KGM: Cty CP XNK Kiên Giang- CP Đầu tư cực chất.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 09/04/2024.

3004 người đang online, trong đó có 291 thành viên. 13:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 69606 lượt đọc và 258 bài trả lời
  1. annhien123

    annhien123 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2021
    Đã được thích:
    66
    Kiên nhẫn bác ạ, ắt sẽ có quà ạ :drm2:drm2:drm2
    votong77timestock thích bài này.
  2. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.465
    Đong gạo KGM: ngon + bổ + rẻ nhất trong đám báo đời.
    https://fili.vn/2024/05/nganh-gao-quy-1-noi-lai-tang-bang-lan-noi-lo-cung-no-nan-737-1192616.htm

    Ngành gạo quý 1: Nơi lãi tăng bằng lần, nơi lỗ cùng nợ nần

    Nhiều doanh nghiệp ngành gạo tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận khi xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc, nhưng không ít công ty vẫn giảm lãi, thậm chí thua lỗ, dẫn đến nợ tiền mua lúa của nông dân kéo dài.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Xuất khẩu gạo được mùa, được giá

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gần 12% về lượng, tăng 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 3.2 triệu tấn, tương đương gần 2.1 tỷ USD. Giá trung bình 644 USD/tấn, tăng trên 22%. Đây đều là con số cao nhất của ngành lúa gạo trong 4 tháng đầu năm từ trước đến nay.

    Trong lúc giá neo cao, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia... đều tăng hai con số so với cùng kỳ.

    Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, điểm sáng của các doanh nghiệp gạo là doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên biên lãi gộp mảng gạo mỏng kèm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá đã kéo lợi nhuận đi xuống.

    Thống kê của VietstockFinance cho thấy, trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, có 4 doanh nghiệp tăng lãi, 3 doanh nghiệp giảm lãi, 2 doanh nghiệp tiếp tục lỗ và 1 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.

    Tổng doanh thu đạt hơn 16.7 ngàn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023 và chuyển trạng thái từ lỗ sang lãi ròng hơn 37 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Điểm sáng phục hồi

    Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2, VSF) là dấu ấn tích cực về xu hướng phục hồi những quý gần đây. Xét số tuyệt đối, Vinafood 2 đứng đầu doanh thu quý 1, đạt gần 4.8 ngàn tỷ đồng, tăng 7%. Công ty chuyển từ lỗ 7 tỷ đồng sang lãi ròng hơn 1 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện 1.8 điểm phần trăm, lên 8.5%.

    Năm ngoái, Vinafood 2 mới có lãi trở lại khoảng 23 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ hơn chục năm liên tiếp. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Huy Hưng - Chủ tịch HĐQT Vinafood 2 cho biết, kết quả này còn khá “khiêm tốn” so với tầm vóc của Vinafood 2, song đây là bước chuyển mình ngoạn mục, cho thấy việc thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021-2025 đã mang lại hiệu quả.

    Tính đến cuối quý 1/2024, Vinafood 2 còn lỗ lũy kế hơn 2,777 tỷ đồng, hệ quả của chuỗi 10 năm lỗ liên tiếp từ 2013-2022; trong đó, năm 2018 lỗ nặng nhất, gần 1.5 ngàn tỷ đồng.

    Vinafood 2 hái "trái ngọt" sau hơn thập kỷ chờ đợi
    Vẫn có doanh nghiệp thắng lớn

    Tập đoàn Pan (The Pan Group, PAN) vững vàng ngôi đầu lợi nhuận trong nhóm, đạt gần 84 tỷ đồng, hơn gấp đôi quý 1/2023, hỗ trợ từ doanh thu tăng 37%, lên gần 3.5 ngàn tỷ đồng; biên lãi gộp đạt 18%, cải thiện so với mức 17% cùng kỳ.

    Công ty cho biết, các mảng kinh doanh chính như giống cây trồng, gạo đóng gói, khử trùng và nông dược, tôm xuất khẩu, bánh kẹo, hạt đóng gói, cá tra xuất khẩu... đều tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Riêng lĩnh vực nông nghiệp đóng góp hơn 38% tổng doanh thu và 57% lãi sau thuế toàn Công ty, lần lượt tăng 30% và 24%.

    Thành quả của Thương mại Kiên Giang (KTC) là con số lãi cao nhất kể từ quý 3/2022 (tức 7 quý trở lại đây), đạt hơn 14 tỷ đồng, tăng 141% - mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong nhóm. Tuy nhiên, kết quả này có được phần lớn nhờ thu nhập từ thanh lý tài sản cố định. Biên lãi gộp gần như đi ngang, khoảng 4%.

    KTC lãi ròng cao nhất 7 quý
    Xuất nhập khẩu Kiên Giang (Kigimex, KGM) dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu ở mức 206%, đạt hơn 1.6 ngàn tỷ đồng; lãi ròng tăng 36%, lên hơn 3 tỷ đồng.

    "Ông lớn" ôm lỗ…

    Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) có lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất trong nhóm, còn chưa đầy 3 tỷ đồng, giảm 66%, chủ yếu do chi phí sản xuất tăng cao hơn mọi năm.

    Năm ngoái, cùng lý do trên cộng với việc lỗ tỷ giá khiến TAR lỗ ròng khoảng 16 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi hơn 68 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này lỗ từ khi niêm yết.

    Doanh nghiệp gạo có tiếng lâu năm tại An Giang - Angimex (AGM) sau cú sốc nhân sự cao cấp đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa thể vực dậy. Đây cũng là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành bị lỗ khi giá vốn ăn mòn hết sạch doanh thu, khiến Angimex tiếp tục lỗ ròng 15 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tại cuối quý 1 lên trên 175 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp chủ sở hữu 182 tỷ đồng.

    AGM lỗ ròng 7/9 quý gần nhất
    …nợ nông dân hàng trăm tỷ đồng

    Bất ngờ tới từ “ông lớn” gạo miền Tây - Lộc Trời (LTG) đối mặt với rất nhiều khó khăn, nợ nần. Quý 1, doanh thu LTG hơn gấp rưỡi, lên hơn 3.8 ngàn tỷ đồng, với động lực tăng trưởng chính ở mảng gạo. Nhưng biên lãi gộp của mảng gạo mỏng, chỉ 3.5%, kéo giảm biên lãi gộp chung từ 11% xuống còn 6.5%. Cùng với chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá, Lộc Trời lỗ ròng gần 97 tỷ đồng, tăng hơn số lỗ 81 tỷ đồng ở quý 1/2023.

    Không những vậy, Lộc Trời gặp lùm xùm nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua lúa của nông dân An Giang cũng như nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    Chia sẻ với người viết, đại diện Lộc Trời cho biết, vụ Đông Xuân 2023-2024, Công ty đã thu mua lúa của bà con tỉnh An Giang với tổng giá trị gần 440 tỷ đồng. Tính đến ngày 9/5, Lộc Trời đã thanh toán 280.4 tỷ đồng cho bà con nông dân và còn nợ 159.4 tỷ đồng.

    “Do có khoảng lệch về thời gian thanh toán nên đã gây ảnh hưởng đến bà con nông dân. Nguyên nhân xảy ra sự cố do có một số biến động từ các khách mua gạo và ngân hàng" - đại diện Lộc Trời nhấn mạnh - Công ty thậm chí chấp nhận bán lúa khô với giá thấp để ưu tiên khoản chi trả tiền lúa, nhưng vẫn không thu xếp kịp nguồn kinh phí.

    Ngày 20/05 vừa qua, Lộc Trời đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hoàn tất việc thanh toán tiền nợ mua lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 và gửi lời xin lỗi đến bà con nông dân vì sự cố này.

    *Chủ tịch Lộc Trời xin lỗi nông dân, hoàn tất thanh toán hàng trăm tỷ tiền nợ mua lúa

    Hẩm hiu cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán

    Đi kèm với bức tranh kinh doanh trái chiều, diễn biến cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán khá tiêu cực, hầu hết đều lao dốc, thậm chí có cổ phiếu bị hủy niêm yết.

    [​IMG]

    Ngày 21/05, cổ phiếu TAR chính thức bị hủy niêm yết và ngày giao dịch cuối cùng trên HNX là 20/5, do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023.

    Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là TAR đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và vấn đề hàng tồn kho trị giá 1,256 tỷ đồng.

    Trước đó, cổ phiếu TAR bị hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2023. Kết phiên 17/05, giá cổ phiếu TAR đóng cửa tại 6,100 đồng/cp, giảm hơn 30% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân từ đầu năm đạt gần 328 ngàn đơn vị.

    Cổ phiếu AGM bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 05/04/2024, do lợi nhuận sau thuế 2 năm gần nhất (2022-2023) là số âm, bên cạnh việc tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm 2023. Kết phiên 20/05, thị giá AGM dừng ở mức 4,900 đồng/cp, giảm 22% so với đầu năm.

    Cùng ngày 05/04, cổ phiếu VSF được đưa ra khỏi diện cảnh báo sau khi kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC năm 2023. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, thị giá VSF giảm gần 10% và đang giao dịch quanh vùng 35,000 đồng/cp.

    Cổ phiếu LTG và FCS của Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Foodcosa) là những dấu ấn tiêu cực với mức giảm giá mạnh nhất trong ngành, lần lượt khoảng 18% và 32%.

    Riêng cổ phiếu PAN là điểm sáng hiếm hoi trong ngành có mức tăng khoảng 17%, cao hơn mức trung bình 13% VN-Index từ đầu năm.
    votong77timestock thích bài này.
  3. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    Cuối tuần chốt cổ tức
    Sang tuần nữa là nhận cổ tức tiền tươi rồi
    Mà vẫn có ae bán nhỉ???
    Xu hướng XK gạo tăng mạnh là ko thể tránh khỏi mà
    :D
    :drm4:drm4:drm4:drm4:drm4:drm4
    annhien123 thích bài này.
  4. annhien123

    annhien123 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2021
    Đã được thích:
    66
    Nằm mãi quanh đây k chạy nên anh em chán bán bác ạ, nay e thấy tiền đang vào upcom, đợi xem kgm có đến lượt k ạ :):):)
    timestock thích bài này.
  5. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    T cứ ăn cái cổ tức tiền cho nó lót dạ đã
    Rồi chờ đến lượt b ah
    :D hiii
    annhien123 thích bài này.
  6. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.465
    Có vẻ em nó muốn lên lắm rồi.
    Còn hôm nay và 2 phiên nữa để nhận voucher lĩnh phiếu đong gạo ST25.
    annhien123 thích bài này.
  7. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.465
    https://tuoitre.vn/the-gioi-thieu-7-trieu-tan-gao-co-hoi-cho-viet-nam-20240527100509105.htm
    Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo, cơ hội cho Việt Nam

    Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 thấp hơn so với mức tiêu thụ khiến thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

    [​IMG]

    Xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều cơ hội - Ảnh: BỬU ĐẤU

    Đó là nhận định được Bộ Công Thương đưa ra khi báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình xuất khẩu gạo và dự báo xuất khẩu trong thời gian tới.

    Nguồn cung gạo toàn cầu không còn dồi dào

    Dẫn ra dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Bộ Công Thương cho rằng nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn.

    Các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia... cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

    Theo đó, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

    Cũng theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), tỉ lệ các quốc gia và khu vực không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới.

    Vì vậy, gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa. Tuy các mặt hàng lúa mì và ngô là hai mặt hàng lương thực phân khúc tiêu dùng khác nhưng phần nào sẽ tác động đến giá gạo trong thời điểm nhất định.

    Bộ Công Thương cho rằng xuất khẩu gạo có thuận lợi đó là kết quả đạt được trong quý 1-2024 có dấu hiệu khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2023 nhờ tình hình kinh tế vĩ mô của thế giới.

    Thêm nữa, Việt Nam tiếp tục tích cực đàm phán, trao đổi song phương với các đối tác nhập khẩu về việc xem xét tiến tới ký kết bản ghi nhớ thương mại gạo tạo môi trường ổn định bền vững về thương mại gạo cho doanh nghiệp hai nước.

    Ngoài ra, Việt Nam cũng mở rộng đàm phán, ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường mới. Việc nâng cấp Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ trong năm 2023, các lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines với các nội dung hợp tác thương mại được thảo luận, hứa hẹn sự phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước này.

    Các yếu tố của biến đổi khí hậu như nhiệt độ trung bình tăng cao, thời tiết khắc nghiệt, mưa lũ, thiên tai… đã tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và canh tác nông nghiệp nói chung trên thế giới.

    Vẫn còn thách thức cho gạo Việt

    Mặc dù thực trạng này được đánh giá là làm giảm nguồn cung nhiều mặt hàng, trong đó có gạo, nâng giá các mặt hàng, song Bộ Công Thương cho rằng sẽ tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận và trở thành nhà cung cấp thay thế tại nhiều thị trường.

    Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, thách thức lớn đặt ra đó là tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt tập trung trong tháng 4 và tháng 5-2024 có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất lúa, gạo vụ hè - thu năm 2024.

    Nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động của El Nino.

    Trong bối cảnh tình hình kinh tế, thương mại thế giới còn nhiều biến động, chưa thể phục hồi hoàn toàn, bộ cho rằng cần quan sát, đánh giá nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ và EU do vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp tăng, kinh tế vĩ mô chưa ổn định hoàn toàn.

    Cùng đó, những bất ổn do căng thẳng địa chính trị khu vực, toàn cầu và căng thẳng biển Đỏ gây ảnh hưởng tâm lý giao thương, quá trình giao nhận và giá cả nhiều mặt hàng quan trọng.

    Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine (hai nhà xuất khẩu lớn về lúa mì, ngô, dầu hướng dương) đã khiến cho nguồn cung của lúa mì, bắp, dầu hướng dương bị gián đoạn, đẩy giá những mặt hàng này lên cao và gây bất ổn trong nguồn cung các mặt hàng này.

    Theo FAO, tỉ lệ các quốc gia và khu vực không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.

    Tuy các mặt hàng lúa mì và ngô là hai mặt hàng lương thực thuộc phân khúc tiêu dùng khác nhưng phần nào sẽ tác động đến giá gạo trong thời điểm nhất định.
    votong77, Giapxxtk, rila3051 người khác thích bài này.
  8. Giapxxtk

    Giapxxtk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2020
    Đã được thích:
    184
  9. QuatMo22

    QuatMo22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/10/2022
    Đã được thích:
    64
    Con này thấy nợ vay khá cao bạn ạ
  10. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.465
    Đặc thù của ngành.
    Đây là được vay, ngân hàng rất hân hạnh được tài trợ cho vay loại này với lãi suất ưu đãi.
    =))
    Xác doanh nghiệp có hạn mức vay 50 -100 tỷ còn được mua bán với giá 10 tỏi.

    Cái xác KGM này được vay 2.000 tỷ + địa bàn chiến lược lúa gạo của cả nước có khả năng xuất khẩu 400k-500k tấn gạo/năm doanh thu 5k-7k tỷ/năm có giá lắm đấy.
    KGM là niêu cơm thạch sanh đối với ban lãnh đạo không bao giờ biết vơi là gì.
    Tiền tấn mới được ngồi vào vị trí này đấy.

    Lúa thu mua của dân không cần hóa đơn gì cả chỉ lập mỗi cái bảng kê thu mua về kê kênh 1k/kg thôi thì tiêu 3 đời không hết :)).
    Last edited: 29/05/2024
    rila305, NT1081, annhien1231 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này