Không đề

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 05/04/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6566 người đang online, trong đó có 712 thành viên. 17:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 4442 lượt đọc và 74 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    =))=))=))
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Chứng khoán hưởng lợi khi USD hết “mốt”


    ▪ KHÁNH HÀ
    10:33 (GMT+7) - Thứ Bảy, 9/4/2011

    Thông tin muộn về giải pháp bình ổn thị trường ngoại hối đã cho thấy những giải pháp tiếp tục được đưa ra một cách đồng bộ. Trong bối cảnh không có tin xấu, thông tin trên có thể coi là đáng mừng với thị trường chứng khoán.

    Tiếp tục hạ nhiệt thị trường ngoại hối

    Ngày 9/4, Ngân hàng nhà nước cuối cùng đã quyết định tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% và áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3%. Đây là giải pháp kép cùng lúc nhằm hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, nâng cao giá trị đồng nội tệ.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội nhà đầu tư tài chính (Vafi), việc áp trần lãi suất huy động đối với USD của người dân sẽ không làm giảm dòng kiều hối về. Trước đây lãi suất huy động USD cao nhưng cũng không hẳn thu hút nhiều USD từ bên ngoài vì rào cản quan trọng nhất là khó chuyển ngược USD ra.

    “Tôi đã tham khảo nhiều người, thậm chí nhiều chuyên gia tài chính, việc đem ngoại tệ vào gửi để ăn chênh lệch lãi suất là ít vì không dễ để chuyển ngược ra được. Chuyển “chui” thì rủi ro cao và không phải ai cũng thực hiện”, ông Hải nói.

    Với việc áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3%/năm, ông Hải nhận xét vẫn còn là cao: “Tôi cho rằng có thể hạ thấp hơn nữa. Ngay từ tháng 11 năm ngoái Vafi đã có kiến nghị áp đặt mức trần tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 1%/năm cho mọi đối tượng dân cư, tổ chức tại hệ thống tổ chức tín dụng. Lãi suất tiền gửi USD quá cao thời gian qua đã tạo chỗ trũng cho việc đầu tư, đầu cơ găm giữ USD từ khu vực dân cư và doanh nghiệp và từ đó làm căng thẳng nguồn cung ngoại tệ cho khu vực sản xuất kinh doanh”.

    Theo một thống kê chọn mẫu của Vafi, lượng tiền gửi ngoại tệ của dân cư trong hệ thống ngân hàng thương mại là rất lớn, chiếm khoảng 50% - 60% trong tổng số tiền gửi ngoại tệ. Việc áp trần lãi suất tiền gửi thấp sẽ khiến người gửi tiền sẽ có sự so sánh về mức lãi suất cộng với tỷ lệ lạm phát và thấy rằng gửi VND là có lợi hơn nhiều so với gửi ngoại tệ. Người gửi tiền sẽ không mua USD nữa mà lựa chọn gửi VND. Người đầu cơ sẽ không mua và không găm giữ USD nữa, sẽ bán nhanh USD để chuyển sang gửi VND, như vậy sẽ có sự dịch chuyển lớn từ USD sang VND và từ đó tỷ giá sẽ giảm. Hiệu ứng của chính sách là làm cho VND có giá trị hơn, từ đó có cơ sở để từng bước hạ lãi suất huy động VND và góp phần giảm lạm phát.

    Chứng khoán có cơ hội

    Tỷ giá ổn định, thị trường ngoại tệ hạ nhiệt là điều tốt cho các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán. Mặc dù những giải pháp đồng bộ vừa qua đã làm khá tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường ngoại tệ khiến biến động của thị trường này không còn là tâm điểm quan tâm của giới đầu tư nữa, nhưng hiệu ứng của nó sẽ còn kéo dài. Trước mắt, tâm lý găm giữ USD sẽ giảm mạnh, thậm chí có sự dịch chuyển mạnh từ USD sang VND. Lãi suất thấp, người gửi tiền sẽ thấy có lợi hơn khi chọn VND.

    Rõ ràng Ngân hàng nhà nước đang ở thế “thượng phong” trong việc hạ nhiệt tỷ giá. Xiết chặt quản lý thị trường tự do, tăng giá trị tiền đồng, tạo cung USD lớn hơn cầu. Đây là thời điểm tốt và phù hợp để cơ quan quản lý mạnh tay hơn, nhất là khi tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong quý 1/2011 vẫn cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng bằng VND: Số liệu của Ngân hàng nhà nước cho thấy tín dụng ngoại tệ tăng tới 12,06% trong khi tín dụng bằng VND chỉ tăng 1,43%.

    Với việc gửi USD không có lợi, liệu người dân sẽ chuyển vốn đi đâu? Dĩ nhiên một bộ phận vẫn sẽ gửi USD như một hình thức dự trữ, nhưng tâm lý đầu cơ sẽ không còn. Quyết tâm “sắp xếp” lại thị trường vàng cũng sẽ hạn chế dòng vốn đầu cơ chạy vào đây. Lĩnh vực bất động sản và chứng khoán có thể sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định này. Điều này cũng dễ hiểu vì cả bất động sản lẫn chứng khoán đang khá trầm lắng, là cơ hội để mua rẻ.

    Riêng với thị trường chứng khoán, câu chuyện tỷ giá không còn là mối quan tâm chính nữa mà hướng sang vấn đề lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, hạ nhiệt được thị trường ngoại tệ cũng tạo cơ hội cho lãi suất tiền đồng giảm. Kiểm soát giá cả, điều hành linh hoạt cung tiền sẽ đem lại hiệu ứng tốt thời gian tới. Một điểm đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng VND quý 1 rất thấp, đồng nghĩa với việc thắt chặt tiền tệ đang thực thi hiệu quả.


    Nguồn: http://vneconomy.vn/2011040910263870P0C7/chung-khoan-huong-loi-khi-usd-het-mot.htm
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Tin mới nhận sáng 10/04/2011 : Giá cà phê nhân tại Đaklak đã nhảy vọt lên 48.200/kg ! Trong vòng 1 năm qua giá cà phê đã tăng từ 22.000 lên 48.200/kg tức tăng xấp xỉ 120% ! Hồ tiêu tăng hơn 155% từ 42.000 lên 110.000/kg, anh em canh mua GẠO, ĐƯỜNG, MẮM, MUỐI, CÁC LOẠI HOA MÀU: ĐẬU NÀNH, ĐẬU XANH, ĐẬU ĐỎ, BẮP, CÁC LOẠI RAU, CỦ, QUẢ.... MÚC NHÉ ! MÚC VÀ ĐÓNG KHO 6 THÁNG BẢO ĐẢM THẮNG NHỚN ! Hàng hóa đang ngày càng đắt đỏ >>> NẾU CHỨNG KHÔNG TĂNG MÀ ĐỨNG YÊN THÌ >>> CHỨNG ĐANG NGÀY CÀNG RẺ ĐI >>> NẾU CHỨNG GIẢM (KỂ CẢ VÌ VĨ MÔ) THÌ CHỨNG ĐANG BỊ ĐỊNH GIÁ RẺ MẠT !

    Thương quá CHỨNG KHOÁN ơi !


    PS: Rất, rất nhiều doanh nghiệp trên 2 sàn DÙ MƯA HAY NẮNG, THU HAY ĐÔNG, KHỦNG HOẢNG HAY KHÔNG KHỦNG HOẢNG, ĐỘNG ĐẤT HAY KHÔNG ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN HAY KHÔNG SÓNG THẦN THÌ LỢI NHUẬN VẪN ĐỀU NHƯ VẮT CHANH.... Sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi.

    Kinh điển có: VNM - FPT - LCG - VFG - KDC - DMP - HPG - VSC - DHG - LHC - LDP - BHS - NHS - CTD - PAC - BMP - BT6 - D2D - NBB - RCL - TCT - DRC.....+ 80 ÔNG NGOẠI NGÂN HÀNG + THAN + DƯỢC + CAO SU THIÊN NHIÊN + THỰC PHẨM + BIA BỌT + GÁI GÚ !

    Hãy chọn giá đúng !
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Em xin copy đoạn này của bác Moneycolector bổ sung thêm:

    Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc một cổ phiếu được cty niêm yết đăng ký mua làm cổ phiếu quỹ là rất quan trọng, đặc biệt là những đợt đăng ký mua có KL lớn. Không riêng gì HSG đợt này, em xin lấy ra một vài ví dụ khác:

    - Mới đây MCG đăng ký mua 5.460.000 CP từ ngày 03/03/2011 đến 31/05/2011, thì các bác có thể thấy, sau ngày 03/03, MCG đã tăng liền 6 phiên và bây giờ vẫn còn cao hơn giá trước ngày 03/03 (15 so với 13.2).

    - ABT đăng ký mua 1.360.720 cp từ thì các bác có thể thấy, giá của ABT đã thay đổi như thế nào, liên tục tăng từ 35 lên 40 trong thời gian qua.

    - Ngày 09/03, HVG công bố thông tin mua 5 triệu cổ phiếu quỹ thì ngay sau đó (ngày 10/03 và 11/03) cổ phiếu này liên tục có 2 phiên tăng gần trần, và hiện tại, trong khi rất nhiều mã giảm thì giá của HVG so với ngày 09/03 đã tăng hơn 1.000.

    - Một điều tương tự cũng xảy ra với DRH khi mã này được đang ký mua 1,8 triệu cp từ ngày 15/03/2011 đến ngày 13/05/2011.



    DTL: Chủ tịch HĐQT đã mua 1 triệu CP, đăng ký mua tiếp 2,5 triệu đơn vị (03/03/2011 17:40) - Kinh quá đê !

    PHH: Ông Trần Tùng Anh đã mua 2 triệu cp, trở thành cổ đông lớn

    MCG: Chủ tịch HĐQT đã mua 1 triệu cổ phiếu (08/04/2011)

    NKG: Ông Đinh Hữu Thịnh đã mua 1,15 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn - Giao dịch thực hiện ngày 26/1/2011.

    ALP: ông Nguyễn Tuấn Hải đã mua hơn 2 triệu cp

    DCS: Ông Hà Thanh Hải đã mua 1 triệu cổ phiếu

    PAN: SSI đã mua 1.493.200 cổ phiếu (15/03/2011)

    SSI đã mua 3 triệu cổ phiếu quỹ (08/03/2011)

    KSA: Bà Nguyễn Thị Bình đã mua 675.570 cp và trở thành cổ đông lớn, Giao dịch thực hiện ngày 13/1/2011.

    HSG: Được sự chấp thuận của Sở GDCK TPHCM, HSG sẽ thực hiện mua tối đa 2 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Thời gian giao dịch là trong vòng 90 ngày kể từ ngày 16/3/2011

    PVR: PVX đã mua 550.000 cổ phiếu, Số lượng CP nắm giữ sau khi mua: 11.302.000 CP (tương đương với 37.67% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành)
    Ngày thực hiện giao dịch: ngày 17/03/2011.


    SDH: Ông Vũ Văn Bẩy - Chủ tịch HĐQT - đã mua 395.000 CP (10/01/2011)

    SDH: Ông Vũ Văn Bảy – Chủ tịch HĐQT – đăng ký mua tiếp 1.000.000CP (12/03/2011)

    PSI:2 cổ đông nội bộ đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu (08/04/2011)


    DBC: Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT, TGĐ đã mua 100.000CP - Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi mua: 1.833.300CP


    LGL: Cổ đông lớn của LGL là CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển từ 15.7 đến nay đã mua vào 552.000 CP, nâng tỉ lệ sở hữu lên 9,58%. (26.7.2010)

    TMX: Ông Đỗ Ngọc Thạch cổ đông lớn đã mua: 601.500 CP (10,025% cổ phiếu đang lưu hành) (27-12-2010)

    ATA: Anh trai Chủ tịch HĐQT đã mua 211.000 CP (06/04/2011)

    PPI: Ông Phạm Đức Tấn - CT.HĐQT kiêm TGĐ đã mua 200.000 cp (31/03/2011)

    HBC: Ông Lê Viết Hải - CT.HĐQT kiêm TGĐ đã mua 100.000 cp (28/02/2011)

    CMC: Ông Ngô Trọng Vinh - Chủ tịch HĐQT, đã mua 100.000 CP

    NVT: Spinnaker Global đã mua 1 triệu CP và trở thành cổ đông lớn

    BHS: Thành Thành Công đã mua gần 1.7 triệu cổ phiếu - 25/11/2010

    HPG: Đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu quỹ (14/03/2011 11:34)

    PVI: Đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu quỹ (08/04/2011 15:37)

    PVI: Đã mua 810.000 cổ phiếu quỹ, đăng ký mua tiếp 4,19 triệu CP (24/02/2011 14:56)

    PVI: Funderburk Lighthouse Ltd đã mua 1 triệu cổ phiếu (14/01/2011 15:17)

    GMD: Deutsche Bank AG London đã mua 615.820 cổ phiếu (01/03/2011 17:52)

    TDH: Thông qua mua 2 triệu cổ phiếu quỹ (06/04/2011 11:18)

    VMG: Bà Đỗ Thị Thanh Hương đã mua 593.500 CP và thành cổ đông lớn CTCP TM & DV Dầu khí Vũng Tàu (VMG), Bà Đỗ Thị Thanh Hương đã mua 593.500 CP và trơ thành cổ đông lớn của VMG từ ngày 24/3/2011.

    BHT: ÔNG ĐINH QUANG CHIẾN ĐÃ MUA 140.000 CP (25-03-2011)

    GMC: Cổ đông lớn cá nhân đã mua: 123.750 CP - Ông Lâm Quang Vinh – cổ đông lớn cá nhân của CTCP SX-TM May Sài Gòn (GMC) đã mua 123.750 CP, nâng số CP nắm giữ sau giao dịch lên 955.104 CP.

    VIX: 6 cổ đông lớn đã mua 14,74 triệu cổ phiếu (14/03/2011)

    LCG: Sẽ trình ĐHCĐ trả cổ tức 2010 tỷ lệ 70%

    VCG: Căn hộ Splendora có giá dao động từ 36 – 40 triệu đồng/m2 (16/03/2011)

    HAG: Deutsche Bank - cổ đông lớn đã mua hơn 5,2 triệu cổ phiếu (18/03/2011)

    ITC: Đã mua 440.360 cổ phiếu quỹ (15/03/2011)

    ITC: Vietnam Azalea Fund đã mua 1,01 triệu cổ phiếu (01/03/2011)


    NTL - CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm: Từ ngày 25/01 đến ngày 25/03, NTL đã thực hiện mua được 377.210 cổ phiếu khi đăng ký mua 677.210 cổ phiếu quỹ. Kết thúc giao dịch, NTL đã nâng lượng nắm giữ lên thành 2 triệu cổ phiếu quỹ.

    VRC - CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu: CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã CK: SHS) đã mua 136.720 cp và bán 3.500 cp. Sau khi thực hiện giao dịch SHS nắm giữ 1,123 triệu cp, tương đương 11,11% vốn.

    DAG - Tập đoàn Nhựa Đông Á: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tam Sơn đã mua 1,25 triệu cổ phiếu, chiếm 10% vốn điều lệ tại DAG. Với tỷ lệ nắm giữ như vậy, công ty này vừa trở thành cổ đông lớn của DAG từ ngày 29/03.
    Giao dịch cổ phiếu của cổ đông.

    PHC - CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings: Bà Tô Thanh Thủy, vợ ông Trịnh Ngọc Khánh - Ủy viên HĐQT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu. Ngày dự kiến giao dịch bắt đầu từ 05/04/2011 đến 03/06/2011.

    HTI - CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Idico: Ông Vũ Hoàng Nhân, con ông Vũ Thành Danh - Ủy viên HĐQT đăng ký mua 30.000 cổ phiếu từ ngày 05/04 đến ngày 05/06. Hiện tại, ông Nhân chưa sở hữu cổ phần tại HTI.

    ITC - CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Intresco: Từ ngày 06/04 đến ngày 06/06, bà Dương Thị Thanh Thủy - Thành viên HĐQT của ITC đăng ký cùng mua và bán 700.000 cổ phiếu. Theo thông báo, mục đích của giao dịch nhằm đầu tư chứng khoán.

    (*********) - Hai cổ đông lớn của CTCP Việt An (HOSE: AVF) và CTCP Traphaco (HOSE: TRA) vừa thông báo đã mua tổng cộng 873,070 cp.

    Cụ thể, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đăng ký mua bán cùng số lượng 147,500 cp AVF nhưng chỉ mua được 732,470 cp nhưng giao dịch bán không thành.

    Giao dịch diễn ra từ ngày 25/11/2010 đến ngày 30/12/2010. Sau khi thực hiện giao dịch, BSC nâng số lượng nắm giữ 1,879,970 cp, chiếm 8.35% vốn điều lệ của AVF.

    Bên cạnh đó, Tổ chức Viet Nam Azalea Fund Limited thông báo đã mua 140,600 cp TRA từ ngày 21/12/2010 đến ngày 05/01/2011, nâng số lượng nắm giữ lên 2,025,700 cp, ứng với 16.55%.


    HBS: Ông Hoàng Minh Đoàn đã mua 254.300 CP

    Ông Hoàng Minh Đoàn - Cổ đông lớn thuộc CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) đã mua 254.300 CP, nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 1.577.190 CP, chiếm 5,26%VĐL



    Mời anh em bổ sung !
  5. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: STOP
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này