1. Chúc mừng năm mới Ất tỵ 2025. Xin kính chúc các anh chị em thành viên và quý khách ghé thăm F319 cùng toàn thể gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, tài lộc đầy nhà, luôn bình an, hạnh phúc. Kính chúc các nhà đầu tư luôn sáng suốt, vững vàng, có một năm đầu tư thành công rực rỡ!

Không tăng giá sẽ thiếu điện triền miên!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BONJOVI., 15/08/2010.

3534 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 07:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1269 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. allstock

    allstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Đây nguyên nhân chính của việc thiếu điện đây rồi :))

    Hôm Chủ nhật 8-8, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách 2.087 nhà máy phải đóng cửa - trong đó có 762 nhà máy xi măng, 279 nhà máy giấy, 175 nhà máy thép, 192 nhà máy hóa chất và một số nhà máy nhôm. Những địa phương có nhiều nhà máy bị đóng cửa nhất là tỉnh Hồ Nam ở miền Trung và tỉnh Thiểm Tây ở miền Bắc - những trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc - mỗi tỉnh có hơn 200 nhà máy các loại phải ngừng hoạt động.

    Các quan chức Trung Quốc thừa nhận ngành công nghiệp của họ tiêu thụ năng lượng nhiều gấp 3,4 lần mức bình quân của thế giới. Từ năm ngoái Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành nước tiêu thụ nhiều điện năng nhất thế giới dù tính theo đầu người họ vẫn còn kém xa các nước phát triển.

    Nhưng điều đáng ngại là cùng với làn sóng “đào thải năng lực sản xuất lạc hậu” mà Trung Quốc đang thực hiện rốt ráo, nhiều nhà máy thép của nước này sẽ tìm cách chuyển sang Việt Nam nhằm tận dụng môi trường đầu tư thông thoáng cùng các chính sách khá lỏng lẻo về năng lượng và môi trường. Chính quyền Trung Quốc yêu cầu giám sát chặt chẽ việc “đào thải” này, không cho các nhà máy lạc hậu chuyển sang địa phương khác ở Trung Quốc, nhưng lại không hạn chế việc chuyển sang nước khác.

    Mới đây trong văn bản gửi các tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương cho biết có đến 30 tỉnh thành có dự án sản xuất thép; nhiều nhất là Bà Rịa-Vũng Tàu có 15 dự án, Hải Phòng có 9 dự án… Công suất và sản lượng lớn nhất thuộc về các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Ninh Thuận.

    Ngoài khả năng gây khủng hoảng thừa sắt thép trong tương lai, các dự án này đều tập trung sản xuất các chủng loại sắt thép thông thường, sử dụng công nghệ bậc trung và thấp, cho nên hoàn toàn có cơ sở để hoài nghi một sự chuyển dịch nhà máy, thiết bị và công nghệ sang nước ta từ nước láng giềng phương Bắc.

    http://atpvietnam.com/vn/quocte/61508/index.aspx
  2. sessovn

    sessovn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Như BBT vậy, không viện trợ lương thực thì chơi bom hạt nhân
  3. giaosucan

    giaosucan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Đã được thích:
    1
    Sao không ai ủng hộ tăng giá cổ phiếu nhẩy.
  4. thanh-huyen

    thanh-huyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Em ủng hộ tăng giá chứng khoán
    [r2)][r2)][r2)]
  5. trumcophieuvn

    trumcophieuvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tăng giá điện ư? Sớm muộn gì cũng phải tăng. Vậy múc gì: 1. HJS: thuỷ điện, bất động sản; 2 KHP: phân phối điện, thuỷ điện, tư vấn, xây lắp điện, thiết bị điện và bất động sản.
  6. doccocaubai69

    doccocaubai69 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    5
    Mịa cái bọn tàu khựa. Nó muốn biến Việt nam thành bãi rác thải công nghiệp của chúng nó.[r23)][r23)][r23)][r37)][r37)][r37)] Nhưng điều đáng ngại là cùng với làn sóng “đào thải năng lực sản xuất lạc hậu” mà Trung Quốc đang thực hiện rốt ráo, nhiều nhà máy thép của nước này sẽ tìm cách chuyển sang Việt Nam nhằm tận dụng môi trường đầu tư thông thoáng cùng các chính sách khá lỏng lẻo về năng lượng và môi trường. Chính quyền Trung Quốc yêu cầu giám sát chặt chẽ việc “đào thải” này, không cho các nhà máy lạc hậu chuyển sang địa phương khác ở Trung Quốc, nhưng lại không hạn chế việc chuyển sang nước khác.
  7. beautysaigon88

    beautysaigon88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    2
    Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhà máy điện mới làm gì khi mà những nhà máy đang vận hành, làm ăn hiệu quả, tài sản khấu hao nhiều như TBC, VSH,BTP, PPC có giá thị trường rẻ bằng 1/2 giá trị đầu tư nhà máy mới. Tốt nhất là xúi nó vác tiền mua các cp ngành điện trên sàn đi để các cp khác được thơm lay, hỗ trợ sức cầu cho tt
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Bố khỉ cái bọn Trung Quốc nó bảo tăng giá là EVN cũng bảo phải tăng ngay à? EVN có còn là vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp Nhà nước ko đấy? hay chỉ giỏi cái độc quyền?

    Hiện trạng thị trường điện của Việt Nam như sau:
    - EVN độc quyền đường dây truyền tải điện quốc gia và tự cho mình cái quyền mua điện của ai thì mua, cho điện của ai leo lên đường dây cũng là quyền của EVN. Các đơn vị tư nhân thấy trước thực trạng thiếu điện của VN, tưởng bở là cứ xây dựng rồi thì tha hồ hốt bạc giống EVN (các công trình thuỷ điện to nhỏ mọc lên như nấm khắp đất nước) nhưng mà đâu có dễ thế! Cướp được miếng bánh ngon của EVN dù chỉ là rơi vãi cũng còn lâu nhé! Vì vậy, không biết bao nhiêu công trình đã phát được điện nhưng ngắc ngoải ko bán được hoặc chạy cầm chừng vì EVN lắc đầu bảo ko mua (kể cả PVN to vật vã cũng ngồi chơi xơi nước nhá, EVN ko mua là ko mua). Trong khi đó, tháng nào EVN cũng phải trả tiền mua điện của Trung Quốc mà đố dám mặc cả câu nào. TQ nó bảo giá bao nhiêu là răm rắp trả nó giá đó. EVN nói chỉ khi nào các công trình thuỷ điện lớn của Việt Nam hoàn thành thì khi đó, mới hy vọng cung đáp ứng đủ cầu. Riêng về các công trình điện gọi là trọng điểm của EVN thì thông tin đại chúng đã nói rồi đó, 90% trúng thầu cung cấp thiết bị và lắp đặt là Trung Quốc, thường xuyên chậm tiến độ và đòi hỏi nâng giá tuỳ tiện. Ờ, ông cứ đủng đỉnh đấy, phụ thuộc ông rồi ko lẽ cắt ko chơi với ông nữa à? còn lâu nhé, đâm lao phải theo lao rồi.Ông hoàn thành sớm cho VN thì VN lại ko mua điện của ông nữa à? hờ hờ. Cái an ninh năng lượng quốc gia này ông quyết khống chế, ko nhả ra đâu nhé. Lơ mơ thích bật là ông cắt, ông ko bán điện cho nữa trong khi các công trình trọng điểm có ông kiểm soát rồi, còn lâu mới hoàn thành. Hờ hờ!
    Hừm, đó là chưa kể lọt sàng xuống nia, ty tỷ thứ mập mờ trong đấu thầu cái dự án cung cấp thiết bị điện trong EVN. Lãnh đạo nào của EVN cũng giàu khiếp đảm, nhân viên văn phòng tổng công ty EVN thì tinh vi dã man, nhìn người khác bằng nửa con mắt. Các ngân hàng phục vụ EVN còn sợ EVN hơn là sợ cọp, sợ mất lòng EVN dù EVN có nợ vay khủng.
    Nhớ cái vụ Mr.Kiển ở Tập đoàn Than và Khoáng sản VN cứ đòi tăng giá than, sau vụ ra đi đến giờ có thấy ai kêu tăng giá than nữa đâu nhở?
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    EVN đang cầm tiền của dân để kinh doanh mà cứ tưởng là tiền của chính họ, dân sống chết mặc dân. Muốn chia chác lương thưởng ư? Báo cáo tài chính lập tức lãi ko chê vào đâu được nhờ sự nỗ lực giỏi giang của tập thể lãnh đạo EVN và bộ sậu. Còn khi muốn tăng giá điện, điệp khúc lỗ nặng do tội dùng điện như phá của dân, chẹp chẹp, EVN giỏi mấy cũng pó tay nên phải tăng, phải tăng giá!

    Thiết nghĩ, nhìn tấm gương tập đoàn Than Khoáng sản có quan hệ mật thiết ngầm với Trung Quốc về quyền lợi, EVN nên được thanh tra rõ ràng, trung thực để hiểu rõ hơn động cơ và mục đích tăng giá điện của EVN lúc này.

    Chính phủ cũng ko thể ngồi nhìn EVN viện hết cớ này cớ nọ để trì hoãn các công trình điện, tạo sức ép ngược lên chính phủ lúc này.

    Không biết cái công trình này có ý nghĩa gì với EVN hay ko?
    Chuyển chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2
    10:45 AM, 15/08/2010
    (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý Công ty cổ phần năng lượng Agrita Quảng Nam (Agritam) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 thay Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi (Agrimeco).
    [​IMG]
    Công ty cổ phần năng lượng Agrita Quảng Nam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2​
    UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Agritam thực hiện Dự án nhà máy thủy điện nêu trên theo đúng quy định. Được biết, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 được xây dựng trên địa bàn xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, nằm trong quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Đăk Mi với tổng công suất lắp máy 98MW, gồm 2 tổ máy. Dự kiến, tổ máy số 1 của nhà máy vận hành vào cuối năm 2013.
    * Liên quan đến các dự án thủy điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã đồng ý bổ sung dự án thủy điện Sông Tranh 3, công suất khoảng 62 MW vào danh mục các dự án nguồn điện tại Quy hoạch điện VI; tiến độ phát điện năm 2012.
    UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Chủ đầu tư triển khai thực hiện Dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định hiện hành.
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    “Đừng nói giá điện Việt Nam thấp...”
    Thứ Hai, 16/08/2010, 08:04 (GMT+7)

    TT - TS Ngô Tuấn Kiệt: "Giá điện VN có thể cao hơn hoặc thấp hơn các nước trong khu vực nhưng nó sẽ vẫn hợp lý nếu đúng với đầu vào của sản xuất điện ở VN. Tính giá điện bằng cách so với các nước trong khu vực là khập khiễng".
    Trao đổi về đề xuất tăng giá điện của Hiệp hội Năng lượng VN, TS NGÔ TUẤN KIỆT - viện trưởng Viện Khoa học năng lượng (Viện Khoa học - công nghệ VN) - nói:
    - Giá điện nói riêng, giá năng lượng nói chung là vấn đề cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, giá chỉ là một phần, cái quan trọng nhất là chúng ta phải có quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống năng lượng VN mới xác định được cần bao nhiêu vốn cho từng ngành trong cán cân chung của đầu tư xã hội. Nếu không, chúng ta sẽ luôn bị thiếu, phải giật gấu vá vai, mạnh ông nào ông đó chạy, có thể gây lãng phí.
    [​IMG]Ông Ngô Tuấn Kiệt - Ảnh: K.H.
    Nếu có quy hoạch tổng thể tốt, quy hoạch ngành tốt thì vốn đầu tư cho ngành điện, giá bán điện sẽ được đề cập trong quy hoạch chứ không phải nay đề nghị tăng giá, mai lại đề nghị tăng giá. Chẳng hạn Nhà nước duyệt quy hoạch đến năm 2015 giá điện là 7 cent/kWh, năm 2016 là 7,5 cent/kWh thì nhà đầu tư có thể tính được đầu tư điện, ximăng... cái gì có lợi hơn.
    Nhưng hiện nay không có lộ trình này, dự án nhà máy điện duyệt xong mới đi tìm nhà đầu tư, rồi mới thương thảo giá điện. Lúc đó, tôi bỏ ra hàng tỉ USD mà không biết hiệu quả thế nào thì dại gì tôi mạo hiểm đầu tư. Vấn đề là lợi nhuận phải được xác định một cách minh bạch. Chứ như bây giờ, quy hoạch có mấy ai biết, chỉ một đơn vị nào đấy được giao xây dựng, Bộ Công thương xem xét rồi một vài ông thẩm định, không biết lấy vốn từ đâu.
    * Thưa ông, Hiệp hội Năng lượng đề xuất năm 2011 giá điện cần tăng lên đến 8 cent/kWh (khoảng 1.500 đồng/kWh) thì mới đảm bảo vốn để đầu tư, chống thiếu điện. Theo ông, mức giá này có quá sốc?
    - Giá điện tăng bao nhiêu cần phải nghiên cứu kỹ, không thể nói thiếu vốn, cần tăng tới 8 cent/kWh là cứ tăng. Với sản lượng của ngành điện hiện nay, chỉ cần tăng 1 đồng ngành điện sẽ thu thêm được tới 100 tỉ đồng/năm chứ không ít. Giá điện tăng 10 đồng sẽ được 1.000 tỉ, tăng 100 đồng sẽ được tới 10.000 tỉ. Giá điện cần tính tăng theo từng đồng chứ không phải theo cent.
    Quan điểm của tôi là giá nào cũng phải có cơ sở khoa học, minh bạch và đồng bộ. Tôi không hiểu tại sao lại đề xuất tăng thêm khoảng 500 đồng mà không phải 5 đồng hay 10 đồng. Nếu cứ tăng giá từ 5-10 đồng thì chẳng ai quan tâm và cứ theo lộ trình nửa năm tăng 5 đồng cũng không vấn đề gì.
    * Tức là mức đề xuất quá rộng, quá cao?
    - Đúng là nó quá rộng, không có cơ sở khoa học, không hiểu từ đâu mà tính ra 8 cent, tại sao không phải là 6,95 cent hay 6,98 cent. Giá điện phải được tính toán, thẩm định kỹ chứ không chỉ là từ nhu cầu.
    * Thưa ông, đề xuất của Hiệp hội Năng lượng dựa trên nhu cầu vốn cho ngành điện quá lớn, nếu không được đáp ứng sẽ thiếu điện triền miên?
    - Vốn tự nó sẽ chạy vào nếu chúng ta có cơ cấu giá hợp lý. Cái quan trọng nhất là có cơ chế, lộ trình giá cụ thể để nhà đầu tư tính được xem họ có lãi hay không. Nếu người ta thấy đầu tư vào ngành điện kiểu gì cũng có lãi, mà lãi không thua kém các ngành khác thì họ sẽ đầu tư.
    Các nước có nhiều nhà đầu tư điện bởi người ta tính được giá bán điện trong bất cứ thời điểm cụ thể nào. Bây giờ chúng ta phải giao cho một cơ quan nghiên cứu về giá điện. Đó phải là một cơ quan khách quan chứ không phải ông sản xuất điện như Tập đoàn Điện lực VN (EVN). EVN làm cho chính EVN thì không thể chuẩn xác, khách quan được.
    Theo tôi, lĩnh vực sản xuất điện phải tách hẳn ra, không cần có sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp cứ sản xuất, Nhà nước chỉ cần quản lý giá sàn. Nhà nước giữ một khâu độc quyền là mua điện, phân phối cho nền kinh tế quốc dân, nghĩa là Nhà nước sẽ đứng về phía người tiêu dùng chứ không phải đứng về phía người sản xuất.
    Ở các nước, họ có một bộ phận trực thuộc thủ tướng, còn ở ta Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công thương chưa đủ mạnh. Chúng ta nên lập Ủy ban năng lượng quốc gia.
    * Hiện VN cũng tồn tại sự độc quyền trong mua và phân phối điện, đây là một khó khăn trong thu hút đầu tư vào điện?
    - Cái độc quyền đấy là ở EVN, mặc dù đó là độc quyền nhà nước nhưng giao vào một tập đoàn thì họ sẽ xuất phát từ lợi ích của họ để xác định giá điện chứ không xuất phát từ lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Tại sao ít nhà đầu tư vào ngành điện? Đó là bởi họ bỏ ra cả tỉ USD nhưng phải đi đàm phán với EVN về giá.
    Nếu Nhà nước có một cơ chế minh bạch, ghi rõ giá sàn thủy điện, nhiệt điện, điện gió... là bao nhiêu, nếu bán từ giá sàn trở xuống không phải thương thảo thì nhà đầu tư sẽ có thêm cơ hội. Hiện nay chúng ta không làm được điều ấy.
    * Nhưng nhiều ý kiến cho rằng giá bán điện của VN hiện thấp hơn so với khu vực nên phải tăng cho tương xứng?
    - Lâu nay cơ chế của chúng ta là Nhà nước quản lý giá và Nhà nước sợ tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế, xã hội nên ép các ngành khác phải giảm giá bán cho ngành điện. Như than bán cho điện giá thấp hơn cả chi phí sản xuất suốt một thời gian dài. Thế nên đừng nói giá điện VN thấp hơn khu vực. Giá điện hiện tại là phù hợp với bối cảnh của VN.
    Tôi rất không nhất trí với việc nói giá điện của ta thấp hơn so với khu vực vì mỗi nước có một đặc thù riêng. Những nước không có tiềm năng thủy điện thì giá họ cao, nước nào nhiều tiềm năng này thì phải thấp, tại sao mình cứ phải giống họ? Không nên so sánh như vậy mà phải từ thực tế, từ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống năng lượng của mình mà xác định ra giá của mình.
    KH.HƯNG - C.V.KÌNH thực hiện
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/395563/“Dung-noi-gia-dien-Viet-Nam-thap”.html

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]