Khủng hoảng ở Bangladesh - May mặc VN được hưởng lợi lớn từ dịch chuyển đơn hàng khỏi Bangladesh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Catonna, 08/08/2024.

7003 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 13:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4677 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    Quốc gia được coi là "thủ phủ may mặc" thế giới có biến, cổ phiếu dệt may Việt Nam tranh thủ bứt phá ngoạn mục

    Quốc gia này đã phải đóng cửa tất cả các nhà máy thành viên trong ba ngày, thêm vào đó số lượng đơn hàng còn bị sụt giảm từ 25 - 40%.

    Nguyên nhân quan trọng hơn đó là cuộc khủng hoảng nguồn khí đốt mà nhiều Bangladesh đang phải đối mặt. Tình hình ngân sách eo hẹp được cho đã buộc chính phủ Bangladesh phải cắt giảm trợ cấp khí đốt. Đơn hàng vốn đã eo hẹp hơn trước, nhưng khi có đơn hàng thì nhiều doanh nghiệp cũng đã phải quyết định bỏ đơn. Dệt may vốn là ngành thâm dụng khí đốt. Trong nhiều trường hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Bangladesh nay còn cao hơn giá có thể xuất khẩu trên thị trường.

    Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã phải cảnh báo việc quá phụ thuộc vào ngành dệt may đã và đang gây ra nguy cơ lớn và lâu dài đối với nền kinh tế Bangladesh. Nghiên cứu của ADB cũng chỉ ra không chỉ quá phụ thuộc vào xuất khẩu dệt may, các thị trường của dệt may Bangladesh cũng đang thiếu đi sự đa dạng cần thiết. 4/5 tổng lượng xuất khẩu của nước này hiện nay là bị bó hẹp ở các thị trường ở Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu.

    Là lợi thế cho dệt may Việt Nam

    Là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam, với tình hình trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá rằng sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó khăn bởi 3 lý do chính:

    Thứ nhất, tạm thời năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ bị giảm sút (giữa mùa Hot, đang sản xuất hàng cho mùa đông). Nhiều khách hàng sẽ phải dịch chuyển đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng thiếu hụt.

    Thứ hai, niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút,

    Thứ ba, sẽ có sức ép tăng lương cho lao động dệt may Bangladesh. Như vậy lợi thế về cho phí nhân công của Bangladesh sẽ bị giảm sút.

    Thực tế, thị trường dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 đã cho thấy dấu hiệu khởi sắc hơn.

    Tính chung xuất khẩu toàn ngành dệt may 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng là dệt may Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

    Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Trung Quốc giảm 2%, đạt 66 tỷ USD; Bangladesh chỉ tăng 3,9%, đạt 21,7 tỷ USD (Bangladesh tháng 5/2024 suy giảm mạnh 16%).

    Trong một chia sẻ gần đây, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định: "Sự khởi sắc xuất khẩu dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của thế giới cải thiện, mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam, kết hợp với lợi thế tỷ giá khi Việt Nam đồng (VND) mất giá 5% so với đồng đô la Mỹ (USD) kể từ đầu năm, trong khi đồng tiền các quốc gia cạnh tranh gần như không đổi so với USD”.
  2. TonyT

    TonyT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2021
    Đã được thích:
    95
  3. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    Dệt may Bangladesh lao đao, doanh nghiệp Việt Nam có được hưởng lợi?

    Bất ổn chính trị xảy ra tại Bangladesh khiến hầu hết nhà máy dệt may ở quốc gia này phải đóng cửa, kéo theo đó là tình trạng lượng đơn hàng giảm sút.



    Bangladesh hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc) và là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam. Quốc gia này sở hữu lực lượng lao động lớn, chi phí nhân công rẻ và có nhiều nhà máy dệt may đạt tiêu chuẩn xanh.

    Tuy nhiên, dệt may tại Bangladesh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi tình hình chính trị trong nước bất ổn. Mới đây, Hiệp hội Nhà máy Dệt Bangladesh đã thông báo đóng cửa tất cả các nhà máy thành viên trong ba ngày.

    Thông tin từ tờ Business Standard (Bangladesh), nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may ở quốc gia này đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%và giá xuất khẩu cũng đang phải chịu sự sụt giảm.

    Nhận định về tình hình trên, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, dệt may nước ta sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới khi năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh suy giảm khiến khách hàng chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp số lượng thiếu hụt.

    Trong khi đó, Bangladesh sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực như niềm tin của khách hàng "đi xuống", lợi thế về chi phí nhân công suy giảm khi sức ép tăng lương cho lao động dệt may ở nước này gia tăng.

    Ngành dệt may đón tín hiệu phục hồi
    Theo thống kê, thị trường dệt may Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 16,5 tỷ USD tăng gần 5% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu theo tháng cũng đã tăng trưởng trở lại trong tháng 6 nhờ sự cải thiện từ thị trường Mỹ trong khi các thị trường khác vẫn còn yếu.

    Theo đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex – Mã: VGT), trong nửa đầu năm, ngành dệt may đã có dấu hiệu phục hồi. Hiệu quả ngành may tương đối tốt nhờ lượng đơn hàng nhiều. Doanh nghiệp bố trí sản xuất tốt hơn mặc dù đơn giá không cao, đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp.

    Kết quả, Vinatex báo lãi sau thuế gần 132 tỷ đồng trong quý II, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi cao nhất 7 quý của công ty.

    Quý này, CTCP May Sông Hồng (Mã: MSH) cũng báo lãi sau thuế tăng 8% so với cùng kỳ lên 92 tỷ đồng nhờ tiết giảm các chi phí hoạt động và doanh thu tài chính tăng.

    Theo Chứng khoán Dầu khí (PSI), tiềm năng tăng trưởng về xuất khẩu của May Sông Hồng trong nửa cuối năm là khả thi. Căn cứ vào việc trong 5 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động dệt may của công ty tăng 14% so với cùng kỳ.

    Bên cạnh đó, việc đưa nhà máy Xuân Trường 2 với quy mô 50 chuyền may vào vận hành vào cuối năm sẽ giúp tăng năng lực sản xuất trong dài hạn. Vì hiện nay, Sông Hồng 10 - nhà máy chuyên sản xuất các đơn hàng xuất khẩu cho các đối tác lớn của công ty đã hoạt động hết công suất.

    [​IMG]
    Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

    Một tên tuổi khác trong ngành dệt may là CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) cũng báo kết quả kinh doanh tích cực trong quý II. Cụ thể, công ty báo lãi sau thuế tăng 62% so với cùng kỳ lên 86 tỷ đồng, mức cao nhất gần 2 năm qua, nhờ khai thác các dòng hàng khó và mở rộng thị trường xuất khẩu.

    Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), hai thị trường lớn của TNG là Mỹ và EU được đánh giá là đã tránh khỏi suy thoái kinh tế và dần dần tháo gỡ chính sách tiền tệ thắt chặt để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh số bán lẻ quần áo Mỹ có dấu hiệu hồi phục, cùng với tồn kho quần áo đang ở mức thấp. Do đó, TNG có thể sẽ được hưởng lợi khi chi tiêu cho may mặc hồi phục, kết hợp với Decathlon (khách hàng lớn) tăng cường đặt hàng nhằm phục vụ cho Olympic.

    CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công - Mã: TCM) là doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến nhờ vào hiệu ứng nền thấp cũng như lượng đơn hàng đang phục hồi tích cực.

    Về tình hình đơn hàng, Dệt may Thành Công đã và đang nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III và khoảng 86% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý IV. Chứng khoán DSC cho rằng với việc nhu cầu tiêu thụ thường tăng mạnh vào cuối năm cũng như lượng hàng tồn kho tại các thị trường xuất khẩu chính dần suy giảm, giá đơn hàng dự kiến hồi phục sẽ giúp cho kết quả của công ty cải thiện trong thời gian tới.

    Trái với bức tranh tươi sáng của nhiều doanh nghiệp dệt may, CTCP Sợi Thế Kỷ (Mã: STK) gây thất vọng trong quý II khi báo lỗ sau thuế kỷ lục gần 56 tỷ đồng do doanh số bán hàng thấp và ghi nhận chi phí ngưng máy vào giá vốn hàng bán đồng thời ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá.

    Trong buổi gặp gỡ trực tuyến giữa nhà phân tích với Sợi Thế Kỷ, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết trong nửa cuối 2024, công ty ước tính doanh thu đạt gần 1.327 tỷ đồng và lãi sau thuế 149 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng 109% so với nửa đầu năm với sản lượng tái chế tăng 192%.

    Sản lượng quý III ước đạt 8.500 tấn (bao gồm khoảng vài trăm tấn từ đơn hàng quý II) và sản lượng quý IV ước đạt 15.000 tấn. Công ty cho rằng sản lượng quý III dễ đạt được do nhu cầu hiện nay là khoảng 3.000 tấn/tháng tuy nhiên do công ty đang khắc phục lỗi của hệ thống đóng gói tự động nên sẽ thấp hơn 9.000 tấn.

    Còn trong quý cuối năm, sản lượng tăng cao nhờ mùa cao điểm hàng năm và nhà máy Unitex hoạt động.
  4. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    Đơn hàng từ Bangladesh có thể chuyển sang Việt Nam vì tình hình bạo loạn

    Tình hình bất ổn tại Bangladesh có thể khiến các nhãn hàng chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.



    Nhiều nhà máy dệt may tại Bangladesh phải đóng cửa vì bạo loạn
    Tình hình bạo loạn tại Bangladesh ngày càng leo thang đang ảnh hưởng lớn đến ngành may mặc của nước này.Theo đưa tin từ The Daily Star, ít nhất 5 nhà máy may mặc, dệt may và nhựa đã bị đốt cháy ở khu vực Ashulia và Sreepur trong cuộc bạo loạn. Ngoài ra, một nhà máy kéo sợi khác ở Sreepur cũng đã bị cháy.

    Các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển hàng hóa từ các cảng và không thể tiếp tục sản xuất tại các nhà máy vì tình trạng bạo lực.

    Vào ngày 4/8, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.

    Một lãnh đạo BGMEA cho biết các công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở cửa lại nhà máy vì lo ngại có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc do tình hình hiện tại.

    Trước khi xung đột xảy ra, tình hình ngành dệt may của Bangladesh vốn cũng đã rất khó khăn. Vào tháng 7, The Business Standard đưa tin cho hay ngành may mặc nước này đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm 25 - 40% do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chi phí kinh doanh tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao hàng đã buộc họ phải vận hành nhà máy dưới công suất

    Trong khi chi phí sản xuất tăng vọt 20-33%, người mua toàn cầu lại đưa ra mức giá thấp hơn tới 20%, buộc nhiều người phải hủy đơn hàng xuất khẩu.

    Ngành dệt may Việt Nam có được hưởng lợi?
    Trên bản đồ dệt may thế giới, Bangladesh hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với lợi thế về lực lượng lao động lớn và mức lương rẻ còn Việt Nam là nước đứng thứ ba.

    Đánh giá mức độ ảnh hưởng ở tình hình hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng trước mắt Việt Nam sẽ có một số lợi thế khi ngành dệt may Bangladesh sẽ gặp khó khăn.

    Các chuyên gia của VITAS cho rằng năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ tạm thời bị giảm sút, trong khi hiện nay là giai đoạn cao điểm, các nhà máy trên thế giới đang chạy đua để sản xuất hàng cho mùa đông. Điều này dẫn đến khách hàng sẽ phải chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng bị thiếu hụt. Từ đó khiến niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút.

    Ngoài ra, Bangladesh cũng đang phải chịu sức ép tăng lương cho người lao động . Do đó, lợi thế về chi phí lao động của nước này sẽ bị giảm sút.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM), cho rằng khi tình hình bất ổn tại Bangladesh leo thang sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng sang các nước trong đó có Việt Nam. Mức độ dịch chuyển thế nào tuỳ thuộc vào tình hình kiểm soát bạo loạn của Bangladesh.

    "Một số khách hàng đang liên hệ đến chúng tôi để xem xét tăng số lượng đơn hàng lên. Họ trao đổi trước để chúng tôi chuẩn bị công suất của nhà máy", ông Tùng nói.

    Tuy nhiên, ông cũng nói thêm, công ty cũng sẽ phải lựa chọn các đơn hàng nếu có sự chuyển dịch sang Việt Nam.

    "Những đơn hàng từ Bangladesh thường có giá rất cạnh tranh và là những mặt hàng đơn giản. Do đó, không phải chúng tôi nhận tất cả đơn hàng mà sẽ lựa chọn các đơn hàng phù hợp, đảm bảo được biên lợi nhuận thì mới nhận", ông nói.

    Đại diện May Thành Công cho biết với những đơn hàng mà có giá thấp, khách hàng vẫn có lựa chọn từ các quốc gia có lương nhân công thấp hơn Việt Nam như Myanmar hay Campuchia. Nhưng các quốc gia này thường năng lực sản xuất không đủ mạnh. Do đó, người mua cũng đang trong thế khó.

    "Tuy nhiên, nếu họ không còn lựa chọn nào khác thì sẽ phải chấp nhận tăng giá đặt hàng", ông nói.

    Theo số liệu của VITAS, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (bao gồm cả xơ sợi và nguyên phụ liệu, vải không dệt) trong nửa đầu năm nay ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Hiệp hội cho biết các doanh nghiệp cho biết về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý III, nhưng đơn hàng quý IV vẫn chưa chắc chắn, vì các khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường.
  5. Wolfpack

    Wolfpack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2021
    Đã được thích:
    7
    STK làm sợi chứ ko phải may, mình nghĩ stk ko dc hưởng lợi mấy vì các hãng thời trang lớn đặt may ở bangladesh thì vẫn nhập khẩu sợi ở nơi khác nên ko có nhu cầu chuyển sang đặt sợi ở vn. STK chỉ được lợi gián tiếp vì stk cũng có 63% doanh thu trong nước và xuất khẩu tại chỗ, giả sử đơn hàng tăng thì có thể tình hình sẽ sáng sủa hơn cho stk thôi. Nói chung hưởng lợi trực tiếp thì phải là các bên làm may mặc. Ko biết có bác nào biết sản phẩm chính bên bangladesh là gì, doanh nghiệp vn nào hưởng lợi lớn nhất vì cùng sản xuất các mặt hàng đó không?
    BitcoiTonyT thích bài này.
  6. Wolfpack

    Wolfpack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2021
    Đã được thích:
    7
    https://www.ndtvprofit.com/business...made garment,this shifting landscape, it said.

    Bài này cũng nói Ấn Độ mới là nước hưởng lợi nhất, vì trước khi khủng hoảng ở bangladesh xảy ra, ngành may mặc Bangladesh năm 2023 giảm 17% còn của Ấn tăng 4%, tức là có dấu hiệu chuyển dịch sang Ấn từ trước đó rồi. Xét về địa lý, Ấn cũng gần Bangladesh hơn VN. Tất nhiên, miếng bánh ai cũng có phần, nhưng đừng nên kỳ vọng quá vào viễn cảnh tươi sáng của ngành may mặc trong nước, đặc biệt là nếu sức mua tại các nc Âu Mỹ suy yếu do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế thì tình hình đơn hàng cuối năm vẫn căng như thường.
  7. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    H&M, Uniqlo, Zara lao đao vì tình hình ở Bangladesh


    (Dân trí) - Các ông lớn thời trang H&M, Zara, Uniqlo, The North Face... đang rất lo lắng về tình hình khủng hoảng tại Bangladesh khi mùa mua sắm cuối năm đang đến gần.
    Trong những ngày qua, căng thẳng leo thang tại Bangladesh đã đẩy ngành công nghiệp may mặc, trụ cột kinh tế của quốc gia này, vào tình thế khủng hoảng chưa từng có.

    Mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) đã phải yêu cầu tất cả chủ nhà máy đóng cửa xưởng sản xuất cho đến khi có thông báo mới.

    Đòn giáng này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Bangladesh mà còn tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu.

    "Gã khổng lồ" thời trang H&M hiện có khoảng 1.000 nhà máy đối tác tại Bangladesh. Người phát ngôn của H&M cho biết công ty rất lo ngại về diễn biến tại đây.

    Zara, thương hiệu thời trang nhanh thuộc sở hữu của Inditex (Tây Ban Nha), đang phải đối mặt với rủi ro đáng kể. Bangladesh là một trong 12 cụm sản xuất chính của Zara, chiếm tới 98% sản lượng của công ty trong năm 2022.

    Bức tranh u ám cũng lan rộng sang các thương hiệu châu Á. Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo (Nhật Bản), với 29 nhà máy đối tác tại Bangladesh, cũng đang đứng trước nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng.

    Trong khi đó, các thương hiệu Mỹ như VF Corp, chủ sở hữu The North Face và Vans, với 49 cơ sở sản xuất cũng đang phải "nín thở" để theo dõi tình hình tại Bangladesh.

    Bangladesh hiện là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

    Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Bangladesh, cái nôi sản xuất may mặc lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu, đã đóng góp 38,4 tỷ USD từ xuất khẩu hàng may mặc trong năm 2023, chiếm tới 83% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước.

    Cuộc khủng hoảng này đến vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành may mặc Bangladesh. Các tháng 7, 8 và 9 thường là mùa cao điểm cho cả việc vận chuyển hàng hóa cho dịp Giáng sinh và đơn đặt hàng mới cho mùa xuân và mùa hè năm sau.
  8. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu (XK) dệt may trong tháng 7 đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
    • Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 có kim ngạch XK dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022.

    Lũy kế 7 tháng năm 2024, XK dệt may đạt 23,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức tăng 1,33 tỷ USD; trong đó, hàng xơ sợi dệt đạt 2,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ; hàng dệt may đạt 20,2 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ; vải mảnh, vải kỹ thuật khác đạt 458 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 878 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

    [​IMG]
    Hiện, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị trường XK chính ngành dệt may của Việt Nam vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

    Từ nay cho đến cuối năm là mùa cao điểm mua sắm, các doanh nghiệp đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm mới về chất liệu, mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác, để đạt mục tiêu XK của ngành là 44 tỷ USD năm nay.
    --- Gộp bài viết, 12/08/2024, Bài cũ: 12/08/2024 ---
    https://cand.com.vn/Kinh-te/kim-ngach-xuat-khau-det-may-lan-dau-trong-nam-vuot-moc-4-ty-usd-i740145/
  9. waren

    waren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2017
    Đã được thích:
    259
  10. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    TNG chạy 5% rồi.
    Kế đến là các cổ phiếu dệt may khác TCM, MSH, VGT khởi nghĩa

Chia sẻ trang này