KHP - Điện lực Khánh Hòa, cổ phiếu dưỡng già, để dành con cháu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DuyAnh9999, 22/04/2018.

7117 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 09:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 359500 lượt đọc và 1821 bài trả lời
  1. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Lại bài cũ, ra giá rồi bớt chút ít. Hãy để thị trường điện được tự do phát triển, các công ty điện (bán buôn, lẻ) được tự chào giá với khách hàng của mình.


    Mức tăng giá điện 8,36% có thể được điều chỉnh nhẹ
    Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết mức tăng giá điện cuối cùng có thể thay đổi so với con số dự kiến 8,36% nhưng ở mức độ rất nhỏ.

    [​IMG]

    Giá điện sẽ được điều chỉnh trong thời gian tới – Ảnh: THANH HƯƠNG

    Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-3, ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết mức tăng giá điện khoảng 8,36% đã được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương. Hiện nay các bên liên quan đang làm hồ sơ về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân để thực hiện ngay trong tháng 3-2019.

    Cụ thể, sẽ “chốt” mức tăng giá cuối cùng, có thể thay đổi so với con số dự kiến 8,36% nhưng ở mức độ rất nhỏ. Đồng thời bộ cũng sẽ tính toán cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cụ thể cho các đối tượng khách hàng.

    Theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được quy định tại quyết định 28/2014 của Thủ tướng, biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng dùng điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang với mức thấp nhất là 92% và cao nhất là 132% so với giá bán lẻ điện bình quân.

    Giá bán lẻ điện cho kinh doanh được áp ở mức khá cao, tối đa là trên 230% ở giờ cao điểm.

    Tuy nhiên, với các đối tượng là khách hàng sản xuất được quy định ở mức trung bình khoảng 130% so với giá bán lẻ bình quân.
  2. Hailualensan

    Hailualensan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Đã được thích:
    2.971
    Vấn đề là "ông Nhà nước" thôi, giá bán tăng 8,3% nhưng giá điện đầu vào tăng ... 8,4% thì cũng như không thôi!
    --- Gộp bài viết, 09/03/2019, Bài cũ: 09/03/2019 ---
    Cha nội Tổng CPC về làm Tổng EVN rồi, bạn biết chưa? có thể chủ trương "giữ mệnh muôn năm" con KHP sẽ lây sang các con phần nguồn như PPC, CHP, SHP, BTP..., thậm chí lây qua mấy con khối tư vấn như PC1,... nữa! Không ngóc đầu lên nổi, kinh doanh tốt thì chả cho "điều chỉnh tăng giá đầu vào từ 01/01/xx" thì cứ nai lưng làm mọi suốt đời thôi!
  3. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Ông bạn lo xa :D, năm nay là năm của ngành điện đó, đâu đâu cũng thấy điện mặt trời, điện gió.
    Tranh thủ nhập thêm khi KHP còn quanh mệnh đi.
    Hailualensan thích bài này.
  4. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Dự kiến tăng giá điện cuối tháng 3 này chỉ có KHP (bán lẻ) là có ảnh hưởng và được lợi, các cty sản xuất điện thì ko liên quan nhưng bị té nước theo mưa, ăn ké.

    Giá điện tăng, doanh nghiệp sản xuất điện không hưởng lợi tương ứng
    Thứ Hai, 11/3/2019


    [​IMG]
    Các nhà máy điện đang chịu áp lực giá nhiên liệu đầu vào tăng.

    (ĐTCK) Trong tháng 3, giá điện sẽ tăng hơn 8% song trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sản xuất điện khó có thể hưởng lợi, một phần do chi phí đầu vào tăng nhưng đầu ra lại cố định theo hợp đồng bán điện với EVN (Qc) theo thời gian 3 - 5 năm, sản lượng bán điện trên thị trường cạnh tranh lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ.
    Ðầu năm 2019, khi nguồn cung than cho các nhà máy điện gặp căng thẳng do một số nhà máy than phía Bắc thiếu than cho sản xuất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Ðông Bắc đã đề xuất tăng giá bán than cho ngành điện.

    Ðề xuất này được Chính phủ chấp thuận và từ ngày 5/1/2019, sản phẩm than trong nước và than trộn của TKV đã tăng từ 11 - 18,83%, các sản phẩm của Tổng công ty Ðông Bắc cũng tăng giá từ 11 - 15%.

    Theo tính toán của EVN, năm 2019, các nhà máy điện sẽ phải chi thêm khoảng 1.498 tỷ đồng để mua than. Trước đó, trong năm 2018, giá than cũng được điều chỉnh tăng thêm 5% khiến ngành điện tăng thêm chi phí hơn 4.000 tỷ đồng.

    Dữ liệu từ các tổ chức quốc tế cho thấy, giá than sẽ tiếp tục dao động ở mức cao do Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm cả lượng cung và cầu than đá bằng cách đóng cửa một số mỏ than và nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Theo World Bank, giá than trong các năm tới tiếp tục dao động quanh mốc 100 USD/tấn.

    Trong khi đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu than rất nhiều để đáp ứng nhu cầu trong nước. Lượng nhập khẩu đến năm 2025 dự báo lớn hơn 2 lần nhu cầu tiêu thụ hiện nay.

    Với các nhà máy điện khí, dự kiến giá khí cũng tăng cao hơn. Ðáng ngại hơn là tình trạng thiếu khí cho sản xuất. Ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power cho biết, có nhiều thời điểm, nhà nước phải điều tiết ở tầm vĩ mô khí cho sản xuất điện, cho sản xuất đạm… Thiếu nguyên liệu đầu vào dẫn tới sản lượng hợp đồng của các doanh nghiệp thấp hơn làm giảm lợi nhuận.

    Một ẩn số khác nữa là khoản lỗ tỷ giá của các doanh nghiệp có vay nợ bằng ngoại tệ. Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị PV Power cho hay, tỷ giá biến động 1%, thì PV Power sẽ chịu khoản chi phí thêm khoảng 60 tỷ đồng, tính trên khoản vay khoảng 400 triệu USD đầu tư nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.

    Việc sản lượng thấp hơn hợp đồng đã được ghi nhận ở nhiều nhà máy điện trong năm 2018. Ðơn cử như Nhiệt điện Phả Lại, Qc trong quý 3/2018 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khi ở mức 920 triệu kWh ( giảm 13%). Ðến quý IV, nhờ lượng than tồn trữ lớn từ trước nên doanh nghiệp đã tận dụng, tăng mạnh được Qc.

    Không chỉ giảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giá tăng, ảnh hưởng từ thời tiết như mưa lớn tập trung vào một số dịp nhất định cũng tạo cho các công ty nhiệt điện khó khăn trong việc tăng sản lượng điện.

    Các doanh nghiệp sản xuất điện còn có thêm khoản lợi nhuận bất thường từ khoản hoàn nhập chi phí tài chính từ chênh lệch tỷ giá trong các hợp đồng ký với EVN được treo từ các năm 2016, 2017, 2018.

    Tuy nhiên, theo chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, để thu được khoản tiền này trong bối cảnh EVN đang chật vật về tài chính như hiện nay không hề dễ dàng. Ví dụ có thể thấy ngay là mặc dù Bộ Công thương đã ra quyết định chính thức về việc EVN hoàn trả khoản chi phí từ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong năm 2016 cho các nhà máy điện, nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục hoàn trả.

    Có lẽ dự phòng trước cho những khó khăn nên các doanh nghiệp điện đều đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2019, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận. Ðơn cử, tại PV Power, năm 2018, doanh nghiệp đạt sản lượng điện 21,007 tỷ kWh, doanh thu 24.272 tỷ đồng và lãi trước thuế của công ty mẹ là 2.565 tỷ đồng. Sang năm 2019, PV Power đặt mục tiêu sản lượng điện đạt 21,6 tỷ kWh, doanh thu 32.770 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ đồng.

    Các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa; Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình còn chưa công bố kế hoạch 2019 do chưa đàm phán được giá bán điện mới với EVN, trong khi hợp đồng đã kết thúc từ đầu năm 2018, giá tạm tính theo hợp đồng trước đó khiến lợi nhuận 2018 của các doanh nghiệp giảm mạnh.
  5. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Nhiều hộ dân, công ty ở Khánh Hòa đã sử dụng điện mặt trời áp mái và bán lại cho KHP phần điện dư thừa, nếu số Kw này lớn thì đây sẽ là nguồn lợi không nhỏ cho KHP.

  6. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    PC Khánh Hòa tích cực hỗ trợ khách hàng sử dụng điện mặt trời áp mái

    [​IMG]
    Với hệ thống điện mặt trời áp mái, khách hàng vừa khai thác được nguồn điện tái tạo từ năng lượng mặt trời, vừa sử dụng được điện từ nguồn lưới quốc gia. Như vậy, khách hàng sẽ không bị gián đoạn nguồn điện sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, khi sử dụng không hết nguồn điện từ năng lượng mặt trời, khách hàng còn có thể tận dụng nguồn dư này bán lại cho ngành Điện. Công tơ điện 2 chiều sẽ ghi nhận lượng điện do hệ thống điện mặt trời phát ra và ngành Điện sẽ mua lại theo giá quy định.

    Thông tư 16 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu (áp dụng cho các dự án điện mặt trời) đã được ban hành vào ngày 12/9/2017 có hiệu lực từ ngày 26/10/2017. Theo đó, khách hàng có thể gửi “Giấy đề nghị bán điện mặt trời trên mái nhà” gửi đến Điện lực sở tại. Sau khi nhận được đơn đề nghị, Điện lực sẽ đến kiểm tra, khảo sát điều kiện mua bán điện tại địa chỉ của khách hàng đề nghị. Nếu đủ yêu cầu, Điện lực sẽ triển khai mua điện mặt trời từ hộ gia đình.

    Hộ bà Lê Thị Hạnh tại Tổ 1 - Vĩnh Thạnh, Nha Trang là hộ dân đầu tiên tại Khánh Hòa đã hòa lưới thành công hệ thống điện mặt trời áp mái có công suất 5kW, trung bình hàng tháng gia đình bà sử dụng khoảng 1300 kWh, nếu lắp đặt thiết bị hệ thống điện mặt trời áp mái thì mỗi tháng gia đình bà Hạnh đã tiết kiệm được khoảng 700 kWh, chỉ phải thanh toán tiền điện cho 600 kWh, giảm được khoảng hơn 1,8 triệu đồng/tháng.

    Nhận thấy việc sử dụng điện mặt trời áp mái mang lại hiệu quả kinh tế nên mặc dù chi phí đầu tư ban đầu (bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới interver, tủ điện) tương đối cao với hơn 120 triệu đồng nhưng gia đình bà Hạnh vẫn quyết định lắp đặt. Nhận thấy với lượng nắng trung bình tại Nha Trang vào khoảng 1504 giờ nắng/năm, công suất thiết bị năng lượng điện mặt trời đang lắp đặt là 5kW thì khoảng 8 năm sau gia đình bà Hạnh có thể lấy lại vốn đầu tư cho hệ thống điện mặt trời áp mái của mình.

    Đã gần một năm kể từ khi cơ chế mua bán điện mặt trời của EVN chính thức có hiệu lực, các gia đình, tổ chức, doanh nghiệp tại Khánh Hòa đã có những thông tin và nhận định cần thiết để có thể đưa ra quyết định về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại cơ quan hoặc gia đình. Còn về phía ngành Điện, PC Khánh Hòa sẽ lắp đặt miễn phí công tơ 2 chiều cho khách hàng để đo đếm sản lượng điện mặt trời phát ra, tích cực hỗ trợ nhân dân triển khai điện mặt trời áp mái tại địa phương.
  7. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
  8. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Quá ngon. Nếu KHP được mua tận gốc bán tận ngọn thì còn gì bằng

    Thí điểm nhà máy điện bán trực tiếp cho khách hàng


    Từ năm 2019, Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các nhà máy điện khi ký hợp đồng với EVN từ ngày vận hành thương mại sẽ tham gia trực tiếp vào thị trường điện.

    Chiều 5/4, chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Cục đang phối hợp với các đơn vị tư vấn quốc tế để nghiên cứu, cho phép thí điểm một số nhà máy điện được bán điện trực tiếp cho các khách hàng điện.

    Theo Bộ Công Thương, từ năm 2012, Bộ Công Thương đã triển khai thị trường phát điện cạnh tranh. Từ 1/1/2019, Bộ Công Thương chính thức triển khai vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Theo đó, các tổng công ty điện lực được phép mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện, hiện tỷ lệ các tổng công ty được mua chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện thương phẩm từ các tổng công ty.

    Kể từ 1/1/2019, bên cạnh EVN là đơn vị mua điện thì có 5 đơn vị khác được mua điện trực tiếp từ các đơn vị cung cấp. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ từng bước nghiên cứu mở rộng thêm các nhà máy điện tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đồng thời, nghiên cứu các cơ chế để cho phép các khách hàng lớn trực tiếp mua điện từ thị trường điện.

    Ông Tuấn cho hay, qua 3 tháng triển khai, thị trường điện đang vướng mắc về cơ chế chính sách, thuế, hạ tầng cơ sở vì số giao dịch trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh đã tăng đáng kể so với các giao dịch trước đây (trước đây là thị trường 1 người mua). Bộ Công Thương cũng phải giải quyết vấn đề phối hợp trong vận hành, điều độ các nhà máy điện để làm sao đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, cung ứng điện đầy đủ cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các quy định.

    Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức các khóa đào tạo huấn luyện cho các đơn vị mà vừa qua còn gặp những tồn tại, vướng mắc trong triển khai thị trường điện.
    “Dự kiến, trong tháng 4/2019, Bộ Công Thương sẽ họp sơ kết 3 tháng vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh để tổng hợp các vướng mắc, vấn đề nào thuộc bộ thì triển khai tháo gỡ, còn vấn đề nào thuộc các đơn vị thì sẽ có chỉ đạo các đơn vị để triển khai tốt hơn thị trường này” - ông Tuấn nói.

    Trước đó, từ ngày 1/1/2019, thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức chuyển sang giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM). Đây được xem là bước chuyển đổi căn bản, thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh điện. Đồng thời, đem đến cơ hội tốt giữa bên mua và bán, cũng như người sử dụng điện.
    Để tăng công suất nguồn cũng như khuyến khích các nhà máy điện tích cực tham gia thị trường điện, từ năm 2019, Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các nhà máy điện khi ký hợp đồng với EVN từ ngày vận hành thương mại sẽ tham gia trực tiếp vào thị trường điện.

    Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của EVN tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Về lâu dài, sẽ phải tính toán, xây dựng cơ chế khuyến khích các nhà máy điện năng lượng tái tạo tham gia thị trường phát điện.
  9. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    Cổ phòng thủ của tui ... thằng CPC kêu lỗ là lỗ, cho lãi là lãi. Theo lời chủ tịch KHP thì năm 2021 mới chủ động được đầu vào không phụ thuộc CPC nữa. Tháng 11 chia cổ tức đợt 1-2019 .

    KHP: Quý 3 2019 lãi 86 tỷ đồng cao gấp 6 lần cùng kỳ

    Đây cũng là mức lãi ròng cao nhất mà KHP đạt được trong lịch sử hoạt động của công ty.
    Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (mã CK: KHP)
    đã công bố BCTC quý 3/2019 với mức doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.

    Theo đó, riêng quý 3/2019 KHP đạt 1.571 tỷ đồng tăng 18,3% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng thêm 11% nên lãi gộp đạt 158,7 tỷ đồng tăng 203% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong kỳ KHP có 5 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, trong khi chi phí tài chính và chi phí bán hàng lần lượt tăng 32% và 48% so với cùng kỳ thì chi phí QLDN giảm được 22% nên kết quả LNST đạt 86,6 tỷ đồng cao gấp hơn 6 lần so với quý 3/2018.

    Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận sản xuất điện trong quý 3/2019 cải thiện là do cơ cấu giá mua điện theo mùa, công ty có sản lượng điện thương phẩm và giá bán bình quân cao (quý 3 là mùa nắng, các ngành kinh tế đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch, đặc biệt các ngành như du lịch, thuỷ sản là thời gian cao điểm nên hệ số phụ tải cao).

    Trước đó trong 6 tháng đầu năm 2019 KHP đã báo lỗ 40 tỷ đồng nên luỹ kế 9 tháng đầu năm 2019 mặc dù doanh thu thuần đạt 4.082 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ nhưng LNST chỉ đạt 46,7 tỷ đồng giảm 27% so với 9 tháng đầu năm 2018.

    Năm 2019, KHP đặt mục tiêu đạt 5.191,33 tỷ đồng doanh thu và 38,59 tỷ đồng LNST, theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2019 công ty đã hoàn thành được 78,6% mục tiêu doanh thu và vượt 21% mục tiêu LNST cả năm 2019.
    conandoyle999 thích bài này.
  10. Hailualensan

    Hailualensan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/09/2015
    Đã được thích:
    2.971
    Cái phần màu tím của bạn là chuẩn ko cần chỉnh!
    DuyAnh9999 thích bài này.

Chia sẻ trang này