Không giảm giá Xăng......tăng thuế nhập khẩu xăng dầu từ 0% Lên 5%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chuyengiakuagai, 09/05/2012.

3400 người đang online, trong đó có 195 thành viên. 06:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3551 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Quân ăn cướp...chúng chỉ lo vơ vét thôi...còn dân thì mãi ,,,,
  2. cp2011

    cp2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    1.824
    29.000 tỷ đồng chưa đủ cứu doanh nghiệp

    Dù rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa nhưng các chuyên gia kinh tế đều cho rằng gói giải pháp vừa được Chính phủ công bố chỉ là một trong rất nhiều việc cần làm để cứu doanh nghiệp.


    Lãnh đạo một doanh nghiệp xi măng lớn tại Hải Phòng cho biết, để đảm bảo sản xuất bình thường, đơn vị này cần nhập mỗi ngày 4 xà lan than, mỗi xà lan tương đương 600 - 700 tấn. Ngoài ra trong kho lúc nào cũng cần đảm bảo dự trữ khoảng 4.900 - 5.200 tấn than dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.

    Tuy vậy, từ nhiều tháng nay, công nhân đã phải quen với chuyện “ăn đong” từng xà lan. “2 - 3 ngày mới có một chuyến, dự trữ trong kho cũng chỉ còn khoảng 600 tấn”, lãnh đạo này cho biết. Tình trạng thiếu than đã khiến cho nhà máy, kể từ đầu năm, phải dừng lò nung xi măng 2 lần. Mỗi lần dừng như vậy, chi phí khởi động lại lên tới hàng tỷ đồng. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là không có nguồn tiền lấy than, trong khi các đầu mối bán hàng không thể tiếp tục cho nợ.

    [​IMG]
    Nhiều nhà máy xi măng đang gặp khó khăn cả ở đầu vào lẫn đầu ra. Ảnh minh họa: Flsmidth

    Trong khi đầu vào có vấn đề thì đầu ra của doanh nghiệp cũng gặp khủng hoảng. Thời “hoàng kim” cách đây 2 năm, doanh nghiệp bán được khoảng 180.000 - 190.000 tấn xi măng mỗi tháng. Giờ đây con số này giảm còn khoảng một nửa, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc đôi chút trong 1 - 2 tháng qua. "Nếu không có cách nào cải thiện sức mua xi măng thì dù có được Nhà nước cho giảm thuế, chúng tôi cũng không có lãi mà nộp, không có vốn để tiếp tục sản xuất", lãnh đạo doanh nghiệp than thở.

    Tương tự câu chuyện tại nhà máy xi măng, đầu ra cũng là bài toán khó với một doanh nghiệp xuất khẩu vôi cục khá lớn tại miền Bắc. Theo giám đốc doanh nghiệp này, cộng tất cả chi phí, thuế khóa thì giá bán của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế khoảng 40 USD một tấn. Mức giá này rất khó cạnh tranh vì hầu hết các nước, khi thấy doanh nghiệp Việt Nam khó khăn, đã chủ động giảm thuế xuất khẩu để giành khách hàng.

    “Thay vì giãn VAT, giá như Chính phủ cho giảm thuế khoảng 5% thì chúng tôi sẽ ít nhiều được lợi về giá. Như vậy hàng mới bán được, mới có thu nhập để cải thiện nguồn tiền cho công ty”, vị giám đốc này cho biết.

    Trong khi doanh nghiệp chật vật lo vốn thì một số ngân hàng, những người được cho là “thừa tiền” trong giai đoạn hiện nay, cho biết, họ cũng chẳng sung sướng gì. Gặp mặt báo chí trong ngày 8/5, lãnh đạo một ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội cho biết, dù nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% trong năm nay nhưng suốt 4 tháng đầu năm, họ hầu như không tăng được việc cho vay, chủ yếu do không tìm được khách hàng tốt. Bên cạnh áp lực cho vay ra trong những tháng cuối năm, chi phí lãi đối với các khoản huy động cũng là điều khiến nhà băng này hết sức đau đầu.

    Những câu chuyện trên đây phần nào cho thấy vấn đề cân đối dòng tiền ra vào cũng như sức mua kém đang là khúc mắc lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Phát biểu tại phiên làm việc của Thường vụ Quốc hội hôm 4/5, đích thân Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, mục tiêu chính của gói giải pháp 290.000 tỷ đồng là giúp cải thiện nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng như tác động vào tổng cầu. Trong đó, Bộ Tài chính dự kiến dành 13.000 đồng của gói giải pháp nhằm miễn các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khoán, thuế môn bài và gần 16.000 tỷ cho việc giãn thuế VAT… Đồng thời, Chính phủ cũng dự chi khoảng 1.000 tỷ đồng cho các chương trình kiên cố hóa kênh mương...

    Thực tế thì những giải pháp mà cơ quan quản lý đưa ra sẽ tác động đến nguồn vốn sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, đa phần những người được hưởng lợi là các đơn vị xuất khẩu hoặc có doanh thu trực tiếp. Trong khi đó, những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đầu vào cho sản xuất vẫn gặp khó khăn do tình trạng nợ “dây chuyền” cũng như sự thu hẹp của thị trường.

    Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ - thừa nhận, những yếu tố tích cực trong chính sách vừa được công bố. Tuy nhiên, ông Kiêm cũng cho rằng các giải pháp nêu trên “chưa đủ cứu doanh nghiệp”. Theo phân tích của chuyên gia này, thì việc miễn 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thực chất chỉ hướng vào những đơn vị có lợi nhuận, trong khi việc giãn VAT thực chất chỉ là kéo dài thời gian nộp thuế... ". Như vậy, khoảng 200.000 doanh nghiệp đang "chết lâm sàng" hầu như không được hưởng lợi", ông nhận định.

    Một điểm còn bị bỏ trống khác trong đề án hỗ trợ, theo tiến sĩ Kiêm là chưa khuyến khích, hỗ trợ được các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất. "Hỗ trợ thế này chỉ là đối với từng đơn vị riêng lẻ, được khúc này thì bỏ khúc khác, không có tác dụng tái cơ cấu lại sản xuất", ông Kiêm nhận xét.

    [​IMG]
    Tiến sĩ Kiêm cho rằng hiện không có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp vốn ngân hàng. Ảnh: N.M

    Chia sẻ với quan điểm với ông Cao Sĩ Kiêm, tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, một vấn đề khác của gói giải pháp lần này là thời điểm bán hàng. Theo tiến sĩ Long, doanh nghiệp thực chất đã gặp khó khăn từ năm 2011, số giải thể tại thời điểm đó đã lên tới 80.000. Do đó, chương trình hỗ trợ lẽ ra đã phải được triển khai sớm hơn.

    Tuy vậy, theo ông Long, "muộn còn hơn không". Cùng với Tiến sĩ Kiêm, chuyên gia này cho rằng, việc cần làm hiện nay đối với các cơ quan chức năng là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khác, hỗ trợ doanh nghiệp cả ở đầu ra lẫn đầu vào. Đối với các nguồn lực sản xuất, các ý kiến cho rằng nên tiếp tục tiến hành hạ lãi suất, phù hợp với lạm phát nhưng cũng phải đảm bảo giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận và hấp thụ vốn. Cơ quan quản lý cũng cần có các chương trình kích thích tiêu dùng, thông qua nâng cao thu nhập, giảm bớt thuế thu nhập cho người dân...

    Tuy vậy, một yếu tố quan trọng khác cũng phụ thuộc vào chính doanh nghiệp, khi cần xem đây là cơ hội để tiết giảm chi tiêu, tiết kiệm trong sản xuất. Đồng thời, tự tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá... để giải quyết vấn đề hàng tồn kho...

    Trao đổi với các ý kiến xung quanh gói giải pháp, tiến sĩ Vũ Như Thăng - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Tài chính), người trực tiếp chủ trì nghiên cứu cho rằng, mục tiêu chính của đề án là hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo tôn trọng quy luật thị trường, việc doanh nghiệp thành lập và giải thể là hoàn toàn tự nhiên. "Trong hơn 10.000 doanh nghiệp giải thể trong quý I năm nay, có 65% mới hoạt động được 1-2 năm. Ở giai đoạn đó, doanh nghiệp mới chỉ tiếp cận thị trường chứ hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa nhiều", ông Thăng cho biết.

    Chuyên gia này cũng thừa nhận, việc miễn 30% thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có tác động đến các đơn vị có lãi. Tuy nhiên, các giải pháp khác như miễn tiền thuê đất, tăng đầu tư hay giãn VAT thì hầu hết các doanh nghiệp đều được hưởng. Riêng khoản giãn thuế trị giá 12.300 tỷ đồng (chưa kể lãi suất) đã là một khoản đáng kể mà Nhà nước "để lại" cho doanh nghiệp. Về các giải pháp khác, ông Thăng cho biết, Bộ Tài chính và Chính phủ đang tiến hành tiếp thu.

    Tuy nhiên, ông không ủng hộ việc giảm thuế thu nhập cá nhân ở thời điểm hiện nay vì đối tượng chịu thuế không nhiều, không có tác động lớn tới việc kích cầu tiêu dùng trong nước.

    Nhật Minh

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/05/29-000-ty-dong-chua-du-cuu-doanh-nghiep/

    :-??:-??:-??:-??
  3. vnindex1100

    vnindex1100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    373
    giảm ít quá thì cũng thất vọng vô cùng
  4. Rockii247

    Rockii247 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    3.096
    giảm nhỏ nhoi tức quá
  5. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua tôi cũng nghĩ như bác, nhưng hôm nay thì tôi không cần đến cái bulltrap ấy nữa rồi.
  6. Rockii247

    Rockii247 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    3.096
    hôm nay nhiều mã vẫn bị trap để xả hàng :))
  7. hoadn_1973

    hoadn_1973 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2011
    Đã được thích:
    29
    Chia đôi cho thuế 50% và hơn 80 triệu dân 50% chăng giảm là chắc nhưng bao nhiêu ?
  8. hoadn_1973

    hoadn_1973 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2011
    Đã được thích:
    29
    Khả năng xăng sẽ giảm giá 400 đồng/lít
    Phương án giảm giá bán lẻ mặt hàng bán lẻ xăng trong nước đang được tính toán, nhiều khả năng mức giảm sẽ là 400 đồng/lít.

    Bộ Tài chính đang xem xét tới phương án giảm giá xăng dầu trong nước để đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

    Theo nguồn tin của Infonet, phương án điều chỉnh giảm giá đối với mặt hàng xăng sẽ là giảm 400 đồng/lít, từ 23.800 đồng/lít giảm còn 23.400 đồng/lít. Đồng thời sẽ khôi phục thuế nhập khẩu xăng dầu lên 5%, so với mức hiện đang áp dụng là 0%. Giá một số mặt hàng khác như dầu diezel, madut... vẫn giữ nguyên như hiện tại.

    Chiều nay 9/5, Bộ Tài chính đang họp và báo cáo thường trực Chính phủ về phương án đề xuất điều chỉnh giá xăng dầu và mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.

    Hiện giá xăng dầu thành phẩm xăng RON 92 trên thị trường Singapore hiện là 123 USD/thùng. Nếu tính giá nhập khẩu và các khoản thuế, phí, chi phí kinh doanh, giá đầu vào của mặt hàng xăng A92 khoảng 22.200 đồng/lít. Như vậy, với giá bán lẻ 23.800 đồng/lít, các DN kinh doanh xăng dầu đang có lãi khoảng 1.200-1.300 đồng/lít.
    Chia đôi rồi kìa ..................=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này