1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Khủng khiếp nhất lịch sử Chứng khoán việt nam ....Chỉ có 1 câu trả lời ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhimcon2010, 28/02/2012.

3938 người đang online, trong đó có 196 thành viên. 00:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2511 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.077
    Các CTCK vẫn còn lượng tiền lớn cho khách hàng vay

    ảnh: ĐTCKĐó là khẳng định của ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK HSC, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam.
    Thưa ông, là nhà đầu tư chủ chốt trên thị trường trái phiếu, việc các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư tích cực tham gia thị trường này có tác động tiêu cực đến dòng tiền vào thị trường cổ phiếu hay không?


    Chỉ thị 01/2012 của Ngân hàng Nhà nước đã tạo hiệu ứng tích cực trên thị trường trái phiếu. Điều này được thể hiện rõ nét qua lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ liên tục giảm và giảm khá nhanh kể từ sau Tết âm lịch đến nay.


    Lãi suất giảm không phải do sự áp đặt của cơ quan quản lý, mà do cung cầu của thị trường chi phối. Trong những phiên gần đây, tổng số lượng đăng ký tham gia đấu thầu so với lượng trái phiếu bán cao gấp 4 - 5 lần, cho thấy nhu cầu đầu tư vào trái phiếu đang khá lớn.


    Việc các ngân hàng tích cực tham gia thị trường trái phiếu chủ yếu do tác động của Chỉ thị 01, bởi vừa giảm áp lực phải dự trữ tiền mặt, vừa giảm sức ép đối với cuộc đua lãi suất để huy động vốn. Trong khi đó, thống kê cho thấy, trên thị trường 1, các ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn khi cho vay. Điều này được thể hiện trong tháng 12/2011 và tháng 1/2012, tăng trưởng tín dụng âm.


    Mặt khác, trên thị trường 2, các ngân hàng lớn cũng khó cho ngân hàng nhỏ vay hơn, do nhiều ngân hàng nhỏ vẫn chưa thanh toán các khoản nợ cũ. Những lý do này cộng với kỳ vọng lãi suất sẽ giảm rõ nét hơn và tỷ giá USD/VND có xu hướng khá ổn định, ít nhất trong vài 3 tháng tới, khiến lượng tiền đổ mạnh vào trái phiếu. Tuy nhiên, diễn biến này không hút mất tiền của kênh đầu tư vào cổ phiếu.




    Ông có thể lý giải cụ thể hơn nhận định này?


    Tiền ngân hàng mua trái phiếu chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn, nên họ tranh thủ tham gia thị trường trái phiếu chính phủ. Chiến lược này vừa mang lại lợi nhuận hợp lý, vừa đảm bảo dự phòng thanh khoản tốt cho các ngân hàng.


    Bởi vậy, khó có chuyện việc gia tăng giải ngân vào trái phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến room tín dụng vào các lĩnh vực không khuyến khích, trong đó có chứng khoán. Mặt khác, tại nhiều ngân hàng, “hạn ngạch” cho vay các lĩnh vực này đã hết.


    Với rủi ro của thị trường hiện tại, đặc biệt là rủi ro từ sức khỏe tài chính của nhiều CTCK, số đơn vị này đủ tin cậy để ngân hàng giải ngân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi bản thân các CTCK cũng chưa có nhu cầu vay tín dụng.


    Thực tế gần đây, tại một số CTCK lớn đã gia tăng cung cấp đòn bẩy tài chính cho khách hàng, trong đó chủ yếu là vốn của CTCK. Do tính chất thận trọng của cả hai phía, nên các CTCK này vẫn còn một lượng vốn đáng kể để sẵn sàng cho nhà đầu tư vay.




    Trong bối cảnh rủng rỉnh vốn như vậy, CTCK ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu, nhất là khi lâu nay nhiều CTCK lớn là nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường trái phiếu, thưa ông?


    Ngoài sự tham gia chủ yếu của các ngân hàng thương mại trong nước, đợt sôi động hiện tại trên thị trường trái phiếu có sự tham gia khá tích cực của các ngân hàng nước ngoài. Họ mua tự doanh ít, còn chủ yếu là mua cho khách hàng. Các quỹ đầu tư nước ngoài cũng tham gia, nhưng số lượng ít hơn. Trong khi đó, sự tham gia của các CTCK không đáng kể và phần nhiều là đầu tư mang tính ngắn hạn.


    Tùy chiến lược của các nhà đầu tư khác nhau mà họ quyết định giải ngân vào trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn hơn vào cổ phiếu hay ngược lại. Nhưng với tính chất đầu tư của các CTCK, thì trong bối cảnh hiện tại, họ nhận thấy đầu tư vào cổ phiếu “ngon ăn” hơn trái phiếu.


    Thực tế, từ sau Tết âm lịch đến nay, giá nhiều cổ phiếu có mức tăng với tỷ lệ 10 - 20%, thậm chí một số cổ phiếu có mức giá tăng gấp đôi. Diễn biến này cộng với thanh khoản thị trường gần đây tiếp tục có xu hướng được cải thiện đang mang lợi cơ hội tự doanh khá tốt cho các CTCK.


    Với các CTCK còn danh mục đầu tư nhiều, thì cùng với sự tăng điểm của thị trường sẽ có được một khoản hoàn nhập dự phòng đáng kể. Điều này cho thấy, còn một lượng tiền không nhỏ đang sẵn sàng tham gia thị trường.


    Theo Hữu Đạo
    ĐTCK
  3. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
    Em lói các kụ éo nghe, thằng SHB lên 17% òy đấy ....Đang Đúp vào thẳng ĐH !Lồi Mồn ! [r2)][r2)][r2)]
  4. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
    Phiên thứ 2 kỷ lục của các kỷ lục :50tr cổ GD khớp lệnh ! [r2)][r2)][r2)]
    Giá vẫn còn quá RẺ ![:D]
  5. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
    Sẽ có “quà” trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng?
    Năm 2012, một lần nữa có thể một số ngân hàng sẽ có “quà” trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, như tiền lệ đã được tạo ra trong năm 2011.
    Các ngân hàng thương mại sắp sửa bước vào mùa đại hội cổ đông thường niên. Khác với năm ngoái, một số chỉ tiêu buộc phải thay đổi do điều chỉnh chính sách (cụ thể là tín dụng), năm nay cơ bản định hướng chung là chủ động.

    Từ ví dụ Eximbank…

    Tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 2011 là năm đầu tiên đánh dấu lợi nhuận trước thuế vượt trên mức 4.000 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu đề ra là 3.000 tỷ đồng. Năm nay, có thể một chỉ tiêu cao hơn nữa sẽ được đặt ra, khoảng 5.000 tỷ đồng.

    Sau hai năm tập trung củng cố chất lượng hoạt động 2008 và 2009, từ năm 2010 Eximbank bắt đầu có sự bứt phá nhanh. Với sự bứt phá đó, nếu đặt chỉ tiêu 5.000 tỷ đồng lợi nhuận thì cũng dễ hiểu, song áp lực sẽ là rất lớn.

    Năm 2011, ban đầu ngân hàng này đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 68%. Ngay sau đó chỉ tiêu buộc phải điều chỉnh xuống 19,98% khi Ngân hàng Nhà nước ra chủ trương cào bằng giới hạn tăng trưởng dưới 20%, thực hiện nghị quyết của Chính phủ. Năm nay, dù ở nhóm 1 song chỉ tiêu được giao 17% là một mức thấp. Thấp khi đặt trong khả năng chỉ tiêu lợi nhuận có thể là 5.000 tỷ đồng, khi tín dụng vẫn là nguồn thu chính không chỉ riêng Eximbank mà chung ở các nhà băng khác.

    Trước mắt, thành viên có thế mạnh ở mảng tài trợ và thanh toán xuất nhập khẩu này vẫn phải hoạch định kế hoạch kinh doanh theo chỉ tiêu tăng tín dụng được giao đó. Song, sẽ không bất ngờ nếu họ nhận được một “món quà” từ chính sách…

    Nhìn theo tiền lệ

    “Món quà” tính tới là Ngân hàng Nhà nước sẽ nới giới hạn tăng trưởng tín dụng năm 2012 lên trên 17%. Ở đây không chỉ khả năng đặt ra với Eximbank, mà với các ngân hàng khác.

    Giả sử được như vậy, Eximbank hay một thành viên nào đó được nới, họ có thêm điều kiện để cân đối các nguồn vốn cho hoạt động và phát triển hợp lý hơn. Chiếc áo cỡ 17% hiện nay có thể là quá chật với một số thành viên, hay gắn với một cơ thể béo phì do ứ năng lượng mà khó đốt cháy ngoài kênh tín dụng. Như tại Eximbank, hệ số an toàn vốn (CAR) hiện trên dưới 17%, là rất cao so với quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%), mà một tỷ lệ cao như vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

    Với những trường hợp đó, được nới chỉ tiêu tăng tín dụng là điều kiện để họ giải phóng thêm năng lượng. Tất nhiên, để nới phải gắn với các tiêu chí an toàn, hiệu quả và dòng vốn được nắn vào các lĩnh vực khuyến khích…

    Bên cạnh các yêu cầu nội tại hợp lý của mỗi ngân hàng, cơ sở để đặt ra “món quà” đó còn có từ tiền lệ vừa tạo ra trong năm 2011.

    Ngày 7/3, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) công bố quyết định giảm lãi suất cho vay. Một chi tiết trong đó được chú ý: năm 2011, LienVietPostBank đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng trưởng tín dụng lên tới 30,16%, cao hơn rất nhiều so với giới hạn chung 20%.

    Với thông tin công bố rời rạc và chưa đầy đủ, lúc này thị trường ghi nhận đã có 3 thành viên được vượt xa giới hạn tăng trưởng tín dụng như vậy trong năm 2011 (cùng với LienVietPostBank là MB và VietinBank).

    Nhiều hay ít thành viên được vượt xa giới hạn không quan trọng, quan trọng là một tiền lệ đã có. Có những cách hiểu theo các góc nhìn khác nhau, trong đó có thể hiểu là chính sách đã không cứng nhắc, có sự linh hoạt để phù hợp với thực tế.

    Năm 2012, hoàn toàn có thể tính đến sự linh hoạt tương tự, đồng nghĩa với 17% chưa hẳn đã là giới hạn tối đa với tất cả các ngân hàng. Những “món quà” có thể xuất hiện từ nửa cuối năm. Nếu vậy, cũng sẽ là hợp lý khi tính toán các yêu cầu cân đối vĩ mô.

    Và của để dành cho chính sách

    Theo thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 6/3 vừa qua, hiện có 9 tổ chức tín dụng yếu kém và chiếm khoảng 6% thị phần hệ thống.

    Có thể hiểu 9 thành viên này không được tăng trưởng tín dụng. Không rõ 6% thị phần đó xét theo quy mô nào, tổng tài sản, tín dụng hay huy động? Cứ cho là về tín dụng, thì phần chỉ tiêu theo định hướng của Chính phủ năm nay (tối đa 17%) tạm đóng băng ở nhóm này theo ước tính của người viết vào khoảng 27.000 tỷ đồng. Phần này sẽ được dùng làm “quà” cho chính họ nếu tự thân tạo thoát khỏi tình trạng yếu kém, hoặc cho những thành viên khác đang cần nới chỉ tiêu.

    Đó là một nhóm. Góp thêm phần chỉ tiêu tạm cắt tương tự tại nhóm 2 và nhóm 3 (định hướng chung được tăng trưởng tối đa 17%, nhưng hiện chỉ được 8% và 15%), của để dành cho chính sách là đáng kể, có thể chia lại linh hoạt theo thực tế hoạt động của các ngân hàng.

    Chia lại cũng là một yêu cầu. Năm nay, Chính phủ đã xác định các chỉ tiêu của nền kinh tế, trong đó cặp tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng mà mối liên hệ đã được tính toán và cân đối. Cụ thể, tăng trưởng GDP ở khoảng 6% - 6,5%, tăng trưởng tín dụng khoảng 15% - 17%. Một sự hụt đi của tăng tín dụng theo chỉ tiêu đó có thể ảnh hưởng đến sự cân đối. Hay nếu dùng hết mức tăng tín dụng 17% thì cũng là hợp lý, nếu chỉ tiêu đó được xác định hợp lý.
  6. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
    Các kụ thấy 17 % chả là cái đinh rì ! [r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này