Khi nền kinh tế làm ra trong một năm chưa đủ trả nợ lãi vay... (Ký sự tiền tệ phần 1)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ice_skating, 27/05/2024.

3055 người đang online, trong đó có 226 thành viên. 00:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2131 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. Ice_skating

    Ice_skating Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2023
    Đã được thích:
    64
    Đây là tựa đề của một bài báo được đăng lên tạp chí Kinh tế Sài gòn (trước đây là Thời báo Kinh tế Sài Gòn) năm 2020. Ngay khi bài báo ra đời đã vấp phải rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Sau khi bài báo được xuất bản, tôi thấy nhiều bạn bè mình bỏ đọc thời báo kinh tế Sài Gòn.
    https://thesaigontimes.vn/khi-nen-kinh-te-lam-ra-trong-1-nam-chua-du-tra-lai-no-vay/
    Bản thân tôi quánh giá dù có những phần được kết luận vội vàng nhưng đây là một trong nhưng bài viết ấn tượng nhất đối với tôi. Sau 4 năm thì một phần những nội dung trong bài báo đã được chứng minh tính đúng đắn của nó. Tôi xin note lại cho anh chị em.

    - "Vì sao lãi suất ở Việt Nam cao?

    Ở Việt Nam, lãi suất tuỳ thuộc chính vào mức độ rủi ro như trong lý thuyết của Modigliani-Miller, tức là do các vấn đề từ nhiều năm: khối nợ xấu ngân hàng khổng lồ và nợ công/GDP cao ngất ngưởng, nhưng vẫn còn thua xa khối nợ khổng lồ của doanh nghiệp. Đây chính là một yếu tố cơ cấu mà Việt Nam phải mất hàng 5-10 năm mới giải quyết được, rất có thể sẽ lặp lại khủng hoảng dưới chuẩn như Mỹ năm 2008.

    Các ngân hàng Việt Nam đang tăng lãi suất tiền gửi gần bằng mức cho vay là do quy định giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn so với vốn huy động. Vì vậy, khả năng cho vay bị hạn chế, nhất là cho vay bất động sản. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu tăng tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro đối với bất động sản. Hậu quả trước mắt là tái hiện cơn sụt giá bất động sản như các năm 2009-2012.

    Moody hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và 12 ngân hàng phản ánh nguy cơ cơn khủng hoảng trước mắt đó. Bộ Tài chính lại cho rằng họ đánh giá sai và cho bị tụt hạng là do vấn đề hành chính, quản lý chứ không phải thanh khoản, khả năng trả nợ."


    -"Đề xuất giải pháp ngắn và dài hạn

    Nợ của doanh nghiệp phi tài chính là đáng lo ngại: tổng nguồn vốn cuối năm 2017 là 22,3 triệu tỉ đồng, trong đó vốn tự có là 8,5 triệu tỉ đồng. Như vậy nợ của khu vực phi tài chính là 13,8 triệu tỉ đồng, bằng 276% GDP (GDP là 5 triệu tỉ đồng).

    Nếu giả dụ GDP cao hơn 25% như Tổng cục Thống kê tính toán, tức là 6,25 triệu tỉ đồng thay vì 5 triệu tỉ đồng thì nợ vẫn cực cao bằng 220% GDP. Tức là GDP tăng 7% mà phải trả lãi 9% (thí dụ sau khi lấy lãi suất danh nghĩa 12% trừ lạm phát 3%).

    Với số nợ của doanh nghiệp là gần gấp 3 lần GDP, ngoài ra lại còn chưa kể nợ của Chính phủ (không kể bảo lãnh) là khoảng 52% GDP năm 2017 thì GDP làm ra trong một năm chưa đủ để trả lãi nợ.

    Tức là nền kinh tế đang phát triển nhanh vào loại nhất thế giới nhờ vay nợ quá mức, vay của người sau trả cho người trước, theo cơ chế “nước hoa Thanh Hương” của Việt Nam hay hệ thống Ponzi theo thuật ngữ kinh tế quốc tế. Đẩy lãi suất tăng cao sẽ tăng khả năng phá sản khi nợ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như vậy. Nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì không thể tránh được khủng hoảng nợ; Vấn đề chỉ là thời gian lúc nào xảy ra mà thôi.

    NHNN và Bộ Tài chính đã hiểu nguy cơ này. Gần đây hàng năm Chính phủ đều luôn yêu cầu giảm lãi suất nhưng NHNN chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu, ngoài mệnh lệnh hành chính giảm lãi suất cho các ngân hàng thương mại và gần đây nhất NHNN đã giảm các lãi suất điều hành 0,25%. Nhưng kết quả là lãi suất ngân hàng dài hạn (hơn 12 tháng) vẫn đang được đẩy lên cao.

    NHNN cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay, cho vay thực chứ không chỉ là tăng trưởng tín dụng (cho vay mới để trả nợ cũ thì vẫn tăng tín dụng). Có lẽ NHNN chưa thấy rõ nguy cơ như Bộ Tài chính.

    Gần đây Bộ Tài chính đã nhanh chóng giảm mạnh lãi suất và kéo dài kỳ hạn trái phiếu Chính phủ. Nhưng 1-2 năm qua, hình như Bộ Tài chính lại sao nhãng nguy cơ này, việc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho hai ngân hàng chính sách dường như bỏ qua yêu cầu về thắt chặt bảo lãnh của Chính phủ.

    Phần nợ của doanh nghiệp nhà nước thì lơ lửng, không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm dù theo phân công trong Luật quản lý nợ công thì nợ của doanh nghiệp nói chung, bao gồm nợ DNNN do NHNN chịu trách nhiệm. Trên thực tế NHNN chỉ có thể quản lý nợ của DNNN như đối với các doanh nghiệp khác, không thể yêu cầu nhiều hơn. Do đó tình hình nợ của DNNN chưa có cải thiện tích cực."

    Đây là vấn đề về lãi suất. Sau phần 1 này, chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần tỷ giá, một trong những vấn đề được quan tâm nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay.
    --- Gộp bài viết, 27/05/2024, Bài cũ: 27/05/2024 ---
    .
  2. Soigia271

    Soigia271 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2015
    Đã được thích:
    12.172
    Tiếp bài viết đi cụ chủ. Rất hay@};-
    cuchuoi_ngonthiet thích bài này.
  3. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.120
    Tránh đưa vấn đề dành cho số ít thuộc phạm vi hẹp về trình độ ra trước số đông đủ các loại trình cọc cạch để lôi kéo dẫn dắt các bình luận lan man , khơi nguồn tranh cãi gây nhiễu . “Thấy ấn tượng đối với tôi ” không có nghĩa là tất cả chúng ta đều thấy ấn tụợng như nhau .
    LVFFUND, sanmoi, chuoichien11023 người khác thích bài này.
  4. haingtien

    haingtien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Đã được thích:
    684
    Cần lắm những bài ntn. Có từ trước Covid.
    Dọa ma đc khối người :))
    Soigia271 thích bài này.
  5. con_chuot

    con_chuot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Đã được thích:
    320
    Bài viết mô tả đúng vấn đề, sai bản chất. Bản chất là nghèo càng nghèo, doanh nghiệp/tư sản giàu càng giàu. Ai chọn đúng bên mà đứng thì sướng.
    Soigia271 thích bài này.
  6. MinhAn_UFO

    MinhAn_UFO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2018
    Đã được thích:
    16.027
    mời bác xem clip này để hiểu vì sao lãi suất phải cao ạ
    Cố Tổng Bí Thư ĐỖ MƯỜI Từng Đẩy Lùi SIÊU LẠM PHÁT 1986-1989 Như Thế Nào? | CDTeam - Why? (youtube.com)
  7. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    8.023
    Xin góp ý 1 chút: trả lời vấn đề "Vì sao lãi suất ở Việt Nam cao? có thể ngắn gọn là do hiệu quả sử dụng vốn tại nền kinh tế của ta chưa cao, tính cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao dẫn đến chi phí cao hơn bình thường.
    Giải pháp: nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tăng hàm lượng chất xám và gia tăng giá trị
  8. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    8.023
    Có thể lấy ví dụ các doanh nghiệp bđs, từ trước đến nay các doanh nghiệp phát triển được nhờ xin được quỹ đất lớn, vay tiền ngân hàng và huy động vốn người mua nhà để phát triển dự án, sau đó được bán lại và tính tất cả các chi phí vào giá nhà đẩy giá nhà lên cao.
    Tới đây luật bất động sản mới đi vào thực chất, các doanh nghiệp nào mạnh về vốn, quản trị doanh nghiệp tốt, hạ chi phí, đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường, giá cả hợp lý, hạn chế xin cho mới có thể tồn tại và phát triển. Đấy là quy luật cạnh tranh
    --- Gộp bài viết, 28/05/2024, Bài cũ: 28/05/2024 ---
    Hoặc ví dụ ngay như dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, nếu dự án hoàn thành nhanh, hiệu quả thì đã không làm tăng chí phí vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cao, dẫn đến thời gian thu hồi vốn ngắn sẽ làm giá vé không tăng cao, qua đó cũng làm làm giảm lãi suất vay của dự án.
    Ice_skatingPuma83 thích bài này.
  9. Ice_skating

    Ice_skating Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2023
    Đã được thích:
    64
    MinhAn_UFO thích bài này.
  10. Ice_skating

    Ice_skating Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2023
    Đã được thích:
    64
    đúng ạ.

Chia sẻ trang này