Kêu gọi tẩy chay AVG, ủng hộ VPF !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dungbahoa, 29/12/2011.

2918 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 05:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31909 lượt đọc và 528 bài trả lời
  1. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Đã mấy vòng trôi qua nhưng Super League do VPF điều hành, cho dù thực ra đã có sự tiến bộ tương đối về chất lượng (thể hiện qua số bàn thắng), vẫn đang thể hiện một bộ mặt khá cũ kỹ. Pháo vẫn được đốt ở Lạch Tray, Huy Hoàng ăn đạp ở sân Vinh, kèm theo đó là một vài điểm nhấn về bạo lực lẫn chuyện muôn thưở về trọng tài. Super League 2012 dù mới trải qua vài vòng đầu đã giống như V-League của 2011 (và của nhiều năm trước đó nữa).

    Nhưng xin được nhấn mạnh, những chuyện đó không mới, thậm chí nó đã được xuất hiện từ lúc V-League chưa ra đời và bầu Kiên còn chưa đến mức làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng là di sản mà VFF và cả nền bóng đá nói riêng lẫn nền thể thao nói chung đã để lại cho chúng ta.
  2. luuthanhdam

    luuthanhdam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    267
    Bóng đá VN đang dần đi vào ngõ cụt và bế tắc rồi. Phát triển đâu chưa thấy, chỉ tòan scandal và những màn gây rối, những trận đấu phi bóng đá...Luật FIFA có mà chả thằng trọng tài hay BTC đứng ra áp dụng..
    Sau ngày 15/2 này sẽ có những diễn biến tích cực hơn cho AVG, và K. lùn lại toang tóac kêu: thế là hỏng cả nền bóng đá nước nhà >:)
  3. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Đầu năm nói chuyện thương quyền bóng đá
    Cập nhật ngày: 31/01/2012, 15:44 GMT+7.

    link here

    Cuộc chiến thương quyền giữa hai bên, theo người viết, rất không chính quy! Thậm chí là rất giàu chất... "phủi". Nó bắt đầu từ việc VFF ký hợp đồng với AVG quá dài và hai bên cũng chưa nghĩ đến các sự cố sơ hở pháp lý về sau. Nó tiếp tục bùng nổ với lần "cướp diễn đàn" lịch sử của "bầu" Kiên và sau đó là khai sinh ra một kẻ "hậu sinh" rất cứng cựa mang tên VPF. Nó là cuộc đá ma khi quả bóng trách nhiệm được chuyền từ nơi này đến nơi khác... Một sự việc mang tính dân sự đang được... hành chính hóa?

    Nhất Ngôn

    Nhân dân đọc báo, nhân dân xem và nghe đài để ngóng tin về “cuộc chiến” bóng đá. Nhưng cái quyền lợi cơ bản nhất của nhân dân là được phục vụ tận tụy những trận đá bóng đầy tinh thần thể thao, với mức chi phí hợp lý thì lại vẫn còn đang được cân, đong, đo, đếm sao cho… hợp lý?
    Cuộc tranh luận về bản quyền của giải Super League giữa VPF, VFF, AVG vẫn còn chưa ngã ngũ thì lại bùng lên một vấn đề khác: Thương quyền của cả giải đấu. Và giới truyền thông đi đâu về đâu trong "ma trận" thông tin do các bên vạch ra?

    Có phúc mới... "đáo tụng đình"

    Người viết đã từng dự đoán câu chuyện cổ phần hóa VPF sau "phát pháo" của "bầu" Kiên trong cuộc họp tổng kết V.League 2011 chỉ là màn mở đầu, kịch hay còn ở phía trước. Và đúng như dự đoán, vở bi hài kịch mang do "diễn viên chính" VPF không chỉ đã mang đến cho những người yêu bóng đá Việt Nam những cảm giác thú vị, mà kể cả các "diễn viên" khác như VTV, VTC... cũng tung hứng không kém phần hào hứng. "Diễn viên cựu trào" VFF và tuy đã cố gắng nhưng vẫn không thể kéo được nhân vật tưởng chừng chắc chắn nắm "vai chính"- AVG.
    Cũng vẫn là dự đoán cũ, "bầu" Kiên đặt vấn đề tại sao VFF ký mà chưa có ý kiến của các câu lạc bộ. Nói đơn giản, nhóm G6 (đội bóng của ông Kiên và các đội "phe" của ông) mà không đồng ý thì VFF cũng phải chịu phép.
    Cao trào của "vở diễn" theo tôi chính là khi VPF nằng nặc đòi... ra tòa. VFF bảo không nên, AVG đề nghị VPF hưởng 20% lợi nhuận. Suy luận đơn giản: Kẻ nắm luật mới dám đòi ra tòa chứ người sơ hở thì không sợ mới lạ.
    Quan điểm của người viết là cứ theo luật mà làm! Để trắng đen phân minh cứ ra tòa là xong. Bóng đá Việt Nam có phúc mới "đáo tụng đình"...
    Bản hợp đồng VFF đã ký với AVG được đánh giá là hớ đủ đường. AVG sẽ không chỉ thủ lợi được bản quyền giải đấu mà cả thương quyền kinh doanh của cả giải đấu như phát hiện của nhà báo Huy Thọ (Tuổi Trẻ). Và mấu chốt nhất là cái thương quyền ấy bao gồm cả việc cụ thể hóa đề án cá cược bóng đá hợp pháp- một món siêu béo bở.
    Càng vui hơn là báo chí thể thao nước nhà bỗng chia làm hai phe rõ rệt với số đông ủng hộ VPF. Trong đó cũng có tờ báo ra mặt coi thường VPF rõ rệt.
    Biết tin ai bây giờ?

    "Quân bài" giấu mặt

    Câu chuyện giữa một bên là VFF, AVG và bên kia là VPF cùng các đài truyền hình chưa dừng lại đó. Nếu hiểu về thương quyền thì báo mạng, phát thanh, báo viết, truyền hình tại Việt Nam đều sẽ phải phụ thuộc vào AVG, thậm chí là trả tiền để được sử dụng hình ảnh, thông tin của Super League.

    VPF và các đài truyền hình dĩ nhiên không bằng lòng với VFF, AVG và ngược lại. VFF chọn xu hướng hợp tác với thanh tra Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch thì VPF gửi công văn lên văn phòng Thủ tướng Chính phủ.

    Một sự việc mang tính dân sự đang được... hành chính hóa?

    Liệu thanh tra Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch sẽ kết luận ra sao khi công văn của VFF nói họ thực hiện việc mua bán trên theo chỉ đạo của.... chính Bộ này? Cái nhập nhằng giấy tờ giữ chủ trương chung và chỉ đạo trực tiếp khiến không chỉ thương quyền của bóng đá Việt Nam mà cả của nhiều môn thể thao khác đã rơi vào tay AVG.
    Trong cuộc chiến "võ mồm", khi đang chờ kết luận thanh tra thì ban đầu VPF và "phe của họ" có vẻ mạnh miệng hơn nhưng cũng không phải không có cái hớ. Bằng chứng là vừa rồi đã có tờ báo thể thao phải đính chính ngay về một thông tin có liên quan đến chỉ đạo của Thủ tướng từ VPF tung ra, phóng viên bị kỷ luật.
    Hậu vụ này, "phe đối lập" phản công ngay bằng một loạt các bài báo kể tội VPF lẫn yêu cầu đơn vị này tôn trọng hợp đồng trước đây của VFF và AVG đã ký. Có cảm giác, về truyền thông thì VPF có ưu thế hơn nhưng những vấn đề hậu trường, ngoài chuyên môn thì "phe kia" tuy bất ngờ nhưng cũng chưa đến mức bị động hoàn toàn.
    Kết luận thanh tra sắp được công bố có thể là một liều thuốc bổ hoặc "độc dược" cho cả nền bóng đá, tùy vào lượng thuốc. Và nó cũng chưa phải là phán quyết cuối cùng vì chưa chắc một trong hai bên sẽ đồng ý với kết luận ấy.

    Đá "phủi"

    Dân mê đá banh không ít người biết khái niệm đá "phủi". Đã có những cầu thủ xuất sắc thế giới thành danh bắt đầu từ những trận cầu trên vỉa hè, bãi đất trống. Ở đó có những kỹ thuật được hình thành... không giống ai, những "quái chiêu" khiến đối thủ phải ôm hận.
    Cầu thủ đá "phủi" khi vào sân chính quy có thể bị lạc lõng vì không rành về chiến thuật và việc phối hợp với các đồng đội khác. Ngược lại, danh thủ xỏ giày đi đá "phủi" cũng phải vứt đi vài kỹ năng cơ bản để phù hợp với sân chơi bóng đá đường phố.
    Cuộc chiến thương quyền giữa hai bên, theo người viết, rất không chính quy! Thậm chí là rất giàu chất... "phủi".
    Nó bắt đầu từ việc VFF ký hợp đồng với AVG quá dài và hai bên cũng chưa nghĩ đến các sự cố sơ hở pháp lý về sau.
    Nó tiếp tục bùng nổ với lần "cướp diễn đàn" lịch sử của "bầu" Kiên và sau đó là khai sinh ra một kẻ "hậu sinh" rất cứng cựa mang tên VPF.
    Nó là cuộc đá ma khi quả bóng trách nhiệm được chuyền từ nơi này đến nơi khác.
    Và nó sẽ chưa có hồi kết trong thời gian ngắn...
    Nhân dân đọc báo, nhân dân xem và nghe đài để ngóng tin về "cuộc chiến" bóng đá. Nhưng cái quyền lợi cơ bản nhất của nhân dân là được phục vụ những trận bóng đá đầy tinh thần thể thao với mức chi phí hợp lý thì lại vẫn còn đang được cân, đong, đo, đếm sao cho hợp lý.
    Buồn thay, người viết bài cảm nhận rõ cuộc chơi ấy chỉ là chuyện của các đại gia...
    Xin nhắc lại lần nữa, quyền lợi của giải đấu, vẫn là chuyện của các đại gia mà thôi!
  4. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Bộ Tư pháp khẳng định hợp đồng VFF-AVG hợp lệ

    Bộ Tư pháp vừa có văn bản gửi Bộ VH-TT-DL về hợp đồng thương quyền các giải bóng đá mà VFF đã ký với AVG. Theo đó, Bộ Tư pháp khẳng định, bản hợp đồng này không có vi phạm gì về thẩm quyền, trình tự và thời hạn.

    Cụ thể, theo Bộ Tư pháp, căn cứ vào khoản 2, điều 53 Luật Thể dục Thể thao năm 2006 thì “Liên đoàn thể thao quốc gia, các CLB thể thao chuyên nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức”. Bộ Tư pháp cũng cho rằng, theo điều 12, Nghị định 112/2007 NĐ-CP thì chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp có các quyền “định hình giải thể thao thành tích cao và giải chuyên nghiệp trên bản ghi âm, ghi hình, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp; phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng; phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao giải thể thao thành tích cao, giải thể thao chuyên nghiệp thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất cứ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được”.

    Công Văn của Bộ Tư pháp

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Vẫn theo Bộ Tư pháp, khoản 14, điều 4 Điều lệ VFF do Bộ Nội vụ phê duyệt quy định: "VFF sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của VFF trong đó bao gồm các quyền về tài chính, quyền thu thanh, thu hình, sản xuất, phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện, quảng cáo, tiếp thị và các quyền khác theo quy định của pháp lụật Việt Nam”.

    Từ những căn cứ nêu trên, Bộ Tư pháp kết luận VFF có quyền sở hữu thương quyền các giải đấu do đơn vị này tổ chức.

    Về quy trình, thủ tục mà VFF đã thực hiện khi ký hợp đồng thương quyền với AVG, theo Bộ Tư pháp, căn cứ vào điều 75, Điều lệ VFF sửa đổi, bổ sung năm 2010 “VFF là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác của các giải bóng đá do VFF tổ chức mà không có bất kỳ giới hạn nào về nội dung, thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý” và khoản 2, điều 74 Điều lệ này “Ban chấp hành VFF quyết định phương thức và mức độ sử dụng các quyền trên…” thì VFF hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các giải bóng đá chuyên nghiệp cho các đối tác.

    Bộ Tư pháp cũng khẳng định, VFF đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của liên đoàn liên quan đến quy trình, thủ tục ký kết. Lý lẽ được Bộ Tư pháp đưa ra là hồ sơ cho thấy, trước khi ký hợp VFF đã báo cáo Bộ VH-TT-DL; thường trực VFF đã ra nghị quyết về việc hợp tác với AVG; đại hội thường niên VFF đã ra nghị quyết về việc cho phép VFF ký hợp đồng với AVG và sau đó ông Nguyễn Trọng Hỷ, Chủ tịch VFF đã uỷ quyền cho ông Trần Quốc Tuấn khi đó là Tổng Thư ký VFF ký hợp đồng.

    “Qua nghiên cứu pháp luật hiện hành về dân sự thương mại, Bộ Tư pháp thấy thoả thuận về thời hạn 20 năm giữa VFF và AVG là không trái luật”- Bộ Tư pháp cho hay.
  5. nhac115

    nhac115 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2012
    Đã được thích:
    0
  6. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Nội bộ VPF 'loạn' vì... VFF? 18/02/2012 00:01 (VTC News)- Đúng như những lo ngại của dư luận, những vết rạn nứt đầu tiên đã xuất hiện trong nội bộ VPF- dĩ nhiên, nó xuất phát từ những thành viên của VFF.


    Tin liên quan
    » 20 năm nữa, BĐVN vào top 10 châu Á
    » Phó chủ tịch VFF: Họ la lối và 'đấu' kiểu 'Chí Phèo'
    » VFF: Các nhà đài phải thỏa thuận với An Viên
    Nếu như thường trực VPF đã làm việc khẩn trương để gửi công văn khiếu nại lên Bộ VH-TT&DL trong tối qua thì đến chiều nay, các thành viên VFF trong hội đồng quản trị VPF cũng rất nhanh chóng gửi đề nghị lên bầu Thắng bày tỏ sự không đồng tình với quyết định này.


    Đáng chú ý, bên cạnh chữ ký của ông Lê Hùng Dũng và bà Đinh Thị Thu Trang, khá ngạc nhiên khi ông Phạm Ngọc Viễn cũng góp mặt.

    Dù ông Viễn khẳng định chỉ nhận lời tham gia VPF để làm chuyên môn, song rõ ràng, đây là đón giáng mạnh vào nỗ lực của nhóm các ông bầu. Bởi dẫu sao ông Viễn cũng không hề tỏ thái độ trốn tránh như một vài thành viên VFF khác mà luôn xuất hiện cùng bầu Thắng, bầu Kiên vào những thời điểm cam go nhất, giúp cho người hâm mộ cũng như giới truyền thông hiểu rõ bản chất vấn đề tranh chấp bản quyền truyền hình hiện tại.

    Trả lời phỏng vấn của báo chí, PCT VFF Nguyễn Lân Trung cũng khẳng định: "VFF là cổ đông lớn nhất và giữ quyền phủ quyết với mọi nghị quyết của VPF. Chúng tôi sẽ làm việc với Hội đồng quản trị VPF để yêu cầu giải trình về việc ông Võ Quốc Thắng đã ký đơn khiếu nại sau khi đã có ý kiến không đồng ý của đại diện VFF, cổ đồng lớn nhất công ty."


    [​IMG]
    Hiện chưa có phản ứng nào của VPF về thông báo này.

    Những động thái tiếp theo của VPF đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sau phát biểu rất đáng chú ý vừa qua của PCT Lê Hùng Dũng. Có thể, cuộc gặp gỡ giữa VPF và AVG vào thứ 2 tới sẽ cởi được nút thắt hiện tại, giúp các bên cùng nhìn về một hướng.

    Hay thật, nội chiến tiếp rồi.
  7. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    Con đỉa AVG thôi hút máu từ bóng đá Việt nam sớm ngày nào tốt ngày đó. Chả lẽ VPF khiếu nại mà không có dựa trên điều khoản luật nào?
  8. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78
    Như vậy là đã có kết quả sau nhiều tranh cãi nhé mọi người :
    http://www.zing.vn/news/bong-da-vie...-truyen-hinh-ma-khong-mat-mot-xu/a246031.html
    Hoan hô bầu Kiên cùng các cộng sự trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải.
    [r2)][r2)][r2)]

  9. dungbahoa

    dungbahoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Đã được thích:
    78

Chia sẻ trang này