đến Thủ tướng và hi vọng mọi việc sẽ được sáng tỏ.
    HUY THỌ

    Luật sư Lê Thanh Sơn - điều hành Văn phòng Luật sư AIC: “VFF vi phạm Luật dân sự”

    [​IMG]
    Luật sư Lê Thanh Sơn - Ảnh: K.X. Đó là khẳng định của luật sư Lê Thanh Sơn về việc VFF bán bản quyền truyền hình và chuyển nhượng toàn bộ thương quyền, sự kiện thông tin của các giải bóng đá quốc gia, quốc tế được tổ chức tại VN cho AVG.
    Theo giấy chứng nhận sở hữu thương quyền truyền hình bóng đá năm 2012 được ông Nguyễn Trọng Hỷ - chủ tịch VFF - ký ngày 9-12-2011, VFF xác nhận: “AVG là đơn vị sở hữu thương quyền và khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp, các giải bóng đá quốc gia khác, các giải bóng đá quốc tế và trận đấu riêng lẻ được tổ chức tại VN và các sự kiện thông tin bên lề liên quan tới các giải bóng đá và trận bóng đá trong năm 2012. AVG là đơn vị chính thức và duy nhất được ký kết các thỏa thuận về bản quyền truyền hình và các giải bóng đá, trận bóng đá với các cơ quan truyền thông, đối tác có mong muốn truyền hình trực tiếp các trận, giải bóng đá và các sự kiện thông tin bên lề”.
    Cụ thể, thông tin bên lề ở đây được hiểu là các thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp đến các giải, trận đấu như họp báo, lễ khai mạc, lễ trao giải, bầu chọn VĐV... Thương quyền được hiểu là tất cả các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu các bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như báo hình, Internet, báo in... Theo ông Sơn, việc chuyển nhượng thương quyền và các thông tin bên lề của VFF cho AVG ngoài vấn đề bản quyền truyền hình là sự lạm quyền và vi phạm nghiêm trọng Luật dân sự.
    Ông Sơn phân tích: Các giải bóng đá quốc tế và các trận đấu riêng lẻ quốc tế của đội tuyển VN được tổ chức tại VN, thương quyền do các tổ chức quốc tế quản lý. Việc AFF, AFC, FIFA cho VFF khai thác bao nhiêu phần trăm thương quyền trong các trận đấu này là quyền của họ chứ làm sao VFF có quyền bán cái đó trước cả sự cho phép của các tổ chức này cho AVG. Ví dụ, trong trận đấu giữa tuyển VN và Olympic Brazil năm 2008 trên sân Mỹ Đình, khi đó toàn bộ thương quyền là do đối tác quản lý hết chứ VFF không có quyền.
    Liên quan đến các sự kiện thông tin bên lề mà VFF cho AVG độc quyền khai thác, theo ông Sơn, với văn bản này khi các đơn vị truyền thông như báo hình, báo viết muốn khai thác cũng phải xin ý kiến hoặc trả tiền cho AVG. “Đây là sự lạm quyền của VFF, cho thấy VFF bán những thứ không phải quyền sở hữu của VFF. Các cơ quan truyền thông như đài truyền hình, đài phát thanh, báo in, báo điện tử... có quyền khai thác các thông tin bên lề như họp báo, phỏng vấn các cầu thủ, HLV tại các trận đấu, giải đấu... và đây là quyền chung chứ không phải sở hữu của ai. Tuy nhiên VFF lại tự coi mình là chủ sở hữu hợp pháp tất cả sự kiện thông tin bên lề liên quan đến các trận, giải bóng đá tại VN và bán cho AVG. Như vậy VFF vi phạm Luật dân sự. Theo giấy chứng nhận này của VFF, nếu báo Tuổi Trẻ, báo VietNamNet... muốn tham gia đưa tin về các sự kiện thông tin bên lề liên quan đến bóng đá VN cũng phải xin phép hoặc trả tiền cho AVG” - ông Sơn nói.
    Theo quy định điều lệ VFF, tất cả các đội bóng dự Super League hay hạng nhất đều là đồng sở hữu với VFF về bản quyền truyền hình. Khi VFF muốn ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho một đối tác, VFF phải có được sự đồng ý của tất cả các CLB (trên cơ sở VFF phải cung cấp cho các CLB nội dung dự thảo hợp đồng để CLB biết), nếu không có giấy tờ đó thì hợp đồng này vô hiệu.
    * Người ký hợp đồng với AVG của VFF là nguyên tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn. Vậy ai là người của VFF phải đứng ra nhận trách nhiệm với hợp đồng này?
    - Hợp đồng này không phải của ông Tuấn, ông Tuấn chỉ là đại diện của VFF đứng ra ký hợp đồng này với AVG. Hiện nay chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ là người phải đứng ra giải quyết, nhận trách nhiệm với hợp đồng này. VFF không thể lấy điều lệ VFF ra để làm căn cứ ký hợp đồng với AVG như VFF phân tích, mà phải lấy các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện. Nên nhớ lúc này không chỉ VPF có quyền khởi kiện hợp đồng mà tất cả 28 CLB đều có quyền khởi kiện.
    * Theo công văn của VPF gửi Thủ tướng ngày 12-1, VPF cho biết khi ký hợp đồng với VFF, AVG vẫn chưa có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực truyền hình theo quy định của pháp luật?
    - Đây là vi phạm về mặt chủ thể. AVG ký hợp đồng tại thời điểm khi mà AVG chưa phải là tổ chức được phép ký hợp đồng đó theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng này vô hiệu toàn phần chứ không phải một phần. Tôi nghĩ dù đoàn thanh tra có biện hộ kiểu gì thì cũng phải hủy hợp đồng của VFF với AVG, vì cả VFF và AVG đều vi phạm pháp luật.
  2. suggar80

    suggar80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    0
    tuấn là con cá mập, hỷ là con cá voi, vũ là con cá kình, ba con cá hung hăng, la là lá la la ... quốc hết bãi phân bò.
    tuấn là xúc xích bò, vũ là xúc xích heo, hỷ là xúc xích gà, 3 xúc xích ngon ngon, la là lá la la ... Nấu với mì ăn liền.
    tuấn là tên cướp vàng, hỷ là tên cướp đô, vũ là tên cướp tiền, 3 tên cướp lưu manh, la là lá la la ... Cướp hết cả chương trình. ha hà há ha há chó chứ phải đâu người
  3. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái bản hợp đồng 20 năm đã chuối rồi nay còn lòi ra cái vụ này nữa.
    Tuấn nó hạ cánh rồi giờ còn mỗi Hỷ xoay kiểu gì đc.
    Giờ các CLB coi VFF chẳng là cái đinh gì đáng đời.

  4. khoihoanggia

    khoihoanggia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    CÁC ÐT QUỐC GIA VN


    VPF muốn nuôi đội tuyển quốc gia nam, nữ Xem thêm: VPF, Việt Nam, nữ Việt Nam


    Sáng qua (11/1), lãnh đạo VPF có cuộc họp quan trọng với lãnh đạo Tổng cục TDTT tại Hà Nội. Ngoài vấn đề tác quyền truyền hình, VPF đứng ra nhận trách nhiệm trang trải kinh phí, tìm nguồn tài trợ cho đội tuyển nam, nữ kể từ năm 2012.

    >> VFF dọa rút vốn khỏi VPF - Có thật… thông minh?
    >> Phó TGĐ Cty VPF Phạm Phú Hòa: “Chúng tôi không thiếu trọng tài một đồng”
    >> Bóng đá Việt Nam: Bề nổi của tảng băng chìm (P2)
    >> Học cách hành xử chuyên nghiệp
    >> Bóng đá Việt Nam: Bề nổi của tảng băng chìm


    [​IMG] VPF hứa sẽ tìm nhà tài trợ đảm bảo cuộc sống cho các tuyển thủ nữ Trong tiêu chí ra đời của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) việc nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của các đội tuyển QG được coi là sách lược quan trọng. Song song với vai trò tổng quản lý các giải đấu lớn nhất quốc gia, VPF cũng trực tiếp thu chi trong việc tăng cường hỗ trợ cho công tác đào tạo trẻ, cũng như quy định chặt chẽ việc CLB hoàn tất các trung tâm đào tạo trẻ cho riêng mình.

    Và trong cuộc họp sáng qua với Tổng cục TDTT, lãnh đạo VPF khẳng định sẽ đứng ra tự lo lắng vấn đề tìm nguồn kinh phí cho ĐT nam Việt Nam. Trước đây, Tổng cục TDTT thường rót không ít nguồn ngân sách để phục vụ cho việc thuê HLV ngoại, tiền ăn ở, đi lại và tập huấn của đội tuyển mỗi đợt tập trung.

    Sau khi ra đời, VPF sẽ tự đứng ra thu chi các khoản và không cần Tổng cục TDTT phải trích ngân sách nhà nước chuyển sang nữa. Với số tiền không cần phải đầu tư cho bóng đá, Tổng cục TDTT có thể tái đầu tư cho các môn mũi nhọn khác của mình. Ngay kế hoạch chi tiền thuê HLV mới thay HLV Falko Goetz cũng được VPF tiến hành sau khi Tết âm lịch Nhâm Thìn 2012 diễn ra. Dù ý kiến này chưa đưa vào hiện thực, lãnh đạo Tổng cục TDTT rất hoan nghênh tinh thần và trách nhiệm VPF với hành động này.

    Riêng về đội tuyển nữ Việt Nam nhiều năm qua chưa nhận được sự quan tâm, đầu tư xứng đáng với đóng góp của mình. Tính đến thời điểm này, tuyển nữ Việt Nam mang về 4 HCV SEA Games, 1 chức vô địch ĐNA. Chưa kể 6 lần lọt vào VCK bóng đá nữ châu Á, thành tích của tuyển nữ Việt Nam còn nổi trội hơn hẳn 1 chức vô địch ĐNA mà tuyển nam có được. Mặc dù có nhiều đóng góp như thế, cuộc sống và chế độ các nữ tuyển thủ lại không cao, trong khi các tuyển thủ nam lại có mức thu nhập lên đến 50 triệu/ tháng.

    Chính vì vậy, VPF cũng hứa sẽ tìm một nhà tài trợ có tiềm lực và bảo trợ tuyển nữ Việt Nam trong thời gian dài. Với việc chế độ và mức thưởng cho các tuyển nữ sẽ tăng trong thời gian tới, sẽ là động lực để các tuyển thủ nữ Việt Nam tiếp tục thi đấu cố gắng trong các giải đấu lớn ở ĐNA và châu Á là điều VPF hướng tới.
  5. Ly_Nha_Ky

    Ly_Nha_Ky Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/12/2011
    Đã được thích:
    2
    Thằng Lê Hùng Dũng làm chủ tịch HĐQT của EIB mà ngu như lợn, a dua ký cái hợp đồng phế thải với bọn AVG. Cổ đông EIB nên hạ bệ thằng Dũng đi, nó mà làm chủ tịch HĐQT thì ngân hàng chỉ có mạt =))=))
  6. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78
    Không có những người như bầu Kiên thì hóa ra người hâm mộ bị bịt mắt hết rồi, không làm căng bới móc ra thì bọn chúng còn ăn chia ngay trên đầu chúng ta và vểnh râu cười nhạo gọi chúng ta là dân ngu.
  7. Stockie87

    Stockie87 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2011
    Đã được thích:
    56
    Phải công nhận một điều là nước cờ bác Kiên đẩy lên Thủ tướng phân xử là một nước cờ cực cao, vì như mọi người cũng biết, thủ tướng Berluscuni của ý đã sử dụng bóng cho mục đích chính trị như thế nào và ông đã thành công, vụ này Thủ tướng không có liên quan nhưng vì hình ảnh của mình trước dân nên sẽ xử lý có lợi cho mình. Vụ này thì bác Hỷ ốm đòn rồi. Có thể VPF sẽ thắng/
  8. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Ấy vậy mà VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình, mà bán luôn cả thương quyền truyền thông!

    Tại sao VFF lại bán thương quyền truyền thông bóng đá VN với giá rẻ mạt như vậy? Trước đây, đã có lúc chúng tôi không cho rằng số tiền 6 tỉ đồng/năm là rẻ, vì trước đó VFF thu tiền từ truyền hình thấp hơn thế nhiều (cụ thể gần 4 tỉ đồng cho năm 2010). Nhưng nay khi phát hiện VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình mà bán cả thương quyền truyền thông, quả tình cái giá 6 tỉ đồng + tăng 10% mỗi năm là quá thấp.

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho đầy đủ, phần lỗi chính trong việc bán rẻ này không chỉ thuộc về mỗi mình VFF, mà trách nhiệm chính ở Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL). Trong văn bản 1105 của VFF đã tường thuật rõ ràng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL. Vì vậy không chỉ có mỗi mình VFF, nhiều liên đoàn khác cũng bán trọn gói thương quyền truyền thông cho AVG. Cụ thể, chúng tôi xem xét hợp đồng của Liên đoàn Điền kinh VN với AVG thì thấy giống gần y chang hợp đồng của VFF với AVG!

    VFF (và một số liên đoàn khác) đã không dũng cảm như Liên đoàn Quần vợt VN thẳng thắn nói không với chỉ đạo của bộ về việc ký hợp đồng bán bản quyền truyền thông quần vợt cho AVG, với lý do “mất quá nhiều mà được chẳng bao nhiêu”!
  9. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Hom nay AVG co' vao san Hang Day khong nhi?
    To' ve que vua ra khong biet'?
  10. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    .
    Trung vệ Chí Công bị trọng tài phạt oan?




    Chiều nay (14-1), trên sân Thanh Hóa, B.Bình Dương đã có trận thua ngược 1-2 trước đội chủ nhà sau khi có bàn dẫn trước ngay giữa hiệp 1. Trong đó, bàn thua từ chấm phạt đền ở phút 50 mang tính bước ngoặt. Sau bàn gỡ 1-1 này, Thanh Hóa đã lấy lại tinh thần và sau đó lội ngược dòng thành công.
    [​IMG]
    Trọng tài Nguyễn Trọng Thư rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu trung vệ Chí Công - Ảnh: Minh Hoàng
    Phút 50 của trận đấu, toàn đội B.Bình Dương và nhiều khán giả đã khó hiểu với quyết định thổi phạt đền đội khách. Trong tình huống này, trung vệ Chí Công tranh bóng bổng với một tiền đạo đội chủ nhà. Chí Công tung người móc trúng bóng để phá bóng ra. Tiền đạo đội chủ nhà cũng vào tranh bóng sau đó bị ngã. Ngay lập tức trọng tài Nguyễn Trọng Thư thổi còi cho đội chủ nhà hưởng phạt đền.
    Sau trận đấu, trung vệ Chí Công cho biết lúc đó trọng tài Thư đã giải thích rằng phạt anh vì lỗi cao chân. Tuy nhiên, đây là một quyết định khá khó hiểu và có phần nặng tay của trọng tài Thư bởi theo tình huống chiếu chậm, Chí Công đã phá bóng hợp lý.
    Nếu sự khó hiểu đến từ trọng tài Nguyễn Trọng Thư chỉ diễn ra ở đó thì B.Bình Dương có lẽ cũng chỉ ức chế phần nào. Tuy nhiên, đáng nói hơn sau khi trận đấu kết thúc, Chí Công đã phải nhận một thẻ đỏ trực tiếp và phải vắng mặt ở trận đấu tới.
    [​IMG]
    Trung vệ Chí Công (trái) khá bức xúc với quyết định của trọng tài - Ảnh: Minh Hoàng
    Chí Công trần tình: “Bức xúc vì tình huống bị thổi phạt đền, hết trận một lần nữa tôi tiến về phía trọng tài Thư để nghe một lời giải thích thuyết phục. Tôi hỏi: “Tại sao anh thổi phạt tôi? Tôi đâu có lỗi gì?”. Trọng tài Thư trả lời: “Vì để chạm tay trong vòng cấm”. Tôi ngạc nhiên hỏi tiếp: “Làm gì có chuyện đó, tôi đâu có để bóng chạm tay”.
    Thấy trọng tài Thư không trả lời, tôi nói tiếp: “Nếu vậy, để về xem lại băng ghi hình cho rõ ràng. Nếu tôi để bóng chạm tay thì tôi bị phạt đúng. Còn nếu không thì anh bị kỷ luật ráng chịu nha”. Sau khi nghe câu này của tôi, trọng tài Thư lập tức rút thẻ đỏ phạt tôi. Tôi thấy quá bức xúc vì mình đâu có chửi thề gì đâu mà bị thẻ đỏ như vậy. Lúc đó nhiều đồng đội của tôi, trong đó có Vũ Phong cũng chứng kiến".
    Chưa biết trọng tài Thư đúng sai đến đâu ở tình huống thổi phạt đền cho Thanh Hóa và chiếc thẻ đỏ phạt Chí Công sau trận đấu, nhưng những quyết định của trọng tài Thư trong trận đấu này rõ ràng cần phải được Ban tổ chức làm rõ để đưa ra một câu trả lời thuyết phục.
    http://thethao.thanhnien.com.vn//pages/20120114/trung-ve-chi-cong-bi-trong-tai-phat-oan.aspx

Chia sẻ trang này