1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Khủng quá: từ tờ báo lớn này đưa tin....tôi không thể tin được, dù là sự thật.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FLCE, 09/06/2022.

2903 người đang online, trong đó có 101 thành viên. 01:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 11402 lượt đọc và 68 bài trả lời
  1. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    [​IMG]
    Nhiều người giải thích rằng đà tăng kéo dài của cổ phiếu tăng trưởng và việc cổ phiếu giá trị trở lại thành điểm sáng là do lãi suất. Lãi suất thấp được cho là giúp cổ phiếu tăng trưởng liên tục thăng hoa. "Tiền rẻ" giúp nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn hơn. Song, Arnott cho biết, thực tế này lại phức tạp hơn và một câu chuyện gây căng thẳng khác là lạm phát. Việc chỉ tập trung vào lãi suất là một sai lầm dễ mắc phải vì lãi suất cao thường không phải lúc nào cũng đi kèm với lạm phát tăng.
  2. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Arnott nói: "Lạm phát cao là yếu tố có lợi cho cổ phiếu giá trị." Yếu tố này làm tăng sự bất ổn trong tương lai và khiến các công ty khó lên kế hoạch hơn. Ông nhận định, trong những thời điểm như vậy, những mảng kinh doanh vốn bị coi là nhàm chán, ổn định lại trở nên hấp dẫn hơn.

    [​IMG]
    Trong khi nhiều người ở Phố Wall kỳ vọng lạm phát sẽ lắng xuống mức 2% gần với mục tiêu của Fed, thì Arnott lại cho rằng giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian. Nguyên nhân là giá nhà tại Mỹ đã tăng 39% kể từ cuối năm 2019. Ông chỉ ra rằng đà tăng này cũng đẩy giá thuê nhà lên cao, vốn chiếm khoảng 1/4 CPI nước này.

    Một yếu tố khác đã thúc đẩy đà tăng ấn tượng của cổ phiếu tăng trưởng là các công ty công nghệ sẽ lấn sân, cạnh tranh với mọi ngành mà họ "dấn thân", khiến nhiều công ty "lão làng" buộc phải rời đi. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong chỉ số Pure Growth đạt mức kỷ lục vào đầu tháng 11 nay đều rớt giá, như Nvidia (-43%), Tesla (-37%) và Etsy (-72%). Trong khi đó, các cổ phiếu hàng đầu trong Pure Value - như Berkshire Hathaway, Cigna và Archer-Daniels Midland, đều ghi nhận đà tăng 2 con số trong cùng thời gian. Arnott nhận định, rõ ràng rằng, các công ty giá trị đang kinh doanh rất tốt.
  3. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    [​IMG]
    Song, điều mà các nhà đầu tư giá trị đang đặt cược là "mối quan hệ" trước đây của cổ phiếu giá trị và tăng trưởng sẽ quay trở lại. Theo tính toán của Arnott, thông thường cổ phiếu tăng trưởng có giá cao hơn mức dựa trên giá trị số sách khoảng 5 lần. Ngay cả sau khi đảo chiều vào 6 tháng qua, con số này vẫn là khoảng 8-9 lần.


    Quan điểm của Arnott về sự trỗi dậy của cổ phiếu giá trị không thực sự phổ biến trên Phố Wall. Nếu Fed có thể thực hiện đợt "soft landing" - kiểm soát lạm phát thông qua việc nâng lãi suất mà không gây suy thoái, thì một số nhà đầu tư - ví dụ như Saira Malik, CIO của Nuveen, cho biết họ sẽ cân nhắc quay trở lại với cổ phiếu tăng trưởng.

    Một yếu tố phức tạp là sự thay đổi đối với những gì được coi là giá trị và những gì được coi là tăng trưởng. Nhà đầu tư thường xét đến các lĩnh vực, chẳng hạn như cổ phiếu năng lượng và công nghiệp là "Đội Giá trị", còn cổ phiếu công nghệ là "Đội Tăng trưởng". Song, cách đầu tư còn được xác định bởi giá cổ phiếu.

    Mâu thuẫn Nga - Ukraine và việc nền kinh tế mở cửa trở lại hậu Covid-19 đã định giá lại một số cổ phiếu chủ chốt. Trong khi các công ty năng lượng từ lâu đã trở thành thành viên của "Đội Giá trị", thì giá dầu tăng đã thúc đẩy triển vọng lợi nhuận của họ đến mức giờ đây đứng top trong chỉ số Pure Growth là NRG Energy, Diamondback Energy và Devon Energy. Còn cổ phiếu Meta đang sụt giảm với kỳ vọng tăng trưởng chậm lại. Điều này có nghĩa là cổ phiếu tăng trưởng lâu năm có thể đã trở thành thành viên của "Đội Giá trị".
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022, Bài cũ: 10/06/2022 ---
    [​IMG]
  4. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Sự thay đổi trên thị trường cũng đang khiến trọng tâm của quan điểm hoài nghi xoay chiều. Nhà đầu tư trong nhiều năm đã cố gắng tránh "bẫy giá trị" (value trap), hoặc các cổ phiếu có giá như "món hời" nhưng hoạt động kinh doanh lại sa sút. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ "bẫy tăng trưởng" (growth trap) đang được sử dụng thường xuyên hơn, nói về các công ty dường như đầy triển vọng nhưng lại không đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng.

    Ben Inker - đồng trưởng bộ phận phân bổ tài sản của công ty đầu tư GMO, đề cập đến các cổ phiếu từng thăng hoa nay mất hơn 50% giá trị kể từ mức đỉnh năm 2021: "Netflix, Peloton, Interactive, Coinbase và Palantir Technologies có điểm gì chung? Tất cả đều là bẫy tăng trưởng."

    Hiện tại, nhà đầu tư giá trị đang tận hưởng "trái ngọt". Meb Faber - CEO của Cambria Investment Management, cho biết: "Nhà đầu tư giá trị rõ ràng nên vui mừng vì họ đã đạt được thành quả trong suốt thập kỷ qua."

    Quỹ ETF Cambria Shareholder Yield của ông - thiên về đầu tư cổ phiếu giá trị, đã chứng kiến dòng vốn đổ vào liên tiếp trong 10 tháng, khoảng thời gian dài nhất đối với quỹ. Những thế mạnh hiện tại của cổ phiếu giá trị cũng có thể biến mất khi tâm lý thị trường thay đổi trước biến động. Faber cho hay: "Tôi cho rằng cổ phiếu giá trị vẫn còn một chặng đường dài phía trước."

    Tham khảo Bloomberg
  5. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Thị trường xoay chiều, một kiểu tỷ phú từng 'kiếm đậm' nay chứng kiến tài sản tụt dốc không phanh
    Đại dịch bắt đầu lây lan cũng là thời điểm những thực khách khó tính chuyển sang đặt đồ ăn qua các ứng dụng. Ở thời điểm đó, một kiểu tỷ phú mới đã xuất hiện, đó là các "ông trùm" ngành giao đồ ăn.
    rong nhiều năm, khối tài sản hàng tỷ USD của các nhà sáng lập đã được xây dựng và sau đó bùng nổ dường như chỉ sau 1 đêm. Xu và 2 cộng sự của ông đã có cảm hứng sáng lập ra DoorDash khi còn lại sinh viên tại Đại học Stanford. Groen cũng là một sinh viên Đại học Twente ở Hà Lan khi tạo ra tiền thân của Just Eat vào năm 2000. Shu đã hoàn thành khóa học tại trường kinh doanh ở Wharton, trước khi sáng lập Deliveroo vào năm 2012.

    Trước đại dịch, sự tăng trưởng của các công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dường như không có điểm dừng. Khi DoorDash lên sàn vào tháng 12/2020, cổ phiếu công ty này tăng vọt 92% và là một trong những mức tăng lớn nhất ở phiên giao dịch đầu tiên vào năm đó.

    Các nhà sáng lập của DoorDash đã bán một phần tài sản mà họ sở hữu. Theo tính toán của Bloomberg, Xu, Fang và Tang đã bán tổng cộng hơn 356 triệu USD cổ phiếu trong 17 tháng qua, thông qua các giao dịch được sắp xếp từ trước.

    Nhiều hãng giao đồ ăn ghi từng hưởng lợi lớn nhờ giá cổ phiếu tăng cao – và bất ngờ lao dốc mạnh, có trụ sở ở châu Âu. Ở khu vực này, văn hóa giao đồ ăn lại không thực sự phổ biến. Trong khi đó, người dân châu Âu lại đang quay trở lại với cuộc sống bình thường với tốc độ khá nhanh.

    Usha Haley – giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Bang Wichita, nhận định: "Đây là hiện tượng có 1 không 2 ở Mỹ và có lúc đã lan rộng ra toàn thế giới."

    Khi khối tài sản sụt giảm nhanh chóng, những nhà sáng lập này đã trải qua một khía cạnh khác trong cuộc sống ở Mỹ: Không phải tỷ phú nào giàu lên nhanh chóng cũng giữ được khối tài sản của mình.

    Tham khảo Bloomberg
    Mott Smith – CEO của công ty cho thuê không gian bếp Amped Kitchens, cho hay: "Những đợt phong tỏa kết thúc đã cho chúng ta thấy sự hạn chế của ngành giao đồ ăn."

    Sau khi chứng kiến đà tăng mạnh mẽ vào năm 2020 và phần lớn năm ngoái, cổ phiếu các công ty giao đồ ăn đã nhanh chóng sụt giảm và lao dốc không ngừng. Theo đó, hơn 100 tỷ USD vốn hóa đã bị xóa sạch. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp này vẫn nỗ lực thúc đẩy doanh thu, thì đà tăng trưởng cũng chững lại khá rõ ràng so với mức tăng thần tốc năm 2020.

    Hơn nữa, xu hướng sụt giảm chung của thị trường trong thời gian gần đây cộng với tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng đến ngân sách của người tiêu dùng, họ cũng giảm số tiền chi tiêu cho việc đặt hàng online. Cổ phiếu công nghệ tăng trưởng nhanh nhìn chung đều mất nhiệt, khi kỳ vọng tăng trưởng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng và lo ngại về tình trạng kinh tế giảm tốc kéo dài.

    Diana Gomes – nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, cho biết: "Lĩnh vực này vẫn chưa tìm ra đáy. Mảng giao đồ ăn chưa từng trải qua bối cảnh lạm phát cao và nhu cầu không chắc chắn khi các quốc gia bước vào thời kỳ bình thường mới."

    Theo đó, một trong số các công ty này đã chuyển trọng tâm sang cắt giảm chi phí, khi nhà đầu tư yêu cầu họ cần tạo ra tiền mặt thay vì "đốt tiền" để tăng thị phần. Cổ phiếu của Just Eat đã tăng 12% sau các phương tiện truyền thông đưa tin trong tuần này rằng nhà sáng lập Grubhub – Matt Maloney, cân nhắc mua lại chi nhánh tại Mỹ chỉ sau 1 năm bán cho Just Eat với giá 7,3 tỷ USD.

    Trên thực tế, việc thu hẹp quy mô hoạt động không diễn ra trên diện rộng vì thói quen đặt mua hàng hóa của người tiêu dùng vẫn còn. Xu – CEO DoorDash, cho biết hồi tháng 5, công ty này đang tuyển dụng nhân sự mới với tốc độ rất cao.
    3 nhà đồng sáng lập của DoorDash – công ty có trụ sở tại San Francisco, mỗi người đều sở hữu khối tài sản hơn 2,5 tỷ USD. Jitse Groen – chủ của hãng giao thực phẩm ở châu Âu Just Eat Takeaway.com, cũng có trong tay 1,5 tỷ USD.

    Song, sự giàu có với họ giờ đây dường như chỉ là ảo ảnh, khi cả thế giới đã quay trở lại các nhà hàng, thay vì chỉ đặt hàng mang về. Ngoài ra, cổ phiếu công nghệ cũng không còn được nhà đầu tư ưa chuộng trong bối cảnh điều kiện vĩ mô thay đổi.

    Do đó, tài sản của Groen đã giảm xuống còn 350 triệu USD, trong Andy Fang và Stanley Fang của DoorDash cũng mất danh hiệu tỷ phú. CEO Tony Xu của công ty chứng kiến tài sản giảm xuống còn 1,1 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Trong bối cảnh đó, một số tỷ phú khác cũng trải qua những biến động lớn, bao gồm Will Shu của Deliveroo ghi nhận cổ phần trong công ty giảm xuống còn khoảng 150 triệu USD từ mức 620 triệu USD vào tháng 8



    --- Gộp bài viết, 10/06/2022, Bài cũ: 10/06/2022 ---
    Mệnh danh là ‘thiên đường’ 100 tỷ USD, khu bất động sản cao cấp của một quốc gia Đông Nam Á biến thành thị trấn ma chỉ vì một lý do
    Forest City là một khu bất động sản sang trọng nằm ở miền nam Malaysia. Đây là một trong những dự án gây tranh cãi nhất lịch sử đất nước. Sau 6 năm phát triển, dự án trị giá 100 tỷ USD trở thành một thị trấn ma.
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022 ---
    Thanh khoản èo ọt, vì đâu bất động sản vẫn lên giá?

    Chuyên gia chỉ ra hàng loại loạt các nguyên nhân khiến giá bất động tăng nhanh như nhu cầu đầu tư lớn, dịch bệnh và chi phí vật liệu xây dựng tăng cao… Tuy nhiên, giá bất động sản tăng nhanh nhưng thanh khoản lại tỷ lệ nghịch.
  6. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    'Việt Nam trở thành con hổ mới của châu Á'
    Trang lepetitjourna của Pháp mới đây có bài phân tích đầy tính lạc quan rằng: "Việt Nam thực sự sẽ trở thành con hổ mới của châu Á".
    Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng trưởng dương 2 năm liên tục bất chấp bị đại dịch COVID-19 hoành hành, lần lượt là 2,9% cho năm 2020 và 2,58% vào năm 2021. Còn nhìn lại tổng thể quá trình phát triển của Việt Nam sau đổi mới, không ngừng cải thiện các chính sách... chính là những căn cứ để các nhà phân tích chứng minh về triển vọng của Việt Nam.

    Nếu nhìn vào 4 con hổ châu Á hiện nay là Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), từ năm 1960 đến 1990, những nền kinh tế này đều ghi nhận mức tăng trưởng trung bình khoảng 6% /năm, chính tốc độ này đã tạo điều kiện cho phát triển và công nghiệp hóa.

    Trong trường hợp của Việt Nam, kể từ năm 1986, năm đầu tiên của Đổi mới đến nay là hơn 30 năm, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã vào hàng cao nhất thế giới, với tốc độ bình quân 6,55%/năm cho đến năm 2019. Dù dịch COVID-19 bùng phát, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn ghi nhận dương, điều ít quốc gia có thể làm được suốt 2 năm qua.

  7. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    "Chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và chúng ta có thể trở thành con hổ nền kinh tế mới trong khu vực châu Á. Việt Nam là một trong những nước thu hút FDI hàng đầu trong khi vực. FDI giải ngân trong 5 tháng đầu năm tăng 7,8%. Điều này thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam", ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ, Thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC (Việt Nam), đánh giá.

    "Có thể thấy những biến động toàn cầu đang khiến các dòng vốn đầu tư, công ty đa quốc gia định hình lại điểm đến đầu tư, đảm bảo các yếu tố về địa chính trị, vị trí địa lý. Với lợi thế độ mở kinh tế cao, rõ ràng đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong chuỗi sản xuất, ở đây là chuỗi giá trị toàn cầu chứ không đơn thuần là cung ứng", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, cho biết.







    Tiếp tục soi chiếu với 4 con hổ kinh tế, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định tự do thương mại, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…

    "Công đồng kinh tế Đông Nam Á, cụ thể là có 10 nước, trong đó chỉ có 4 nước là thành viên của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, gồm có Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trong 4 nước, chỉ có Singapore và Việt Nam là có hiệp định thương mại tự do với châu Âu. Do đó khi chúng tôi nghĩ đến việc đầu tư ở khu vực này, Việt Nam nổi lên là nước có vị trí thuận lợi vì ở đây chúng tôi có thể dễ dàng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam đi Bắc Mỹ, châu Âu. Điều này khiến các bạn trở nên rất hấp dẫn", ông Marko Walde, Trưởng đại diện Bộ Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, nhận định.

    Bên cạnh đó, đầu tư xanh cũng đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2021, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn thứ 3 thế giới về lắp đặt công suất điện gió ngoài khơi mới, chỉ sau Trung Quốc và Vương quốc Anh.

    Còn Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 vừa được công bố vào giữa tuần qua bởi Bộ Công Thương và Cục Năng lượng Đan Mạch cho thấy, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trong quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Với những yếu tố trong hệ quy chiếu trên, Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng trở thành 1 con hổ mới tại châu Á trong thời gian tới
    Theo Anh Quang

    VTV
  8. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    [​IMG]
    PGS. Trần Đình Thiên: Kiềm chế chi phí đẩy nhưng việc bơm "máu” cho nền kinh tế là việc phải làm
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022, Bài cũ: 10/06/2022 ---
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022 ---
    “Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”

    Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, bất động sản là tài sản lớn, kỳ hạn dài nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn. Do đó, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định.
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022 ---
    Hai anh em ruột rủ nhau bỏ học Harvard và MIT để khởi nghiệp, trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới và hiện đồng sở hữu đế chế 95 tỷ USD

    Tự học viết code từ khi còn bé, bán ứng dụng với giá 5 triệu USD khi còn chưa vào đại học là chuyện đời của anh em nhà Collison.
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022 ---
    Thượng Hải tái áp đặt phong tỏa Covid-19
    Tài chính quốc tế - 15 giờ trước

    Các khu vực ở TP Thượng Hải - Trung Quốc bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa Covid-19 mới từ ngày 9-6.
    --- Gộp bài viết, 10/06/2022 ---
    Đối phó lạm phát kỷ lục, Ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất
    Tài chính quốc tế - 1 phút trước

    Để đối phó với mức lạm phát kỷ lục, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua (09/6) tuyên bố thực hiện các đợt tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tớ
  9. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    [​IMG]

Chia sẻ trang này