KHP - Điện lực Khánh Hòa, cổ phiếu dưỡng già, để dành con cháu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DuyAnh9999, 22/04/2018.

2586 người đang online, trong đó có 109 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 351075 lượt đọc và 1804 bài trả lời
  1. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    KHP cổ hiếm, thanh khoản cực thấp, phân tích kỹ thuật ko có ý nghĩa, chủ yếu FA.
  2. richandpoor

    richandpoor Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/08/2013
    Đã được thích:
    1.177
  3. stock118

    stock118 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    2.116
    Mất KHP hôm qua roài. hic
  4. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Dù còn nhiều tranh cãi nhưng điện 1 giá sẽ là xu thế cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

    Chính thức đề xuất 'một giá điện', cao nhất là 2.889 đồng/kWh

    TTO - Cùng với phương án 5 bậc thang, Bộ Công thương đã chính thức đề xuất thêm giá bán lẻ 'điện một giá' để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn.

    [​IMG]

    Bộ Công thương đưa ra dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện lấy ý kiến - Ảnh: N.H.

    Bộ Công thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014, chính thức đưa ra lấy ý kiến.

    Theo đó, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, dự thảo được Bộ Công thương xây dựng đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm hoặc 5 bậc theo phương án 1, hoặc 5 bậc và một giá theo phương án 2.

    [​IMG]
    Phương án 1 được đề xuất - Ảnh chụp màn hình

    Như vậy, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đã được rút xuống từ 6 bậc hiện nay xuống còn 5 bậc. Đáng chú ý với phương án 2 này, khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

    [​IMG]
    Phương án 2A với mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá bằng 145% - Ảnh chụp màn hình

    Trong đó, các phương án được đưa ra điều chỉnh giãn cách số bậc thang, gộp bậc 1 và 2 từ 0-100kWh, tăng số bậc thang từ 101 kWh trở lên tới 401 kWh ở các bậc 2, 3, 4 và bậc 5 sẽ kéo giãn bậc thang lên mức 701 kWh (so với bậc thang cao nhất trước đây là bậc 6 ở mức 401 kWh trở lên.

    Đối với phương án 2, dự thảo đưa ra 2 lựa chọn là phương án 2A và 2B. Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá tương ứng là 145% và 155% so với mức giá bán lẻ điện bình quân.

    Như vậy, hiện nay mức giá bán lẻ điện bình quân được Bộ Công thương quy định là 1.864,44 đồng/kWh, kể từ thời điểm điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 20-3-2019, thì điện một giá nếu được lựa chọn sẽ lên tới trên 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh (chưa gồm VAT).


    [​IMG]
    Phương án 2B có mức giá bán lẻ điện một giá là 155% so với giá bán lẻ điện bình quân - Ảnh chụp màn hình

    Tỉ lệ giá bán lẻ so với mức giá bán lẻ điện bình quân ở các phương án cũng có chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể, nếu ở phương án 1 bậc 1 có tỉ lệ là 90%, thì bậc 5 ở mức cao nhất với 168%. Trong khi phương án 2A bậc 5 mức cao nhất là 274% và phương án 2B là 185%.

    Với các phương án này, dự thảo quy định khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm.

    Đối với nhóm "khách hàng ngoài sinh hoạt", dự thảo cũng đưa ra hai phương án lựa chọn. Cụ thể, phương án 1 bao gồm nhóm khách hàng sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh. Trong đó nhóm khách hàng lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics sẽ được gộp vào nhóm sản xuất.

    Phương án 2 là gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 1 nhóm là "khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt".

    Vẫn giữ chính sách trợ giá cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội

    Với dự thảo đề xuất, chính sách cho hộ nghèo theo tiêu chí về thu nhập do Thủ tướng Chính phủ quy định vẫn được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

    Với hộ chính sách xã hội là có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
  5. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Vài tháng nữa là qua 2021, KHP từ từ tách dần khỏi vòng kim cô CPC và vượt mệnh.

    Phê duyệt Đề án Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam
    12:33 04/09/2020

    Thực hiện về lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, để chuẩn bị triển khai xây dựng thị trường bán lẻ điện, Cục Điều tiết điện lực đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện Đề án Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam.

    Mục tiêu chính của thị trường bán lẻ điện là cho phép khách hàng được quyền lựa chọn, thay đổi đơn vị cung cấp điện với giá điện phản ánh đầy đủ các chi phí hợp lý hợp lệ và có tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong các hoạt động giao dịch mua bán điện.

    [​IMG]
    Phê duyệt Đề án Thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam (ảnh minh họa)
    Dựa trên điều kiện đặc thù của ngành điện Việt Nam, Đề án đưa ra 02 mô hình thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường bán lẻ điện Việt Nam, bao gồm: i) Khách hàng sử dụng điện mua điện từ thị trường điện giao ngay; và ii) Khách hàng sử dụng điện lựa chọn mua điện từ đơn vị bán lẻ điện. Với từng mô hình nêu trên, Đề án cũng đã xây dựng các cơ chế nguyên tắc vận hành, cũng như các điều kiện cần đáp ứng để triển khai thực hiện. Việc xây dựng hoàn thiện thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện rất quan trọng, làm cơ sở để thị trường điện cạnh tranh nói chung cũng như thị trường bán lẻ điện nói riêng được vận hành ổn định và hiệu quả.

    Kế hoạch triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được chia làm 3 giai đoạn: Trong giai đoạn đầu (đến hết năm 2021) sẽ tập trung vào các công tác chuẩn bị cần thiết cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (các văn bản pháp lý, tái cơ cấu ngành điện, …). Giai đoạn tiếp theo (từ năm 2022 đến năm 2024) cho phép khách hàng sử dụng điện mua điện trên thị trường điện giao ngay. Sau năm 2024, sẽ từng bước cho phép các khách hàng sử dụng điện sẽ được quyền lựa chọn đơn vị bán lẻ điện cho mình thay vì chỉ được mua từ 01 đơn vị bán lẻ duy nhất theo khu vực địa lý như trước đây.

    Việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh cũng đặt ra một loạt các thách thức, vấn đề cần giải quyết liên quan đến hệ thống văn bản pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cải cách giá điện… Để đảm bảo thuận lợi cho công tác phát triển thị trường bán lẻ điện, Đề án cũng đưa ra một loạt các giải pháp, trong đó chú trọng vào việc tách bạch khâu phân phối và khâu kinh doanh bán lẻ điện, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng như các quy định, khung pháp lý đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành thị trường điện.
    verypopular thích bài này.
    DuyAnh9999 đã loan bài này
  6. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Cổ đông KHP ủng hộ điều này và bỏ việc bù chéo giữa các nhóm KH :-bd

    Xoá bỏ độc quyền, giá điện tăng giảm theo thị trường
    08/09/2020

    Chờ giá điện tăng/giảm theo thị trường

    “Liệu khi vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giá điện có giảm không?” là câu hỏi của một Đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

    Theo Bộ trưởng Công Thương, việc đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành sẽ bỏ vai trò độc quyền của EVN trong khâu mua buôn điện, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để phát triển tiếp lên cấp độ thị trường bán lẻ điện, đưa cơ chế cạnh tranh vào tất cả các khâu của ngành điện.

    “Với việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, hoàn thiện các cơ chế của thị trường điện và chính sách, hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế điều hành giá điện, giá bán lẻ điện có thể sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm do thị trường quyết định như tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị”, lãnh đạo Bộ Công Thương chia sẻ.

    Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, thực hiện cơ chế thị trường để có cạnh tranh thì mới có điều kiện hạ giá thành giá bán điện, mới có nguồn lực để đầu tư về điện. Thiếu điện thì người cung cấp cũng khốn khổ mà người thụ hưởng càng khốn khổ hơn.

    “Có thể nói rằng, nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và khâu bán thì cũng là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, sự cạn kiệt năng lực tài chính của ngành năng lượng cũng là sự cạn kiệt của nguồn năng lượng”, ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

    Vì sao giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt?

    Một trong những vấn đề liên quan đến giá điện được các đại biểu đặt ra là việc bù chéo giữa điện sản xuất với giá điện sinh hoạt. Giá điện sản xuất thấp hơn giá điện sinh hoạt, dẫn đến nhiều nhà đầu tư lợi dụng điện giá rẻ để đưa các công nghệ tiêu tốn điện năng vào sản xuất.

    Bộ Công Thương cho biết: Hiện biểu giá bán lẻ điện thực hiện theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương. Theo đó, điện sản xuất chiếm 59,1% sản lượng tương ứng giá bình quân là 1.684 đồng/kWh; Kinh doanh chiếm 6,6% sản lượng tương ứng giá bình quân là 2.809 đồng/kWh; Hành chính sự nghiệp chiếm 3,8% tương ứng giá bình quân là 1.845 đồng/kWh; Sinh hoạt chiếm 28,04% tương ứng giá bình quân sinh hoạt là 2.056 đồng/kWh.

    [​IMG]
    Giá điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt

    Về việc giá điện cho nhóm ngành sản xuất thấp hơn so với giá bán lẻ điện bình quân, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh giải thích: Nhiều khách hàng trong ngành sản xuất mua điện ở cấp trung áp hoặc cao áp có giá điện thấp hơn giá điện ở cấp hạ áp do khách hàng phải đầu tư đường dây và trạm biến áp riêng. Trong khi khách hàng sinh hoạt và phần lớn khách hàng kinh doanh, hành chính sự nghiệp mua điện ở cấp hạ áp 0,4kV, ngành điện đầu tư đường dây và trạm biến áp đến tận cấp điện áp 0,4kV. Một lý do nữa là nhiều khách hàng sản xuất thường làm việc 3 ca, một phần điện năng tiêu thụ sử dụng trong các giờ thấp điểm khi giá điện thấp.

    Theo Bộ Công Thương, với tốc độ tăng trưởng điện hàng năm cho sản xuất liên tục ở mức độ cao hàng năm từ 10-13% và tăng trưởng GDP trong 10 năm qua cho thấy cơ chế giá điện cho các khách hàng sản xuất đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Thời gian tới, Bộ Công Thương cho hay sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo đúng tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, thực hiện chính sách giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng theo cơ chế thị trường, không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng miền.

    Tiếp tục cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt

    Một vấn đề cũng nhận được nhiều ý kiến liên quan đến việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện đảm bảo phù hợp với thực tế mức tiêu dùng điện của người dân. Có Đại biểu Quốc hội đưa ra câu hỏi: Mục tiêu của việc sửa đổi biểu giá điện lần này là gì? Phương án hiện nay đã đạt được mục tiêu chưa? Tại sao Bộ Công Thương lại rút lại phương án điện một giá?

    Bộ Công Thương cho biết đã xây dựng các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và gửi xin ý kiến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Phương án cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đề xuất lấy ý kiến gồm: Phương án 5 bậc thang; Phương án 5 bậc thang và cho khách hàng lựa chọn 1 giá áp dụng song song.

    “Dự thảo các phương án giá điện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan truyền thông, các chuyên gia và các khách hàng sử dụng dụng điện. Trong đó, phương án giá điện 1 giá mặc dù có ưu điểm dễ tính toán và cho khách hàng thêm lựa chọn nhưng hạn chế là không khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Do vậy, Bộ Công Thương đã rút phương án giá điện một giá để Bộ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện”, lãnh đạo Bộ Công Thương chia sẻ.

    Bộ đang tiếp tục xin ý kiến Phương án giá điện sinh hoạt 5 bậc thang. Phương án này nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế mức tiêu dùng điện của người dân hiện nay, đồng thời đáp ứng mục tiêu đơn giản hơn so với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành; không làm tăng chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện.

    Lương Bằng
    conandoyle999 thích bài này.
  7. Tryn

    Tryn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2019
    Đã được thích:
    1.476
    vậy sang mua BTP có khi lại hay
    DuyAnh9999 thích bài này.
  8. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Cụ đang có em này ? BTP tốt, sx và cổ tức ổn định, cũng là cổ dưỡng già :-bd
    KHP là điện bán lẻ, một mình một chợ nhưng bị ép đầu vào, chỉ cần chính sách thay đổi là lợi nhuận giống NCT, MAS, WCS...
    pamoggy thích bài này.
  9. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.944
    Điều này là hiển nhiên, giá điện hiện tại đang được bao cấp 1 phần. Nước bơm dưới sông lên bán mà giá vẫn tăng hàng năm đó thôi.

    Giá điện khó rẻ dù có thị trường bán lẻ cạnh tranh
    Việt Nam sẽ chấm dứt việc độc quyền nhà cung cấp điện và giá có thể cạnh tranh hơn nhưng theo các chuyên gia, "chưa chắc giá đã rẻ hơn".

    Theo kế hoạch xây dựng, phát triển thị trường điện bán lẻ cạnh tranh được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn từ 2022 - 2024, khách hàng sử dụng điện được mua điện trên thị trường điện giao ngay và sau năm 2024 sẽ được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.

    Như vậy, năm 2024 khi có thị trường điện cạnh tranh, thay vì Nhà nước điều tiết giá bán lẻ như hiện nay, đơn vị bán lẻ và khách hàng thoả thuận theo hợp đồng, không có sự can thiệp của Nhà nước. Đồng thời, như Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói tại phiên giải trình ở Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây, thị trường điện cạnh tranh sẽ xoá bỏ độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở khâu mua buôn, bán lẻ điện.

    Do tính cạnh tranh của các thành tố tham gia nên giá điện phản ánh đúng quy luật thị trường, nhà đầu tư có cơ hội tái đầu tư, ông Trần Tuấn Anh cho rằng "giá điện sẽ có tăng, có giảm" thay vì chỉ có tăng liên tục những năm qua.

    Chia sẻ với VnExpress, các chuyên gia nhận định, giá điện sẽ khó rẻ ngay cả khi có thị trường bán lẻ cạnh tranh.

    Ông Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam phân tích, cơ sở xây dựng giá bán lẻ điện bình quân hiện được tính toán dựa trên chi phí sản xuất chia cho tổng lượng điện thương phẩm hằng năm. Trong đó, chi phí sản xuất dựa trên nhiều yếu tố như giá mua từ các nguồn điện, chi phí vận hành, tổn thất lưới truyền tải...

    Theo ông Long, với cơ cấu chi phí sản xuất giá thành điện, giá mua từ nguồn phát điện thường chiếm khoảng 60%, trong khi đó giá phát điện hiện phụ thuộc nhiều yếu tố bất định. Chẳng hạn với thuỷ điện, phụ thuộc vào tình hình thuỷ văn, nước về các hồ chứa... Còn điện chạy dầu hay khí lại phụ thuộc vào giá các nguyên liệu này trên thị trường thế giới. Chưa kể, trong thành phần cơ cấu giá thành còn yếu tố tỷ giá VND/USD luôn biến động...

    "Khó có thể khẳng định giá điện sẽ rẻ hơn khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lường trước", ông Long nói với VnExpress.

    [​IMG]
    Công nhân Điện lực Hà Nội kiểm tra công tơ điện tại nhà khách hàng. Ảnh: Trung Trần.

    Đồng quan điểm Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cũng nói, đã là thị trường thì các doanh nghiệp bán lẻ sẽ cạnh tranh về giá, nhưng giá thế nào còn phụ thuộc vào nguồn cung. Theo ông, hiện phần lớn nguồn cung sản xuất điện giá rẻ từ than, dầu..., những loại nguyên liệu hoá thạch không tái tạo đang dần cạn, than hay dầu cho sản xuất điện đã phải đi nhập giá cao, phụ thuộc thị trường thế giới. Với thuỷ điện, sẽ phụ thuộc vào thời tiết, vài năm gần đây thường xuyên xảy ra tình hình khô hạn nên việc huy động điện từ nguồn này không dồi dào như trước...

    Thay thế các nguồn điện giá thấp này là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời...) nhưng các loại hình này, giá mua điện đang cao hơn nhiều. Chẳng hạn, dự án điện mặt trời vận hành trước 30/6/2019 được hưởng giá mua cố định trong 20 năm, với mức 9,35 cent (khoảng 2.086 đồng) mỗi kWh. Còn dự án vận hành sau thời điểm này và trước 31/12/2020, giá mua là 7,09-7,69 cent (1.644-1.783 đồng) một kWh, tuỳ loại hình điện mặt trời nổi hay nối lưới. Riêng giá mua điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent (1.943 đồng) mỗi kWh.

    Với mức giá mua điện năng lượng tái tạo cao như vậy, "giá bán lẻ tới tay người dân sẽ khó có thể rẻ dù có thị trường bán lẻ cạnh tranh hay không", ông Ngãi nhận xét. Ông cũng lưu ý, giá đầu vào cũng phải phản ánh đầy đủ các chi phí, lợi nhuận hợp lý và xoá bỏ tình trạng bù chéo giữa các nhóm khách hàng sản xuất, tiêu dùng hiện nay... thì giá bán lẻ đầu ra mới thực sự cạnh tranh.

    Tuy nhiên, điều chắc chắn khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là khách hàng sẽ được chọn nhà cung cấp bán điện cho mình, hoặc thay đổi nhà cung cấp nếu thấy các điều kiện không hợp lý. Khi vào thị trường bán lẻ điện cạnh tranh buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh, minh bạch cấu phần giá điện.

    Khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, EVN sẽ không còn độc quyền ở khâu bán lẻ điện, như vậy người dân sẽ không lo "chỉ một đơn vị độc quyền đứng ra bán điện như hiện nay". Các nhà cung cấp bán lẻ điện sẽ phải tự cân đối, cắt giảm chi phí để cạnh tranh với nhau, minh bạch cấu phần giá điện và đưa ra giá có lợi nhất để "hút" khách hàng.

    Mức cạnh tranh càng cao, giá sẽ càng hợp lý, minh bạch. Khi đó người dân có thể yên tâm khi giá mua sẽ không phải giá do ai đó định đoạt", ông Long nói.

    Chẳng hạn ở NewZealand, hiện có khoảng 20 đơn vị cung cấp, phân phối điện tới các hộ gia đình, giá cả khá cạnh tranh nhau và thường chia theo khung giờ thấp điểm, cao điểm trong ngày hoặc chia theo các gói hộ dùng điện năng thấp hoặc tiêu chuẩn.

    Thông thường, hộ gia đình sử dụng dưới 8.000 kWh một năm được xếp vào nhóm "hộ dùng điện năng thấp". Giá điện bao gồm giá tính trên mỗi kWh cùng phí quản lý hàng ngày và chi phí khác. Mức giá giữa các nhà cung cấp khác nhau, song dao động 0,24 - 0,41 NZD, tương đương 3.673 - 6.275 đồng một kWh với khách hàng dùng gói "ít điện năng" và 0,26 - 0,43 NZD, khoảng 3.979 - 6.581 đồng một kWh. Ngoài ra, các nhà cung cấp còn chia giá theo khung giờ thấp điểm, cao điểm hoặc khuyến mãi dùng điện miễn phí một giờ mỗi ngày...

    Dù vậy, theo kinh nghiệm quốc tế lộ trình xây dựng, tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ kéo dài nhiều năm để đảm bảo tính ổn định, như Singapore mất 21 năm để có thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh.

    Còn với Việt Nam, theo kế hoạch đưa ra chỉ còn hơn 3 năm nữa là tới "giờ G". Ông Trần Đình Long nói, vẫn còn rất nhiều việc nhà chức trách phải làm để tiến tới thị trường này. Yếu tố đầu tiên, theo ông là hạ tầng cơ sở kỹ thuật. "Tới giai đoạn bán lẻ cạnh tranh, mạng thông tin điện lực phải rất phát triển, bởi khi đó lượng thông tin trao đổi sẽ lớn gấp nhiều lần bây giờ. Khâu đo đếm điện năng cũng cần hoàn thiện hơn", ông nêu.

    Ngoài ra, cơ chế vận hành thị trường, khung pháp lý cho thị trường để các đơn vị khi tham gia có thể vận hành trơn tru cũng là vấn đề nhà chức trách cần tính tới.

    "Sẽ tốn khá nhiều công sức, tiền và nỗ lực để xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật, khung pháp lý đáp ứng điều kiện thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh", Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam nhận xét.
    conandoyle999 thích bài này.
  10. vantien78

    vantien78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2017
    Đã được thích:
    7.726
    Hết quý 3 lõm 270 tỷ rồi, Hệ số thanh toán ngắn hạn còn 0.65 - mất cân đối trầm trọng (>2 là tốt, 1 là trung bình)
    Liệu cuối năm EVN có quyết định điều chỉnh giá điện mua vào cho KHP để quý 4 lãi 300 tỏi không bác?
    DuyAnh9999 thích bài này.

Chia sẻ trang này