Khẩn cho OGCers

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luotchung, 28/02/2015.

5191 người đang online, trong đó có 415 thành viên. 10:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5137 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. luotchung

    luotchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2014
    Đã được thích:
    1.861
    Thứ 2, 02/03/2015, 07:50

    PGS.TS. Trần Hoàng Ngân: Quốc hữu hóa NH âm vốn lớn trong năm 2015 là lựa chọn đúng!


    [​IMG]
    Ở giai đoạn hiện nay, quá trình tái cơ cấu hệ thống NH mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công nhưng vẫn chưa hoàn tất. Vì vậy, trong năm 2015 chúng ta không nên áp dụng phương án phá sản để xử lý các NHTM yếu kém.
    Nội dung nổi bật

    Theo TS Trần Hoàng Ngân:

    - Cổ đông đều bị mất vốn như nhau cho trường hợp quốc hữu hóa hay cho phá sản ngân hàng yếu kém âm vốn lớn.

    - Trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu hệ thống NH chưa hoàn tất, việc áp dụng quốc hữu hóa ngân hàng âm vốn nhiều là lựa chọn đúng nhằm đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống.

    - Nên áp dụng phá sản ngân hàng âm vốn lớn/yếu kém từ năm 2016 trở đi, vừa giúp lành mạnh hóa thị trường, vừa tránh tình trạng tâm lý ỷ lại.

    - Hạn mức bảo hiểm tiền gửi nên tăng lên từ 100 triệu đồng – 200 triệu đồng từ năm 2016.

    Quốc hữu hóa Ngân hàng thương mại yếu kém (nợ xấu cao, âm vốn lớn) như Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được đánh giá là cách làm khôn ngoan của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi kịp thời can thiệp xử lý những ngân hàng có nguy cơ sụp đổ lớn nhất, đã thành công và đã loại bỏ được tác động xấu lan truyền của nó đến toàn hệ thống.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, NHNN nên áp dụng phương án quốc hữu hóa hay cho phá sản đối với những ngân hàng yếu kém như VNCB? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS. TS Trần Hoàng Ngân – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing về vấn đề này.

    Thưa ông, mới đây trong một cuộc trao đổi với báo giới, lãnh đạo NHNN cho biết “GPBank có thể sẽ là trường hợp được quốc hữu hóa tiếp theo”. Có ý kiến cho rằng, quốc hữu hóa NH yếu kém như trường hợp của VNCB hay dự kiến tới đây là GPBank là không cần thiết vì tiền ngân sách còn dùng cho việc khác quan trọng hơn. Ông có đồng tình với quan điểm này không?

    PGS. TS. Trần Hoàng Ngân: Trước hết chúng ta cần xác định rằng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là 1 trong 3 trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế đang được thực hiện.

    Trong tái cơ cấu ngân hàng và hệ thống tín dụng, chúng ta ưu tiên củng cố, phát triển hệ thống NHTM; nâng cao năng lực cho các NHTM và trên hết là phải đảm bảo được mục tiêu quan trọng nhất - ổn định được hệ thống tài chính quốc gia. Ổn định hệ thống tài chính quốc gia được xem là mục tiêu quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, khi NHNN đưa ra một giải pháp xử lý nào đối với các ngân hàng yếu kém phải đặt vào trong tổng thể nói trên.

    Đến nay, chúng ta nhìn nhận rằng quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đạt được những kết quả rất tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ngân hàng yếu kém như trường hợp của VNCB. VNCB có nợ xấu cao và lỗ từ hoạt động kinh doanh đã “ăn hết” vốn chủ sở hữu, nhưng các cổ đông của VNCB đã không góp thêm vốn để đảm bảo hoạt động của NH khi được yêu cầu. Trong khi đó, người dân và doanh nghiệp vẫn còn tiền gửi tại Ngân hàng này; NHNN cũng đang cho VNCB vay.

    Vì vậy để xử lý một ngân hàng rơi vào tình huống nợ xấu cao, âm vốn, có 2 khả năng xảy ra: (i) Cho NH phá sản; (ii) Quốc hữu hóa NH. Cả 2 trường hợp này, cổ đông đều mất hết vốn (chấp nhận nguyên tắc trong đầu tư “lời ăn lỗ chịu” – PV). Tuy nhiên:

    (i) Cho phá sản NH chúng ta phải cân nhắc được gì và mất gì? Cái nguy hiểm nhất khi xử lý một NH phá sản áp theo Luât phá sản (Luật phá sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) thì người gửi tiền sẽ được nhận khoản tiền bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi – tối đa 50 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ được nhận (nếu có) phải theo trình tự của Luật phá sản (Trình tự số 3 – PV). Điều này đồng nghĩa rủi ro còn lại người gửi tiền phải chịu - ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người gửi tiền qua đó gây ra bất ổn định cho hệ thống và gây ra hiệu ứng dây chuyền “domino”, đe dọa tính an toàn của hệ thống.

    Sử dụng phương án “cho phá sản Ngân hàng” trong thời điểm hiện tại tôi cho rằng, giữa cái được và không được thì cái không được quá lớn. Cái được từ việc cho phá sản nếu có trong bối cảnh hiện này là đảm bảo tính minh bạch, “có chơi có chịu”, người gửi tiền phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Nhưng việc cho phá sản ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống NH khi mà quá trình tái cơ cấu vẫn chưa hoàn tất.

    (ii) Quốc hữu hóa ngân hàng. Phương án này đảm bảo an toàn cho hệ thống NH. Ở phương án này, NHNN rất vất vả, họ phải lo củng cố, phát triển NH, chuyển giao NH yếu kém cho một NHTM khác quản lý, điều hành hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ chi trả tiền gửi cho dân, đảm bảo an sinh, hoạt động có lãi để bù đắp các khoản thiếu hụt đó. Điều quan trọng là cần thời gian để xử lý.

    Ở giai đoạn hiện nay, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công nhưng vẫn chưa hoàn tất, vẫn đang diễn ra. Hệ thống NHTM mặc dù đã vượt qua những khó khăn trước đây nhưng tính bền vững phải có thêm thời gian. Vì vậy, tôi cho rằng, năm 2015 này chúng ta không nên áp dụng phương án phá sản để xử lý các NHTM yếu kém, thay vào đó nên áp dụng phương án quốc hữu hóa NH cho các tình huống tương tự VNCB.

    Nhưng sang năm 2016 trở đi, chúng ta phải áp dụng Luật phá sản. Bởi thời điểm đó (từ năm 2016) tính an toàn của hệ thống và hệ thống NHTM đã có quá trình tái cơ cấu tương đối hoàn thành, các NH đã hiểu luật và nâng cao năng lực của mình; người gửi tiền phải cân nhắc trong việc chọn NH gửi tiền. Khi đó chúng ta phải triển khai và áp dụng Luật Phá sản.

    Vậy ông có cho rằng nếu áp dụng phương án cho phá sản ngân hàng yếu kém trong năm 2015 sẽ ảnh hưởng đến lộ trình tái cơ cấu NH như đã đề ra vì “tính mới” của Luật Phá sản và các thủ tục phá sản không?

    Theo Luật phá sản, chủ nợ được quyền làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp/NH thiếu nợ mình. Vì vậy, NHNN với tư cách là một chủ nợ của VNCB được quyền yêu cầu cho phá sản.

    Tuy nhiên, quá trình để “được phá sản” sẽ tốn thêm chi phí, thời gian, nhưng quan trọng hơn là nó tạo ra tâm lý bất an cho cả hệ thống. Bởi như tôi đã đề cập, quá trình tái cơ cấu hệ thống NH chưa xong, vẫn còn vài NH yếu kém cần tái cơ cấu. Trong khi chúng ta chưa kịp xử lý các NH yếu kém mà hệ thống bị bất ổn sẽ rất nguy hiểm.

    Vì vậy chọn phương án quốc hữu hóa NH là lựa chọn đúng để quá trình tái cơ cấu NH diễn ra nhanh chóng hơn, thông suốt hơn.

    Theo như thông tin đã đưa thì năm nay khả năng sẽ còn quốc hữu hóa thêm 2 NHTM yếu kém như VNCB, ông ước tính lượng tiền NSNN phục vụ cho quá trình quốc hữu hóa NHTM có lớn không?

    Tôi nghĩ rằng, không thể lấy Ngân sách Nhà nước - NSNN bù đắp vào đây được mà quan trọng là cần thời gian. Hiện, chúng ta chưa biết chính xác các NHTM yếu kém nói trên lời lỗ, âm vốn bao nhiêu. Vì vậy, phải quốc hữu hóa NH thì NHNN mới có thể nắm được bên trong một cách cặn kẻ hơn và đồng thời duy trì hoạt động lấy thu bù chi, bù đắp các thiệt hại, giảm thiệt hại, giảm khoản NS phải chi ra. Cái này chính xác là NHNN “lấy công làm lời”, NHNN phải tốn công, NHNN đang hỗ trợ. Không chi có NHNN hỗ trợ mà cả hệ thống NH đang hỗ trợ, vì trong kinh doanh thì “buôn có bạn bán có phường”. Các NHTM cùng với NHNN hỗ trợ tái cơ cấu NH yếu kém để hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững.

    Mức bảo hiểm tiền gửi tối đa chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp NH bị phá sản 50 triệu đồng đang được cho là quá thấp, theo ông hạn mức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam bao nhiêu là phù hợp?

    Theo tôi, hạn mức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam nên từ mức 100 – 200 triệu đồng, áp dụng từ năm 2016 trở đi.

    Xin cảm ơn ông!


    Q. Nguyễn

    Theo Trí thức trẻ
  2. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Sàn la liệt bắt đầu.
  3. tienvonhunuoc

    tienvonhunuoc Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Đã được thích:
    117
  4. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.185
    tại sao lại đẩy ogc lên để rồi floor
  5. chungkhoan_Fuzzy

    chungkhoan_Fuzzy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2014
    Đã được thích:
    347
    Lên đây mới thấy mấy con gà đánh chứng không biết có học hành gì không mà phân tích ngâu vãi cả l!
  6. Thieutataungamkilo

    Thieutataungamkilo Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2015
    Đã được thích:
    81
    bón lái và mấy bà đầu tư theo kiểu tâm lý thế này làm sao mà không xuống được các bác ah, hhiihiihhi kiểu này ra đảo hawai bán vé số
    luotchungnpp2010 thích bài này.
  7. luotchung

    luotchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2014
    Đã được thích:
    1.861
    Peter Lynch – Nổi tiếng với quỹ đầu tư Fidelity trong suốt nửa sau thế kỷ 20 đã từng nói: “Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì”.
    Last edited: 02/03/2015
  8. PhatFs

    PhatFs Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    21/12/2014
    Đã được thích:
    20
    Ogc sàn.T buồn quá, ko còn tiền mặt mua thêm :(
  9. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.185
    Tại sao phải mua OGC mà không mua KDC hay KLS!?
    luotchung thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  10. luotchung

    luotchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2014
    Đã được thích:
    1.861
    18/02/2015 | 11:00

    Tay trái đầu tư chứng khoán: Đường đi có dễ, tay có đủ dài?

    Thị trường chứng khoán đôi khi được ví như chiến trường, các “chiến sĩ” đầu tư cùng “vũ khí” riêng của mình sẽ thắng thua ở những mặt trận, chiến tuyến khác nhau. Sự sống còn hay thành công đôi khi khốc liệt không kém tham chiến với bom rơi và đạn nổ.

    Anh T., vốn không phải dân kinh tế tài chính, bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm 2006 khi thấy một số người bạn kiếm lời gấp nhiều lần so với gửi tiền ngân hàng từ kênh đầu tư này.

    Được bạn bè rủ, anh T. quyết định tham gia thị trường chứng khoán (TTCK) từ số tiền đi làm tích góp được. Anh chỉ tham gia đầu tư như nghề tay trái để có thêm đồng ra đồng vào trang trải cho cuộc sống. Vẫn duy trì công việc chính hằng ngày nhưng nhờ tính chất mùa vụ nên anh có được thời gian trống để tìm hiểu TTCK và đầu tư.

    Ban đầu, với đồng vốn nhỏ và hiểu biết TTCK còn hạn chế, anh mua cổ phiếu theo tiêu chí cực kỳ đơn giản là thấy tên công ty nào hay và thiện cảm thì mua vào. Khi đó, gần như bạn bè của anh ai cũng chơi chứng khoán, bởi hầu hết cổ phiếu nào mua cũng có thể lời vài chục lên vài trăm phần trăm, đến mức nói thật thật hư hư, sáng đi xe đạp lên sàn, chiều chạy xe hơi về nhà.

    Thời gian đầu của thị trường chứng khoán có không nhiều công ty đưa cổ phiếu lên sàn, chưa kể là quy trình giao dịch còn khá thô sơ và hầu hết thực hiện thủ công bằng tay trong việc nhập lệnh chứng khoán. Cổ phiếu trở thành một thứ “hàng hóa” đắt đỏ, đôi khi giá 1 cổ phiếu còn đắt hơn cả 1 chỉ vàng.

    Nhiều cổ phiếu vào giai đoạn TTCK năm 2007 lên những mức đỉnh “chót vót” như FPT hơn 600 ngàn đồng/cp, SJS hơn 700 ngàn đồng/cp, hay hiện tượng BMC tăng lên hơn 800 ngàn đồng/cp khiến không ít nhà đầu tư đua theo con sóng tăng nóng. Lịch sử ngày 12/03/2007, VN-Index đạt mức đỉnh kỷ lục 1,170.7 điểm, bỏ lại khoảng cách rất xa cho đến tận bây giờ.

    Thời điểm đó, những cổ phiếu anh mua có thị giá từ 50-80 ngàn đồng/cp, anh kỳ vọng giá lên trên 100 ngàn đồng/cp thì sẽ bán ra. Quả thật, kiếm lời trên TTCK ở những năm này hết sức dễ dàng trong khi không cần phải phân tích hay hiểu biết gì nhiều về công ty mình nắm giữ cổ phiếu.

    Với sức hấp dẫn khó cưỡng trên, dần dần anh T. tham gia với số tiền ngày một nhiều hơn. Anh vay mượn thêm từ bạn bè, người thân để gia tăng số vốn, mua thêm nhiều cổ phiếu mới.

    Thế nhưng miếng ngon đâu phải lúc nào cũng có sẵn, trời có lúc nắng mưa, lúc bão bùng. Đợt lao dốc của TTCK năm 2010 gần như cuốn trôi đi cả lợi nhuận và số vốn ban đầu của anh. Nhưng kiên trì và nhẫn nại, anh vẫn tiếp tục “bám sàn” và không từ bỏ TTCK. Không chỉ riêng anh, rất nhiều người bạn của anh đầu tư chứng khoán thua lỗ vào năm 2010 này cũng như nhà đầu tư lớn mà anh biết đã “giải ngũ” và không còn thấy xuất hiện đến bây giờ.

    Anh cay cú thị trường, do không lường trước được những biến động lớn đến như vậy. Phải chăng sự “mù tịt” khi mua chứng khoán mang đến lợi nhuận bao nhiêu thì cũng trả lại cho thị trường bấy nhiều, một phần của quy luật “của thiên trả địa” hiện diện trên TTCK, và anh quyết định tìm “phao cứu sinh” để có thể giúp mình sống sót với thị trường.

    Anh nửa đùa nửa thật, bước chân vào TTCK như một chiến trường, đôi khi điếc không sợ súng, nghe đâu đó ai nói cổ phiếu này tốt, tên tuổi doanh nghiệp nổi tiếng, cứ “nhắm mắt” mua bán có khi lại lời. Tuy nhiên, có đi đường xa mới biết sức ngựa, dần dần lợi nhuận trong giai đoạn nếm thử khẩu vị TTCK ngày càng hiếm hoi, món ngon đã “chén” nhưng đó là món ngon người ta chỉ, người ta bày cho mình.

    Kinh nghiệm từ năm 2010 của anh được chín muồi ở một mức độ nào đó, anh bắt đầu đi học công thức để tự tìm ra những món ngon cho mình. Anh tham gia học các lớp phân tích kỹ thuật cơ bản để làm quen với những thuật ngữ thế nào là Cut loss, Take profit, Breakout, Bulltrap… rồi những công cụ vẽ giá cổ phiếu, khuynh hướng tăng giảm đến vùng giá nào, cho tín hiệu mua bán ra sao. Song song đó, anh trao đổi, thảo luận với những người đồng môn trong lớp học.

    Bám theo những tín hiệu, anh vững tin với kiến thức phân tích kỹ thuật cơ bản của mình để đặt lệnh. Thế nhưng, lạ quái thay, càng theo những tín hiệu kỹ thuật anh càng thua lỗ. Giai đoạn này, anh đầu tư theo lý trí, theo cái biểu đồ mà lý trí vẽ ra, anh cảm thấy đường đi giá cổ phiếu luôn luôn đúng nhưng sao càng “đánh” càng thua; không còn như lúc trước, không biết gì, cứ theo tin đồn này nọ thu thập trên các diễn đàn, CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào là mua bán mã đó thì lại thắng.

    Anh không trách khóa học phân tích kỹ thuật mặc dù “cháy” mất đi hàng chục phần trăm tài khoản, đổi lại anh có được kinh nghiệm, kiến thức nhận định, phân tích giá cổ phiếu và mối quan hệ với những người đồng môn. Tín hiệu kỹ thuật đúng đó, nhưng thấy là thấy ở cái quá khứ, những trend (khuynh hướng cổ phiếu) vẽ quá khứ lúc nào cũng đúng, trend tương lai thì quả thật khó lường…

    * Tôi là một nhà đầu tư chứng khoán thất bại!

    * TTCK: Đừng để lòng tham trước mắt rồi tự loại mình khỏi cuộc chơi

    Cũng từ đó, anh bắt đầu bước sang giai đoạn cao hơn khi đã nhìn xa trông rộng hơn trước đây. Anh xây dựng một mạng lưới thông tin, anh nhận thấy nó là yếu tố then chốt, là chìa khóa hễ ai nắm bắt đầu tiên luôn là người có được cơ hội chiến thắng cao.

    Anh mở tài khoản chứng khoán ở nhiều công ty khác nhau, gặp gỡ với môi giới mỗi công ty, anh nhận thấy họ có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Có môi giới thích giới thiệu “hàng nóng”, tuy nhiên lại ít khi nào cho biết lý do cụ thể tại sao lại chọn mã cổ phiếu đó. Bên cạnh đó, có môi giới đưa ra những mã cơ bản, có kết quả kinh doanh tốt hay sắp có nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần, công ty sắp phát hành… , nói chung môi giới này dẫn ra những lý do cụ thể để lựa chọn cổ phiếu nào. Tất nhiên người đưa ra quyết định đầu tư sau cùng vẫn là anh.

    Quay trở lại công việc chính, vẫn chiếm phần lớn thời gian, mặc dù thu nhập theo anh đánh giá không bằng việc chơi chứng khoán. Theo thời gian, công việc chính chiếm ngày một nhiều hơn, anh không còn thường xuyên theo dõi bảng điện, phân tích kỹ thuật để nhận ra những tín hiệu mua bán như trước đây. Mỗi khi cổ phiếu có biến động thì môi giới sẽ báo cho anh hay. Bây giờ với anh, thông tin gần như là vũ khí chủ chốt trong cuộc chiến này. Bất kỳ thông tin biến động nào nghe từ ai anh đều tìm đến các bên khác, có thể là lướt các diễn đàn, điện cho môi giới khác hay cho những người đồng môn để nghe ngóng và tham khảo ý kiến. Xác định mức độ tin cậy của thông tin là điều quan trọng để có thể đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu.

    * Những chiến thuật đầu tư hiệu quả trong năm 2014

    * Sắc màu chứng khoán

    Theo cả hai trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, nhưng so với trước đây thì phân tích cơ bản có phần nổi trội hơn, danh mục cổ phiếu của anh từ đó mà đa dạng hơn.

    Những cổ phiếu ngắn hạn trong danh mục của anh hầu hết đi theo con sóng thị trường trong năm hay cổ phiếu đi theo “game” đẩy giá. Với kinh nghệm tích lũy bấy lâu, anh thừa biết phần lớn đây là những cổ phiếu có bàn tay điều khiển của “cá mập”, tuy nhiên với “con cá nhỏ” như anh nếu tranh thủ được những con sóng thì sẽ kiếm lợi nhuận, rủi ro cao thì lợi nhuận cũng sẽ cao. Gần như đã lao vào những con sóng thì không thể không có “máu liều”, điều quan trọng là “liều” đến mức độ nào, còn giữ được tỉnh táo đến đâu. Anh tự an ủi rằng những nhà đầu tư lớn trên thị trường có kiếm “cơm” thì cũng sẽ chừa cho nhà đầu tư nhỏ lẻ chút “cháo”.

    Sóng có thể mang những lưới thành quả màu mỡ nhưng cũng có khi cuốn trôi đi tất cả. Kém may mắn thay, tại những đợt sóng làm khuynh đảo thị trường, nhiều cổ phiếu của anh nắm giữ rớt giá liên tục. Những mã thấy rủi ro anh tranh thủ bán cắt lỗ, nhưng một số không kịp trở tay, anh bỏ mặc để thành cổ phiếu đầu tư dài hạn. Bởi gần như cổ phiếu đó chẳng còn gì để mất, để lại có khi sau này giá tăng lại... Anh nuôi hy vọng.

    Còn danh mục dài hạn, không thể thiếu những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt. Không phải dân kinh tế hay tài chính, nhiều thuật ngữ về chỉ số tài chính anh không nắm rõ, hầu hết thông tin cơ bản về doanh nghiệp anh được môi giới tư vấn. Tiếp nhận, sàng lọc, trao đổi nhiều nguồn, tạo nhiều mối quan hệ khác nhau để có thể có được những thông tin nóng và đáng tin cậy. Danh mục này của anh không mang lại suất sinh lợi cao như lướt sóng nhưng đảm bảo an toàn, đặc biệt khi thị trường biến động.

    Bước chân vào TTCK thật hiếm có ai lúc nào cũng nắm chắc phần thắng 100% hay thua triền miên trong mọi quyết định đầu tư. Sẽ có lúc thắng lúc thua. Cũng vì vậy, mỗi nhà đầu tư đều trải qua đủ mọi cảm xúc, từ vui sướng, hạnh phúc vỡ òa đến thất vọng, chán chường và mất niềm tin… Cái khó vẫn là làm chủ được tâm lý và rút ra kinh nghiệm từ mỗi lần thắng hay thua.

    Với thị trường chứng khoán, tạo tài khoản là một chuyện, đầu tư cho tài khoản sinh lời là một chuyện, và duy trì mức sinh lời đó lại một câu chuyện khác...

    (Tên nhân vật đã thay đổi)

    Trần Hạnh

Chia sẻ trang này