Kêu gọi tẩy chay AVG, ủng hộ VPF !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dungbahoa, 29/12/2011.

4584 người đang online, trong đó có 354 thành viên. 07:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31913 lượt đọc và 528 bài trả lời
  1. tpetro1

    tpetro1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2011
    Đã được thích:
    0
    ủng hộ VPF khởi kiện VFF và cụ thể là lãnh đạo VFF, đưa mấy con lợn đó ra tòa.
  2. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    .
    Trung Quốc xét xử các vụ tiêu cực bóng đá: Phán quyết đầu năm


    Vậy là sau gần 10 ngày xét xử, gần như toàn bộ rường cột của ngành thể thao Trung Quốc (TQ) sụp đổ, từ Phó chủ tịch LĐBĐ tới tổng giám đốc các CLB danh tiếng cùng nhiều trọng tài có tên tuổi.
    Thêm 1 phó chủ tịch LĐBĐ sa ngã
    Tạ Á Long sinh tháng 12.1955 tại TP.Trùng Khánh, là Phó chủ tịch LĐBĐ TQ, kiêm Phó bí thư Đảng ủy, Phó chủ nhiệm Trung tâm quản lý bóng đá thuộc Tổng cục Thể dục thể thao (TDTT) TQ. Tháng 1.2009, Á Long là chủ tịch HĐQT công ty sản xuất sản phẩm thể thao và tới ngày 3.9.2010 đã bị cảnh sát nước này bắt để điều tra vì bị nghi ngờ có dính líu tới nhiều vụ tham nhũng và nhận hối lộ. Ngày 13.9.2010, công ty trên cũng bị ngưng hoạt động. Trong các phiên xét xử, Tạ Á Long thừa nhận có tội nhưng vẫn ngoan cố cho rằng mình không phải là quan tham.
    Khi vụ án Tạ Á Long bị phanh phui, rất nhiều người trong ngành tiếc cho ông, bởi ông có thâm niên công tác và tài năng thực sự. Ngày 25.12.2011, Á Long vẫn ra sức khoe công trạng của mình để biện minh cho những tội đã phạm phải: “Khi tổ chức cần, tôi đã đứng lên gánh vác. Tôi biết LĐBĐ là một nơi rất lộn xộn. Tôi đã cố gắng hết sức, đã làm được một số việc tốt. Giờ đây tôi chỉ thừa nhận rằng tôi chưa kiên trì nguyên tắc của mình, nên đã phạm phải một số chuyện trái pháp luật, trái kỷ cương”.
    [​IMG]
    Tạ Á Long - Ảnh: SPORT.CN
    Món tiền đầu tiên Á Long nhận được là 200.000 tệ từ một CLB bóng đá vào cuối năm 2006. Tuy nhiên ngay cả chuyện nhận tiền, Á Long vẫn cho rằng mình “nhận tiền” rất có nguyên tắc. “Không phải là tôi nhận tất cả tiền của mọi người đưa tới. Tôi chỉ nhận tiền của những người có quan hệ tốt với tôi. Chủ yếu phải coi số tiền đó như một món quà. Phần lớn mọi người đều nhờ tôi giúp đỡ. Anh có quyền lực như vậy, ai mà chẳng muốn có quan hệ tốt với anh. Tôi luôn coi những món tiền đó như tiền thưởng, như một sự động viên, khích lệ, không coi nó như tiền giao dịch hoặc liên hệ tình cảm”...
    Tranh cãi về phán quyết
    Do tính chất của các vụ án tham nhũng, nhận hối lộ, ăn tiền bẩn để dàn xếp cá độ... dính líu tới quá nhiều nhân vật cao cấp trong ngành thể thao nước này, lan tỏa với một mạng lưới dày đặc suốt thời gian dài nên cho tới nay vẫn chưa thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Kênh điều tra tin tức của Đài TH trung ương TQ CCTV tối 26.12 vừa tiết lộ vụ xử Phó chủ tịch LĐBĐ kiêm Chủ nhiệm Trung tâm quản lý thể thao bóng đá thuộc Tổng cục TDTT TQ Nam Dũng và Phó chủ tịch LĐBĐ kiêm Phó chủ nhiệm Trung tâm quản lý thể thao bóng đá thuộc Tổng cục TDTT TQ Tạ Á Long sẽ được tuyên án vào ngày 6.2.2012. Cũng theo thông tin mới nhất của kênh này, Nam Dũng hiện đang bị giam tại Thẩm Dương, chờ ngày phán quyết.
    Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian phán quyết cũng dấy lên không ít tranh cãi trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử tử hình các rường cột chính trong ngành thể thao này, dẫu họ có tham nhũng lớn đến đâu, cũng là một điều khó xảy ra. Luật sư nổi tiếng Hách Kình Tùng, người chịu trách nhiệm theo dõi các vụ án trên, cho biết việc tuyên án sẽ không gặp khó khăn gì và mỗi vụ án khi đã đưa ra xét xử đều có chứng cứ rõ ràng. Nếu xếp theo thứ tự vụ án lớn nhỏ cùng số tiền đã nhận hối lộ thì phải kể tới vụ của Trương Kiện Cường, Dương Nhất Dân, nhóm trọng tài Lục Tuấn, rồi tiếp đó là Nam Dũng, Tạ Á Long... Ngày 19.12, Trương Kiện Cường đã bị đưa ra xét xử với tội danh nhận hối lộ 2,73 triệu tệ. Ngày 21.12, Dương Nhất Dân và Lục Tuấn cũng bị đưa ra xét xử với tội danh nhận hối lộ lần lượt từ 1,25 triệu tệ và 810.000 tệ. Luật sư Tùng cũng cho biết so với 3 người này, căn cứ vào số tiền nhận hối lộ, Trương Kiện Cường sẽ mắc tội nặng nhất. Tuy nhiên khi xét xử còn phải căn cứ vào tình tiết có đặc biệt nghiêm trọng hay không, có tác động xấu tới nhiều bộ phận khác hay không. Theo nhận định của luật sư Tùng, Trương Kiện Cường có khả năng bị tử hình hoặc chung thân, và dẫu có nhẹ hơn cũng chịu án ít nhất 20 năm tù.
    Luật sư Tùng cũng nhấn mạnh không phải cứ chức tước cao thì khi nhận hối lộ sẽ bị xử nặng hơn, mà hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền đã nhận hối lộ. Dương Nhất Dân có khả năng chịu án 15 năm tù. Lục Tuấn có khả năng bị xử 10 năm tù.
    http://thethao.thanhnien.com.vn/pag...c-vu-tieu-cuc-bong-da-phan-quyet-dau-nam.aspx
  3. suggar80

    suggar80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    0
    cái này coppy bên otofun sang không biết đã có chưa

    Để các kụ tiện theo dõi vụ kiện đình đám cuối năm, em xin tổng hợp các tin tức qua ảnh .


    [​IMG]

    Nếu chú thích, anh sẽ ký cho chú hợp đồng 100 năm luôn, chỉ có điều...hehehe...


    [​IMG]
    Anh Hỷ ơi nhận được bao nhiêu mà ký hợp đồng kiểu này


    [​IMG]

    Nhắc anh lần cuối ký tá hợp đồng thì ký cho tử tế, không nói nhiều nữa đâu nhé.


    [​IMG]

    Em thề, em hứa, em đảm bảo là em trong sạch như OMO


    [​IMG]

    Anh thách chú nào cướp đĩa bánh này của anh


    [​IMG]

    bầu kiên: Anh xem chú cười được bao lâu


    [​IMG]

    Tình hình cãi nhau thế này, có khi các anh cho em xin lại tiền


    [​IMG]

    Vụ này muỗi

    [​IMG]

    Chúng mày đi mà đòi nhau


    [​IMG]

    Có phải 1 mình em ăn đâu mà cứ đổ tại em thế, hic hic
  4. phonglan_13579

    phonglan_13579 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Đã được thích:
    0
    vụ này Tuấn tổng là phẻ nhất,ăn no chùi mỏ phủi đít đứng dậy .để cho cả đám chiến hữu ở lại tha hồ mà dọn dẹp .dọn k khéo lại ở tù cả đám
  5. cadafi

    cadafi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Thể thao
    VPF (Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) đã xuyên tạc ý kiến chỉ đạo của Chính phủ
    22:27:07 14/01/2012, cập nhật cách đây 1 giờ
    Dương Tùng Anh
    Các Đài truyền hình có thể vào sân ghi hình các trận đấu cấp CLB của BĐVN, mà không cần thông qua AVG - đấy là thông tin được nhiều tờ báo loan tải trong 2 ngày hôm nay. Và những thông tin này trích dẫn lời của những nhân vật quyền lực trong HĐQT VPF nói rõ, đấy là chỉ đạo của Chính phủ. Sự thực, Chính phủ có chỉ đạo như thế hay không?
    >> Mải mê đấu nhau về bản quyền TH, dễ hỏng việc lớn!
    Như Báo CAND đã phản ánh, buổi chiều ngày 12/1/2012, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 268/VPCP-KGVX, thông báo ý kiến của Thủ tướng quanh vấn đề truyền hình các giải Bóng đá Quốc gia. Đây là ý kiến chỉ đạo rõ ràng, minh bạch hợp lòng dân. Văn bản này đã đề cập rõ hai điểm như sau: 1- Bộ trưởng bộ VH-TT&DL chỉ đạo thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình rồi sớm báo cáo kết quả với Thủ tướng, 2- “Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm giải Bóng đá Quốc gia được các Đài truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.

    Có một sự thật là, chỉ vài tiếng sau khi văn bản có dấu “hỏa tốc” này được chuyển đến bộ VH-TT&DL, một tờ báo điện tử có uy tín và có lượng truy cập đông đảo đã lập tức diễn giải vấn đề theo hướng: Thủ tướng Chính phủ cho phép VTV, VTC được tự do vào sân tác nghiệp, mà không cần thông qua sự đồng ý của AVG – đơn vị đã ký hợp đồng truyền hình kéo dài 20 năm với VFF. Những ngày gần đây, các nhân vật quyền lực trong Hội đồng Quản trị VPF, đặc biệt là ông Phó Chủ Tịch Nguyễn Đức Kiên cũng không ngừng tuyên bố trên các mặt báo những điều tương tự. Chẳng hạn như ngày thứ Sáu, 13/1/2012, khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Kiên đã nói:“Kết luận của thanh tra Bộ VH-TT&DL chỉ để xác định đúng, sai của hợp đồng, còn các đài vẫn được vào sân tự do để ghi hình theo chỉ đạo của Thủ tướng”.

    Cách hiểu, cách nói, cách trả lời, cách tuyên bố như thế là sự xuyên tạc trắng trợn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong văn bản mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Bởi thứ nhất, trong văn bản này, người ta không thể tìm thấy một dòng, một câu, thậm chí là một chữ nào về cái gọi là “các đài vẫn được vào sân tự do” như ông Kiên tuyên bố. Thứ hai, ngay cả khi không căn cứ vào mặt câu chữ, mà chỉ căn cứ vào tinh thần của văn bản, người ta cũng khó có thể suy diễn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng theo kiểu “các đài vẫn được vào sân tự do” (ám chỉ tới việc không cần tôn trọng hợp đồng truyền hình giữa VFF với AVG) như thế. Văn bản này viết rõ: ““Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm giải Bóng đá Quốc gia được các Đài truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân”.

    Ở đây, có một cụm từ rất đáng chú ý, đó là GIẢI QUYẾT CÁC VƯỚNG MẮC. Đáng chú ý ở chỗ, khi CÁC VƯỚNG MẮC chưa được giải quyết, và câu chuyện chưa thể có lời kết luận cuối cùng thì người ta tuyệt đối không thể tự ý, tùy tiện lái vấn đề theo cách mà mình muốn. Vậy lúc đó, phải lái vấn đề như thế nào? Câu hỏi này đã được trả lời một cách rõ ràng, cụ thể trong một công văn của Bộ VH-TT&DL gửi cho tất cả các bên liên quan, đó là khi thanh tra Bộ chưa đưa ra kết luận thì hợp đồng truyền hình mà VFF ký với AVG trước đây cần phải được tuyệt đối tôn trọng. Tiếc là VPF với những người như ông Nguyễn Đức Kiên đã không tôn trọng cái mà lẽ ra họ phải tôn trọng. Và như thế, ở một góc độ nào đó, dường như họ cũng không chấp hành nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, mà lại cố tình suy diễn, xuyên tạc sự chỉ đạo ấy theo cách có lợi cho mình(?)

    Trong công văn của Văn phòng Chính phủ, thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng người ta thấy toát lên rất rõ một tinh thần, đó là các bên phải phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Nhưng có phải cứ nhất nhất cho VTV, VTC vào sân, không cần thông qua ý kiến của AVG là “tôn trọng lợi ích của nhân dân” như VPF đang hiểu và đang áp dụng hay không? Thực tế là kể từ khi AVG “nhảy” vào BĐVN thì số lượng các trận đấu V.League (giờ gọi là Super League) và giải Hạng nhất QG (giờ gọi là giải Hạng nhất) được truyền hình trực tiếp đã tăng lên đột biến mà phía AVG không thu một đồng lệ phí nào. Cụ thể là năm 2011, đã có tổng cộng 345 các trận đấu được truyền hình trực tiếp, tăng 133% so với năm 2010. Với con số thể hiện sự tăng vọt này, người ta có thể dễ dàng thấy rốt cuộc thì AVG có tôn trọng lợi ích của nhân dân, và có góp phần vào việc phục vụ lợi ích của nhân dân đúng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hay không?

    Xin được nói rất rõ là trong câu chuyện tranh chấp bản quyền truyền hình rất phức tạp hiện nay, chúng tôi không đứng về phía VPF, cũng không đứng về phía AVG, mà chỉ đứng về lẽ phải. Và với một tin thần như thế, chúng tôi muốn lưu ý rằng các nhân vật quyền lực trong HĐQT VPF đang cố tình đánh đồng việc các bên phải “tôn trọng lợi ích của nhân dân” theo chỉ đạo của Thủ tướng với việc loại bỏ AVG khỏi cuộc chơi, trong khi thực tế không như vậy. Việc đánh đồng này khiến cho một bộ phận dư luận có suy nghĩ rằng “lợi ích của nhân dân” chỉ được “tôn trọng” khi AVG bị loại bỏ càng xa, càng tốt. Ở đây, rõ ràng là người ta đã cố tình hiểu sai, diễn giải sai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sau đó lại sử dụng rất nhiều những thủ thuật khác nhau từ tư duy cho đến hành động để lái dư luận theo cách mà mình muốn


    D.T.A.


    báo ca bênh avg. kiểu này đây.
  6. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Doc bai An ninh the gioi dau thang 01moi' buon` cuoi`!
  7. trade123

    trade123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2011
    Đã được thích:
    0
  8. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Sao chui *** de~ the'?
  9. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    AVG không tường thuật trận nào ở vòng 3 Super League
    Dù gửi thông báo đến Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và các cơ quan truyền thông về việc AVG sẽ tường thuật trực tiếp trận CLB bóng đá Hà Nội - K.Khánh Hòa (sân Hàng Đẫy lúc 16g10) nhưng chiều 14-1, AVG đã không đưa xe màu đến sân tường thuật trận đấu này như tuyên bố. Trước đó, ông Nguyễn Đức Kiên - phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) - đã nói nếu không có giấy phép là đài truyền hình thì AVG sẽ không được vào sân tường thuật trực tiếp các trận đấu do VPF tổ chức. Một đại diện của AVG cho biết cũng không rõ lý do vì sao AVG không tường thuật trực tiếp trận đấu trên sân Hàng Đẫy như dự kiến.
    Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, chiều 14-1 tất cả đài truyền hình đã được tự do vào sân truyền hình trực tiếp và được ban tổ chức các sân tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Trên sân Thanh Hóa, ở trận Thanh Hóa - B.Bình Dương dù có cả xe màu của VCTV và VTC nhưng ban tổ chức vẫn bố trí để các đài cùng nhau tác nghiệp thuận lợi.
    KHƯƠNG XUÂN
    http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/474058/Hop-dong-VFF---AVG-la-
  10. Kate_Upton

    Kate_Upton Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/11/2011
    Đã được thích:
    0

    Nói nhanh cho nó vuông, khi chưa có kết luận thì VPF cứ cho các đài vào thoải mái, éo cần biết thằng AVG là thằng nào, chẳng lẽ đi tôn trọng cái đang bị nghi ngờ là phạm pháp ? DCM, lại tòi ra thêm một thằng bồi bút.

    Thằng nào đi bênh AVG thì là ngu hết chỗ nói, nó cho miễn phí 1-2 năm xong, đợi mọi người công nhận HĐ thì nó đè ra thu phí cắt cổ ngay, chứ có thằng nào điên mà bỏ tiền ra mua rồi đem cho người khác xài chùa. VPF tuy mượn danh lợi ích người hâm mộ nhưng phải thông cảm cho họ, trong lúc đấu tranh với bọn ma giáo AVG thì phải như vậy. Tui ủng hộ các CLB thu nhập cao, có lãi, tự nuôi đội bóng, chứ cái kiểu sống bằng tiền tài trợ của tập đoàn mẹ thì bóng đá vĩnh viễn không phát triển. Tui xác định VPF bán bản quyền thì sau này muốn xem cũng phải bỏ tiền ra, nhưng cái gì hợp lý mình phải chấp nhận.

Chia sẻ trang này