----------------Khả năng TT tạo đỉnh tại 627 là 99% -----------------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangpd, 25/05/2016.

4411 người đang online, trong đó có 541 thành viên. 18:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67275 lượt đọc và 798 bài trả lời
  1. nhiepphongvs

    nhiepphongvs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    2.545
    • Gửi: 12:32 Thứ hai, 13/06/2016
    Báo cáo ngành đường toàn cầu: Cầu sắp vượt cung, hàng tồn kho giảm mạnh mùa 2016/2017
    Thu tiền “tươi” mỗi ngày, vì sao Phương Trang vướng nợ xấu 3.000 tỷ ?[/paste:font]
    Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy sản lượng tại Brazil và Liên minh Châu Âu (EU) được dự báo sẽ tăng, bù đắp vào sản lượng sụt giảm tại Ấn Độ. Qua đó, sản lượng toàn cầu sẽ tăng 4% lên mức 169 triệu tấn. Với nhu cầu đang tăng cao hiện nay, thị trường dự báo rằng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này sẽ tăng 1,2 triệu tấn.

    Mức tồn kho đường giảm liên tục trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tiêu thụ toàn cầu đang tăng ổn định. Kết quả là lượng đường tồn kho đang có nhiều khả năng rơi xuống mức thấp kỷ lục.

    Trên thực tế, giá đường thô quốc tế đã tăng lên gần 17 cent/pound trong tháng 5 sau khi chạm đáy vào tháng 8/2015. Do giá đường đang có những phản ứng với nhu cầu tăng cao trong bối cảnh Brazil đang gặp khó trong vấn đề tỷ giá với đồng USD, các nhà sản xuất cần thấy được những lợi ích để có động lực sản xuất bắt kịp nhu cầu hiện nay.

    [​IMG]

    Sản lượng sản xuất (cột màu xanh) và tiêu thụ (đường màu đỏ) đường toàn cầu

    [​IMG]

    Lượng đường trong kho giai đoạn 2009/2010 - 2016/2017

    Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện nay, sản lượng đường của Việt Nam dự báo sẽ giữ nguyên ở mức 1,65 triệu tấn trong mùa thu hoạch 2016/2017. Tuy nhiên, lượng đường tiêu thụ lại có xu hướng tăng và có khả năng sẽ đạt mức kỷ lục 2 triệu tấn, khiến lượng đường tồn kho giảm trong thời gian tới.

    Tại Brazil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới, sản lượng được dự báo sẽ tăng 2,4 triệu tấn nếu thời tiết thuận lợi. Trong số 37,1 triệu tấn có thể thu hoạch trong mùa 2016/2017, tỷ trọng của đường ethanol có khả năng tăng từ 57% lên 59% để bù đắp cho sản lượng đường mía sụt giảm. Bên cạnh đó, Brazil vẫn sẽ giữ vị thế là nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới khi sản lượng xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 1,8 triệu tấn lên mức 26,1 triệu tấn.

    Sản lượng tiêu thụ của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức kỷ lục 27,2 triệu tấn trong khi sản lượng lại giảm 2,2 triệu tấn do diện tích thu hoạch và sản lượng giảm. Điều kiện thời tiết hạn hán hiện nay sẽ hạn chế người nông dân trong việc trồng mới cây mía. Tiêu thụ tăng và sản lượng giảm sẽ khiến lượng đường trong kho của các doanh nghiệp Ấn Độ giảm khoảng 18%.

    Cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán như Ấn Độ nhưng sản lượng đường của Thái Lan dự báo vẫn sẽ tăng lên mức 10,1 triệu tấn nhờ diện tích thu hoạch tăng. Nhu cầu toàn cầu tăng sẽ khiến xuất khẩu của Thái Lan tăng 2% lên mức kỷ lục 9 triệu tấn. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ của các khu công nghiệp và các hộ gia đình tăng mạnh cũng là một nguyên nhân khiến lượng hàng tồn kho của nước này giảm.

    Một khu vực hiếm hoi cho thấy những tín hiệu tích cực là EU. Sản lượng tại đây được dự báo sẽ phục hồi 2,5 triệu tấn lên mức 16,5 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ (18,8 triệu tấn), nhập khẩu (3,5 triệu tấn) và xuất khẩu (1,5 triệu tấn) nhiều khả năng không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

    Tại Trung Quốc, lượng đường tiêu thụ được dự báo tăng lên mức kỷ lục 17,8 triệu tấn, qua đó khiến lượng đường tồn kho giảm 3,2 triệu tấn do sản lượng sản xuất nhiều khả năng giảm 8,2 triệu tấn tại vùng đồng bằng. Mức nhập khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được dự báo sẽ tăng lên mức kỷ lục 7,9 triệu tấn.

    Sản lượng thu hoạch của Mỹ trong mùa 2016/2017 dự báo sẽ giảm 200,000 tấn do sản lượng mía thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng 8% lên mức 3,2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ tăng nhẹ. Lượng đường tồn kho nhiều khả năng cũng giảm 5% xuống mức 1,5 triệu tấn.
  2. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    Thêm một lý do nữa mà hôm trước em quên liệt kê , và cũng là lý do đang được NDT quan tâm nhất lúc này là vụ bỏ phiếu Anh đi hay ở lại EU . Hiện tại tỉ lệ bỏ phiếu Anh rời khởi EU đang cao hơn http://baocalitoday.com/breaking-news/ti-le-dan-anh-muon-roi-bo-khoi-eu-cao-hon.html . Điều này sẽ ảnh hưởng ko nhỏ tới TT tài chính , có thể sẽ khiến dòng tiền chuyển sang chú ẩn ở các kênh đầu tư an toàn hơn như vàng, usd
    bangpd đã loan bài này
  3. obam8x

    obam8x Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    719
    Tây nay xả hơn 80 tỷ
  4. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    nó bán thỏa thuận VIC nên ko tính bác à
    trừ VIC ra thì vẫn mua ròng
  5. chipnuongkhoai

    chipnuongkhoai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2014
    Đã được thích:
    3.674
    Tây mua ròng nhiều như thế--> tín hiệu tích cực chứ Bằng
  6. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    Quỹ ETF Market Vectors có thể bán ra hơn 23 triệu USD trong kỳ Review quý II
    MAI HƯƠNG

    20:01 11/06/2016

    BizLIVE - Với dữ liệu mới công bố sáng nay, quỹ ETF Market Vectors Vietnam (VNM) có thể sẽ bán ra hơn 23 triệu USD cho đến thứ Sáu tuần tới.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Sáng nay, đơn vị cung cấp dữ liệu tính toán của VNM là ETF MV Index Solutions (MVIS) chính thức công bố danh mục quý II/2016 của chỉ số MVIS Vietnam Index.
    Theo đó, MVIS Vietnam Index đã loại cổ phiếu HHS khỏi danh mục, trong khi đó thêm một cổ phiếu nước ngoài là Eurocharm Holding (cổ phiếu của Quần đảo Cayman).
    Với cơ cấu mới này, số lượng cổ phiếu trong danh mục MVIS Vietnam Index vẫn giữ nguyên ở mức 25 nhưng số cổ phiếu Việt Nam giảm bớt 1 còn 20 và số cổ phiếu nước ngoài tăng thêm 1 lên 5.
    Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục của MVIS Vietnam Index chiếm 81,3% (kỳ trước là 84,12%) trong khi nhóm cổ phiếu nước ngoài trong rổ tăng lên mức 18,7%.
    Theo tính toán của BizLIVE dựa trên số liệu tới ngày 10/6, VNM có thể phải bán ra hơn 23 triệu USD trong đó giá trị lớn nhất là HHS (ước tính gần 11 triệu cổ phiếu), SBT (1,95 triệu cổ phiếu), VIC (1,18 triệu cổ phiếu)...
    [​IMG]
    VCB là cổ phiếu sẽ được mua ròng nhiều nhất của quỹ, ước tính giá trị mua vào khoảng 1,24 triệu USD, tương đương hơn 550 nghìn cổ phiếu.
    MAI HƯƠNG
    hailuabuonchung thích bài này.
  7. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    Nợ công áp sát ngưỡng "nguy hiểm", cao gần gấp đôi sau 5 năm
    13:48:28 08/06/2016
    Công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân[/paste:font]

    Đây là số liệu trong báo cáo “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020” do Trung tâm nghiên cứu BIDV công bố hôm nay, ngày 8/6.

    Theo báo cáo, trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm. Đáng lưu ý, theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt.

    Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán.

    Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cácdoanh nghiệp nhà nước (DNNN), tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội (ASXH) và một số địa phương. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

    [​IMG]
    Nợ công áp sát ngưỡng kiểm soát của Quốc hội, cao gần gấp đôi sau 5 năm.

    "Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro", báo cáo đánh giá.

    Khó khăn trong quản lý nợ công về cơ cấu và kỳ hạn

    Báo cáo cũng nêu, trước đây, nợ công hầu hết là nợ nước ngoài hay vốn vay ODA với lãi suất từ 1% đến dưới 3%. Từ năm 2010, Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình nên nợ nước ngoài có mức độ ưu đãi giảm dần. Vì vậy, nợ công dịch chuyển sang nguồn vay trong nước, tăng từ 40% năm 2011 lên 57,1% năm 2015.

    Cụ thể, về nợ nước ngoài đạt bình quân 3 tỷ USD/năm, tương đương 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội hay 17% tổng vốn đầu tư từ NSNN. Việc quản lý nguồn vốn này còn tồn tại và hạn chế như: quy trình và thủ tục quản lý chương trình và dự án ODA còn phức tạp; và nhiều dự án chậm tiến độ, trung bình trong những năm qua, tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt khoảng 71% tổng vốn đã ký kết.

    Về nợ công trong nước, thực hiện chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP). Về quy mô, lượng phát hành giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010. Về kỳ hạn, 3 năm đầu giai đoạn, TPCP kỳ hạn ngắn (1-3 năm) chiếm khoảng 77% khối lượng phát hành hàng năm. Hệ quả là, từ năm 2014, một lượng lớn TPCP đến hạn thanh toán và Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP mới do NSNN không thể đáp ứng.

    Vì vậy, nhằm tránh rủi ro trên, Quốc hội đưa ra quy định về kỳ hạn TPCP là trên 5 năm vào năm 2015, theo đó, tỷ trọng TPCP kỳ hạn dài đã tăng lên 46%. Tuy nhiên, kỳ hạn của TPCP gia tăng cũng gây ra bất cập cho: người mua chính có nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 85% lượng phát hành là các ngân hàng thương mại (NHTM)); chi phí vốn của nền kinh tế có xu hướng tăng theo lãi suất TPCP dài hạn.

    Sử dụng nợ công còn bất cập

    Báo cáo của BIDV cũng nêu rõ một số bất cập trong việc sử dụng nở công ở Việt Nam. Theo đó, việc sử dụng nợ công chưa mang lại hiệu quả sử dụng, nền kinh tế có mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Việc đầu tư dàn trải dẫn tới hiệu quả không cao, nhất là đầu tư công và DNNN. Theo WB, ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 là 4,88; giai đoạn 2006 - 2010 lên đến 6,96 và sau 5 năm, vẫn ở mức 6,92 vào giai đoạn 2011 - 2014, chỉ đứng sau Ấn Độ là 7,31 tại Châu Á.

    Bên cạnh đó, một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển, tỷ lệ trả nợ trong kỳ/dư nợ vay của Chính phủ và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh ở mức khoảng 14,2% năm 2014 (số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố) và lên đến 16% năm 2015 theo ước tính của WB. Việc dành đến 14%-16% dư nợ công trong kỳ để trả nợ gây hạn chế đến đầu tư phát triển và chi để tăng NSLĐ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực thiết yếu khác.

    Ngoài ra, cơ cấu chi ngân sách không bền vững, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công, trong giai đoạn, chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên với mức tăng trưởng là 18,44%/năm. Ngược lại, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm, nhất là từ năm 2013 đến nay, chỉ ở mức 4,8%/năm.

    Hơn nữa, công tác quản lý nợ công có bước tiến nhưng vẫn còn hạn chế, trong giai đoạn, công tác quản lý nợ công đã được cải thiện tuy nhiên, việc phân bổ mang tính chủ quan, dàn trải, hiệu quả thấp, số liệu thống kê không thống nhất, thiếu tính kịp thời, đặc biệt, việc quản lý ODA vẫn còn khá phức tạp.

    Báo cáo cũng cho rằng, các tổ chức quốc tế và trong nước đánh giá, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cấp bách.

    Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn nêu trên, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).

    Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015. Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỉ đồng năm 2014 và 150.000 tỉ đồng năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.

    Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế. Các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Do đó, Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt NSNN. Hệ quả là, quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành TPCP.

    Ngoài ra, lãi suất bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay.


    http://doanhnghiepvn.vn/no-cong-ap-sat-nguong-nguy-hiem-cao-gan-gap-doi-sau-5-nam-d71861.html
  8. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    Nó mua nhiều rồi
    Đề phòng nó chốt lời nhé
    Polarbear2012hailuabuonchung thích bài này.
  9. Polarbear2012

    Polarbear2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2013
    Đã được thích:
    11.092
    Bằng nghỉ hơi sớm, nhưng giờ thì ngồi ngắm đúng rồi....
    bangpd thích bài này.
  10. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    39.627
    vâng , đúng là hơi sớm bác ạ
    Polarbear2012 thích bài này.

Chia sẻ trang này