Khoảng lặng trước một cơn Bão...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Zeusck, 10/05/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5280 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 18:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 20828 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. sorrostranhien

    sorrostranhien Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Đã được thích:
    15
    cái chart này là bác vẽ lúc 9.5, tôi chỉ nói cái chart thôi, thấy bác vẽ hơi bị xấu quá :D
  2. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Hôm nay Thủ Tướng đi Myanmar để họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24
    Trong hội nghị này cũng có bàn về những vấn đề ở Biển Đông....
    ThanTuDo thích bài này.
    Zeusck đã loan bài này
  3. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    10/05/2014 13:04 GMT+7

    TQ ngang ngược nới vòng bảo vệ giàn khoan

    [​IMG] - Sáng nay Chi đội kiểm ngư 3, Cục Kiểm ngư Việt Nam (đóng tại Đà Nẵng) cho hay hiện phía TQ ngang ngược không cho tàu VN vào khu vực cách vị trí giàn khoan trái phép, lên đến 10 hải lý.
    • So với phạm vi trước đây, hiện phía TQ ngang ngược không cho tàu Việt Nam vào khu vực cách vị trí giàn khoan trái phép, lên đến 10 hải lý. Đồng thời ngày càng hung hăng ngăn chặn không cho tàu thuyền Việt Nam tiếp cận gần giàn khoan.

      [​IMG]
      Rất nhiều tàu Trung Quốc hộ tống - bảo vệ giàn khoan HD981 trái phép phía xa

      Trao đổi với báo chí hôm qua, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nhận định tình hình tại khu vực TQ hạ đặt giàn khoan HD-981 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp.

      Cụ thể có 3 tàu quân sự (gồm một tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 354, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 752 và 753) và 39 tàu chấp pháp (36 tàu hải cảnh, 3 tàu hải tuần).

      Bên cạnh đó là 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí và 12 tàu cá. Ngoài lực lượng này phía TQ cũng có đội tàu dự bị ở tuyến sau sẵn sàng thay thế hỗ trợ.

      Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, qua theo dõi có thể nhận thấy TQ đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho hoạt động này.

      “TQ chủ động vi phạm, chuẩn bị phương án tỉ mỉ. Trong tuần qua họ luôn duy trì từ 70 đến 80 tàu hoạt động quanh khu vực giàn khoan HD-981. TQ đã có các hành động ngang ngược, chủ động va chạm, gây những thiệt hại cho lực lượng thực thi pháp luật của VN”, ông Đạm cho biết.

      Bên cạnh đó lực lượng CSBVN cũng đã phát hiện nhiều tốp máy bay của TQ hoạt động trong khu vực này. Có những máy bay hải cảnh bay áp sát tàu VN ở độ cao 200 - 300 m.

      Đáng lưu ý là những ngày qua cũng phát hiện những tốp máy bay quân sự xuất phát từ căn cứ Du Lâm đến khu vực này.

      “Đây cũng là vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm (căn cứ hải quân Du Lâm đặt tại Tam Á, thành phố cực nam thuộc đảo Hải Nam của TQ. Đây được cho là căn cứ tàu ngầm của TQ )”, tướng Đạm nói.

      Ông cũng lưu ý, hành động này của TQ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đường an ninh hàng hải. Trong quá trình xảy ra vụ việc có rất nhiều tàu container, tàu vận tải đi qua khu vực này.

      “VN rất lo ngại sự ảnh hưởng an toàn, an ninh cho các phương tiện này. Nếu hành động vi phạm của TQ tiếp tục diễn ra chắc chắn tuyến đường hàng hải qua khu vực sẽ bị thu hẹp lại. Đây là điều VN không mong muốn”.

      H.Nhì
  4. Tuyethoaphanus

    Tuyethoaphanus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    5.881
    Chủ top nghe lời mình mua vào nhanh. Theo đồ thị của chính chủ top thì:
    RSI đã bật ra khỏi vùng quá bán tạo mô hình 2 đáy báo tín hiệu mua rồi đấy.
    CHủ top dự đoán đường đi của VNIndex mà chẳng áp dụng 2 lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết Dow và lý thuyết sóng Elliot.
    Thôi thì chủ top nhảy vào mua cho theo kịp sóng tăng trung hạn đang chuẩn bị khởi hành nhé!
  5. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    10/05/2014 15:18 GMT+7

    Người dân TP.HCM diễu hành phản đối TQ

    [​IMG] - Sáng nay (10/5), trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc, hơn 100 người dân TP.HCM đã tụ họp, phản đối việc TQ đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
    • Dòng người rất trật tự, ôn hòa.
      Những lá cờ đỏ sao vàng được phất lên, nhiều câu biểu ngữ với nội dung khác nhau được giương cao “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, “Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế”, “Yêu cầu rút giàn khoan HD - 981 khỏi biển Đông” bằng ba thứ tiếng Việt – Trung – Anh xen lẫn với nhau.

      Bên cạnh biểu ngữ phản đối Trung Quốc, người dân TP.HCM cũng giương cao biểu ngữ biểu lộ thái độ đồng tình với những ứng xử của Việt Nam như “Đồng lòng cùng Chính phủ chống quân bành trướng, bảo vệ Tổ quốc”.

      Không chỉ có biểu ngữ, dòng người còn hô to: “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước”, để tỏ thái độ bất bình phản đối việc Trung Quốc định cắm giàn khoan xuống vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

      Họ còn cùng nhau vỗ tay hát những bài ca truyền thống, hát Quốc ca, hát “Việt Nam - Hồ Chí Minh”… suốt một quãng đường dài trên phố Hai Bà Trưng.

      Nhiều người đi tuần hành cho biết, họ đến đây để tỏ thái độ yêu nước, mong muốn hàng triệu người dân Việt Nam thức tỉnh trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]

      [​IMG]
    Zeusck đã loan bài này
  6. thang1312

    thang1312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    120
    Xong rồi, căng thẳng leo thang thế này chứng nguy mất
  7. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Thứ bảy, 10/5/2014 | 09:50 GMT+7
    [​IMG]
    Trung Quốc điều hàng chục tốp máy bay đến khu vực giàn khoan 981

    Không chỉ điều hàng chục tốp máy bay tuần tiễu, Trung Quốc còn đưa 79 tàu, trong đó có tàu quân sự ra ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam trong khu vực đặt giàn khoan trái phép.

    "Tình hình khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp", đó là khẳng định của thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với TTXVN.

    Theo ông Đạm, chiều 9/5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có 3 tàu quân sự (một tàu hộ vệ tên lửa 534, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753), 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí...

    Vị Tư lệnh cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Các tàu Trung Quốc rất hung hăng, ngang ngược và chủ động va chạm vào tàu thực thi pháp luật trên biển Việt Nam. Trung Quốc đã đưa tàu quân sự vào giải quyết những vấn đề hành chính trên biển và ngăn cản trái phép các tàu chấp pháp của Việt Nam.

    "Hành động của phía Trung Quốc rất chủ động, chuẩn bị phương án rất kỹ và luôn bố trí trên 70 tàu ở khu vực này", tướng Đạm nói và khẳng định, lực lượng cảnh sát biển quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

    [​IMG]
    Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.

    Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) cũng trao đổi với TTXVN về nội dung bịa đặt của Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 8/5. Theo ông Hải, phía Trung Quốc tuyên bố "chỉ đàm phán trong trường hợp Việt Nam rút tất cả các tàu ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc đang tìm cách đặt giàn khoan HD-981" là hoàn toàn phi lý. Khu vực giàn khoan HD-981 hoạt động nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

    Các lực lượng chấp pháp Việt Nam gồm cảnh sát biển, kiểm ngư thực thi các biện pháp quản lý tại vùng biển này là hoàn toàn hợp pháp và trong quyền quản lý của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

    "Việc cần thiết nhất hiện nay là Trung Quốc phải rút toàn bộ các tàu, giàn khoan của họ ra khỏi khu vực này", ông Hải nói.

    Theo ông Hải, trong cuộc họp báo đó, Trung Quốc thông tin tàu Việt Nam chủ động đâm vào tàu của họ. Các phóng viên tham dự đã đưa ra một số câu hỏi liên quan đến việc này, nhưng quan chức Trung Quốc không trả lời và từ chối cung cấp hình ảnh liên quan.

    "Chúng tôi khẳng định rằng Trung Quốc không thể có các hình ảnh đó bởi vì tàu Việt Nam hoàn toàn là tàu dân sự và không có hành vi gây sự với tàu Trung Quốc. Chính các tàu Trung Quốc đã chủ động có những hành động gây hấn với tàu Việt Nam. Chúng tôi đã đưa ra rất nhiều hình ảnh cụ thể để chứng minh cho những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong vụ việc này", ông Hải cho hay.

    Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, việc làm của Trung Quốc thể hiện họ luôn muốn mập mờ trong những công việc liên quan, kể cả những yêu sách của họ ở Biển Đông. Còn Việt Nam luôn có chính sách nhất quán là kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thông qua các biện pháp hòa bình và phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để bảo vệ các quyền, lợi ích của Việt Nam ở biển Đông.

    Trước ý kiến thắc mắc tại sao Việt Nam không ngăn chặn tàu Trung Quốc ngay khi xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ông Trần Duy Hải cho biết theo quy định của luật pháp quốc tế thì tàu và các vật di chuyển có quyền được di chuyển trên vùng đặc quyền kinh tế các nước.

    "Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam là hành vi bất hợp pháp do đó chúng ta phải đấu tranh cương quyết. Hầu hết báo chí và chính giới nước ngoài đã có phát biểu phê phán việc làm của Trung Quốc, điều đó thể hiện chính nghĩa của Việt Nam", ông Hải khẳng định.

    Trao đổi với VnExpress chiều 9/5, ông Vương Mạnh Hòa, Trợ lý chính trị Chi đội Kiểm ngư 3 (Cục Kiểm ngư Việt Nam, đóng tại Đà Nẵng), cho hay cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. Tình hình đang diễn biến quyết liệt, có thêm 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc.

    Trước đó, ngày 1/5, giàn khoan HD-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Ngày 2/5, giàn khoan HD-981 được neo tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

    Theo Cục Hải sự Trung Quốc, việc hạ đặt giàn khoan này để "khoan thăm dò thềm lục địa" đồng thời cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.

    Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

    Mỹ, Nhật coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, khiến tình hình trên Biển Đông leo thang căng thẳng.

    Nhiều học giả cho rằng, bước đi của Trung Quốc đang thể hiện rõ mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Đây được đánh giá là khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Việt - Trung.

    Phạm Minh

    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...y-bay-den-khu-vuc-gian-khoan-981-2988716.html
  8. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Thêm 3 kiểm ngư bị thương do va chạm với tàu TQ


    [​IMG]- Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin đến chiều hôm nay (9/5), đã có thêm ba kiểm ngư bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc.

    Thông tin do ông Vương Mạnh Hòa, Trợ lý chính trị Chi đội kiểm ngư 3 (Cục kiểm ngư đóng tại Đà Nẵng) xác nhận. Như vậy tổng cộng đã có chín kiểm ngư bị thương.

    Trước đó, sáu kiểm ngư đang làm nhiệm vụ trên biển thì bị tàu Trung Quốc đâm va, dùng vòi rồng tấn công làm vỡ kính, gây chấn thương phần mềm. Sau khi được băng bó, những người này tiếp tục kiên trì cùng đồng đội bám trụ tại hiện trường, quyết tâm ngăn cản không cho phía Trung Quốc thực hiện các hành động xâm phạm lấn sâu, ổn định giàn khoan HD-981.

    Theo ông Hòa, hiện sức khỏe của sáu kiểm ngư bị thương lần trước đã dần ổn định. Còn tình hình ba kiểm ngư bị thương lần này vẫn chưa xác định được mức độ nguy hiểm.

    “Anh em trên tàu vẫn giữ vững ý chí, không lùi bước. Hiện chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với anh em trên tàu” ông Hòa nói.

    [​IMG]
    Hình ảnh về hành động hung hăng của tàu TQ với tàu Việt Nam được công bố tại cuộc họp báo ngày 7/5. Ảnh: Phạm Hải
    Cùng ngày, Tổng công ty Sông Thu (Đà Nẵng) huy động tối đa công nhân và máy móc thiết bị để sửa chữa cho hai tàu cảnh sát biển mang số hiệu 4033 và 2012 (thuộc Cảnh sát biển vùng 2, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển). Đây là hai tàu vừa tham gia kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan HD-981 (Trung Quốc) trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam) và bị tàu Trung Quốc ngang nhiên tấn công, đâm húc khiến tàu bị hư hỏng.

    Bộ trưởng gửi thư cho kiểm ngư bị thương

    Cũng hôm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát gửi thư tới chi đội Kiểm ngư số 3, Vùng 2, Kiểm ngư Việt Nam để động viên các kiểm ngư viên về lòng dũng cảm, tinh thần quyết tâm bám biển.

    Bức thư viết: "Trong những ngày qua, các đồng chí đã tích cực tham gia cùng với các đơn vị chức năng bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Một số đồng chí đã bị thương nhưng tất cả vẫn dũng cảm, kiên cường bám biển.

    Thay mặt Bộ NN&PTNT, tôi hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của các đồng chí. Xin gửi tới các đồng chí lời thăm hỏi và những tình cảm thắm thiết của cán bộ, công nhân viên chức ngành NN&PTNT. Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, vững vàng thực hiện trọng trách được giao”.

    Nhân dịp này, Bộ trưởng Cao Đức Phát thay mặt Bộ NN&PTNT tặng 140 triệu đồng cho các tàu kiểm ngư bị thiệt hại và 2 triệu đồng cho mỗi cán bộ kiểm ngư bị thương trong các vụ va chạm với tàu TQ xung quanh khu vực đặt giàn khoan trái phép

    Chung Hoàng - Vũ Trung
    ThanTuDo thích bài này.
  9. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    VnEconomy 13:33 (GMT+7) - Thứ Bảy, 10/5/2014

    “Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho tình huống trên biển Đông”
    ►Những nỗ lực của Việt Nam trong hiện đại hóa quân sự có thể đủ để giúp định hình hành vi của Trung Quốc trong tương lai...

    [​IMG]
    Việt Nam đã và đang nâng cao sức mạnh quân sự để chuẩn cho các cuộc đối đầu có thể xảy ra -

    Theo tờ Wall Street Journal, từ lâu trước khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Đông của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có sự chuẩn bị cho tình huống này.

    Bài viết đăng trên trang nhất của tờ báo này từ tối ngày 9/5 tin rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã quyết định, Việt Nam nên phản ứng trước sự cứng rắn ngày càng gia tăng của “người láng giềng phương Bắc” bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào năng lực quân sự tân tiến, đặc biệt là hệ thống hải quân.

    Cách làm này khiến Bắc Kinh có thể phải “nghĩ đi nghĩ lại” trước khi đe dọa các lợi ích của Việt Nam.

    Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến sự đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Giờ đây, Việt Nam đã và đang nâng cao sức mạnh quân sự để chuẩn cho các cuộc đối đầu có thể xảy ra.

    “Việt Nam đã đặt mua các thiết bị quân sự mới để ngăn cản Trung Quốc và để chứng tỏ, nếu Trung Quốc lấn tới, Việt Nam có khả năng khiến Trung Quốc phải trả giá”, ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.

    Một đội tàu ngầm mới, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo nhập khẩu từ Nga, sẽ giữ vai trò trung tâm trong lực lượng quốc phòng của Việt Nam một khi những con tàu ngầm này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam mới nhận bàn giao hai tàu ngầm và hai con tàu này hiện chưa được đưa vào hoạt động đầy đủ.

    Phải thừa nhận rằng, so với Trung Quốc, sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện kém hơn. Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và có số lượng vượt xa Việt Nam trên nhiều phương diện, nhất là ở lực lượng hải quân.

    Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu một đội gồm 60 tàu khu trục lớn nhỏ, chưa kể 35 tàu ngầm tấn công, mặc dù không phải tất cả số tàu này đều được giao nhiệm vụ ở biển Đông.

    Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều dạng thiết bị quân sự tiên tiến sẽ được giao hàng trong những năm tới, bên cạnh số tàu ngầm kể trên, Wall Street Journal đánh giá.

    Trong số này, có 6 tàu khu trục Gepard 3.9 và 10 máy bay tấn công nhanh Molniya mua từ Nga, chưa kể hai tàu hộ tống Sigma tối tân mua từ Hà Lan. Tất cả những con tàu này đều có tốc độ cao và có khả năng tàng hình trước radar, đồng thời được trang bị tên lửa đối hạm có khả năng đẩy lui tàu Trung Quốc muốn tiếp cận với các vùng nước mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Bên cạnh đó, phía Nga cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng một cơ sở sản xuất tên lửa đối hạm ngay tại Việt Nam, đồng thời cung cấp cho không quân Việt Nam các máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại. Phía Trung Quốc cũng sử dụng loại chiến đấu cơ này.

    Theo ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành của viện nghiên cứu an ninh IISS-Asia, Việt Nam đang xem xét mua một số loại máy bay chiến đấu từ châu Âu, bao gồm dòng Eurofighter Typhoon và Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất nhằm tăng cường sức mạnh không quân.

    Việc bổ sung các loại chiến đấu cơ tân tiến của châu Âu có thể sẽ giúp Việt Nam có ưu thế quan trọng trước Trung Quốc - nước hiện không được mua trang thiết bị châu Âu do lệnh cấm vận vũ khí đã có từ lâu. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đang phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của riêng mình.

    Ông Huxley cho rằng, Việt Nam sẽ không xây dựng một kho vũ khí để chạy đua với Trung Quốc, nhưng những nỗ lực đầy cương quyết của Việt Nam trong hiện đại hóa quân sự có thể đủ để giúp định hình hành vi của Trung Quốc trong tương lai.

    “Việt Nam là khách hàng nghiêm túc”, ông Huxley nói và nhấn mạnh rằng, các cuộc chiến tranh vệ quốc vẫn hiện rõ trong tâm trí của dân tộc Việt Nam.

    Theo chuyên gia này, Bắc Kinh hiểu rằng, Việt Nam không thể cho phép bản thân bị xúc phạm trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, “bởi thế Trung Quốc không thể chắc là vào thời điểm nào Việt Nam sẽ có phản ứng quân sự”. Sự thiếu chắc chắn này có thể đóng vai trò như một bàn đạp hãm đối với các hành động của Trung Quốc có khả năng dẫn tới sự trả đũa từ Việt Nam - theo ông Huxley.

    Bài viết của Wall Street Journal nhìn nhận, việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với Trung Quốc không giống với lối đi của các quốc gia khác trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Chẳng hạn, Philippines đã kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan, cáo buộc nước này vi phạm Công ước quốc tế về luật biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) trong các tuyên bố chủ quyền.

    Có người đặt câu hỏi liệu việc Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự có đủ để chặn đứng hành động của Trung Quốc? “Việt Nam nên có những bước đi ngoại giao mạnh mẽ hơn. Có lẽ đây là lúc để Việt Nam kiện Trung Quốc lên Liên hiệp quốc”, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, nói.

    Tuy nhiên, ông Storey nói rằng, sự phủ nhận thẳng thừng của Trung Quốc đối với phiên tòa mà Liên hiệp quốc mở theo đề nghị của phía Philippines có thể sẽ thuyết phục Việt Nam về sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự, và mua thêm nhiều vũ khí mới.

    “Những sự kiện giống như vụ giàn khoan HD-981 chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam’, ông Storey nói.
    Last edited: 10/05/2014
  10. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    • 10/05/2014 | 08:45
    VAMC nơm nớp lo 'ôm' nợ xấu

    Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, đang tiến hành một loạt các biện pháp nhằm giải quyết số nợ xấu hơn 45.000 tỷ đồng đã mua trong năm 2013. Đại diện cơ quan này thừa nhận có nhiều khó khăn mới phát sinh trong xử lý nợ xấu.

    Thiếu thị trường mua bán

    Ông Đào Quang Tính, Phó chánh Thanh tra cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, số liệu chính thức tính đến hết tháng 2, nợ xấu của toàn hệ thống còn 122.000 tỷ đồng (chiếm 3,86%). Nhưng đây chỉ là con số nợ xấu chưa tính gộp các khoản nợ đã được tái cơ cấu. Nếu tính đầy đủ cả các khoản nợ xấu được cơ cấu lại của toàn hệ thống sẽ lên tới gần 308.000 tỷ đồng (chiếm 9,71% tổng dư nợ).

    Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch thường trực VAMC, số nợ mua được đang xử lý dần thông qua việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Đến nay, VAMC đã phân loại được tổng nợ xấu 37.681 tỷ đồng, trong đó có 480 khách hàng có số nợ 14.000 tỷ đồng được xem xét bán đấu giá tài sản đảm bảo. Có 145 khách hàng được cơ cấu nợ với số tiền 14.700 tỷ đồng. Có 343 khách hàng buộc phải phát mại tài sản để thu hồi nợ với số tiền 6.800 tỷ đồng.

    Dù đã thí điểm bán nợ với 4 loại khách hàng số tiền 1.400 tỷ đồng, tuy nhiên đại diện VAMC phải thừa nhận: nhiều khó khăn, vướng mắc mới trong xử lý nợ xấu đã phát sinh. Cty phải xúc tiến xây dựng danh mục để hình thành thị trường thứ cấp bán nợ xấu trong khi việc này đòi hỏi thời gian, khiến xử lý nợ xấu không thể đẩy nhanh.

    Ông Nguyễn Quốc Hùng đơn cử: điểm vướng hiện nay, theo Thông tư hướng dẫn về xử lý nợ xấu, quy định VAMC chỉ được xử lý các khoản nợ có giá trị 10 tỷ đồng. Quy định này sẽ khiến VAMC không xử lý được các khoản nợ có giá trị lớn đã mua.

    “VAMC đang trao đổi và kiến nghị có sự thay đổi các quy định này, trao cho Cty đủ thẩm quyền để xử lý nợ xấu nhanh, hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong điều kiện Cty đang xúc tiến việc bán nợ cho các tổ chức quốc tế. Nếu không được tạo điều kiện thuận lợi, việc bán tài sản đảm bảo sẽ không được thuận lợi”, ông Hùng nói.

    Cũng theo ông Hùng, với những khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng vẫn phải tiếp tục trích dự phòng rủi ro 20%/năm trong vòng 5 năm. Vì vậy, khi xử lý những khoản nợ xấu này, cần phải trao đổi với tổ chức tín dụng và phía khách hàng làm sao đi đến thống nhất. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản đảm bảo phải có sự đồng thuận của khách hàng với mục đích để làm sao tài sản đảm bảo phát mại được công khai minh bạch, đảm bảo hiệu quả và lợi ích các bên.

    Quá nhiều rào cản

    Theo các chuyên gia, việc xử lý nợ xấu hiện nay chậm một phần do các nhà đầu tư nước ngoài không quá mặn mà bởi e ngại còn nhiều vướng mắc về pháp lý. Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ở Hà Nội phân tích, vướng mắc chính trong việc hút vốn ngoại để xử lý nợ xấu do liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất.

    Theo quy định tại Luật Đất đai và Luật Đất đai sửa đổi, chỉ các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động tại Việt Nam mới được nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hay DN nước ngoài đều không được phép nhận thế chấp. Quy định này là rào cản loại các tổ chức tín dụng ngoại tham gia vào mua nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.

    Rào cản lớn nữa chính là vướng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS). Theo quy định, để tham gia hoạt động kinh doanh BĐS, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và không được phép trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh BĐS cũng như không được phép chuyển nhượng lại đất.

    Vấn đề gai góc nhất trong xử lý nợ xấu, theo ông Hùng, chính là thị trường mua bán nợ xấu vẫn chưa được hình thành một cách hoàn chỉnh. Đến nay, vẫn chưa có một hệ thống trung tâm quản lý thông tin về nợ xấu (bao gồm cả thông tin liên quan đến DN nợ, tài sản đảm bảo, lịch sử thu hồi nợ, lịch sử giao dịch). Cùng đó là sự thiếu vắng các quy định về công bố thông tin cho phép các nhà đầu tư dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các thông tin về nợ xấu…

    Trao đổi với PV Tiền Phong, Luật sư Trương Thanh Đức, Câu lạc bộ pháp chế Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nếu chỉ sử dụng VAMC như một biện pháp hỗ trợ vốn (thông qua cấp trái phiếu đặc biệt) hoặc giãn trả nợ thì rất khó xử lý được nợ xấu. Cần giải quyết một cách thực tế hơn. Phải có cơ chế thanh lý hàng thế chấp của các ngân hàng bằng cách ai mua sẽ phải “lời ăn, lỗ chịu”.

    Một chuyên gia pháp chế của NHTMCP cho rằng, việc cơ cấu lại nợ phải gắn với tình hình tài chính của ngân hàng. Nhưng hiện nhiều ngân hàng vẫn phải trích lập theo quy định trong khi tình hình hoạt động khó khăn. Điểm cần quan tâm với hoạt động hiện nay của VAMC đó là quản lý thu nợ. “Bộ máy thu nợ của VAMC có đủ sức thực hiện với tất cả các khâu từ thu, chuyển… đối với các khoản nợ hay không. Cùng đó cần những quy định cụ thể hơn trong việc mua bán nợ, tránh tình trạng nợ nằm đó, không xử lý được”, vị này cho biết.

    Phạm Tuyên

    http://*********.vn/2014/05/vamc-nom-nop-lo-om-no-xau-757-347063.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này