Khà Khà Khà... Hoan hô chính phủ đã tìm ra phương thuốc điều trị lạm phát đây rồi.. Tuy hơi muộn như

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuhoang77, 23/04/2011.

2924 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 02:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11227 lượt đọc và 214 bài trả lời
  1. chaytoekhoi

    chaytoekhoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Lạm phát khủng thế này không điều chỉnh nhanh cho đúng giá trị VND thì sắp tới chẳng có nhà đầu tư nước ngoài nào dám đổ vốn vào, chỉ béo mấy thằng nhập hàng xa xỉ khi mà VND đang mạnh với giá trị ảo :-ss
  2. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    131
    Tiền là thước đo giá trị của hàng
    Cái gì hiếm và cần thì nó sẽ có giá cao
    Quan hệ giữa VND và USD nó cũng vậy
    Tuy nó không đo trực tiếp được với nhau nhưng nó được đo thông qua 1 rổ hàng hoá
    USD cũng mất giá do in vô tội vạ nhưng VND càng mất giá nhanh hơn ( nguyên nhân thì em chịu, chắc tại cái bọn làm tiền giả bên Trung QUốc nó mang về VN kinh quá)
    Cho nên chúng ta điều chỉnh giá USD lên là tất yếu nếu không chúng nó sẽ tìm cách đổi hết VND ra USD để mang về Mỹ làm giấy lộn
    Còn NDT nó tăng giá so với USD vì nó có những 3.000 tỷ USD trong kho
    Còn mình thì nghe nói không còn đến 10 tỏi
    Cho nên cái đề xuất của cụ càng đốt cho Vịt ngan nhanh cháy lông hơn
    Những giải pháp của chính phủ hiện nay như giảm bớt cung tiên, thắt chặt chính sách tài khoá là hoàn toàn đúng
    Nhưng mà nó sẽ không đủ vì nguyên nhân chính của lạm phát tại Vịt Ngan nó mang tính đặc thù
    Nếu khi thấy ổn chúng ta lại nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu công thì mọi thứ sẽ lại đi vào vòng xoáy cũ, thậm chí còn khủng khiếp hơn
    Nếu vẫn duy trì chính sách như hiện nay trong một thời gian dài thì nguy cơ về một cuộc khủng hoảng sẽ cận kề
    Mệt đấy vì cái ác đang thịnh hành hơn
  3. Vuhoang77

    Vuhoang77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/12/2010
    Đã được thích:
    2
    Nguyên nhân gốc bệnh ở đâu phải trị ở đấy, Cung tiền mặt nhiều, chi tiêu công chỉ là một vài nguyên nhân nhỏ làm tăng lạm phát hiện nay, cái chính vẫn là thằng đô la, nó thì bị mất giá liên tục so với TG, mình thì vẫn giữ giá với nó, làm cho mình tự nhiên mất giá theo nó so với TG, dầu, các thiết bị , hàng hoá nhập khẩu cứ leo thang- lạm phát cứ phi- lạiu thắt chặt tín dụng- các DN lại chết- hàng hoá càng khan hiếm- lạm phát lại càng cao:-bd
  4. tiger_87

    tiger_87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Đã được thích:
    87
    THeo em tiếp tiếp tục phá giá đồng nội tệ, nâng tỉ giá VND lên 21200-22000. thà đau một lần còn hơn cứ dai dẳng thế này
  5. ngoibuonnhome

    ngoibuonnhome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    0
    http://stockbiz.vn/news/2011/4/23/20...-lai-giam.aspx Giá cả có vẻ bắt đầu chững lại sau khi lên mặt bằng mới. Các bác có nhớ phở đứng ở 15k trong bao nhiêu năm k? Không có gì tăng mãi, tăng mãi rồi sẽ phải nghỉ



    Lạ kỳ lạm phát tăng, giá lại giảm

    Diễn đàn KTVN - 23/04/2011 6:02:34 SA

    Mỗii khi xăng tăng, nguyên liệu tăng… thì DN, tiểu thương cùng “té nước theo mưa”. Tuy nhiên, điều này sẽ phải thay đổi khi người tiêu dùng dùng quyền lựa chọn của mình một cách mạnh mẽ và quay lưng lại với những sản phẩm tăng giá vô lý.

    Buộc phải giảm giá

    Sau đợt tăng giá xăng dầu mới đây, rau quả ở Hà Nội đã tăng giá theo một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, nghịch lý đã được chỉ ra là khi thời tiết đang thuận lợi, nguồn cung rau đang dồi dào, giá rau của nông dân rất rẻ nhưng tiểu thương lại tăng giá bất hợp lý. Rau đắt, người tiêu dùng kêu ca và hơn thế họ buộc phải giảm lượng tiêu dùng hay tìm những cách để có được nguồn hàng giá rẻ hơn.

    Điều này có hiệu quả ngay lập tức, tiểu thương khó bán hàng buộc phải giảm giá rau để tìm khách. Đây có lẽ là một trong số lần ít ỏi, các tiểu thương bán rau quả ở Hà Nội hứng chịu những phản ứng mạnh mẽ từ khách hàng và buộc họ phải nghĩ lại thói quen tăng giá với bất cứ lý do nào.

    Trong khi đó, hồi đầu năm 2011, khi mọi thứ chưa tăng thì giá thép xây dựng đã nhiều lần thay đổi với mức tăng rất mạnh. Tuy nhiên, đến đầu tháng trước, khi giá tất cả các mặt hàng vật liệu xây dựng khác tăng giá thì thép lại giảm. Đây là một hiện tượng lạ vì từ trước tới nay thép luôn đi đầu và khởi động cho mọi làn sóng tăng giá vật liệu xây dựng. Lạ hơn, nguyên nhân giảm giá không phải do chi phí giảm mà do khó bán hàng, buộc các nhà sản xuất thép phải giảm giá.

    Còn nhớ những năm trước đây, đã nhiều lần bị dư luận phản hứng vì việc việc tăng giá liên tiếp, thậm chí các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra cũng không hề làm các nhà sản xuất thép lo ngại để có những điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng giảm mua, hàng tồn kho, dây chuyền ngừng chạy thì DN thép buộc phải nghĩ lại để cứu mình trước hết

    Mới đây, trên thị trường, rất nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều chương trình vay vốn ưu đãi vốn dành cho các DN với lãi suất thấp và nhiều hỗ trợ đi kèm. Đây có thể là điều hơi ngược khi lãi suất huy động trên thị trường đang tăng cao, nguồn vốn cho vay bị hạn chế, các ngân hàng cũng có những khó khăn về thanh khoản...

    Thời buổi siết chặt tiền tệ, ngân hàng khó khăn buộc phải đẩy cao lãi suất. Nhưng như một phản ứng tự nhiên, lãi suất cao, DN thà tạm ngừng sản xuất chứ không thể vay vốn với giá cắt cổ nên rất nhiều ngân hàng đã từ chối vay vốn. Không thể để mất khách hàng và nguồn sống của mình là các DN nên dù khó khăn, các ngân hàng vẫn phải tìm cách ưu đãi và tiếp cận với DN hay nói đúng hơn là tìm cách nuôi dưỡng nguồn sống của mình.

    Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam dường như đã quen dần với sự tăng giá liên tiếp của hàng hóa. Năm 2011, kinh tế tiếp tục khó khăn khi đối mặt với lạm phát và bất ổn. Giá cả tăng lên khiến nhu cầu giảm xuống, người dân và DN phải điều chỉnh theo hướng tiết kiệm để có được hiệu quả cao nhất. Điều đó khiến cho nhu cầu bị giảm mạnh, hàng hóa khó bán dẫn đến tồn đọng thì việc giảm giá sẽ được tính đến.

    Tương tự, các ngân hàng dù mong muốn có lãi suất cao và lợi nhuận lớn nhưng khi DN khó khăn, hạn chế vay vốn ngân hàng vì lãi suất quá cao thì các ngân hàng cũng không giải ngân được và không có lợi nhuận, buộc họ phải có những ưu đãi để kéo khách hàng đến với mình.

    Trong điều kiện đó, khách hàng, với đồng tiền và quyền lựa chọn của mình có quyền lực của mình đối với các nhà sản xuất. Khi giá tăng đến một ngưỡng khó chấp nhận, khách hàng thể hiện quyền lực của mình bằng cách đơn giản nhất là từ chối mua thì DN đã phải nghĩ lại. Thay vì tăng giá họ buộc phải giảm giá và tìm mọi cách để điều chỉnh để giữ lấy khách hàng của mình.

    Lo cho khách để cứu mình

    Còn nhớ, sau đợt tăng giá xăng cuối tháng 2, nhiều hãng taxi đã tăng giá cước trung bình 12 - 15%. Nhưng sau đó gần một tháng, sau đợt tăng giá cuối tháng 3, chúng ta không thấy một sự điều chỉnh ồ ạt như trước đó mà thay vào đó là những toan tính để làm sao tăng giá nhưng không mất khách.

    Một lãnh đạo DN vận tải ở Hà Nội cho biết, lần điều chỉnh trước (24/2) các DN vận tải Hà Nội thống nhất tăng thêm gần 20% nhưng nhiều khách hàng không chịu chấp nhận mức cước mới. Cho nên, xăng tăng giá vào cuối tháng 3, các DN đã không dám tự ý tăng giá mà mỗi DN buộc phải tìm cách thương thảo với từng khách hàng qua từng hợp đồng.

    Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần tăng giá cước, lượng khách hàng lại giảm, điều này thấy rõ ở các DN vận tải hành khách và taxi nên bây giờ tăng giá cũng rất khó.

    Thậm chí một DN vận tải taxi cho biết, một nhóm các DN đã chấp nhận bù lỗ để giữ giá trong thời gian đầu sau đó tìm biện pháp phù hợp chứ không dám tính chuyện tăng giá ngay. Ngay cả, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam: khuyến cáo khi giá xăng dầu điều chỉnh tăng thêm khoảng 10%, các DN hãy tính đến phương án điều chỉnh giá với mức phù hợp để khách hàng có thể chấp nhận được.

    Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, việc tăng giá xăng kéo theo cước vận tải tăng là tất yếu. Tuy nhiên, DN cần phải tính toán để đưa ra giá phù hợp để phù hợp với việc tăng chi phí đầu vào và khách hàng chấp nhận được, đồng thời đảm bảo việc tăng đúng quy trình, quy định của Nhà nước.
    Thị trường được thiết lập ổn định dựa trên quan hệ cung - cầu. Một khi một trong hai yếu tố biến động thì buộc phần còn lại cũng phải tự điều chỉnh để biến đổi cho phù hợp. Cạnh tranh của các nhà kinh doanh chính là một quá trình điều chỉnh và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Một thị trường phát triển luôn tạo điều kiện và khuyến khích cạnh tranh để thị trường ngày càng hoàn hảo hơn và người tiêu dùng có được nhiều lợi ích hơn.

    Tuy nhiên, dường như ở Việt Nam, từ trước đến nay, các DN thường quen với việc tăng giá mà chưa chú ý nhiều đến phản ứng của khách hàng. Mỗi khi có biến động đầu vào, các DN luôn nghĩ đến tăng giá bán sản phẩm đầu tiên nhằm đạt mức lợi nhuận kỳ vọng mà ít nghĩ đến việc điều chỉnh và cắt giảm các chi phí, đầu tư công nghệ tiết kiệm hay thậm chí là giảm lợi nhuận của mình.

    Nhưng tình hình hiện nay đã khác, khi giá cả đã tăng quá mức chịu đựng của khách hàng thì như một phản ứng tự nhiên, khách hàng sẽ co hợp chi tiêu của mình để tiết kiệm. Họ sẽ khó tính hơn trong các hoạt động chi tiền và tất nhiêm sẽ dễ dàng ra lời từ chối với những khoản chi hay những mặt hàng giá cả không hợp lý. Quyền lực của khách hàng đã thể hiện rất rõ qua điều đơn giản nhất là quyền lựa chọn hay từ chối.

    Thực tế trên đây đã cho các DN thấy rõ nhất điều họ vẫn thường nói, khách hàng là thượng đế. Nhưng có lẽ DN phải thấy rằng, khách hàng và nguồn sống của DN, khi khách hàng từ chối, DN sẽ phá sản. Chính vì vậy, tăng giá khiến người tiêu dùng thông minh hơn và chặt chẽ hơn và điều đó buộc các DN phải điều chỉnh và tôn trọng khách hàng hơn. Đó là cách để tồn tại lâu bền trong thị trường cạnh trạnh.
  6. ngoibuonnhome

    ngoibuonnhome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    0
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CG...g-se-giam.html Vế đầu "siết ngoại tệ" đã ok rồi, giờ chờ vế thứ 2 "lãi suất tiền đồng sẽ giảm" nữa thôi, hihi. Ý kiến của bác chủ thớt chuẩn đấy chứ, các chuyên gia cũng chỉ nói như bác!


    Siết ngoại tệ, lãi suất tiền đồng sẽ giảm

    15/04/2011 17:05:35

    (ĐTCK-online) Lãi suất ngoại tệ hiện đã đồng loạt giảm về dưới mức trần cho phép 3%/năm. Đồng thời, với lộ trình tăng 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với huy động vốn bằng USD cũng như Thông tư 07/2011/TT-NHNN siết cho vay ngoại tệ có hiệu lực kể từ đầu tháng 5 tới, được nhận định là sẽ có tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất VND khi người dân chuyển sang gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ.

    "Với mức trần quy định đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 2% sẽ tác động tích cực lên thanh khoản tiền đồng. Những người có ngoại tệ sẽ cân nhắc giữa việc tiếp tục nắm giữ để gửi tiết kiệm lãi suất dưới 3%/năm hay chuyển sang tiền đồng có lãi suất cao. Thực tế, gửi tiết kiệm bằng VND với mức lãi suất hiện nay có lợi hơn rất nhiều", phó tổng giám đốc một ngân hàng nói.

    Thời gian qua, do lãi suất tiền gửi ngoại tệ được các ngân hàng áp dụng mức khá cao 5,5 - 6%/năm, đồng thời với hiệu ứng từ việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng thêm 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và trước áp lực lạm phát nên tiết kiệm ngoại tệ gia tăng. Tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ được nhà băng đẩy mạnh, vì không những nguồn vốn huy động USD dồi dào mà ngay cả người cần vốn cũng thích vay ngoại tệ để tránh áp lực lãi suất tiền đồng. Tính đến ngày 16/3/2011, tổng phương tiện thanh toán toàn ngành ước tăng 2,07% so với cuối năm 2010, vốn huy động ước tăng 1,56%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67% (tín dụng VND tăng 1,43%, tín dụng USD tăng 12,06%).

    Nhưng với quy định mới về trần lãi suất ngoại tệ, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, không chỉ người dân chuyển từ nắm giữ USD sang gửi tiết kiệm tiền đồng mà ngay cả các DN xuất khẩu cũng sẽ tính đến bài toán trên. Thay vì muốn duy trì ngoại tệ trên tài khoản sau khi có nguồn thu, với quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với tác tổ chức kinh tế cao nhất chỉ có 1%/năm, chắc chắn các DN có nguồn USD cũng tính đến việc bán ngoại tệ chuyển sang tiền đồng gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn.

    Nguyên Thống đốc NHNN, ông Cao Sỹ Kiêm cũng nhận định, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ và áp trần đối với tiền gửi bằng USD sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản tiền đồng và góp phần chống tình trạng đôla hóa. Khi đó, lãi suất huy động ngoại tệ khó có thể neo ở mức cao làm cho tỷ trọng tiền gửi bằng USD giảm, thay vì chiếm một tỷ lệ tương đối cao 20 - 30% trong tổng huy động như trong thời gian qua.

    Như vậy, không chỉ người gửi tiền mà cả khách hàng cần vốn cũng sẽ quay sang tiền đồng, do đó khiến cho thanh khoản tiền đồng tốt hơn, tạo điều kiện cho lãi suất VND giảm trong thời gian tới khi lạm phát được kiểm soát.

    Theo đánh giá của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị và kinh doanh, Trường đại học Ngân hàng TP. HCM, khi tỷ giá trên thị trường chợ đen đang dần được kéo sát với tỷ giá liên ngân hàng, cộng với việc giảm mạnh lãi suất huy động bằng ngoại tệ sẽ tác động tích cực đến việc huy động VND.

    "Người nắm giữ ngoại tệ sẽ cảm thấy không còn có lợi như trước đây khi mà lãi suất tiết kiệm ngoại tệ giảm mạnh, trong khi lãi tiền đồng vẫn duy trì trần 14%/năm, nên xu hướng chuyển từ việc gửi ngoại tệ sang tiền đồng sẽ diễn ra trong thời gian tới đây. Đồng thời, cái được trước mắt là góp phần ổn định tỷ giá, giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ", ông Dương nói. Tuy nhiên, TS. Lê Thẩm Dương cũng cho rằng, kỳ vọng việc áp dụng trần lãi suất và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ tác động tích cực lên lãi suất tiền đồng cũng đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lãi suất tiền đồng giảm còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan tới hiệu quả đầu tư, hạn chế đầu tư công, rồi đến chính sách tài khóa và hiệu quả của sản xuất và cuối cùng là kỳ vọng lạm phát.

    Trong khi đó, hiện không ai có thể nói trước được lạm phát năm nay sẽ ở mức bao nhiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính của ADB và ANZ thì lạm phát tại Việt Nam năm nay sẽ không dưới hai con số và khả năng nằm ở mức 12 - 13%. Do đó, trước mắt tiền đồng sẽ chưa thể sớm giảm như mong đợi. Ngược lại, theo nhận định từ các chuyên gia tài chính, NHNN có thể sẽ phải điều chỉnh tăng thêm các lãi suất chủ chốt (lãi suất tái chiết khấu, tái cấu vốn)… trong những tháng tới đây và có thể phải đến giữa hoặc gần cuối quý III, lãi suất tiền đồng mới có khả năng giảm.
  7. hora

    hora Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2010
    Đã được thích:
    101
    :-":-":-" dạo này còn WSS không??? [-X[-X[-X
  8. ngoibuonnhome

    ngoibuonnhome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    0
    http://vinacorp.vn/news/cung-dot-bie...-doc/ct-448907 Cú trượt k phanh của USD chiều qua, chiều qua các banks đều hạ thêm 80, 90 đồng so với sáng



    Cung đột biến, giá USD lao dốc

    Thứ Sáu, 22/04/2011, 15:32

    Tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối đột ngột đảo chiều, lượng cung ngoại tệ tăng đột biến và giá liên tục lao dốc.

    Đã lâu rồi, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại mới có một cú rơi mạnh như vậy ngay trong ngày.

    Đầu giờ chiều nay (22/4), giám đốc một chi nhánh tại Tp.HCM nhắn tin cho biết, nhiều người dân đến ngân hàng bán lại
    USD, chuyển sang VND gửi tiết kiệm.

    “Quy luật của cung cầu, cung tăng - giá giảm. Giá USD cuối giờ sáng nay chỉ còn 20.880 VND. Việc chuyển đổi mạnh sẽ tăng tiền gửi VND và lãi suất sắp tới có thể giảm”, tin nhắn qua điện thoại của giám đốc trên nhận định.

    Đầu giờ chiều nay, tỷ giá USD/VND lại tiếp tục gây sốc khi đà lao dốc thể hiện mạnh mẽ. Theo biểu niêm yết của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tính đến 15h, giá USD bán ra chỉ còn 20.830 VND = 1 USD, giảm tới 70 VND so với đầu giờ sáng.

    Đã lâu rồi, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại mới có một cú rơi mạnh như vậy ngay trong ngày. Diễn biến tương tự chỉ từng có ở thời điểm đầu năm 2008, khi nguồn cung ngoại tệ lớn và có trạng thái ứ đọng ngoại tệ trong hệ thống.

    Tại Ngân hàng Á châu (ACB), mức điều chỉnh của giá USD bán ra còn mạnh hơn rất nhiều. Mức bán ra chỉ còn 20.790 VND, giảm tới 90 VND so với mức niêm yết đầu giờ sáng. Mức giá mua vào cũng rơi xuống còn 20.730 VND (mua chuyển khoản), chênh lệch giữa giá mua - bán tiếp tục được nới rộng lên 60 VND.

    Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), mức giá USD bán ra chiều này cũng đã giảm tới 80 VND so với đầu giờ sáng, ở mức 20.800 VND; giá mua vào cũng lùi về 20.730 VND.

    Đại diện một số ngân hàng thương mại cho biết, nguyên nhân trực tiếp nhất cho biến động hiện nay là nguồn cung ngoại tệ thương mại trên thị trường đã gia tăng đột biến.

    Tham khảo tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Hà Nội, lượng ngoại tệ mua chuyển khoản từ đầu tuần đến nay đã đạt gần 100 triệu USD, gấp tới khoảng 3 lần so với tuần liền trước. Đáng chú ý là sự đột biến của lượng ngoại tệ tiền mặt mua được, chủ yếu từ dân cư. Từ đầu tuần đến nay, ngân hàng này đã mua được tới 19 triệu USD; trong khi đó, tuần đầu tháng 3 vừa qua, con số tìm hiểu là chỉ quanh ở dưới 1 triệu USD.

    Sự gia tăng chóng mặt của nguồn cung ngoại tệ thương mại cho thấy cả doanh nghiệp và người dân đang đẩy mạnh bán lại cho các ngân hàng. Điều này trực tiếp tạo áp lực đè tỷ giá USD/VND liên tục điều chỉnh. Và diễn biến trong ngày 22/4 này là đặc biệt nhất sau một thời gian dài căng thẳng nguồn cung và tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

    Như đề cập ở bản tin sáng nay, những chính sách gần đây của Ngân hàng Nhà nước, cùng với việc siết chặt thị trường tự do, kết hối đối với các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước…, dòng vốn đã có sự dịch chuyển tích cực.

    Phía sau sự dịch chuyển này, kỳ vọng đặt ra là lượng tiền gửi VND trong hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện nhanh; thậm chí khi huy động VND thuận lợi, lãi suất có thể dần hạ nhiệt, ít nhất là giảm bớt tình trạng “thỏa thuận ngầm” lãi suất như trong thời gian qua.

    Bên cạnh đó, với chuyển động tích cực của nguồn cung, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được cải thiện. Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hẹp giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của các nhà băng, những trường hợp dương quá sẽ bán ra và tăng cung, qua đó có thể tiếp tục hạ nhiệt tỷ giá.

    Tuy nhiên, những biến động trong ngắn hạn trên thị trường ngoại hối hiện nay chưa thể xoay chuyển được một cách nhanh chóng những bất cập mang tính lâu dài của nền kinh tế. Đó vẫn là tình trạng nhập siêu cao và đang có xu hướng gia tăng trở lại sau quý 1/2011.
  9. chaytoekhoi

    chaytoekhoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    0
  10. Vuhoang77

    Vuhoang77 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/12/2010
    Đã được thích:
    2
    tôi bắt đầu múc WSS từ hai phiên nay rrồi, mới múc đc 150.000 cổ thôi, mục tiêu sẽ múc 1 triệu cổ em này, múc từ giá 5.6 về đén 5.0 là ổn rồi, khà khà đã quá bác ạ[r2)][r2)]

Chia sẻ trang này