Khủng hoảng ở Bangladesh - May mặc VN được hưởng lợi lớn từ dịch chuyển đơn hàng khỏi Bangladesh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Catonna, 08/08/2024.

7003 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 13:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4677 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. fanofeminem

    fanofeminem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Đã được thích:
    579
    Sốt ruột quá! Mua nhanh kẻo lỡ chuyến tàu tốc hành :D.
  2. linhnguyen6666

    linhnguyen6666 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2021
    Đã được thích:
    320
    https://tapchicongthuong.vn/may-son...oi-nam--rot-von-dau-tu-sang-ai-cap-124995.htm

    Việc đầu tư vào Ai Cập của May Sông Hồng nhằm tận dụng lợi thế chi phí nhân công tại đây đang thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Đồng thời, hiệp định thương mại tự do (FTA) ký với Israel cho phép hàng xuất đi Mỹ từ Ai Cập được miễn thuế 100% cũng như khoảng cách địa lý thuận lợi, rút ngắn thời gian vận chuyển sang thị trường Mỹ và EU.

    Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình địa chính trị tại Bangladesh đang diễn biến phức tạp thì May Sông Hồng có thể tận dụng các lợi thế trên để gia tăng thị phần ở Mỹ và EU.

    Tại Việt Nam, Nhà máy Xuân Trường với quy mô 50 dây chuyền may của May Sông Hồng dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 - đầu năm 2025, đón đầu chu kỳ phục hồi của toàn ngành.

    Ngoài ra, với việc lượng đơn hàng bắt đầu hôi phục tích cực Nhà máy Sông Hồng 10 đã bắt đầu hoạt động một nửa công suất so với công suất thiết kế và dự kiến chạy đủ 100% công suất vào cuối năm nay sẽ giúp May Sông Hồng thực hiện được nhiều đơn hàng có giá trị cao hơn.

    Theo cập nhật mới nhất của Chứng khoán DSC, May Sông Hồng dự kiến sẽ vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm nay với mức lãi ròng đạt 303 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.
  3. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 13/08/2024, Bài cũ: 13/08/2024 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 13/08/2024 ---
    Tháng 7/2024 TCM tiếp tục đạt doanh thu và LNST cao.
    LNST tháng 7/2024 tăng 50% so với cùng kỳ. Và cũng tiếp đà tăng trưởng qua từng tháng trong năm nay
    7 tháng đầu năm lợi nhuận đã vưọt kế hoạch năm.
    --- Gộp bài viết, 13/08/2024 ---
    Cả doanh thu và lợi nhuận của TCM đều tăng chứng tỏ đơn hàng đã dồi dào hơn rất nhiều so với năm ngoái.
    Đáng chú ý tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ giá đơn hàng cũng đã tăng
    linhnguyen6666 thích bài này.
  4. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    Công ty mẹ Dệt may Thành công vượt kế hoạch năm sau 7 tháng

    7 tháng đầu năm, công ty mẹ Dệt may Thành Công báo lãi sau thuế hơn 7 triệu USD, vượt 2% mục tiêu năm đặt ra.

    Thông tin từ CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM), trong tháng 7, doanh thu công ty mẹ đạt hơn 17 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế gần 1,2 triệu USD, tăng 48% so với tháng 7/2023.

    Trụ cột chính dệt may của Dệt may Thành Công đến từ ba mảng chính gồm sản phẩm may chiếm 80%, vải chiếm 13%, sợi chiếm 5% tổng doanh thu.

    Về xuất khẩu, châu Á vẫn là thị trường chính của công ty khi chiếm 62% thị phần, trong đó Hàn Quốc chiếm gần 36%, Nhật chiếm gần 13%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ với 37% thị phần, riêng Mỹ chiếm gần 25%, Canada khoảng 11%.

    Luỹ kế 7 tháng đầu năm, công ty mẹ Dệt may Thành Công ghi nhận hơn 91 triệu USD doanh thu, tăng 16% so với cùng kỳ, thực hiện 58% kế hoạch năm. Lãi sau thuế hơn 7 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, vượt 2% mục tiêu năm đặt ra

    Về tình hình đơn hàng, Dệt may Thành Công cho biết đã và đang nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý III và khoảng 82% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý IV và ước nhận khoảng 87% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024.

    Dệt may Thành Công kỳ vọng trong nửa cuối năm, tình hình đơn hàng xuất khẩu sẽ khả quan hơn và hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra.

    Mới đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngành dệt may của Bangladesh - nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc) và là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đang gặp khó khăn do tình hình chính trị bất ổn. Nhiều doanh nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may ở quốc gia này phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm sút.

    Nhận định về tình hình trên, Vitas cho rằng, dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới khi năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh suy giảm khiến khách hàng chuyển đơn hàng sang nước khác để bù đắp số lượng thiếu hụt.

    Trong cuộc trao đổi gần đây với chúng tôi, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công cho biết có một số khách hàng đã liên hệ với công ty để xem xét tăng đơn hàng do tình hình bất ổn tại Bangladesh ngày càng leo thang.
    --- Gộp bài viết, 13/08/2024, Bài cũ: 13/08/2024 ---
    https://vietnambiz.vn/cong-ty-me-de...u-7-thang-202481374810407.htm#google_vignette
  5. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
  6. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    238
    https://m.cafef.vn/tung-duoc-ca-ngo...bo-het-trung-vao-1-gio-188240820095156158.chn
    --- Gộp bài viết, 20/08/2024, Bài cũ: 20/08/2024 ---
    Từng được ca ngợi là phép màu kinh tế, thủ phủ may mặc của thế giới đang nếm trái đắng từ chiến lược ‘bỏ hết trứng vào 1 giỏ’
    --- Gộp bài viết, 20/08/2024 ---
    Tuần trước, tờ Financial Times đưa tin nhiều hãng thời trang quốc tế đang chuyển đơn hàng may mặc sang các quốc gia Đông Nam Á do lo ngại khủng hoảng tại Bangladesh.

Chia sẻ trang này