Khẩn: ko thể cưỡng lại xu thế hồi phục ---> lý do đây...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Iaminblue, 14/03/2012.

2538 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3616 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Biết ngay mà, tát nước theo "giá xăng" là ế tung! CPI ổn rồi[r2)]

    Ế như… chợ lẻ giá "chát"

    http://www.eva.vn/mua-sam-gia-ca/e-nhu-cho-le-gia-chat-c2a92788.html
    Thứ Sáu, ngày 16/03/2012, 05:19
    (Gia ca thi truong) - Sau việc giá xăng tăng bất ngờ, giá nhiều loại thực phẩm tại các chợ lẻ cũng tăng cao chót vót.

    Theo khảo sát của PV, hiện giá thực phẩm tại các chợ lẻ trên địa bàn TP.HCM đã ở mức cao ngất ngưởng. Cụ thể, bắp cải Đà Lạt giá 15.000 đồng/kg, bắp cải Hà Nội giá 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg, trứng vịt từ 32.000 đồng/chục lên 38.000 đồng/chục...
    Trong khi đó, nhiều siêu thị lại tung chiêu khuyến mãi trong dịp này. Đơn cử như ở các siêu thị giảm giá 40% cho 200 mặt hàng thiết yếu để thu hút người tiêu dùng. Điều này khiến các chợ lẻ ế khách hơn các siêu thị.

    Một tiểu thương tại chợ Cầu Đỏ (Q.Bình Thạnh) cho biết, sáng sớm chị đã phải đi lấy hàng ngoài chợ đầu mối về để bán, nhưng đến hết buổi chiều rau vẫn còn chất đầy sạp vì không có nhiều người mua do giá thực phẩm ngày một tăng cao. "Tại giá xăng tăng, người mua khổ mà người bán cũng khổ theo", chị bán hàng này lý giải.
    [​IMG]
    Sáng sớm tiểu thương đã phải đi lấy hàng về bán nhưng hết chiều mà rau vẫn còn chất đầy sạp (Ảnh minh họa)
    Chị Hạnh, tiểu thương bán cá tại chợ Thị Nghè (Q.Bình Thạnh) than thở: “Từ tuần trước giá cá kèo, cá lóc… đã tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg rồi nên hàng lúc nào cũng ế. Ngồi cả buổi chiều mà chỉ bán được mấy kg cá. Không như mặt hàng rau, bán ế thì mai bán tiếp; với hàng cá, gặp trời nóng mấy hôm nay rất dễ ươn, không bán được ngay coi như mất trắng”.

    Tương tự, tại chợ Cầu Đỏ (Q.Bình Thạnh) mấy ngày nay giảm đi một lượng khách đáng kể dù đây vốn sôi động cả sáng lẫn chiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tiểu thương không dám nhận hàng về nhiều vì lo ế.
    Một chủ cửa hàng bán thịt heo tại đây ngán ngẩm: “Vụ người dân hoang mang không dám mua thịt siêu nạc về ăn vì sợ có chứa chất độc chưa kịp lắng xuống, thì nay lại thêm giá xăng tăng khiến chúng tôi xây xẩm mặt mày. Mặc dù chúng tôi vẫn cố gắng giữ giá vì sợ mất khách nhưng người tiêu dùng không thèm ngó ngàng tới. Cứ đà này, chắc tôi dẹp cửa hàng quá”.
    [​IMG]
    Hàng cá cũng vắng như khách như... Chùa Bà Đanh (Ảnh minh họa)
    Ban quản lý chợ Tân Định (Q.3) cho biết, tháng này sức mua rất yếu mà nguồn hàng thì dồi dào khiến tiểu thương luôn rơi vào tình trạng tồn hàng, bán cả ngày vẫn không ăn thua.

    Ngay cả chợ đầu mối cũng trong tình trạng “dở khóc dở cười” ngày thực phẩm tăng giá. Hầu hết các chủ sạp tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đều họp chợ kéo dài đến tận 10h – 11h sáng để mong đổ được hết hàng. Khách đến mua hàng chủ yếu là từ các chợ, tiểu thương từ các tỉnh đổ về và một số ít người dân. Trong khi, trước đây chợ chỉ bán đến khoảng 6h sáng là hết hàng.

    Riêng chỉ có một số chợ gần các Khu công nghiệp – Khu chế xuất ít bị biến động bởi các chợ này phục vụ chủ yếu là công nhân. Theo bà Năm bán thực phẩm tươi sống tại chợ Linh Trung (Q.Thủ Đức), mấy chợ ở trung tâm thành phố mới lo vì ở đó nhiều công chức nên họ tranh thủ vào siêu thị mua hàng. Còn những chợ vùng ven như thế này ít khi ế bởi xung quanh có rất ít siêu thị mà số lượng công nhân lên đến hàng ngàn. Bởi vậy, dù có tăng một chút nếu không người này mua thì người kia mua.
  2. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Xu hướng bắt đầu rồi đây, ra chợ đầu mối mà mua cho rẻ, tiết kiệm phải 20% là ít! Lạm phát tiếp tục giảm roài

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Các chợ bán lẻ ế ẩm, chợ đầu mối càng đắt khách

    http://ndhmoney.vn/web/guest/tai-ch...ac-cho-ban-le-e-am-cho-đau-moi-cang-đat-khach
    Xăng tăng kéo theo nhiều mặt hàng thực phẩm cũng tranh thủ tăng giá khiến người tiêu dùng chuyển sang các chợ đầu mối mua hàng với giá rẻ hơn, các chợ bán lẻ cũng vì thế mà ế ẩm.
    [​IMG]
    Chợ bán lẻ ế ẩm

    Vin vào giá xăng tăng, giá nhiều tiểu thương tại các chợ bán lẻ cũng điều chỉnh tăng giá một số loại thực phẩm khiến người dân lại càng thắt chặt chi tiêu và tính toán hơn trong việc mua sắm.

    Chị Hòa, một tiểu thương tại chợ Thành Công cho biết, sáng sớm chị đã phải đi lấy hàng ngoài chợ đầu mối về để bán, nhưng đến hết buổi chiều, nhiều loại rau vẫn còn chất đầy sạp vì không có mấy người mua.

    "Tôi không dám tăng giá nhiều mặt hàng mà chỉ tăng giá một vài loại thôi vì sợ khách hàng bỏ đi hết, thế mà lượng khách vẫn ít, lượng hàng bán ra cũng không được như trước nữa, có hôm đến cuối ngày phải bán rẻ cho vơi bớt hàng, sáng hôm sau còn lấy hàng mới.” Chị Hòa nói.

    Không chỉ các loại rau củ quả bán chậm, các loại thịt, cá cũng lâm vào tình trạng tương tự. Cứ mặt hàng nào điều chỉnh tăng giá là lượng khách hàng ít hẳn.

    Chị Hạnh, một tiểu thương bán hải sản tại chợ Cầu Giấy than thở: “Từ tuần trước giá các loại hải sản đã tăng thêm từ 5.000-10.000 đồng/kg do chi phí vận chuyển tăng, đây là mức tăng khá cao nên hàng bán cũng chậm hẳn. Ngồi cả buổi chiều mà chỉ bán được mấy 2, 3 kg tôm, ngao vẫn còn nhiều. May mà mùa này trời chưa nóng nên hàng cũng không bị hỏng nhanh.”.

    Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nhiều chợ, lượng khách đã giảm đi đáng kể dù trước đây không khí mua bán vốn sôi động cả sáng lẫn chiều. Các tiểu thương cũng vì thế mà không dám nhận hàng về nhiều vì lo ế và cũng không dám mạnh tay điều chỉnh tăng giá thêm nữa vì nguồn cung cũng đang dồi dào.

    “Nguồn cung rau hiện nay vẫn khá dồi dào nhưng tôi không dám nhập hàng về nhiều như trước vì sợ ế, nhất là kinh doanh rau củ để qua 1, 2 ngày là rau hỏng, lại phải bán lỗ vốn.” Chị Hòa nói.

    Chợ đầu mối đắt khách

    Chợ đầu mối bắt đầu từ 2, 3 giờ và kết thúc khoảng 6, 7 giờ sáng. Chợ đầu mối là địa điểm thường chỉ dành cho những dân buôn lấy hàng nhưng trong thời buổi phải thắt chặt chi tiêu khi giá cả tăng cao, thực phẩm ở các chợ lẻ, chợ dân sinh đắt đỏ, người dân đổ xô đến các chợ đầu mối..

    Những ngày gần đây, các chợ đầu mối như Ngã Tư Sở, Long Biên, Lĩnh Nam, Dịch Vọng, Mai dịch, Phùng Khoang... không chỉ thu hút dân buôn lấy hàng mà cả những người dân xung quanh cũng tìm đến mua thực phẩm, hoa quả vào buổi sáng. Đa số họ là những người nội trợ về hưu, công nhân, sinh viên tranh thủ vào buổi sáng sớm đi chợ để mua được thực phẩm tươi với giá rẻ.

    Người dân đến các chợ đầu mối để mua các thực phẩm cho cả ngày ăn, thậm chí 2, 3 ngày sau. Những thứ có thể tích trữ được, giữ lâu như các loại củ, đồ khô bán chạy hơn là rau xanh. Mặc dù mua lẻ nhưng người dân đến chợ đầu mối mua hàng có thể mua hàng bán lẻ với giá bán buôn.

    "Các bà nội trợ và sinh viên quanh khu vực Ngã Tư Sở mấy ngày gần đây đến đây mua rau đông lắm. Tầm khoảng 5 giờ đến 6 giờ sáng là đông nhất. Giá cho những người mua lẻ, nếu mua 1,2kg thì chỉ cao hơn một tí so với dân buôn, nếu mua nhiều hơn tôi cũng bán cho họ với giá bán buôn," chị Lanh, người bán buôn rau ở chợ Ngã Tư Sở nói.

    Bác Tâm, một người thường xuyên đi mua rau tại chợ đầu mối Dịch Vọng chia sẻ: “Tôi hay đi vào ngày thường, tầm 7 giờ, lúc ấy ai bán buôn còn hàng họ cũng bán rẻ để về, mua lúc đó rẻ hơn được rất nhiều. Những ngày cuối tuần thì lại khác, đông người đi mua hơn nên nếu đi muộn lại hết hàng để mua thì tôi đi sớm hơn.”

    "Nếu mua ở chợ bán lẻ khoai tây phải 10.000-12.000 đồng/kg thì ở các chợ đầu mối chỉ 6.000-7.000 đồng/kg, rau xanh cũng rẻ hơn 1.000-3.000 đồng/mớ, không chỉ rau xanh, thịt tại chợ đầu mối cũng rẻ hơn, thịt lợn chỉ khoảng từ 70.000-90.000 đồng/kg, trong khi ở chợ bán lẻ phải 100.000-130.000 đồng/kg, nhìn chung mỗi thứ rẻ hơn 1/3 so với chợ bán lẻ." Bác Tâm nói.

    Theo bác Tâm tính toán, nếu đi chợ cho một gia đình có 6 người thường phải hết ít nhất 150.000 đồng mới đủ mua thực phẩm cho một ngày, còn đi chợ đầu mối với khoản tiền ấy có thể mua thêm cả rau xanh cho 2, 3 ngày sau nữa. Vì thế, việc đi chợ đầu mối đã thành thói quen của bác để chi tiêu tiết kiệm hơn.

    Theo những người bán hàng tại các chợ đầu mối, chợ thường họp ngay đường và khoảng 6, 7 giờ phải tan chợ nên họ luôn mong bán hàng hết nhanh còn về, không vì thấy đông khách mà đẩy giá lên cao như các chợ bán lẻ, chính vì thế ngày càng có nhiều người lựa chọn chợ đầu mối thay vì các chợ bán lẻ hơn.




    Theo Trường Giang - Vietnam+
  3. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Xu hướng "cầu lùi" bắt đầu mang lại kết quả

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Long An - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 giảm 1,70% so với tháng trước
    19/03/2012 16:35

    Theo kết quả công bố của Cục Thống kê tỉnh Long An cho biết, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An giảm 1,70% so với tháng trước; trong đó hàng hóa giảm 2,29% nhưng dịch vụ lại tăng 0,29%.

    Nguyên nhân làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm chủ yếu là do sau Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng không còn tăng cao nên giá cả của nhiều loại hàng hóa trở lại mức bình thường, giá lương thực – thực phẩm giám đáng kể do vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân sớm trong khi nhu cầu xuất khẩu gạo có bị chững lại… nên chỉ số giá nhóm hàng lương thực – thực phẩm giảm đến 4,73%.

    Nhóm hàng lương thực giảm 8,11%; trong đó nhóm mặt hàng gạo giảm mạnh 9,12%, nhóm bột mì - ngũ cốc - khoai - sắn giảm 3,94%, nhóm lương thực chế biến giảm nhẹ 0,41%...

    Nhóm hàng thực phẩm có chỉ số giá tăng 4,06%; giá giảm chủ yếu tập trung ở các nhóm mặt hàng tươi sống như thịt tươi sống giảm 6,16%, thịt chế biến giảm 8,24%, thịt gia cầm giảm 4,12%, trứng các loại giảm 8,17%, thủy sản tươi sống giảm 2,40%, rau tươi giảm 9,23%, quả tươi giảm 3,66%... Nguyên nhân giá nhóm hàng thực phẩm tươi sống giảm mạnh chủ yếu là do nhu cầu sau Tết giảm; ảnh hưởng tâm lý của tình trạng dư luận về việc một số hộ chăn nuôi có sử dụng hóa chất tăng thịt nạc vào thức ăn chăn nuôi và do dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm xảy ra ở một số địa phương; do việc Trung Quốc tạm nhưng nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm từ Việt Nam (trong đó có thịt heo)…..

    Giá của nhóm hàng phi lương thực – thực phẩm có biến động tăng do việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng như xăng, dầu, gas, nước, vật liệu xây dựng, dược phẩm và dịch vụ y tế, giao thông, bảo hiểm…. nên chỉ số giá nhóm hàng phi lương thực – thực phẩm tăng 0,53%. Kể từ ngày 07/3/2012 đã có điều chỉnh tăng giá xăng dầu nên chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,35% so với tháng trước và theo xu hướng tác động dây chuyền sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là đối với giá các loại phương tiện đi lại và dịch vụ giao thông công cộng.

    Diễn biến giá trong tháng 3/2012 so với tháng 02/2012 cụ thể của từng nhóm hàng như sau:

    1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 4,61%; trong đó nhóm lương thực giảm 8,11%, nhóm thực phẩm giảm 4,06% và nhóm ăn uống ngoài gia đình giảm 0,34%.

    2. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,84%.

    3. Nhóm hàng đồ uống và thuốc lá giảm 0,23%.

    4. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,13%.

    5. Nhóm giao thông tăng 1,35%.

    6. Nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1%.

    7. Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 1%.

    8. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,99%.

    9. Nhóm giáo dục tăng 0,05%.

    10. Bưu chính viễn thông tăng nhẹ 0,03%.

    11. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%.

    12. Chỉ số giá vàng ổn định và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,63%.


    Như vậy so với tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Long An tháng 3/2012 đã tăng 1,35%; trong đó hàng hóa tăng 0,85% (lương thực – thực phẩm giảm 1,88%; phi lương thực – thực phẩm tăng 3,94%) và dịch vụ tăng 3,04%.

    Thái Chuyên
  4. tuantm

    tuantm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Đã được thích:
    444
    Rất nhiều anh em đang chờ thị trường điều chỉnh để vào đớp hàng. Khi nhiều dòng tiền đang đợi như vậy thì mọi người cũng biết thị trường sẽ diễn biến ra sao rồi. Điều chỉnh chỉ để mua chứ không phải kỳ vọng lên để xả hàng nên mọi người cần theo dõi sát sao nếu để lỡ cơ hội lần này thì coi như năm nay hết cơ hội đó, phải đợi dài dài.
    Quan điểm cá nhân có một số yếu tố làm cho dòng tiền muốn vào thị trường.
    1 là tỷ giá tương đối ổn định trong một thời gian nữa.
    2. Dự trữ ngoại hội có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu năm bởi ( ngoại tệ từ nước ngoài đang đổ dồn về mấy tháng đầu năm đặc biệt là Nhật và một số quỹ + nhu cầu nhập khẩu đầu năm và nhu cầu cho sản xuất trong cả năm nay sẽ cầm chừng bởi các doanh nghiệp đang phải tính nhiều bài toán tồn tại hơn là mở rông ngay)
    3. Lạm phát được kiềm chế ( vấn đề ở lạm phát ở VN không đơn thuần là cung tiền mà lại phần lớn năm ngoái là do chi tiêu công và vấn đề quản lý giá cả thị trường của những mặt hàng trong CPI)
    Đây là 3 yếu tố thể hiện nền KT VN đang có chuyển biến tích cực chứ không hẳn là vấn đề hạ lãi suất.
    Về vấn đề hạ lãi suất thì tôi nhìn nhận trên góc độ khác. Như thống kê tiền gửi tiết kiệm trong NH có khoảng 50-60 tỷ. Mọi người có thể thấy tại sao lại có lộ trình hạ lãi suất mỗi quý 1% để cuối năm vê 10% không. Mặc dù hà lãi suất huy động trần xuống 13% nhưng doanh nghiệp và cá nhân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn đó cũng chính là chủ đích của nhà nước siết chặt đầu NH không cung tiền trực tiếp. Mà trái lại Chính phủ muốn ép người gửi tiết kiệm tìm kiếm kênh đầu tư khác tốt hơn ( đặc biệt là khi huy động chỉ con 10-11% thì gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn rồi). Dùng tiền dân để giải quyết các kênh nghẽn vốn có sự chim mồi và mở đường từ trên.
    Vậy thì kênh đầu tư khác là gì đây khi dòng tiền thông minh muốn tìm tới.
    1. Kênh Vàng đang trong tình huống không còn hấp dẫn với cả thế giới mặc dù vẫn có vấn đề Iran nhưng ngay cả trên góc độ giữ tài sản của TG thì vàng cũng đã bị đẩy đầu cơ giá lên khá mạnh và nhanh trong thời gian ngắn có lẽ cả vấn đề Iran cũng được phản ánh vào giá vàng bây giờ phần nào rồi. Chưa kề vẫn còn những tài sản khác đã xuống khá mạnh như bất động sản và CK của thế giới (minh chứng là TTCK thế giới đã và đang lên vững chắc và đang tạo lập lại những gì đã mất). Đặc biệt giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới từ 2-3 triệu đồng đương nhiên nhiều người nói rằng bởi tỷ giá USD mình không đúng --> điều này có lý trong dài hạn tôi vẫn nghĩ VNĐ sẽ còn tiếp tục mất giá mạnh nữa nhưng đến lúc nào mà CP dùng lý trí kiểm soát không được tỷ giá thì điều đó mới xảy ra. Ngắn hạn 6 tháng nữa điều này không thể có. Rốt cuộc tại một mức giá và thời điểm nào đó Vàng vẫn chỉ là vật vô tri và là tài sản không thể tạo ra giá trị. Tôi nghĩ đó là thời điểm này[r2)].
    2. Kênh bất động sản về chủ trương tôi nghĩ được thể hiện quan điểm của nhà nước nhất đó là giảm tăng trưởng tín dụng BĐS theo thời gian. Có nghĩa CP nhận thấy đến lúc phải xử lý vấn đề này nếu không muốn nó trở nên quá muộn. Thứ 2 không để bất động sản chết nhưng để xì hơi, cứ gần chết lại hô hấp nhằm tránh tình trạng gây nên đổ vỡ. Chí ít giá BĐS ngoài bắc sẽ tìm về mức giá cân bằng hơn với thị trường BĐS trong Sài Gòn.
    Nhìn trong nước sự phi lý về giá cả đã giữa 2 miền đã như ban ngày, chưa kể VN là 1 trong 10 nước giá BĐS cao nhất thế giới nhưng không có một điểm tựa về GDP về năng suất lao động và khoa học công nghệ. Đó là những lý do tôi xác đình BĐS nói chung đặc biệt BĐS ngoài Bắc đã bước vào xu thế thoái trào và xuống dần đến giá cả hợp lý hơn.
    Ngay từ đầu năm tôi đã có dự báo tình hình bất động sản trong quý 2 sẽ ấm lên ( có nghĩa tạo thanh khoản nhưng không tạo được sự phục hồi đỉnh nữa đâu) còn hết quý 2 sang quý 3 va 4 BĐS lại trong tình trạng đi ngang và phân hóa từng khu vực rõ nét hơn.
    Tại sao vậy đơn giản thôi hết năm 2011 vừa rồi các NH đều làm biến báo kế toán và đã khoanh và phân loại tất cả cả khoản nợ xấu mà trong đó BĐS chiếm tỷ lệ không nhỏ chứ không muốn nói là cao. Tình hình hết 2011 mới chỉ khoanh các bác nhé chứ không phải xử lý. Các bác biết rồi sau 6 tháng cả khoản nợ xấu phân loại buộc phải xử lý dần ứng với hết quý 2 này thì nguồn cung bất động sản phải phát mại và xử lý sẽ rất lớn điều này đi kèm với việc tái cơ cấu NH. Luồng tiền vào đã ít cung lại nhiều rồi giá BĐS đâu lại vào đấy thôi[-X chủ đích tôi muốn nhắm đến giá và khối lượng hàng khổng lồ của các dự án đô thị mới mọc lên như nấm sẽ không bao giờ có cửa sáng. Còn giá đất nội đô vẫn luôn có giá trị riêng và tôi nghĩ không bàn. Vậy là BĐS cũng còn tối lắm:-w!

    3. Kênh tỷ giá: đó lại là câu chuyện không thể tham gia nếu trên góc độ là nhà đầu tư cá nhân bởi có 2 trợ ngại lớn. Một là pháp luật không cho phép giao dịch USD nhằm tránh tình trạng đô la hóa cũng như tình trạng dự trữ ngoại hối đó là điểm yếu rất lớn của nền kinh tế lúc này. Nhiều bác không hiểu cái dự trữ ngoại hối đó quan trọng như nào. Tôi chỉ nói nó đơn giản thôi: dự trữ ngoại hối của quốc gia nó được ví như là tất cả thành viên của gia đình bạn có bao nhiêu triệu để lo cuộc sống và chi tiêu đó. Và ngược lại dưới góc độ quốc gia thì VNĐ giống như là tiền giấy mà các thành viên trong gia đình chơi cờ tỷ phú với nhau chẳng hạn[-).
    Thứ 2 sự chênh lệch tỷ giá đang được dùng chế tài là lý trí để giữ bằng tỷ giá của NH. Nên cửa coi nhu không có chênh lệch nào cả. Kênh tỷ giá cũng hết vị=((!

    4. Quay lại TTCK với quan điểm cá nhân bây giờ và kéo dài trong khoảng 5 năm nữa là thời điểm tuyệt vời nhất với các quỹ của nước ngoài và ngay cả những quỹ trong nước nếu muốn 10 năm nữa sẽ nắm giữ cuộc chơi của nền KT VN[r2)].
    Có một cụm từ đó là tái cơ cấu NH và doanh nghiệp nghe nó học thuật và ghê quá. Tôi thì hiểu đơn giản thôi nó có nghĩa là chúng ta biết chúng ta sai nặng rồi và không thể không sửa bằng cách giết một số thằng cho chết và dồn lực cho thằng khỏe nó lên --> có vinh quang nào mà chẳng trải qua đau đớn. Doanh nghiệp cũng vậy thôi từ việc đầu tư chéo đến việc nhiều công ty mẹ đem con bỏ chợ --> rốt cuộc dồn nợ nần cho một số thằng con cho no khai tử luôn, còn lại nhưng gì ngon nhất cho thằng khỏe nó xơi nốt[:D].
    Tức là NH nào doanh nghiệp nào trải qua khủng hoảng thì càng to khỏe hơn còn thằng bé thì chết cho nhanh đi. Nhưng tái cơ cấu doanh nghiệp và đặc biệt NH không phải là nửa năm hay 1 năm mà cả quá trình nuột nà em nó phải mất trung bình 3-4 năm để làm việc đó (điều này Indonesia và Thai Lan cũng phải kinh qua ít nhiều rồi). Nhiều điều đáng nói ở đây không phải đợi 3-4 năm nữa tái cơ cấu xong các quỹ nước ngoài và trong nước mới xúc cổ phiếu và sát nhập mà thực ra câu chuyện đó đã bắt đầu ngay khi câu chuyện tái cơ cấu NH lên tiếng :-bd vì thế mà anh Kiên rồi giới tay to mặt lớn vừa rồi cứ loạn cả lên về câu chuyện thâu tóm (trong câu chuyện thâu tóm không phải là vấn đề doanh nghiệp đó lỗ hay lãi mà nó mua quy mô thời gian và thời cơ cả 20-30 năm của các NH đó nếu nghĩ tới đó thì giá 10 là quá rẻ cho một câu chuyện định chế tài chính[r32)].
    Giới đầu tư nước ngoài thèm miếng bánh thâu tóm sát nhập NH của VN đến nhỏ đầy một bát nước miếng nhưng ôi thôi hành lang pháp lý chế tài chính sách cản trở không kịp thời và không rõ ràng đã ngăn chặn các em ý[r37)]. Bọn nó thèm vì bọn nó cũng bật mí rằng tất cả 1 trong 10 NH TMCP đều có cơ hội như nhau để nắm lấy vị trí số một trong ngành NH trong thời gian tớ~Xi. Đối với doanh nghiệp cũng vậy mà thôi đây là cơ hội để mua lại các doanh nghiệp giá rẻ không phải nó không thể hoạt động tốt mà là nó quản lý định hướng chiến lược không tốt mà thôi ( đây là một trong những điểm yếu nhất của người VN về tầm nhìn chiến lược và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp --> vẫn quen ăn sổi mà =))). Ngay cả những tập đoàn nhà nước vấn đề chính cũng là xử lý sinh quá nhiều con cháu và đầu tư chéo nhau. Với quan điểm cá nhân VN bây giờ mới có thể ví với Liên xô nhưng năm 90 nên 10 năm nữa nếu VN có nhiều tỷ phú thì cũng không có gì lạ cả [r23)].
    Một chút nữa về đặc điểm thị trường thời gian tới cuối năm nay và đầu năm sau đi sẽ có những điểm khác biệt với thị trường của những năm 2005 đến thời điểm nay đó là:
    Một thanh khoản sẽ tốt và cao hơn thời gian trước. Hai là sự phân hóa cổ phiếu sẽ thực sự rõ nét bởi cùng với việc tái cơ cấu NH và doanh nghiệp thì không còn sự mập mờ về thằng nào sống thằng nào chết nữa mà mọi thứ sẽ rõ ràng hơn nhiều đồng nghĩa có nhưng cổ phiếu giá 60-70k nhưng sẽ lại có nhưng cổ phiếu giá không bằng tờ vé số\:D/. Rồi thì những cổ phiếu của công ty có ngành then chốt của nền kinh tế sẽ có chỗ đứng của nó ... vân ... vân nữa.

    Xét cho cùng giờ không còn kênh đầu tư nào hấp dẫn như kênh chứng khoán lúc nay[r2)]. Đây là lúc đợi điều chỉnh là múc dần, múc tất tay. Mà không điều chỉnh thì cũng múc tất chỉ cần có tín hiệu tốt. Chắc mọi người còn nhớ những năm 2006 2007 thị trường có tình trạng giật trần xuống sàn rồi lại giật trần liên tục thì lúc đó chính là lúc TTCK đang được thu hút hấp dẫn nhất. Giờ hiện tượng này tôi cũng bắt đầu thấy nó cứ điên điên thế nào ý giật điên cuồng làm anh em chiến binh không biêt thế nào mà lần. Nghĩ cũng phải thôi gần 4 năm rôi xu thế down chiếm chủ đạo làm mọi người cứ nghĩ nó còn xuống và chẳng ai nghĩ lên, cứ lên là chỉ lên trong nghi ngờ nó mới dài được. Tiếp đến thời gian 4 năm là quá dài khi chỉ thấy xuống giờ muốn thoát khỏi những vị thế thì tất yếu nhưng phiên đau tim và không hiểu gì trong thời gian qua là tất yếu để thị trường đạt được những đỉnh cao mới=D>=D>.
    Giờ với tôi là lúc mua mà không có rủi ro (có người sẽ nghĩ khác âu cũng phải thôi bởi mỗi người có một khái niệm thế nào là rủi ro mà:p) Thời điểm này không còn nói đến T 4 nữa vì con sóng trước mắt sẽ to hơn rất nhiều con sóng trước tết. Với tôi các ngưỡng kháng cự bây giờ được đặt ra chỉ để phá còn các ngưỡng hỗ trợ được đặt ra không phải để phá mà để mua nếu có về gần vùng đó[r32)].
    Chỉ một từ thôi Mua Mua Mua và không Bán. Nếu không lên trong ngày MAI thì sớm muộn cũng phá đỉnh trước trong KIA thôi ( cái đỉnh mà các bác cứ ví von nó là cai miệng chén ý :-bd
    Chúc anh em mua được CP tốt và giá tốt.
    Chúc lần này ra quân tất thắng và có lẽ với tôi nó là một điều tất nhiên phải vậy!!!
    :-bd:-bd:-bd
    Tôi đang kết dòng Chứng khoán. KLS vào được không hả các bác em nó nhiều tiền mặt mà cũng giải ngân khớ khớ rồi đó [:D]
  5. tuantm

    tuantm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Đã được thích:
    444
    Rất nhiều anh em đang chờ thị trường điều chỉnh để vào đớp hàng. Khi nhiều dòng tiền đang đợi như vậy thì mọi người cũng biết thị trường sẽ diễn biến ra sao rồi. Điều chỉnh chỉ để mua chứ không phải kỳ vọng lên để xả hàng nên mọi người cần theo dõi sát sao nếu để lỡ cơ hội lần này thì coi như năm nay hết cơ hội đó, phải đợi dài dài.
    Quan điểm cá nhân có một số yếu tố làm cho dòng tiền muốn vào thị trường.
    1 là tỷ giá tương đối ổn định trong một thời gian nữa.
    2. Dự trữ ngoại hội có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu năm bởi ( ngoại tệ từ nước ngoài đang đổ dồn về mấy tháng đầu năm đặc biệt là Nhật và một số quỹ + nhu cầu nhập khẩu đầu năm và nhu cầu cho sản xuất trong cả năm nay sẽ cầm chừng bởi các doanh nghiệp đang phải tính nhiều bài toán tồn tại hơn là mở rông ngay)
    3. Lạm phát được kiềm chế ( vấn đề ở lạm phát ở VN không đơn thuần là cung tiền mà lại phần lớn năm ngoái là do chi tiêu công và vấn đề quản lý giá cả thị trường của những mặt hàng trong CPI)
    Đây là 3 yếu tố thể hiện nền KT VN đang có chuyển biến tích cực chứ không hẳn là vấn đề hạ lãi suất.
    Về vấn đề hạ lãi suất thì tôi nhìn nhận trên góc độ khác. Như thống kê tiền gửi tiết kiệm trong NH có khoảng 50-60 tỷ. Mọi người có thể thấy tại sao lại có lộ trình hạ lãi suất mỗi quý 1% để cuối năm vê 10% không. Mặc dù hà lãi suất huy động trần xuống 13% nhưng doanh nghiệp và cá nhân vẫn khó tiếp cận nguồn vốn đó cũng chính là chủ đích của nhà nước siết chặt đầu NH không cung tiền trực tiếp. Mà trái lại Chính phủ muốn ép người gửi tiết kiệm tìm kiếm kênh đầu tư khác tốt hơn ( đặc biệt là khi huy động chỉ con 10-11% thì gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn rồi). Dùng tiền dân để giải quyết các kênh nghẽn vốn có sự chim mồi và mở đường từ trên.
    Vậy thì kênh đầu tư khác là gì đây khi dòng tiền thông minh muốn tìm tới.
    1. Kênh Vàng đang trong tình huống không còn hấp dẫn với cả thế giới mặc dù vẫn có vấn đề Iran nhưng ngay cả trên góc độ giữ tài sản của TG thì vàng cũng đã bị đẩy đầu cơ giá lên khá mạnh và nhanh trong thời gian ngắn có lẽ cả vấn đề Iran cũng được phản ánh vào giá vàng bây giờ phần nào rồi. Chưa kề vẫn còn những tài sản khác đã xuống khá mạnh như bất động sản và CK của thế giới (minh chứng là TTCK thế giới đã và đang lên vững chắc và đang tạo lập lại những gì đã mất). Đặc biệt giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới từ 2-3 triệu đồng đương nhiên nhiều người nói rằng bởi tỷ giá USD mình không đúng --> điều này có lý trong dài hạn tôi vẫn nghĩ VNĐ sẽ còn tiếp tục mất giá mạnh nữa nhưng đến lúc nào mà CP dùng lý trí kiểm soát không được tỷ giá thì điều đó mới xảy ra. Ngắn hạn 6 tháng nữa điều này không thể có. Rốt cuộc tại một mức giá và thời điểm nào đó Vàng vẫn chỉ là vật vô tri và là tài sản không thể tạo ra giá trị. Tôi nghĩ đó là thời điểm này[r2)].
    2. Kênh bất động sản về chủ trương tôi nghĩ được thể hiện quan điểm của nhà nước nhất đó là giảm tăng trưởng tín dụng BĐS theo thời gian. Có nghĩa CP nhận thấy đến lúc phải xử lý vấn đề này nếu không muốn nó trở nên quá muộn. Thứ 2 không để bất động sản chết nhưng để xì hơi, cứ gần chết lại hô hấp nhằm tránh tình trạng gây nên đổ vỡ. Chí ít giá BĐS ngoài bắc sẽ tìm về mức giá cân bằng hơn với thị trường BĐS trong Sài Gòn.
    Nhìn trong nước sự phi lý về giá cả đã giữa 2 miền đã như ban ngày, chưa kể VN là 1 trong 10 nước giá BĐS cao nhất thế giới nhưng không có một điểm tựa về GDP về năng suất lao động và khoa học công nghệ. Đó là những lý do tôi xác đình BĐS nói chung đặc biệt BĐS ngoài Bắc đã bước vào xu thế thoái trào và xuống dần đến giá cả hợp lý hơn.
    Ngay từ đầu năm tôi đã có dự báo tình hình bất động sản trong quý 2 sẽ ấm lên ( có nghĩa tạo thanh khoản nhưng không tạo được sự phục hồi đỉnh nữa đâu) còn hết quý 2 sang quý 3 va 4 BĐS lại trong tình trạng đi ngang và phân hóa từng khu vực rõ nét hơn.
    Tại sao vậy đơn giản thôi hết năm 2011 vừa rồi các NH đều làm biến báo kế toán và đã khoanh và phân loại tất cả cả khoản nợ xấu mà trong đó BĐS chiếm tỷ lệ không nhỏ chứ không muốn nói là cao. Tình hình hết 2011 mới chỉ khoanh các bác nhé chứ không phải xử lý. Các bác biết rồi sau 6 tháng cả khoản nợ xấu phân loại buộc phải xử lý dần ứng với hết quý 2 này thì nguồn cung bất động sản phải phát mại và xử lý sẽ rất lớn điều này đi kèm với việc tái cơ cấu NH. Luồng tiền vào đã ít cung lại nhiều rồi giá BĐS đâu lại vào đấy thôi[-X chủ đích tôi muốn nhắm đến giá và khối lượng hàng khổng lồ của các dự án đô thị mới mọc lên như nấm sẽ không bao giờ có cửa sáng. Còn giá đất nội đô vẫn luôn có giá trị riêng và tôi nghĩ không bàn. Vậy là BĐS cũng còn tối lắm:-w!

    3. Kênh tỷ giá: đó lại là câu chuyện không thể tham gia nếu trên góc độ là nhà đầu tư cá nhân bởi có 2 trợ ngại lớn. Một là pháp luật không cho phép giao dịch USD nhằm tránh tình trạng đô la hóa cũng như tình trạng dự trữ ngoại hối đó là điểm yếu rất lớn của nền kinh tế lúc này. Nhiều bác không hiểu cái dự trữ ngoại hối đó quan trọng như nào. Tôi chỉ nói nó đơn giản thôi: dự trữ ngoại hối của quốc gia nó được ví như là tất cả thành viên của gia đình bạn có bao nhiêu triệu để lo cuộc sống và chi tiêu đó. Và ngược lại dưới góc độ quốc gia thì VNĐ giống như là tiền giấy mà các thành viên trong gia đình chơi cờ tỷ phú với nhau chẳng hạn[-).
    Thứ 2 sự chênh lệch tỷ giá đang được dùng chế tài là lý trí để giữ bằng tỷ giá của NH. Nên cửa coi nhu không có chênh lệch nào cả. Kênh tỷ giá cũng hết vị=((!

    4. Quay lại TTCK với quan điểm cá nhân bây giờ và kéo dài trong khoảng 5 năm nữa là thời điểm tuyệt vời nhất với các quỹ của nước ngoài và ngay cả những quỹ trong nước nếu muốn 10 năm nữa sẽ nắm giữ cuộc chơi của nền KT VN[r2)].
    Có một cụm từ đó là tái cơ cấu NH và doanh nghiệp nghe nó học thuật và ghê quá. Tôi thì hiểu đơn giản thôi nó có nghĩa là chúng ta biết chúng ta sai nặng rồi và không thể không sửa bằng cách giết một số thằng cho chết và dồn lực cho thằng khỏe nó lên --> có vinh quang nào mà chẳng trải qua đau đớn. Doanh nghiệp cũng vậy thôi từ việc đầu tư chéo đến việc nhiều công ty mẹ đem con bỏ chợ --> rốt cuộc dồn nợ nần cho một số thằng con cho no khai tử luôn, còn lại nhưng gì ngon nhất cho thằng khỏe nó xơi nốt[:D].
    Tức là NH nào doanh nghiệp nào trải qua khủng hoảng thì càng to khỏe hơn còn thằng bé thì chết cho nhanh đi. Nhưng tái cơ cấu doanh nghiệp và đặc biệt NH không phải là nửa năm hay 1 năm mà cả quá trình nuột nà em nó phải mất trung bình 3-4 năm để làm việc đó (điều này Indonesia và Thai Lan cũng phải kinh qua ít nhiều rồi). Nhiều điều đáng nói ở đây không phải đợi 3-4 năm nữa tái cơ cấu xong các quỹ nước ngoài và trong nước mới xúc cổ phiếu và sát nhập mà thực ra câu chuyện đó đã bắt đầu ngay khi câu chuyện tái cơ cấu NH lên tiếng :-bd vì thế mà anh Kiên rồi giới tay to mặt lớn vừa rồi cứ loạn cả lên về câu chuyện thâu tóm (trong câu chuyện thâu tóm không phải là vấn đề doanh nghiệp đó lỗ hay lãi mà nó mua quy mô thời gian và thời cơ cả 20-30 năm của các NH đó nếu nghĩ tới đó thì giá 10 là quá rẻ cho một câu chuyện định chế tài chính[r32)].
    Giới đầu tư nước ngoài thèm miếng bánh thâu tóm sát nhập NH của VN đến nhỏ đầy một bát nước miếng nhưng ôi thôi hành lang pháp lý chế tài chính sách cản trở không kịp thời và không rõ ràng đã ngăn chặn các em ý[r37)]. Bọn nó thèm vì bọn nó cũng bật mí rằng tất cả 1 trong 10 NH TMCP đều có cơ hội như nhau để nắm lấy vị trí số một trong ngành NH trong thời gian tớ~Xi. Đối với doanh nghiệp cũng vậy mà thôi đây là cơ hội để mua lại các doanh nghiệp giá rẻ không phải nó không thể hoạt động tốt mà là nó quản lý định hướng chiến lược không tốt mà thôi ( đây là một trong những điểm yếu nhất của người VN về tầm nhìn chiến lược và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp --> vẫn quen ăn sổi mà =))). Ngay cả những tập đoàn nhà nước vấn đề chính cũng là xử lý sinh quá nhiều con cháu và đầu tư chéo nhau. Với quan điểm cá nhân VN bây giờ mới có thể ví với Liên xô nhưng năm 90 nên 10 năm nữa nếu VN có nhiều tỷ phú thì cũng không có gì lạ cả [r23)].
    Một chút nữa về đặc điểm thị trường thời gian tới cuối năm nay và đầu năm sau đi sẽ có những điểm khác biệt với thị trường của những năm 2005 đến thời điểm nay đó là:
    Một thanh khoản sẽ tốt và cao hơn thời gian trước. Hai là sự phân hóa cổ phiếu sẽ thực sự rõ nét bởi cùng với việc tái cơ cấu NH và doanh nghiệp thì không còn sự mập mờ về thằng nào sống thằng nào chết nữa mà mọi thứ sẽ rõ ràng hơn nhiều đồng nghĩa có nhưng cổ phiếu giá 60-70k nhưng sẽ lại có nhưng cổ phiếu giá không bằng tờ vé số\:D/. Rồi thì những cổ phiếu của công ty có ngành then chốt của nền kinh tế sẽ có chỗ đứng của nó ... vân ... vân nữa.

    Xét cho cùng giờ không còn kênh đầu tư nào hấp dẫn như kênh chứng khoán lúc nay[r2)]. Đây là lúc đợi điều chỉnh là múc dần, múc tất tay. Mà không điều chỉnh thì cũng múc tất chỉ cần có tín hiệu tốt. Chắc mọi người còn nhớ những năm 2006 2007 thị trường có tình trạng giật trần xuống sàn rồi lại giật trần liên tục thì lúc đó chính là lúc TTCK đang được thu hút hấp dẫn nhất. Giờ hiện tượng này tôi cũng bắt đầu thấy nó cứ điên điên thế nào ý giật điên cuồng làm anh em chiến binh không biêt thế nào mà lần. Nghĩ cũng phải thôi gần 4 năm rôi xu thế down chiếm chủ đạo làm mọi người cứ nghĩ nó còn xuống và chẳng ai nghĩ lên, cứ lên là chỉ lên trong nghi ngờ nó mới dài được. Tiếp đến thời gian 4 năm là quá dài khi chỉ thấy xuống giờ muốn thoát khỏi những vị thế thì tất yếu nhưng phiên đau tim và không hiểu gì trong thời gian qua là tất yếu để thị trường đạt được những đỉnh cao mới=D>=D>.
    Giờ với tôi là lúc mua mà không có rủi ro (có người sẽ nghĩ khác âu cũng phải thôi bởi mỗi người có một khái niệm thế nào là rủi ro mà:p) Thời điểm này không còn nói đến T 4 nữa vì con sóng trước mắt sẽ to hơn rất nhiều con sóng trước tết. Với tôi các ngưỡng kháng cự bây giờ được đặt ra chỉ để phá còn các ngưỡng hỗ trợ được đặt ra không phải để phá mà để mua nếu có về gần vùng đó[r32)].
    Chỉ một từ thôi Mua Mua Mua và không Bán. Nếu không lên trong ngày MAI thì sớm muộn cũng phá đỉnh trước trong KIA thôi ( cái đỉnh mà các bác cứ ví von nó là cai miệng chén ý :-bd
    Chúc anh em mua được CP tốt và giá tốt.
    Chúc lần này ra quân tất thắng và có lẽ với tôi nó là một điều tất nhiên phải vậy!!!
    :-bd:-bd:-bd
    Tôi đang kết dòng Chứng khoán. KLS vào được không hả các bác em nó nhiều tiền mặt mà cũng giải ngân khớ khớ rồi đó [:D]
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Sao giảm mạnh thế nhỉ???
  7. Iaminblue

    Iaminblue Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2007
    Đã được thích:
    1.841
    Hôm nay móc topic này lên để các bác kiểm chứng về xu hướng lạm phát tôi nhận định cách đây 1 tháng! Giờ tiếp tục có tin tốt về lạm phát tháng 4 roài

    BUY & HOLD[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/j...a-thang-3-2012

    Lạm phát năm có thể xuống dưới 11%

    Tổng cầu xuống thấp vẫn là nguyên nhân chính tác động kìm hãm lạm phát trong tháng 4. Ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng dầu từ tháng 3 không đáng lo ngại như dự báo, do diễn biến thay đổi quá nhanh.

    Các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt cho phép NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2012 có thể chỉ tăng dưới mức 0,16% của tháng 3/2012.

    Ở kịch bản này, do hiệu ứng tăng cao của tháng 4/2011, nên CPI so với cùng kỳ sẽ điều chỉnh rất mạnh, từ mức tăng 14,15% ở tháng 3/2012 xuống còn dưới 11% trong tháng này. Còn so với cuối năm ngoái, CPI tháng này dự kiến chỉ tăng dưới 2,7%.

    Như đề cập ở trên, tổng cầu xuống thấp có tác động khá lớn đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Biểu hiện dễ thấy là dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng tăng, trong khi tín dụng đưa vào nền kinh tế giảm.

    Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 1,44% so với cuối năm trước. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng khoảng 1,5%. Nhưng, tổng dư nợ tín dụng tương ứng giảm 2,13%, một diễn biến khá hiếm trong nhiều năm gần đây.

    Trong quý 1/2012, hệ thống ngân hàng có biểu hiện dư thừa thanh khoản. Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại hệ thống các tổ chức tín dụng có hiện tượng nguồn vốn nhiều hơn sử dụng nguồn khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay đạt 60 nghìn tỷ đồng, cao hơn dự trữ bắt buộc là 15-20 nghìn tỷ đồng.

    Một bằng chứng khác là phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua khá thành công với mức lãi suất thấp cho kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, ngay từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu hút về trên 47.000 tỷ đồng.

    Tác động lên sức mua trên thị trường, tổng mức bán lẻ trong quý 1/2012 đã loại trừ yếu tố giá chỉ tăng ở mức khoảng 5% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với cùng giai đoạn các năm trước đây.

    Có thể cho rằng, cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán giảm nhanh là nguyên nhân chính khiến cho ảnh hưởng từ đợt tăng giá xăng dầu tháng 3, ước tác động trực tiếp khoảng 0,16% lên CPI tháng này, không dẫn đến việc tăng giá tâm lý dây chuyền, “tát nước theo mưa”, lên nhiều mặt hàng nhạy cảm khác.

    Chỉ số giá lương thực, thực phẩm và nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu khác không có nhiều biến động so với tháng trước. Riêng lương thực, do đầu ra xuất khẩu khó khăn, tồn kho lớn đã tác động rất tích cực đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Lãi suất có thể thực dương ngay trong tháng 4

    Điểm đáng chú ý nhất của tháng này là CPI so với cùng kỳ dự kiến xuống dưới mức trần lãi suất huy động vừa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh xuống 12%/năm.

    Như vậy, nhiều khả năng đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 năm qua, lãi suất huy động có hiện tượng thực dương. Thêm nữa, chênh lệch hơn 1% cũng nằm trong khoảng khuyến nghị mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tuyên bố cách đây ít ngày.

    Trên thực tế, lạm phát xuống thấp trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong quý 1/2012 không mấy khả quan, chỉ đạt mức khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái; số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tăng rất mạnh; chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến ở mức 34,9% tại thời điểm 1/3 vừa qua, đã cho phép Chính phủ nới chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất và tăng trưởng.

    Trong vòng 1 tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất, mỗi lần giảm 1%, chính thức phát đi thông điệp nới lỏng chính sách tiền tệ.

    Liên quan đến lạm phát trong các tháng tới, với những diễn biến trong thời gian gần đây, khả năng CPI so với cùng kỳ sẽ tiếp tục giảm thêm vì hiệu ứng tăng cao năm trước còn kéo dài vài tháng nữa.

    Và thực tế đang cho thấy khả năng lạm phát sẽ về 1 con số vào tháng 5 tới, mà NDHMoney dự báo cách đây ít ngày, đang trở nên rộng mở.


    * NDHMoney vẫn để ngỏ khả năng CPI tăng trưởng âm trong tháng 4, tuy nhiên cần xác nhận diễn biến từ CPI Tp.HCM và Hà Nội để có thể đủ cơ sở. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến CPI trong ít ngày tới.



    Trần Lê Minh - NDHMoney
  8. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Mod hồi này phong độ quá, huyendt79 lại xuống tàu tại 450 hê hê[:D], phutoan cũng chỉ là hão danh[:D]
  9. meoluoi09

    meoluoi09 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2011
    Đã được thích:
    0
    bây giờ cứ hàng cơ bản mà vào. Thời điểm này là thời điểm chứng khoán lên ngôi

Chia sẻ trang này