Không phải "bổng dưng" mà mà là "xu hướng"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 12/07/2012.

7024 người đang online, trong đó có 1053 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2805 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. Arrival

    Arrival Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Đã được thích:
    153
    QUỸ NGOẠI RÚT BỚT VỐN KHỎI THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM​


    Theo dữ liệu của Bloomberg, trong tháng 6/2012, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng 31,5 triệu USD khỏi thị trường cổ phiếu Việt Nam, lũy kế 6 tháng rút 26,7 triệu USD.

    So với các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Philippines hay Thái Lan, thì dòng vốn của quỹ ngoại vào, ra khỏi thị trường cổ phiếu Việt Nam là không đáng kể.
    Cụ thể, trong tháng 6/2012, theo dữ liệu của Bloomberg, các quỹ ngoại đã rút ròng 180,2 triệu USD tại thị trường cổ phiếu Thái Lan, Indonesia (-208,8 triệu USD), nhưng lại rót ròng 872,6 triệu USD vào thị trường Philippines.

    [​IMG]

    Giá trị giao dịch của khối ngoại trên HOSE (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: VCSC​

    Tính chung 6 tháng đầu năm nay, quỹ ngoại rót ròng 2,082 tỷ USD vào thị trường Thái Lan, Phillippines (+1,665 tỷ USD), Indonesia (+219 triệu USD).

    Theo dữ liệu của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khối ngoại đã bán ròng trên 400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm trên sàn Tp.HCM, trong đó riêng tháng 6 họ bán ròng tới 701 tỷ đồng (riêng cổ phiếu STB bị bán ròng 611,5 tỷ đồng). Ngược lại, tại sàn Hà Nội, khối ngoại tháng nào cũng mua ròng với tổng số đạt 976 tỷ đồng.

    Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), vị thế giao dịch của khối ngoại trong 6 tháng đầu năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011. Trung bình tỷ trọng mua của khối ngoại ở mức 13,1%.

    Sự sụt giảm dòng tiền ngoại trên sàn niêm yết, một mặt do cách thức tiếp cận của dòng vốn ngoại vào thị trường đã có sự thay đổi, ưu tiên đầu tư thông qua kênh phát hành riêng lẻ để trở thành cổ đông chiến lược, mặt khác, do chưa có thêm quỹ mới xuất hiện, trong khi nhiều quỹ đang hoạt động lại có tỷ lệ tiền mặt ở mức thấp, một số quỹ đã sát đến hạn đóng quỹ.

    Đây có thể là những nguyên nhân chính khiến tỷ trọng giao dịch của khối ngoại trên sàn niêm yết liên tục giảm và duy trì ở mức thấp.

    Cũng theo BVSC, trong 6 tháng qua, một số quỹ đầu tư chỉ số đã tiến hành điều chỉnh danh mục, với việc tăng tỷ lệ sở hữu hai cổ phiếu VCG, PVX, và tham gia đầu tư vào PVS, khiến tỷ trọng của khối ngoại giao dịch trên sàn HNX được cải thiện đáng kể.
    http://nld.com.vn/20120712031822334...bot-von-khoi-thi-truong-co-phieu-viet-nam.htm
  2. BOEING777_01

    BOEING777_01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    Lúc nào cũng có tin tốt và tin xấu, quan trọng là khả năng tổng hợp thông tin ! Khi TT quá bán, giá cp rẻ mạt rồi thì sẽ nhạy cảm với tin tốt hơn !
  3. nguyenvu250279

    nguyenvu250279 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    28
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. vuvanhixx

    vuvanhixx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    53
    khà khà vậy cụ vẫn có nhiều tiền thế à?? Công nhận cụ khỏe. chứ bọn em giờ toàn uống bia cầm hơi hết rồi. mua cái gì cũng phải tính từng đồng
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Hi hi Có tiền uống bia là tốt quá rồi
  6. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Ngày nào cũng có tiền mua cổ phiếu từ đỉnh tới giờ như anh Hòa mới khó chứ tiền uống bia thì có khó gì. Dư tiền mới anh Hòa đi nhậu nữa kìa. Khi nào hết tiền mua cổ phiếu mời anh Hòa ghé quán Sơn Dê số 4A Tăng Bạt Hổ f11 Bình Thạnh nhậu tẹt ga... em mời;));));));));))
  7. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Em thì ngày nào cũng uống bia cả. Uống mãi cũng hết tiền nhìn lại thấy anh Hòa vẫn miệt mài mua cổ phiếu. Mua mãi chả hết tiền. Đại Văn Tài
  8. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Kinh tế VN: Mù mờ con số, lung lay niềm tin
    Vef.vn – Thứ tư, ngày 11 tháng bảy năm 2012

    Email
    In ra

    Tuần vừa rồi, tôi đi quanh vài nước Á châu để huy động vốn cho hai công ty Việt. Sự khác biệt trong nhận thức tình hình giữa các nhà đầu tư ngoại và nội làm tôi khá ngạc nhiên. Nhu cầu kiếm tiền đều giống nhau tại mọi nơi, nhưng số lượng và khả năng hấp thụ thông tin tạo nên một sai biệt đáng kể. Theo những chuyên gia tài chính ngoại, các vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm lược như sau:

    Con số thống kê rất mù mờ

    Ai cũng biết rằng hệ thống ngân hàng Việt đang đối diện với số lượng nợ xấu và tính thanh khoản khá trầm trọng. Khi bong bong bất động sản vỡ tung thì các vấn đề này sẽ lũy tiến gấp chục lần. Tuy nhiên, hình như từ các cấp, bộ ngành đến tư nhân không ai nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại, công và tư.

    Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tuyên bố là nợ xấu chiếm khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, thống kê của NHNN đưa ra chỉ là 4,6% . Trong khi đó, Fitch Rating ước tính con số 13% chưa cộng vào nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Tư liệu của một ngân hàng tư nhân ước tính không kiểm chứng được là 27%. Vì số dư nợ tuyên bố là 2 triệu 580 ngàn tỷ (khoảng 123 tỷ USD) nên xê xích 1% cũng khác nhau tới 25.000 tỷ. Thêm vào đó, mọi người vẫn "bó tay" về số nợ xấu thực sự cùa các xí nghiệp nhà nước và của ngân hàng nhà nước ngoài hệ thống (như Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB).

    Tuy nhiên, vấn đề không phải là con số lớn đến thế nào, mà vấn đề là những mối nguy hiểm từ sự mù mờ. Một là cơ quan chức năng không nắm rõ, "không biết" chứng tỏ sự yếu kém về cách quản lý rủi ro của hệ thống. Hai là "biết mà giấu" đồng nghĩa với một thói quen không thể chấp nhận được theo kỷ cương của thị trường tài chính quốc tế. Bác sĩ nào cũng có thể kê đơn thuốc, nhưng việc cho thuốc bậy vì các chỉ số khi thử máu khi bị ngụy tạo hay sai lầm, sẽ mang lại hệ quả chết người.

    Việt Nam không thể phát triển bền vững và mạnh mẽ nếu doanh nhân còn trông chờ vào sự ban phát (ảnh minh họa - britannica)

    Những ống loa không cần thiết

    Các nhà đầu tư bài bản của thị trường chứng khoán thường rất lo ngại về hiện tượng "thổi giá để tháo chạy" (pump and dump). Khi mọi người nhận rõ là công ty đang gặp khó khăn mà các nhà quản lý quá lạc quan và cổ vũ cho cổ phiếu, thì kết quả của các chiêu PR này thường là đi ngược với dự định "thổi giá" của họ.

    Một quản lý quỹ ở Shanghai (Thượng Hải) đã đầu tư khoảng 18 triệu USD vào Việt Nam cho biết ông đang tìm cách thoái vốn khi đọc các tin PR của các quan chức Việt khuyên dân mua bất động sản hay "phán" là nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ.

    Mỗi người mỗi tính, nhưng cá nhân tôi không bao giờ mua một món hàng mà người bán quá hào hứng, quá nhanh nhẩu, quá cố gắng... kiểu Sơn Đông mãi võ. Lý do tôi không dùng thuốc Tàu vì tờ quảng cáo trên hộp thuốc luôn bảo đảm là thuốc này trị cả trăm thứ bệnh, từ bệnh trĩ đến bệnh đau đầu.

    Im lặng trước những tin đồn

    Năm 1982, món hàng bán chạy nhất của hãng dược Johnson và Johnson là Tylenol bị đồn là bị bọn khủng bố bơm thuốc độc (chỉ vài chai thuốc trị giá chưa đến 10 USD). Trong vài giờ đồng hồ, vị CEO xác nhận tin đồn, thu hồi tất cả hàng trên thị trường, xin lỗi công chúng và công ty phải chịu lỗ hơn 170 triệu USD cho sự cố này. Bất cứ một công ty nào ở Âu Mỹ, lớn hay nhỏ, công cộng hay tư hữu, đều phản ứng rất nhanh lẹ trước những tin đồn ảnh hưởng đến sản phẩm, khách hàng, hoạt động hay ban quản lý của công ty.

    Gần đây trên mạng Internet, rất nhiều tin đồn gây sốc được lan tỏa rộng rãi. Các tin này còn được phổ biến bằng Anh ngữ đến các nhà đầu tư ngoại có làm ăn với Việt Nam. Theo kỷ cương quốc tế, nhà hữu trách và các cá nhân bị nêu đích danh trong ngành ngân hàng nên tổ chức họp báo để nêu ra các sai lầm và bằng chứng ngụy tạo của các tin dồn này. Tuy nhiên, tất cả đều im lặng ngay cả khi nhận các câu hỏi từ báo giới hay các cổ đông.

    Sự im lặng này mang những thông điệp rất bất lợi cho sự phân tích khoa học và chính xác về hiện tình kinh tế.

    Bình cũ rượu cũ

    Khi thực hiện đổi mới cách đây 25 năm, Việt Nam được kỳ vọng là con rồng mới của Á châu dựa trên cá tính năng động của doanh nhân Việt. Các chuyên gia tài chính thế giới tiên đoán một tương lai tốt đẹp và các nhà đầu tư ngoại hăng hái đổ tiền vào Việt Nam. Kết quả tài chính có lẽ đã làm thất vọng nhiều người, nhưng vấn đề chưa thành nghiêm trọng nếu nền kinh tế tiếp tục sáng tạo, đổi mới, trung thực và minh bạch. Các nhà đầu tư ngoại vẫn có thể kiên nhẫn đợi chờ.

    Tuy nhiên, thói quen làm ăn dựa trên quan hệ và ân huệ của doanh nhân, bộ máy hành chính càng ngày càng quan liêu, cách quản lý liều lĩnh từ tư duy OPM (tiền người khác) đã làm thui chột mọi thiện chí. Kinh tế Trung Quốc vẫn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại vì thị trường 1,3 tỷ dân và hệ thống cung cấp phụ kiện tiện lợi. Việt Nam không có sức hút này.

    Theo góc nhìn và trải nghiệm của tôi, kinh tế Việt Nam đang hứng chịu nhiều vấn nạn gồm hệ thống ngân hàng, bong bóng tài sản, giá trị bản tệ, tình hình suy phát, doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu hành chính, kỷ cương đạo đức... Các chuyên gia hiện đã tốn rất nhiều thì giờ để mổ xẻ và kê nhiều toa thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đây là những vấn đề nhỏ, có thể giải quyết được với ý chí và thời gian.

    Hai vấn đề lớn hơn mà không ai nói đến là tư duy làm ăn của doanh nhân và niềm tin của các thành phần kinh tế với nhau. Tôi cho rằng, Việt Nam không thể phát triển bền vững và mạnh mẽ trong sự cạnh tranh toàn cầu nếu doanh nhân còn dựa vào sự ban phát (có điều kiện) của Chính phủ. Và khi không ai tin ai trong các giao dịch qua lời nói cũng như hành động, nội và ngoại, công và tư, thì mọi thủ thuật phù phép để lừa bịp đều là dụng cụ thiết yếu.

    Nền kinh tế thị trường đặt cơ sở trên niềm tin. Khi niềm tin không còn, tôi nghĩ nền kinh tế chỉ huy và bao cấp có thể thích hợp hơn cho xã hội. Chúng ta không cần thuốc men gì cho một con bệnh đã tuyệt vọng.

    Ngày 2/8/2012, tại khách sạn Sheraton Hà Nội, lần thứ tư liên tiếp Hội nghị thường niên Vietnam CEO Summit 2012 do báo VietNamNet và Vietnam Report phối hợp tổ chức. Đây là dịp để lãnh đạo các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sẽ tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến về các nhóm giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập: www.vietnamreport.net.
    ________________________

    TS. Alan Phan là doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
    Nội dung liên quan

    Kinh tế VN: Mù mờ con số, lung lay niềm tinXem Ảnh

    Kinh tế VN: Mù mờ con số, lung lay niềm tin
  9. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế năm 2012 có khả năng dương ít nhất là 10 tỷ USD trong năm nay

Chia sẻ trang này