Khi chim lợn bay rợp trời, ACE buồn thảm thì tôi vẫn lạc quan, vì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi amater_s, 13/04/2011.

3734 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 01:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1825 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. morningstart

    morningstart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2009
    Đã được thích:
    1
    Ngon choét[:p] HQC hàng hot đó. Bác ôm 1 ít đi, mai mốt sóng sánh tưng bừng, mình còn có cái đàm đạo:x

    Nay mới dám bình loạn cái avatar của bác, thay mới dễ thương ha.:-bd trước chỉ nhắm mắt đi qua...., coi như hok biết cái gì
    [};-
  2. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Ừ, con HQC ngon đới, thị trường mục tiêu của nó chuẩn, đợt này hoãn họp làm gì thế cụ
  3. morningstart

    morningstart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2009
    Đã được thích:
    1
    Thì.....để ngon hơn, cần lắm cái gọi là Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa.........Chờ xu hướng chung...........[r2)]
  4. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    OK Girl[:p]
  5. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    51% Mai tăng
  6. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Hà Nội: Giá rau “hạ nhiệt”, thực phẩm vẫn cao

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)

    [​IMG]
    Tại các chợ ở Thủ đô, thời điểm này giá bán của nhiều loại rau củ đã giảm đáng kể.


    NGUYỄN CHI-Y NHUNG
    10:53 (GMT+7) - Thứ Năm, 14/4/2011
    Thời tiết ấm áp, tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng đã khiến giá bán của mặt hàng rau xanh hạ nhiệt, song đối với thực phẩm, mức giá nhìn chung vẫn khá cao.

    Theo khảo sát của VnEconomy, cách đây khoảng một tuần, khi thời tiết vẫn còn mưa và lạnh, giá các loại thực phẩm, rau củ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Cổ Nhuế, Đông Lâm, Nghĩa Tân… vẫn duy trì ở mức cao.

    Mặt hàng rau củ, giá tuy có giảm so với thời gian sau Tết Nguyên đán, nhưng bắp cải vẫn được bán với giá 6.000-7.000 đồng/kg, cải thảo 9.000-10.000 đồng/kg, su hào 3.000- 4.000 đồng/củ, rau muống 4.000-5.000 đồng/bó, các loại đỗ dao động từ 13.000 -15.000 đồng/kg, súp lơ xanh 7.000-8.000 đồng/chiếc….

    Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá bán của các loại rau củ đã giảm đáng kể, như bắp cải chỉ còn 4.000 đồng/kg, cải thảo 6.000-8.000 đồng/kg, su hào 2.500 đồng/kg, rau muống 3.000 đồng/bó…

    Giải thích về việc giá rau củ giảm mạnh, chị Liên, một tiểu thương tại chợ Đông Lâm, nhìn nhận do thời tiết ấm lên, rau củ phát triển nhanh hơn nên giá rẻ hơn. Thời gian tới, nếu tiết trời vẫn ấm áp, giá rau sẽ còn tiếp tục hạ, tiểu thương này nói.

    Song đối với mặt hàng thực phẩm, thịt gà công nghiệp làm sẵn tuy có giảm 5.000 đồng/kg xuống còn 65.000 đồng/kg, nhưng thịt lợn và cá các loại hầu như giá vẫn không thay đổi.

    Trao đổi với VnEconomy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cũng cho rằng thực tế hiện nay trên thị trường chỉ có mặt hàng rau củ là giảm, còn các loại thực phẩm khác vẫn có xu hướng đứng giá. Riêng đối với thịt lợn - hiện chiếm tới 70% nhu cầu về thịt của người dân - lại có xu hướng tăng, do nguồn cung hiện nay đang có dấu hiệu thiếu hụt.

    Về rau xanh, ông Phú cho rằng đây là hàng hoá có tính thời vụ nên giá bán ngoài yếu tố tâm lý, vẫn phụ thuộc chính vào yếu tố cung cầu. Khi nguồn cung quá dồi dào giá bán buộc phải giảm là điều dễ hiểu. Nhưng có điều đáng nói là khâu phân phối hiện nay vẫn chưa được tổ chức tốt, nên khi đến tay người tiêu dùng, hàng hóa đã phải trải qua khá nhiều trung gian, giá bán vì thế cũng bị đẩy lên khá nhiều. Điều này khiến cả người sản xuất và tiêu dùng đều thiệt thòi.

    Theo ông Nguyễn Đức Đán, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, dịch bệnh tai xanh xảy ra trên diện rộng trước Tết Nguyên đán đã làm cho số lượng lớn heo nái phải tiêu hủy nhiều, khiến lượng con giống cung cấp cho thị trường bị giảm mạnh. Nguyên nhân này đã làm cho giá bán lợn hơi cũng đã tăng thêm 5.000 đồng/kg lên mức 52.000-53.000 đồng/kg so với hồi trong Tết.
    Market welcom
  7. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Sẽ có loạt quy định mới quản lý ngoại hối

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (2)

    [​IMG]
    Sẽ giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng, hiện là +/-30% vốn tự có.


    MINH ĐỨC
    07:20 (GMT+7) - Thứ Năm, 14/4/2011
    Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị một loạt văn bản mới để điều chỉnh, bổ sung việc quản lý ngoại hối thời gian tới.

    Ngày 13/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về việc quản lý ngoại tệ.

    Văn bản trên cho biết, ngày 7/4 vừa qua, Thủ tướng *************** đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc quản lý ngoại tệ và ngân hàng thương mại Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

    Tại cuộc họp, Thủ tướng kết luận rằng, giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã phát huy tác dụng; việc quản lý tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thị trường ngoại tệ, vàng đang đi vào hướng ổn định; hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ bước đầu đã lập lại trật tự theo qui định của pháp luật.

    Và để tiếp tục triển khai có kết quả cao hơn nữa các giải pháp chính sách tiền tệ, quản lý ngoại tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ liên quan cần tập trung triển khai các nhiệm vụ mới.

    Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến quản lý ngoại hối, để việc điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá được chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản của thị trường, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối.

    Trong tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước phải trình Chính phủ việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng tập trung xử lý các vi phạm về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng trong đó có các chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc niêm yết, giao dịch, thanh toán, quảng cáo, mua bán, vận chuyển, thu đổi ngoại tệ, vàng không đúng các quy định pháp luật, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, tịch thu tài sản vi phạm.

    Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành ngay thông tư hướng dẫn nhằm kiểm soát chặt hoạt động thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

    Trong quý 3/2011, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 về việc ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc vay nước ngoài của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước.

    Trong tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.

    Trong tháng 4/2011, cơ quan này cũng phải ban hành thông tư quy định việc mua bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thay thế qui định hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng thực hiện gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nhà nước.

    Đáng chú ý là Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ban hành qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế qui định hiện hành theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm của tổ chức tín dụng.

    Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành qui định mức ngoại tệ tiền mặt tối đa người cư trú được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan tối đa là 5.000 đô la Mỹ.

    Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập ngay ban soạn thảo sửa đổi Pháp lệnh Ngoại hối theo hướng quản lý chặt chẽ, nhằm khắc phục căn bản tình trạng Đô la hoá.

    Trong quý 2/2011, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, ban hành các quy định về việc ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp và người dân ở mức hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Một nội dung đáng chú ý khác theo kết luận của Thủ tướng là Ngân hàng Nhà nước sẽ có quy định và thực hiện việc dừng hoạt động huy động và cho vay vàng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh vàng; đồng thời xử lý nghiêm, kể cả việc thu hồi giấy phép đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và vàng.

    Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện ngay việc quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân ở mức 3%; đồng thời, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%. Những quy định này đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành và đã thực hiện từ hôm qua (13/4).

    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và thanh toán theo danh mục do Bộ Công Thương đề xuất.

    Văn bản trên cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét cụ thể đối với ngân hàng thương mại được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ tối đa 20% vốn điều lệ.
  8. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Chứng khoán đang rất cần tái định vị

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (8)

    HUY NAM
    14/04/2011 10:33 (GMT+7)

    [​IMG] Nhiều biểu hiện không thuận lợi tại các diễn đàn và áp lực chính sách đối với thị trường chứng khoán gần đây đã làm cho giới đầu tư có cảm giác chứng khoán bị “ra rìa” - Minh họa: Khều.
    Để thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, Chính phủ hiện đang triển khai một loạt giải pháp, trong đó có giải pháp hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống 20%. Với mục tiêu này thì việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán, vốn được coi là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, liệu có thể giúp gì cho doanh nghiệp hay không? VnEconomy xin tổng lược ý kiến của ông Huy Nam, chuyên gia kinh tế tài chính - chứng khoán, về vấn đề này.

    Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị “hạn chế” như hiện nay thì việc doanh nghiệp xoay qua thị trường chứng khoán để tìm vốn có thể là khuynh hướng, là chuyện bình thường, nhưng không đơn giản. Vì đối với doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp vốn ngân hàng chỉ là nguồn bổ sung.

    Vấn đề còn nằm ở chỗ quy mô vốn huy động và khả năng huy động thành công. Điều này tùy thuộc nhiều vào tình trạng thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư, nhất là vào thời buổi khó khăn như hiện tại. Tuy vậy, thị trường chứng khoán vẫn luôn là kênh cung vốn hiệu quả mà doanh nghiệp trông cậy.

    Cho dù thị trường không còn hào phóng như các năm trước, nhưng cánh cửa huy động vốn trên thị trường này vẫn rộng mở, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn thời điểm và loại sản phẩm để chào mời, với điều kiện việc huy động đó đồng thời là cơ hội tốt đối với nhà đầu tư.

    Hoạt động huy động vốn là hoạt động sơ cấp, mặc dù đối tượng hay sản phẩm đầu tư cũng được gọi là “chứng khoán”, nhưng đây được xem là bước đầu đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp, và như vậy có thể xem nó chưa “làm khó” cho thị trường - ở đây được hiểu là thị trường giao dịch thứ cấp. Có chăng chỉ là chuyện niêm yết sau này.

    Nếu doanh nghiệp uy tín, có dự án tốt, mục tiêu kinh doanh thuyết phục, triển vọng về hiệu quả có thể dự đoán được là hấp dẫn thì doanh nghiệp chẳng lo khó và thị trường cũng chẳng sợ nó làm khó về sau. Vì trong giai đoạn kinh tế khó khăn này cơ hội đầu tư tốt chắc chắn vẫn sẽ được chào đón, nếu không muốn nói là săn lùng.

    Đặc biệt, các nhà đầu tư giá trị, các quỹ đầu tư “dưới sàn” hay dài hạn luôn hiện diện. Ngay cả giới “lướt sóng”, vào một lúc nào đó, họ cũng có thể lui lại để đón đầu. Nói chung, nhà đầu tư vẫn đang ngoài cửa doanh nghiệp để chờ cơ hội...

    Người ta gọi thị trường chứng khoán là “nhiệt kế” của nền kinh tế dựa trên hai phương diện. Một là thuộc tính phản ứng nhạy cảm của thị trường trước các biến động nói chung và hai là về quy mô có tính đại diện của định chế này trong hoạt động kinh tế, hoặc đối với từng lĩnh vực hay ngành kinh tế.

    Với thị trường chứng khoán Việt Nam, phản ứng nhạy cảm là có, nhưng về quy mô thì diễn biến của thị trường chưa thể được xem là có tính đại diện phản ảnh đúng sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, dù sao thì đây vẫn là kênh tài chính quan trọng, ngày càng khẳng định vai trò nuôi dưỡng sức sống doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, ta cần có thái độ và cách hành xử thích đáng, không thể cứ hễ kinh tế khó khăn là đem chứng khoán ra “hy sinh” như lâu nay.

    Thị trường chứng khoán là định chế công cụ có tính liên lập, đáp ứng yêu cầu đồng bộ trong cấu trúc kinh tế thị trường. Dó đó, không thể tách nó ra để mà xét đoán bằng ngôn từ tình cảm, hoặc có thể nói sản xuất - kinh doanh là “thực”, là có ích, còn đầu tư chứng khoán là “ảo”, là không có ích.

    Suy diễn sai lầm như vậy ít nhiều đã dẫn tới tâm lý dị ứng, tạo ra cách hành xử phân biệt rất bất lợi cho việc phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế nói chung. Nhiều biểu hiện không thuận lợi tại các diễn đàn và áp lực chính sách đối với thị trường chứng khoán gần đây đã làm cho giới đầu tư có cảm giác chứng khoán bị “ra rìa”. Đây là điều đáng tiếc.

    Theo quan điểm của tác giả, chẳng cần đến khi siết tín dụng - điều này chỉ tạo thêm tâm lý căng thẳng, bi quan và “mất lửa” - thì với thực tế thị trường năm 2010 và lãi suất ngất trời như hiện nay, có lẽ chẳng mấy ai dám cầm tiền vay để đi mua chứng khoán.

    Do vậy, rất cần có một sự định vị lại thị trường chứng khoán trong nền kinh tế, từ tầm nhìn vĩ mô. Trong những điều kiện khó khăn như hiện nay, nhà đầu tư rất cần nghe thông điệp, biết động thái, và thấy được sự chuyển động tích cực, thể hiện mối quan tâm thực sự của giới hữu trách đến sức sống thị trường.

    Thị trường cũng cần được tiếp sức với một số cải thiện trước mắt, theo hướng tạo điều kiện linh hoạt trong giao dịch, và lâu dài với các nghiệp vụ và công cụ chuyên ngành, để hóa giải tình trạng đơn điệu lâu nay... Thị trường chứng khoán cần được nhìn nhận đầy đủ là môi trường sinh lợi cho nhà đầu tư tài chính, chứ không chỉ hoa mỹ một chiều là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp.

    Việc gìn giữ niềm tin và bảo vệ nhà đầu tư, chính là để khơi thông và duy trì nguồn vốn chảy vào kênh dẫn đó.
  9. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    [​IMG]
  10. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    hết cái tô léc rồi ah :))

Chia sẻ trang này