Khẩn: ko thể cưỡng lại xu thế hồi phục ---> lý do đây...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Iaminblue, 14/03/2012.

2560 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3616 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. thanhnd

    thanhnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2011
    Đã được thích:
    13
    viết bài chán éo chịu được :

    Một ví dụ nữa, xăng tăng --> giá taxi tăng, nhưng người dân sẽ ít chấp nhận hơn và chuyển đổi sang dùng loại hình khác nhiều hơn như xe buýt, xe máy...và giá dịch vụ cũng sẽ phải giảm do "cầu" giảm, chứ ko có kiểu tăng vô lý được.

    éo ai đánh Ck mà đi xe búyt, nó móc mẹ nó hết. mà taxi giảm giá -> lỗ, phá sản ->TT đi về đâu ?
  2. 663388

    663388 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    3.000
    chuẩn
  3. Gia_xang

    Gia_xang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Bác nói quá chuẩn, trong năm nay thì đỉnh vừa rồi vẫn chưa phải là đỉnh cao nhất còn trong ngắn hạn thị trường vẫn phải điểu chỉnh, xác định hold thì nên đóng bảng bác ạ.
  4. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
  5. rubi36

    rubi36 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    463
    bác ní nuận ghê quá, vấn đề là "đầu tiên", cái này vẫn chưa thấy dễ thở hơn là mấy
  6. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Bác đọc thêm bài này nhé[r2)]
    Đi chợ đầu mối, tiết kiệm thời bão giá

    http://hn.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/di-cho-dau-moi-tiet-kiem-thoi-bao-gia-c52a440947.html
    Thứ Tư, 14/03/2012, 10:09 AM (GMT+7)
    Chợ đầu mối là địa điểm thường dành cho những dân buôn lấy hàng. Nhưng với thời buổi khó khăn hiện nay, giá cả tăng cao, thực phẩm ở các chợ lẻ, chợ dân sinh đắt đỏ, người dân đổ xô đi chợ đầu mối. Đây quả thực là một lời giải hay nhất cho bài toán giá cả hiện nay.

    Chợ đầu mối thu hút những người dân xung quanh đi mua thực phẩm, hoa quả vào buổi sáng, hầu hết từ 2h30 đến 6h, trong đó có cả những người nội trợ về hưu, công nhân, dân văn phòng tranh thủ vào buổi sáng đi chợ cho gia đình, và đặc biệt là sinh viên.
    Người dân đến các chợ đầu mối tập trung mua các thực phẩm cho cả ngày ăn. Những thứ có thể tích trữ được, giữ lâu như các loại củ, đồ khô thì mua nhiều, rau xanh thì mua ít hơn. Người kinh doanh các quán cơm bình dân thường chọn chợ đầu mối để hạ thấp nhất giá của các suất cơm, lôi kéo tốt nhất khách hàng có thu nhập thấp của mình vì chi phí bỏ ra rẻ.
    Chị Nguyễn Thị Sáu, chủ quán cơm trên đường Bùi Xương Trạch chia sẻ: "Ngày nào tôi cũng đi chợ đầu mối Ngã Tư Sở để mua thực phẩm cho cả ngày. Mình cần thực phẩm với số lượng lớn nên tiết kiệm được rất nhiều. Sơ sơ một ngày tôi tiết kiệm được hơn 300.000 đồng tiền thực phẩm đó".
    Những người buôn bán ở chợ đầu mối cũng khá vui vẻ khi bán lẻ cho dân thường: "Người có gia đình và sinh viên quanh khu vực Phùng Khoang nay đến đây mua rau đông lắm. Tầm khoảng 6h đến 7h là đông nhất. Giá cho những người mua lẻ thì cao hơn một tí so với dân buôn thôi", chị Hồng, người bán rau ở chợ Phùng Khoang nói.
    Chị Bùi Thị Hà buôn rau ở chợ Ngã Tư Sở cho hay: "Chợ này hơn 6h là tan rồi nên tôi cố gắng bán cho cả dân buôn lẫn dân thường cho nhanh hết hàng. Bán lẻ thì được ít hơn vì họ mua mỗi thứ có vài cân, không từng tạ với yến hàng như dân buôn. Không phải tất cả ở đây đều bán lẻ nên người dân muốn đến đây mua lẻ thì phải hỏi".
    Chợ đầu mối vừa là lựa chọn thích hợp cho giá cả, vừa để những người nội trợ về hưu đi tập thể dục. Bác Nguyễn Thị Xa ở 65 Thái Hà vui vẻ nói: "Hai ngày tôi đi một lần, thức dậy từ 5h sáng đi bộ sang chợ đầu mối để tập thể dục luôn. Đồ ở đây cũng rẻ hơn 2 lần so với lên chợ lẻ đó".
    Bác tính toán, gia đình có 4 người, nhưng buổi trưa thì chỉ có mình bà ăn, tối mới đông đủ. Nếu đi chợ thường, 100.000 đồng là hết ngay, còn đi ở đây chỉ mất hơn 50.000 thôi. Như vậy, việc tranh thủ đi chợ đầu mối tiết kiệm cho gia đình bác một ngày hơn 40.000 đồng, mỗi tháng có hơn triệu tiền ăn dôi ra để làm việc khác.
    Nhà bác Hoàng Duy Ngọ ở Khương Trung - Hà Nội trong mấy ngày ra thành phố thăm con: "Thấy con nó mách là chợ đầu mối rẻ lắm nên tôi cũng dậy sớm hơn để đi. Công nhận rẻ thật. Đi chợ lẻ chúng nó thấy tôi quê nên chém kinh lắm. Một quả bưởi ở đây có 8.000 đồng thôi, nếu đi chợ lẻ thì 25.000 đồng, trả giá 20.000 cũng không bán".
    Những người đi làm thì thường tranh thủ đi chợ đầu mối vào buổi sáng, mua đồ về cho gia đình nấu cả ngày. Chị Hoàng Thị Thúy ở khu tập thể Cao su Sao Vàng bộc bạch: "Nhà mình gần chợ nên thường đi ra đây vào lúc 5h30 sáng. Đi chợ xong về đi làm luôn là vừa. Chịu khó đi chợ này, gia đình 4 người của mình mỗi tháng tiết kiệm được 500.000-600.000 đồng".
    Chợ đầu mối cũng là địa điểm "lý tưởng" thu hút các bạn sinh viên thời buổi khó khăn này. Dãy trọ sinh viên trên đường Nguyễn Trãi, gần trường ĐHKHXHNV cứ 2 ngày lại rủ nhau đi chợ tập thể ở Ngã Tư Sở.
    Hoàng Liên, sinh viên ĐHVH ở 12 Nguyễn Trãi chia sẻ: "Đi chợ đầu mối tập thể thế này vừa vui lại vừa tiết kiệm được bao nhiêu. Ở chợ lẻ gần nhà trọ giá cao quá không chịu được. Rau củ ở đây là tươi mà rẻ nhất đó". Liên cho hay, phòng trọ của bạn có 3 người, mỗi người đóng 700.000 đồng tiền ăn mỗi tháng. Từ khi đi chợ đầu mối, mỗi người tiết kiệm được gần 150.000 đồng/tháng để dành cho các chi phí khác.
    [​IMG]
    Như vậy, với sự lựa chọn chợ đầu mối, người dân tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong bữa ăn hàng ngày, đối phó với thời buổi mọi chi phí đều tăng nhanh. Một so sánh của những người đi chự đầu mới cho thấy mức chênh lệch lớn giữa chợ đầu mối và chợ lẻ, chợ dân sinh Hà Nội vào (tháng 3/2012).
    Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều chợ đầu mối. Chợ đầu mối phía Nam, nằm trên phố Tam Trinh, Hoàng Mai là một trong những chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội chuyên buôn bán các loại hàng nông, thổ, thủy hải sản, thu hút người dân xung quanh khu vực bến xe Nước Ngầm, Trương Định, Minh Khai, Lĩnh Nam, sinh viên các trường Kinh tế, HV Giáo dục, CĐ Kỹ thuật CNN...
    Chợ Ngã Tư Sở, Đống Đa nằm ngay dưới chân cầu vượt Ngã tư Sở là nơi chuyên cung cấp các mặt hàng rau, củ, quả và một số thịt gia súc, gia cầm. Chợ thu hút người dân sống xung quanh khu vực đường Láng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, sinh viên các trường ĐHKHTN, KHXHNV, Công đoàn, Thủy lợi...
    Ngoài ra còn có một số chợ đầu mối khác như Phùng Khoang (Thanh Xuân), Long Biên (Ba Đình), Dịch Vọng, Mai Dịch (Cầu Giấy), Hà Đông (Quốc lộ 22)...
  7. Ha_Index

    Ha_Index Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    16
    Khả năng thiểu phát là có thật vì:
    Hàng sx ra ko bán dc vì giá cao --> đình đốn sx --> Giảm phát --> Để giải quyết : Hạ lãi suất cho vay, tăng cung tiền khuyến khích sản xuất --> Chứng lại tăng [r2)]
  8. bimbip_con

    bimbip_con Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2012
    Đã được thích:
    42
    CPI tháng này không vượt 1%, lãi suất cho vay chuẩn bị hạ về 14.5% nhưng vẫn còn bị đánh giá khá cao và có thể típ tục giảm.... thằng EVN chưa chắc kiến ngị được tăng giá điện thành công..... bây nhiu đó thôi cũng đủ cho VN INDEX bức phá 550 rồi[:p]
  9. zungzang

    zungzang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Đã được thích:
    113
    Cục điều tiết điện lực: Chưa nhận được trình tăng giá điện của EVN




    [​IMG]
    Thông tin trên được ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết vào sáng ngày 14/3/2012.
    Trao đổi tại Hội thảo khoa học về quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường ở Việt Nam, PGS. TS Hoàng Trần Hậu, Phó Giám đốc Học Viện tài chính (Bộ Tài chính) nhận định, đang có thông tin chuẩn bị tăng giá điện và sự im lặng của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan quản lý về giá điện phần nào cho thấy có sự tế nhị và hết sức nhạy cảm trong việc phân tích, đánh giá, điều hành giá điện.


    Nhận định về thông tin chuẩn bị tăng giá điện, Phó giáo sư Lý Xuân Hải, Trưởng khoa Ngân hàng học Viện tài chính cho rằng, việc tăng giá điện tới đây là việc tất yếu vì sau khi tăng giá xăng là mặt hàng chiến lược tăng giá 2.100 đồng/l sẽ tác động đến việc tăng giá các mặt hàng khác. Giá xăng dầu tăng, giá gas cũng tăng tất yếu khiến tiêu dùng điện nhiều hơn.


    Tuy nhiên, về vấn đề có tăng giá điện hay không, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực khẳng định, đến nay Bộ Công thương và Cục điều tiết chưa nhận được trình tăng giá của EVN.

    Việc điều chỉnh giá tối thiểu 3 tháng một lần đã được cân nhắc và đây là khoảng thời gian tối thiểu. Một năm sẽ tùy theo điều kiện cụ thể, mục tiêu của Chính phủ, hai bộ Công thương - Tài chính sẽ có thống nhất cụ thể, ông Cường nói.


    Theo ông Cường, năm 2013, một số mặt hàng trong đó có giá điện tiệm cận với giá thị trường nhưng thực tế, EVN lỗ 15.000 tỷ chênh lệch giá và hơn 8.000 tỷ sản xuất kinh doanh điện sẽ phải có lộ trình tính vào giá nhưng bao lâu phải xin ý kiến thủ tướng chính phủ.


    Trước câu hỏi "Tại sao giá luôn luôn tăng trong khi nhu cầu điện ngày càng tăng và lại luôn luôn thiếu" của TS. Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, ông Cường cho biết, trước nay giá điện chỉ có một chiều tăng không có giảm thì cũng giống như ở hầu hết các nước trên thế giới. Mục tiêu kiềm chế lạm phát, thúc đẩy an sinh xã hội đều không theo kịp và giá điện cũng không thể giảm trong khi tất cả đều tăng.



    Phương Dung
    Theo TTVN
  10. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Biết ngay mà, tăng giá cho lắm vào! Ế vêu mõm giờ phải giảm đến lần thứ 3 liên tiếp. Tăng 52K/bình rồi phải giảm 3 lần là 40K/bình thì cũng ổn ổn rồi! Các bác đọc đoạn đỏ đỏ nhé
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Giá gas bước vào đợt giảm thứ 3 kể từ đầu tháng, thêm 10.000 đồng/bình

    [​IMG]
    Một doanh nghiệp gas vừa thông báo giảm giá bán lẻ thêm 10.000 đồng/bình. Các công ty gas khác nói đang xem xét tình hình và có phương án phù hợp để giữ thị phần.
    Thị trường gas đang biến động liên tục khi giá gas tháng 4 được dự báo sẽ giảm.​
    Nhãn hiệu gas thực hiện giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng từ ngày 15-3 là H gas của Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Dịch vụ Sản xuất Hồng Mộc. Còn từ ngày 14-3, công ty này đã giảm giá cho các đại lý cấp 1.
    Đại diện H gas cho biết, đây là đợt giảm giá thứ 3 từ đầu tháng đến nay. Tổng mức giảm là 36.000 đồng/bình 12kg và giá gas bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng của nhãn hiệu này là 430.000 đồng/bình.
    Trước động thái kể trên của H gas, nhiều doanh nghiệp gas đầu mối cho hay đang xem xét tình hình và sẽ có động thái cụ thể để giữ thị phần. Bởi lẽ, nếu không giảm giá thì các đại lý sẽ ngừng lấy hàng, chuyển sang thương hiệu rẻ hơn. “Không giảm thì sẽ mất thị trường, còn giảm thì mất lợi nhuận”, ông Huỳnh Ngọc Tuệ, Trưởng phòng kinh doanh gas dân dụng, Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn nói.
    Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, đại diện nhiều doanh nghiệp gas đầu mối cho biết thị trường liên tục biến động thời gian qua. Nguyên nhân là do giá gas trên thị trường thế giới được dự báo sẽ giảm mạnh trong tháng 4 trong khi các công ty trong nước còn tồn một lượng lớn hàng nên liên tục giảm giá cho tổng đại lý hoặc người tiêu dùng để mong đẩy hàng, cắt lỗ.
    Ở thời điểm ngày 13-3, giá hợp đồng giảm 125 đô la Mỹ/tấn so với giá công bố hồi đầu tháng. Giá bán lẻ tháng 4 được dự báo giảm gần 40.000 đồng/bình 12kg. "Giá gas thời gian qua duy trì ở mức cao khiến sức mua sụt giảm, nhiều công ty tồn kho lớn. Nếu tháng sau, giá hợp đồng mà giảm mạnh thì họ sẽ lỗ nặng. Vì vậy, các công ty này tìm mọi cách để cắt lỗ", đại diện một doanh nghiệp gas đánh giá.
    Trước đợt giảm giá của H gas, vào ngày 10, 11-3 vừa qua, hàng loạt thương hiệu như SP, PV gas, Pacific, Petrolimex gas… đã đồng loạt giảm giá bán lẻ 10.000 đồng/bình để kích cầu tiêu dùng. Theo đại diện của một số công ty gas đầu mối, mức giảm giá này thực chất đã “ăn vào lợi nhuận” của doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp đã phải “bỏ tiền túi” để thực hiện.
    “Đây là một cuộc đua. Các công ty giảm, mình không giảm thì sẽ mất thị trường. Nhưng nói thật, chúng tôi đã phải bỏ tiền túi để làm chương trình”, ông Lê Quang Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro) nói.
    Theo lý giải của các doanh nghiệp đầu mối, giá gas thế giới trong tháng có thể trồi sụt, biến động mạnh. Tuy nhiên, những công ty đã có hợp đồng dài hạn với Tổng công ty Khí thì chỉ mua với giá đã được Công ty dầu khí Saudi Arabia (Aramco) công bố đầu tháng. Do vậy, việc giảm giá ở các thời điểm trong tháng không xuất phát từ giá đầu vào mà trích từ lợi nhuận.
    Theo Minh Tâm
    TBKTSG

Chia sẻ trang này